CHLB Đức yêu cầu Việt Nam trao trả ông Trịnh Xuân Thanh, người vừa 'ra đầu thú' và đọc bản 'nhận tội' theo truyền thông nhà nước, là cách mà Berlin muốn tạo cho Hà Nội một 'biện pháp mở' để 'khắc phục lỗi lầm' về mặt ngoại giao và pháp lý, một luật sư từ Sài Gòn nói với BBC.
Trong lúc đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam có thể đang 'lúng túng' trong câu chuyện đối với nước Đức và có thể đang phải hành động để 'giải quyết hậu quả,' theo nhận xét một nhà cựu ngoại giao Việt Nam từ Geneve, Thụy Sỹ.
Trả lời phỏng vấn của BBC hôm 04/8/2017, Luật sư Lê Công Định nêu quan điểm về điều mà ông gọi là 'biện pháp mở' của nước Đức dành cho Việt Nam. Ông nói:
"Trong luật pháp quốc tế có một nguyên tắc là nếu một quốc gia, hay bất cứ ai mà có một hành động vi phạm, xâm phạm đến luật pháp quốc tế, thì họ phải có một biện pháp khắc phục lại tình trạng ban đầu như trước khi xảy ra một hành động vi phạm đó..."
"Chúng ta thấy rằng chính phủ Đức hiểu rất rõ nguyên tắc của luật pháp quốc tế, cho nên họ yêu cầu chính phủ Việt Nam lập lại tình trạng ban đầu trước khi bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, đó là bây giờ phải trả ông Thanh lại đúng lãnh thổ mà ông Thanh đã cư trú trước khi bị bắt cóc."
"Như vậy có nghĩa là phải đưa ông Thanh trở lại Đức và đây là một biện pháp mở đối với chính phủ Việt Nam mà chính phủ Đức trao cho."
"Vì sao? Họ tạo điều kiện để chính phủ Việt Nam nếu đã lỡ vi phạm luật pháp quốc tế, thì bây giờ có một cách sửa chữa hành động vi phạm đó bằng cách trao trả lại."
"Sau đó các bên sẽ nói chuyện với nhau lại về phương diện ngoại giao và phương diện pháp lý. Tuy nhiên chúng ta biết rằng là chính phủ Việt Nam bây giờ đang ở một tình thế rất là khó khăn, lẽ ra họ phải tuân thủ luật pháp quốc tế; nếu họ đã lỡ vi phạm rồi, thì bây giờ phải làm biện pháp khắc phục nó và đưa trở lại.
"Nhưng chúng ta thấy rằng cách mà họ đưa ông Thanh lên truyền hình, rồi đưa báo chí tham gia và nói rằng ông Thanh tự thú, với thái độ như vậy, tôi nghĩ rằng là họ không có ý định khắc phục lại hành động vi phạm luật pháp quốc tế," ông Lê Công Định nói.
Hôm 03/8, ông Đặng Xương Hùng, cựu quan chức lãnh sự của Việt Nam tại Geneve, Thụy Sỹ và nguyên Phó Vụ trưởng Bộ Ngoại giao, nêu quan điểm về vụ việc đang xảy ra liên quan quan hệ Việt - Đức:
"Bộ Ngoại giao VN đang lúng túng trong câu chuyện với Đức. Có hai khả năng là Bộ Ngoại giao đồng lõa, chiều theo cách xử lý của Bộ Công an, cũng có thể Bộ Ngoại giao không đồng ý. Có thể có cả hai khả năng."
"Thái độ của Sứ quán thế nào? Thái độ đó phụ thuộc vào tình huống Bộ Ngoại giao có đã lựa chọn xử lý ông Trịnh Xuân Thanh hay không."
"Họ đang tìm cách giải quyết. Nếu họ không đồng ý, đây là chiến thắng của Bộ Ngoại giao Việt Nam. Nhưng tôi vẫn tin Bộ Ngoại giao có những con người biết nhìn nhận những cam kết với quốc tế, chấp nhận luật chơi của thế giới văn minh."
"Tôi tin rằng nếu Bộ Ngoại giao trước đây không đồng ý phương án bắt cóc, thì Bộ sẽ ổn. Tôi lo ngại tình trạng so sánh lực lượng giữa các phe nhóm, Bộ Ngoại giao chưa chắc có đủ thế lực mong muốn."
