Đọc báo Pháp – 31/07/2020

Đọc báo Pháp – 31/07/2020

Khủng hoảng y tế tác động mạnh trên cuộc bầu cử Mỹ – Trọng Nghĩa

Không hẹn mà gặp, các tờ báo lớn ra ở Pháp vào hôm nay 31/07/2020 nói nhiều nói về tác hại của dịch Covid-19 trên bình diện chính trị và kinh tế trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Mỹ và ở Pháp. Tại Mỹ, sự kiện được báo Pháp rất mực chú ý dĩ nhiên là gợi ý hôm qua tổng thống Donald Trump, cho rằng nên hoãn cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11, vì có nhiều nguy cơ gian lận xuất phát từ hình thức bầu qua bưu điện.
Trang nhất nhật báo Công Giáo La Croix đã nêu bật tình hình nước Mỹ với hàng tựa lớn ngắn gọn gồm hai vế: “Hoa Kỳ: Khủng hoảng y tế, bão tố chính trị”. Tờ báo xác định ngay: “Con virus corona đã công khai đe dọa việc tổ chức cuộc bầu cử Mỹ vào tháng 11”.
Florida bị “chìm trong cuồng phong Covid”
Trong hồ sơ bên trong, La Croix trước hết đề cập đến tính chất nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng y tế trong bài phóng sự tại Miami mang tựa đề “Bang Florida bị trận cuồng phong Covid đánh chìm”.
Trong vỏn vẹn một tháng, bang này đã trở thành một trong những địa phương bị virus corana tác hại nặng nề nhất nước Mỹ, với hai số liệu nổi cộm: Kỷ lục đáng buồn về số ca nhiễm cao nhất được ghi nhận trong một ngày trên toàn nước Mỹ (15.300 ca ngày 12 tháng 7), và bi thảm hơn là kỷ lục về số người chết cao nhất trong hai mươi bốn giờ (216 ca ngày 29/07).
Tại chỗ, một lệnh giới nghiêm đã được ban hành nhưng các tính toán chinh trị đã làm tình hình xấu đi thêm, nhất là khi giới lãnh đạo bang, thuộc đảng Cộng Hòa, đã coi trọng kinh tế và đã mau mắn giảm nhẹ các biện pháp phong tỏa khi dịch bệnh vẫn hoành hành mạnh.
Ỷ tưởng hoãn bầu cử: không mới
Còn về cơn bão chính trị, La Croix đã nêu bật trong bài viết “Donald Trump đề nghị hoãn cuộc bầu cử”.
Tờ báo đã phân tích tuyên bố của tổng thống Mỹ về việc hoãn cuộc bầu cử tổng thống, nhấn mạnh trên những rủi ro gian lận mà theo ông, gắn liền với khả năng gia tăng việc bỏ phiếu qua đường bưu điện do dịch Covid-19.
Đối với La Croix, thực ra ý định của ông Trump không có gì mới. Vào tháng Năm, con rể của ông là Jared Kushner, đã không trả lời rõ ràng khi được hỏi về việc liệu tổng thống có thể cam kết cho bầu cử theo đúng lịch trình hay không.
Trước đó, vào cuối tháng 4, Joe Biden, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân Chủ, đã tỏ ý tin rằng ông Donald Trump sẽ cố gắng hoãn cuộc bỏ phiếu, bằng cách này hay cách khác.
Libération: Khi Trump chơi trò câu giờ
Có phần khác với nhận định của La Croix, báo Libération cho rằng đây là lần đầu tiên ông Trump gợi lên rõ ràng khả năng dời ngày bầu cử tổng thống.
Libération ghi nhận là sau khi bắn đi tin nhắn về việc trên, tối hôm qua ông Trump đã cố cải chính là ông không muốn dời lại cuộc bầu cử dự kiến vào 03/11. Thế nhưng báo chí đã phớt lờ lời cải chính đó, để tiếp tục bình luận về tin nhắn ra trước. Đối với Libération, phải nói là tổng thống Mỹ một lần nữa đã thành công trong việc thu hút sự chú ý !
Tờ báo Pháp đã xem tin nhắn Twitter đó là “vế đầu” của một chiến lược nhằm gây hoang mang về cuộc bầu cử sắp tới. Giờ đây, khi đã phải chấp nhận là dịch Covid-19 vẫn lan mạnh ở Mỹ, ông Trump nhấn mạnh lên việc dịch bệnh sẽ khiến việc đi bầu trở nên khó khăn nguy hiểm ở các phòng phiếu.
Nhưng ông Trump đã nhiều lần nói đến khả năng bỏ phiếu qua thư bưu điện – như thường thấy ở Mỹ – là nguồn gian lận bầu cử, và đưa ra giải pháp dời cuộc bỏ phiếu đến khi nào tình hình không còn nguy hiểm.
Theo Libération, rõ ràng là ông Trump muốn đợi đến khi kinh tế vươn lên để ông có khả năng thắng cử.
Le Monde: Người chết vì Covid-19 làm tăng sức ép lên Trump
Dĩ nhiên là Covid-19 không thể thiếu vắng trên Le Monde. Tờ báo chú ý đến một trong những hậu quả: “Số người chết tăng lên ở Hoa Kỳ đặt Donald Trump dưới sức ép”, tựa bài báo trang quốc tế.
Le Monde giải thích: Bản tổng kết Covid-19 đã phản ánh sự di chuyển của dịch bênh xuất hiện ở vùng ven biển rồi lan rộng sang các bang không mấy nghiêm khắc, chủ yếu do người thuộc đảng Cộng Hòa lãnh đạo.
