Biển Đông và cuộc đối đầu giữa “hai thế giới”
Như chúng tôi đã đề cập trong bài viết “Chiến lược TQ của Tổng thống Mỹ Donald Trump”. Bài viết này nói sâu hơn về những ảnh hưởng của chiến lược đối với Biển Đông và các vấn đề đối ngoại quốc tế. Hiện tại chiến lược dài hạn có xu thế biến cuộc đối đầu Mỹ-Trung thành một cuộc đối đầu toàn diện giữa thế giới tự do và chế độc tài ở Trung Quốc.
Tàu chiến thuộc lực lượng viễn chinh Bonhomme Richard của hải quân Mỹ.
Kể từ năm 1972, gần 5 thập niên kể từ khi Tổng Thống Richard Nixon đến Bắc Kinh, Hoa Kỳ thiết lập bang giao với Trung cộng, năm 2020 đánh dấu sự tồi tệ nhất lịch sử trong quan hệ Mỹ-Trung. Dấu mốc này dính liền với một trận đại dịch kinh hoàng - đại dịch Covid-19 – mà con virus nguy hiểm này đã “xổng chuồng” từ Vũ Hán, Trung Quốc.
Tính đến ngày 31/7, toàn thế giới đã có 17.445.482 người nhiễm; 675.455 người tử vong. Trong số 5 nước có ca mắc Covid-19 nhiều nhất thế giới thì Mỹ đứng đầu về mối hoạ này. Nền kinh tế toàn cầu bị thiệt hại hàng trăm ngàn tỉ USD và đối diện với viễn cảnh suy thoái lâu dài. Có thể nói ngay cả hai cuộc Chiến tranh Thế giới thứ Nhất và thứ Hai cũng không có tầm ảnh hưởng đến sinh hoạt xã hội và kinh tế đối với mỗi con người đến như thế.
Trong mối nguy đó Mỹ quyết giáng đòn Trung Quốc. Để chiến thắng giới lãnh đạo chóp bu trong “thế giới đỏ” đã và đang lũng đoạn kinh tế toàn cầu, sở hữu những công nghệ tiên tiến nhờ ăn cắp và chế biến, Mỹ đã mở rộng cuộc đối đầu Mỹ-Trung thành cuộc đối đầu giữa thế giới văn minh với một hệ tư tưởng mácxít trá hình ở Châu Á.
Giờ đây các nhà phân tích ghi nhận rằng, toàn bộ nền sản xuất thuốc, dụng cụ y khoa đã bị khống chế bởi chính quyền Bắc Kinh. Chính Trung Quốc đã tìm mọi cách thâu tóm, đầu cơ tích trữ các phương tiện phòng bị y tế, làm ảnh hưởng đến việc chống dịch, điều trị, chăm sóc người bệnh.
Qua sự kiện này để nhấn mạnh một điều, các quốc gia cần có một chính sách phù hợp để có thể thoát khỏi tình trạng lệ thuộc Trung Quốc, chấm dứt tình trạng gần như toàn bộ nền sản xuất được đặt nền móng tại nước này. Từ đó sẽ bị chi phối, ràng buộc bởi những yêu sách vô lối của Trung Nam Hải.
Nóng nhất vẫn là chiến cuộc trên Biển Đông. Đây có thể coi là đỉnh điểm của đối đầu giữa “hai thế giới” - chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội.
Việc thay đổi chính sách của Mỹ tại Biển Đông trong thời gian qua được dư luận thế giới hoan nghênh. “Già đòn non nhẽ”, đối với chủ nghĩa bành trướng Bắc Kinh, không thể chỉ tuyên bố hữu hảo, bắt tay nhau ở bàn đàm phán là xong. Mỹ đã có những hành động cần thiết để ngăn chặn Trung Quốc áp chế các nước nhỏ, yếu thế hơn mình.
Mới nhất là Mỹ đã cho đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston, tấn công mạnh mẽ vào những âm mưu sử dụng tin tặc, gián điệp của Bắc Kinh. Đây là sự chuẩn bị cần thiết của Washington cho những cuộc tấn công trên cả ba mặt trận kinh tế, quân sự và ngoại giao.
Tuy nhiên điều này là những hành động mang tính thăm dò, gọi cách khác đó mới là chiến thuật. Chiến lược dài hạn của Mỹ phải chăng là: Thuyết phục thế giới rằng, cuộc đối đầu này không chỉ thu gọn cho lợi ích của Mỹ, hay của riêng cá nhân ai, phe nhóm đảng phái chính trị Mỹ, mà là vì lợi ích cho từng con người trên khắp các lục địa?
Nó chỉ được coi là chiến lược dài hạn khi có sự đồng thuận để đạt tới sự liên kết chặt chẽ, thực chất giữa chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp, các công ty để đối đầu nhà cầm quyền Bắc Kinh. Ở Mỹ và một số nước đồng minh đã dấy lên làn sóng “thoát Trung”. Cụ thể là: tẩy chay hàng hoá Trung Quốc, không cho sản phẩm của nước này tràn ngập nội địa. Made in China sẽ không có cách gì thống trị thị trường nếu các công ty của các nước chủ nhà sản xuất hàng tại chỗ chất lượng cao, giá cả hợp lý. Như ở Việt Nam có khẩu hiệu hành động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”.
Bên cạnh đó, Mỹ đang đẩy mạnh liên minh với các quốc gia ở châu Âu, Canada, Úc, Nhật Bản, Ấn Độ và các quốc gia vùng Đông Nam Á. Đây là con đường dẫn đến việc phục hồi, củng cố vị trí lãnh đạo thế giới Tự do của Mỹ.
Mọi cố gắng của Tổng thống Mỹ Donald Trump và chính phủ của ông trong chính sách đối đầu với Bắc Kinh đang ngày một rõ nét. Đó một chính sách quốc gia dài hạn, là chính sách đối ngoại hàng đầu của cả hai Đảng Cộng Hoà và Dân Chủ. Chính sách đó sẽ được tiếp sức qua các đời tổng thống.
Nếu chậm thực hiện chiến lược ngày nào, thì với những lợi thế đang có nhờ vào đại dịch Covid-19, và chế độ độc đảng, Bắc Kinh sẽ ngày càng lộng hành và rảnh tay để thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông, thực hiện tư tưởng của Tập Cận Bình “phục hưng Trung Hoa vĩ đại”.
H.Đ
Nhận xét
Đăng nhận xét