Mỹ hạn chế xuất khẩu công nghệ nhạy cảm sang Trung Quốc
Zing
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành các quy định mới hạn chế xuất khẩu công nghệ nhạy cảm, có thể được sử dụng trong lĩnh vực quốc phòng, sang Trung Quốc.
Theo South China Morning Post, các quy định mới có hiệu lực từ ngày 29/6. Theo đó, các công ty Mỹ phải xin giấy phép để xuất khẩu các hàng hóa có thể được sử dụng trong lĩnh vực quốc phòng - bao gồm công nghệ vũ khí, máy bay chiến đấu và giám sát - sang Trung Quốc. Chính phủ Mỹ cũng cấm xuất khẩu các công nghệ nhạy cảm cho bất cứ tổ chức nào có quan hệ với quân đội Trung Quốc.
Trên thực tế, trong những năm gần đây, chính phủ Mỹ đã áp dụng nhiều quy định để ngăn chặn chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc. Các thỏa thuận chuyển giao công nghệ từ Mỹ sang Trung Quốc luôn bị chính quyền Washington giám sát chặt chẽ. Hàng loạt công ty và cá nhân Trung Quốc cũng bị đưa vào "danh sách đen" của Nhà Trắng.
Huawei bị đưa vào danh sách đen của Mỹ. Ảnh: Reuters.
|
Sau khi Trung Quốc thông qua luật an ninh quốc gia ở Hong Kong một tháng trước, Mỹ nhanh chóng tước bỏ các đặc quyền xuất nhập khẩu của Hong Kong. Như vậy, thành phố này bị hạn chế tiếp cận công nghệ nhạy cảm của Mỹ. Bắc Kinh cũng không thể nhập khẩu hàng hóa công nghệ cao phục vụ hoạt động của quân đội nước này.
"Đây chỉ là một trong số các quy tắc ảnh hưởng trực tiếp đến Trung Quốc. Và sẽ còn nhiều quy định mới sẽ được đưa ra", SCMP dẫn lời luật sư George Grammas thuộc hãng luật Squire Patton Bogss (Washington) nhận định. Ông cũng dự đoán chính phủ mới của Mỹ (sau cuộc bầu cử tổng thống tháng 11 tới) sẽ tiếp tục chính sách này.
Đến nay, chính phủ Mỹ đã đưa hơn 80 công ty Trung Quốc, bao gồm Huawei Technologies, và các tổ chức liên quan vào danh sách đen. Nhóm doanh nghiệp này bị chặn làm ăn với các nhà cung cấp Mỹ.
Tháng trước, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng công bố danh sách 20 công ty Trung Quốc bị hạn chế. Ngoài Huawei, danh sách này còn có Hangzhou Hikvision Digital Technology, China Mobile Communications và China Telecommunications.
Doanh nghiệp Ấn Độ kêu gọi chính phủ mạnh tay hơn với các công ty TQ
Hai doanh nhân hàng đầu trong ngành công nghệ Ấn Độ kêu gọi chính phủ nước này mạnh tay ngăn chặn các công ty Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường 1,3 tỷ dân.
Báo Nhật: Mỹ đề nghị Tokyo cấm cửa TikTok và các ứng dụng Trung Quốc
Báo chí Nhật Bản đưa tin chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đề nghị Tokyo và các nước đồng minh cấm nhiều công nghệ và ứng dụng Trung Quốc, bao gồm
BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM
Bài điếu văn của cựu tổng thống Obama tưởng nhớ Hạ nghị sĩ John Lewis trở thành diễn văn gay gắt nhất của ông nhắm vào Tổng thống Trump, dù không nêu đích danh ông Trump.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng việc bỏ phiếu qua mạng sẽ đe dọa tính chính xác của cuộc bầu cử tháng 11 tới.
Cuộc họp thường niên của các nhà lãnh đạo thế giới tại Liên Hợp Quốc năm nay được tổ chức theo mô hình trực tuyến nhưng ông Trump vẫn muốn một mình đến đọc diễn văn.
Bài điếu văn của ông Obama tưởng nhớ Hạ nghị sĩ John Lewis - tượng đài về đòi quyền cho người da màu ở Mỹ - trở thành diễn văn gay gắt nhất của ông nhắm vào Tổng thống Trump.
Trẻ em dưới 5 tuổi có gấp 10-100 lần lượng vật chất di truyền của virus corona trong mũi so với các trẻ em nhiều tuổi hơn và người trưởng thành, theo nghiên cứu mới.
Một loạt nghị sĩ đảng Cộng hòa công khai bác bỏ đề nghị hoãn lại bầu cử mà Tổng thống Donald Trump đưa ra hôm 30/7. Đây là việc mà tổng thống Mỹ không có thẩm quyền quyết định.
Tổng thống Donald Trump bất ngờ kêu gọi hoãn bầu cử Mỹ năm nay, lấy lý do rủi ro xảy ra gian lận nếu tổ chức bỏ phiếu bằng cách gửi thư.
Đây được xem như một bước tiến quan trọng khi lần đầu tiên, một ứng dụng truyền thông xã hội đang lọt vào tầm ngắm của chính phủ Mỹ sẵn sàng công bố sự minh bạch của mình.
Nhận xét
Đăng nhận xét