Nhìn bản tổng kết thì dịch Covid-19 quả là không giảm sức ép lên tổng thống Mỹ. Theo số liệu của đại học Johns-Hopkins, Mỹ đã vượt qua số 150.000 ca tử vong do virus corona vào ngày 29/07.
Cố vấn an ninh của tổng thống, Robert O’Brien, đã bị cách ly vì nhiễm virus, đại diện đảng Cộng Hòa, Louie Gohmert, đáng lý ra phải đi cùng ông đến Texas hôm 29/07, đã bị xét nghiêm dương tính trong thời gian trước khi lên máy bay. Bấy nhiêu sự kiện đã đủ che mờ hành động hỗ trợ mà tổng thống Trump muốn mang lại cho bang Texas và ngành dầu hỏa tại đây, bị tác động nhiều do Covid-19 và vì kinh tế thế giới hoạt động chậm lại.
Dịch bệnh vuột khỏi tầm kiểm soát
Theo Le Monde, số ca tử vong tăng phản ánh một nạn dịch đã kháng cự lại sự kiểm soát của chính quyền Mỹ.
Xuất phát từ hai bờ Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, nạn dịch đã đổ xuống New York và New Jersey vào tháng 3. Những biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt đã làm cho dịch giảm dần, nhưng virus lại lan ra kể từ cuối tháng 5 ở các bang ít nghiêm túc, phần lớn trong tay các thống đốc đảng Cộng Hòa: Arizona, Texas,  Florida, nhưng cũng bùng lên trở lại ở California.
Hơn một tháng rưỡi sau đó, cơ sở y tế chịu sức ép. Ca tử vong tăng lên mạnh mẽ. Phải nói là ca lây nhiễm bắt đầu khựng lại và giảm ở các bang trên, nhưng bây giờ lại tăng ở các bang khác: Oklahoma,  Arkansas, Tennessee hay Kentucky, đa số vẫn do người thuộc đảng Cộng Hòa lãnh đạo.
Trả lời viện thăm dò dư luận Gallup, 58% người ở các bang do người đảng Dân Chủ lãnh đạo, đánh giá là thống đốc của họ có một kế hoạch rõ ràng để chống nạn dịch. Thế nhưng chỉ 43% là có đánh giá tương tự ở các bang do đảng Cộng Hòa lãnh đạo.
Tại hai bang được cho là then chốt trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 03/11/2020 – Florida và Arizona – các cuộc thăm dò cho thấy dân chúng đã ồ ạt không tán đồng việc thống đốc của họ đã chậm trễ trong việc đưa ra những biện pháp gò bó để chống dịch bệnh.
Le Monde đã  nhìn thấy sức ép đối với chính quyền tổng thống Trump khi chỉ còn 3 tháng nữa là đến bầu cử tổng thống.
Le Monde: Airbus và Boeing đều bị nhiễm Covid-19
Trong hàng tựa đập vào mắt trên trang nhất hôm nay – “Airbus và Boeing lún sâu vào khủng hoảng” – Le Monde báo động về một trong những hậu quả kinh tế nghiêm trọng bậc nhất mà Covid-19 gây ra.
Theo tờ báo, hai nhà chế tạo máy bay đã công bố kết quả hoạt động sáu tháng đầu năm: Thua lỗ và phải giảm sản xuất. Đây là hiện tượng bình thường trong hoạt động kinh tế, nhưng ở tầm vóc các tập đoàn này, thì hệ quả sẽ không bình thường chút nào.
Le Monde nhìn thấy là sau một khoảng thời gian rất lâu cứ tưởng rằng tăng trưởng không bao giờ chấm dứt, các tập đoàn hàng không không gian giờ phải chấp nhận đánh giá lại mô hình này. Ba chàng khổng lồ trong lãnh vực này – Airbus, Boeing và Safran - vừa công bố kết quả thảm hại.
Theo Le Monde, trước đây các tâp đoàn còn đặt cược trên triển vọng phục hồi hoạt động nhanh chóng, nhưng giờ họ thấy khủng hoảng còn sẽ kéo dài hơn là dự kiến. Theo đánh giá của Hiệp Hội Hàng Không Quốc Tế, các tuyến bay sẽ không lấy lại mức độ của 2019 trước năm 2024, phần lớn là vì những quy định mở hay đóng cửa đều dựa trên tình hình dịch bênh rất khó lường, có nơi thì vẫn chưa qua “đợt 1”, nơi khác thì lo ngại “đợt 2” trở lại.
Tuy nhiên, Boeing, theo Le Monde, đã có thể gỡ gạc với nhánh quân sự của mình. Trước lúc công bố kết quả thua lỗ, Boeing được Lầu Năm Góc đặt mua 23 tỷ đô la chiến đấu cơ cho Không Quân Mỹ.
Libération: Vì Covid-19, Air France sẽ bị quốc hữu hóa?
Có nên quốc hữu hóa Air France trở lại hay không?”, đây chính là câu hỏi được đặt thành tựa lớn trên trang nhất báo Libération.
Theo tờ báo thiên tả, dưới tác động kép của cuộc khủng hoảng Covid-19 và xu hướng xét lại lợi ích của ngành chuyên chở hàng không, tập đoàn Pháp hôm qua (30/07/2020) đã phải loan báo khoản lỗ 4 tỷ euro trong nửa đầu năm 2020 này.
Điều đáng nói, theo Libération, là trong một khoảng thời gian dài sắp tới đây, Air France sẽ không có khả năng bồi hoàn khoản vay 7 tỷ euro được nhà nước Pháp đứng ra bảo đảm. Hệ quả của tình trạng này sẽ là tập đoàn hàng không Pháp sẽ bị quốc hữu hóa trở lại trong thực tế.