"Bộ này đang phải đi giải quyết hậu quả mà Bộ Công an gây ra trong thế giới văn minh này. Bộ Ngoại giao đang phải chữa cháy như là Bộ này vẫn thường phải làm trước quốc tế trong các vụ bắt bớ, vi phạm nhân quyền v.v…"
Bản quyền hình ảnhREUTERSImage captionTấm biển trên cổng Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin
"Nếu Bộ Ngoại giao chọn phương án bảo lưu 'không chọn phương án bắt cóc' Trịnh Xuân Thanh, thì Bộ Ngoại giao có thể đang 'thở phào', nhưng trong lộ trình đi tới hội nhập văn minh cho Việt Nam, đặc biệt qua hành xử ngoại giao chuẩn mực, thì nếu Bộ Ngoại giao không đồng tình, hoặc bảo lưu y' kiến không đồng tình của họ, thì họ có thể thở phào như vậy," ông Hùng nêu quan điểm riêng.
Trước câu hỏi phía đại diện ngoại giao Việt Nam tại Đức và Đại sứ có thể đang phải xử lí vụ việc thế nào, cựu quan chức ngoại giao của Việt Nam nói:
"Ông Đại sứ Đoàn Xuân Hưng có thể đã biết trước, những đề án xử lý như vậy đều phải xin ý kiến, chỉ thị của Ban Bí thư và có thể là Bộ Chính trị, Bộ Ngoại giao chắc chắn được tham khảo. Cái này trong nội bộ gọi là 'tham khảo ngang'. Nếu là quá bí mật, mà chỉ những vị cấp cao mới được biết, trong tình huống đó, ông Đại sứ Hưng mới không được biết.
"Nhưng nhân viên biệt phái ở Bộ Công an làm công tác an ninh ở Đại sứ quán chắc chắn phải được biết, tuy việc người đó có báo cáo lại cho Đại sứ đặc mệnh, toàn quyền hay không, thì là một chuyện khác."
Mức độ nghiêm trọng?
Trước câu hỏi liệu Liên minh châu Âu (EU) có lên tiếng hay không về vụ việc, ông Đặng Xương Hùng nói:
"Với thái độ của Đức thì EU sẽ không thể ngồi nhìn. An ninh của châu Âu là liên kết với nhau, không thể tách rời nhau, nên cũng không tách rời vấn đề này với Đức được. Đưa người bị bắt cóc đi lại như thế là đã vi phạm luật pháp của các nước sở tại và của Liên minh châu Âu."
"Vụ này, theo tôi là rất nghiêm trọng, nước Đức đã xử lý ngay. Không như Canada xử lý Trung Quốc, nước Đức đã xử lí Việt Nam như một 'đối tác nguy hiểm' vi phạm an ninh của nước này," ông Hùng trả lời câu hỏi của BBC về mức độ nghiêm trọng của sự việc.
Hôm thứ Năm, trên Facebook cá nhân, Luật sư Lê Công Định cho rằng sử dụng thuật ngữ Latin "persona non grata" là cách biểu hiện phản ứng mạnh mẽ trong ngoại giao quốc tế. Nó có nghĩa là "người không được chào đón", một quy chế do ngành hành pháp của nước chủ nhà áp dụng khi trục xuất một viên chức ngoại giao của nước khác.
"Điều 9, Mục 1 của Công ước Vienna về Quan hệ Ngoại giao quy định: "Quốc gia tiếp nhận [viên chức ngoại giao] có thể vào bất kỳ lúc nào và không cần giải thích quyết định của mình, thông báo cho quốc gia gửi [viên chức ngoại giao] rằng người đứng đầu hoặc bất kỳ viên chức nào thuộc ngoại giao đoàn là persona non grata, hoặc rằng bất kỳ viên chức nào thuộc ngoại giao đoàn là không thể chấp nhận được."
Bản quyền hình ảnhAFPImage captionBà Merkel vừa tiếp đón ông Nguyễn Xuân Phúc trước thềm thượng đỉnh G20 hôm 06/7/2017 tại Khách sạn Atlantic, Hamburg, CHLB Đức
"Tuyên bố persona non grata được đưa ra khi có bằng chứng viên chức ngoại giao đó vi phạm luật pháp nước sở tại và/hoặc luật pháp quốc tế...
"Thông thường quốc gia có viên chức ngoại giao bị trục xuất sẽ trả đũa bằng cách trục xuất lại một viên chức ngoại giao nước kia. Không biết trong trường hợp hiện tại nhà cầm quyền Việt Nam sẽ trả đũa ngoại giao ra sao đối với Đức?" Luật sự đặt câu hỏi.
Trong một diễn biến liên quan, tin cho hay hôm thứ Sáu, Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel đã tuyên bố Đức đang cân nhắc các biện pháp trả đũa Việt Nam vì cáo buộc Hà Nội bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin.