Tin tổng hợp
(Reuters) – Ngoại trưởng Mỹ : “Thủy triều đã đổi hướng” trong tranh chấp với Trung Quốc.
Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đã nhận định như trên trong cuộc điều trần trước Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện Mỹ ngày 30/07/2020. Ông Pompeo đã nêu lên sự ủng hộ của quốc tế đối với đường lối của Mỹ. Tuy nhiên, ông cũng bày tỏ nỗi “thất vọng” trước việc một số nước đã ủng hộ luật an ninh quốc gia mà Bắc Kinh áp đặt lên Hồng Kông.
(AFP) – Cựu tổng thống Đài Loan, Lý Đăng Huy, qua đời hôm 30/07/2020 tại Đài Bắc, thọ 97 tuổi. 
Trong 12 năm cầm quyền, từ năm 1988 đến năm 2000, tổng thống Lý Đăng Huy có công đưa Đài Loan thành một đất nước tự do và trở thành một thành trì dân chủ sau nhiều năm sống dưới chế độ độc tài Tưởng Giới Thạch. Do vậy, ông được mệnh danh là « Nhà Dân Chủ ». Cũng dưới thời của tổng thống họ Lý, Đài Loan khẳng định được vị trí trên sân khấu quốc tế.
(Reuters) – Nhật Bản muốn tăng cường phương tiện phòng thủ.
Ngày 31/07/2020, một ủy ban của đảng cầm quyền thông qua một dự luật cho phép Nhật Bản trang bị phương tiện ngăn chặn những cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo. Tuy nhiên, dự luật này được cho là nhằm mua vũ khí có khả năng tấn công Bắc Triều Tiên. Được trình lên thủ tướng Shinzo Abe vào tuần tới, dự luật cũng có thể khiến Trung Quốc và Nga tức giận vì cả hai nước đều có thể nằm trong tầm bắn.
(RFI) – Libya : Lính đánh thuê nước ngoài gây lo ngại.
Theo thống kê mới nhất của Đài Quan sát Nhân quyền Syria, có khoảng 17.000 lính đánh thuê ở Libya, cao hơn số liệu 12.000 – 15.000 do Liên Hiệp Quốc đưa ra. Lực lượng này sát cánh với Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Libya (GNA) do Fayer El Sarraj lãnh đạo và được Liên Hiệp Quốc công nhận. Đa số lính đánh thuê này là người Syria, tiếp theo là người Tunisia, Algérie, Yemen, Somali … Còn Thổ Nhĩ Kỳ cử khoảng 3.000 quân nhân và tình báo đến Libya để hỗ trợ lực lượng GNA.
(AFP) – Iceland muốn bảo tồn Bắc Cực.
Trong buổi phỏng vấn với AFP ngày 30/07/2020, nữ thủ tướng Iceland quan ngại về những căng thẳng ngày càng lớn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, đặc biệt là về Bắc Cực. Bà Jakobsdottir cho biết « vẫn luôn cẩn trọng để ít có xung đột tại Bắc Cực và tránh mọi hoạt động quân sự quanh vùng này ». Theo dự kiến, Iceland sẽ tổ chức một cuộc họp các bộ trưởng Hội đồng Bắc Cực vào tháng 05/2021, trong đó có Hoa Kỳ, Nga và nhiều nước quanh Bắc Cực.
(AFP) – Cựu bộ trưởng Nội Vụ Ý Salvini mất quyền miễn trừ truy tố. 
Quyết định được Thượng Viện Ý đưa ra hôm 30/07/2020. Ông Matteo Salvini, lãnh đạo đảng cựu hữu, sẽ phải đối mặt với vụ kiện đã « cầm giữ » 80 thuyền nhân trên con tàu nhân đạo Open Arms. Tháng 8/2019, với tư cách bộ trưởng Nội Vụ, ông Salvini đã cấm tàu này cập bến. Thủy thủ đoàn và thuyền nhân đã bị kẹt ngoài khơi đảo Sicilia.
(AFP) – Washington sẽ cố tái áp đặt trừng phạt của Liên Hiệp Quốc nhắm vào Iran,
nếu cấm vận vũ khí quốc tế hết hiệu lực. Ngoại trưởng Mỹ đã cảnh báo rõ ràng như vậy vào hôm qua, 30/07/2020. Ông Mike Pompeo xác nhận là “trong một tương lai gần”, Washington sẽ đưa ra một dự thảo nghị quyết theo chiều hướng này lên Hội Đồng Bảo An, tuy không loại trừ khả năng Trung Quốc và Nga phủ quyết.