Việt Nam đã bác bỏ cáo buộc bắt cóc, và để hình ảnh ông Trịnh Xuân Thanh xuất hiện trên truyền hình nói ông tự nguyện trở về nước.
Saturday, September 24, 2022 7:15 AM // RFA , Tin Tức , Văn Hoá Xã Hội Tưởng Năng Tiến Theo blog RFA Tuy là một nhà văn danh tiếng nhưng Bá Dương, xem chừng, không được đồng bào/đồng chủng quí mến (hay yêu thích) gì cho lắm. Chả những thế, ông còn bị nhà nước Trung Hoa Dân Quốc bắt giam gần cả chục năm luôn! Lâu dữ vậy sao ? Chớ sao! Bởi ổng có cái tật hay cạnh khóe quí vị lãnh đạo cấp cao, và cũng thường chê bai cái đám đồng hương/đồng khói với mình, bằng nhiều lời lẽ chua cay (nghe) rất mất lòng – kiểu như: “Tôi nghi rằng để có thể móc trong mồm một người TQ ra cái câu cám ơn ông e rằng nếu không dùng đến cái cào cỏ năm răng của ông bạn Trư Bát Giới của chúng ta thì không thể được.” (Bo Yang. The Ugly Chinaman and The Crisis of Chinese Culture . Trans Nguyễn Hồi Thủ . Người Trung Quốc Xấu Xí . Westminster, CA: Văn Nghệ, 1999). Nếu đúng vậy th...
Việt Nam Theo dõi Theo dõi chủ đề này Chia sẻ Thêm Bộ Công an: Thu hồi 300 tỉ, 500 lượng vàng, 1.000 sổ đỏ vụ án Phúc Sơn 4 giờ trước Báo Tuổi Trẻ Thêm Bộ Công an: Vụ Phúc Sơn thu giữ trên 300 tỉ đồng, 2 triệu USD, 500 lượng vàng, hơn 1.000 sổ đỏ 4 giờ trước BBC.com Thêm Diễn biến mới về điều tra các đại án Phúc Sơn, Thuận An 25 phút trước Báo Nhân Dân điện tử Thêm Họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực 2 ngày trước Thông tin toàn cảnh Thêm Clip cảnh sát truy đuổi nghi phạm tẩu thoát khỏi trụ sở công an 5 giờ trước Báo Tuổi Trẻ Thêm Nghi phạm xin đi vệ sinh rồi lao ra đường, phóng lên xe máy định chạy trốn ở Thủ Đức 8 giờ trước Báo Thanh Niên Thêm Nghi phạm xin đi vệ sinh rồi xô ngã công an, bỏ chạy khỏi trụ sở 3 giờ trước VietNamNet Thêm Nghi phạm xin đi vệ sinh rồi tháo chạy khỏi trụ sở công an ở TP.HCM 7 giờ trước Thông tin toàn cảnh Báo Tuổi Trẻ Thêm Dùng flycam 'ship' ma túy, lại chỉ bán khi đêm về 1 giờ trước Báo Thanh Niên Thêm Bắ...
Tác Giả : Peter D. Feaver Nguồn : Nghiên Cứu Quôc Tế Ngày đăng : 2024-11-14 Dưới đây là phân tích sơ bộ về nội dung và hậu quả của chính sách đối ngoại dưới thời chính quyền Trump thứ hai. “ M ột con tê giác xám” – thuật ngữ dùng để một sự gián đoạn có thể dự đoán và đã được dự đoán từ lâu nhưng vẫn gây sốc khi nó xảy ra – đã đâm sầm vào chính sách đối ngoại Mỹ: Donald Trump vừa mới giành được nhiệm kỳ tổng thống thứ hai. Dù các cuộc thăm dò dự đoán bầu cử sẽ rất căng thẳng, nhưng kết quả cuối cùng lại quá rõ ràng, và dù chúng ta không biết chính xác trật tự mới sẽ như thế nào, chúng ta biết Trump sẽ đứng đầu trật tự đó. Chiến thắng của Trump năm 2016 là một bất ngờ lớn hơn nhiều, và phần lớn cuộc tranh luận trong những tuần sau Ngày Bầu cử năm ấy đã xoay quanh các câu hỏi như ông sẽ điều hành đất nước như thế nào và liệu ông sẽ thay đổi vai trò của Mỹ trên thế giới nhiều đến đâu. Do tính cách khó đoán, phong cách thất thường, và tư duy thiếu mạch lạc của T...
Nhận xét
Đăng nhận xét