Điểm tin thế giới sáng 31/7:

73% người Mỹ cho rằng Bắc Kinh đã gây ra họa Covid;

 EU trừng phạt các thực thể tin tặc Nga- Trung-Triều

Lục Du
Mục Điểm tin thế giới sáng thứ Sáu (31/7) của Đại Kỷ Nguyên xin gửi tới quý độc giả những tin sau:
73% người Mỹ cho rằng Bắc Kinh đã gây ra họa Covid
Một cuộc khảo sát mới của Trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy hơn 3/4 người Mỹ trưởng thành cho rằng chính quyền Trung Quốc đã làm virus Vũ Hán lây lan ra toàn cầu, và hơn 60% số người được hỏi cho biết Bắc Kinh đã có cách xử lý yếu kém khi đại dịch Covid bùng phát, theo bản tin hôm thứ Ba của Fox News.
Cuộc khảo sát đã thăm dò ý kiến của 1.003 người trong khoảng thời gian từ ngày 16/6 đến ngày 14/7. Kết quả cho thấy, 73% người Mỹ trưởng thành được hỏi có chung cảm nhận không tốt về chính quyền Trung Quốc. Đây là mức đánh giá tiêu cực nhất trong 15 Trung tâm nghiên cứu Pew tiến hành các khảo sát về thái độ của người Mỹ đối với Bắc Kinh.
Tỷ lệ người Mỹ có cách nhìn không thiện cảm với chính quyền Trung Quốc cũng đã tăng 7% trong bốn tháng qua và đã tăng 26% từ năm 2018.
Nghị sĩ Mỹ đề nghị điều tra Zoom và Tik Tok
Hai thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đã yêu cầu Bộ Tư pháp điều tra hai ứng dụng Zoom và TikTok của Trung Quốc trong bối cảnh có nhiều cáo buộc hai ứng dụng này đánh cắp thông tin tình báo phục vụ chính quyền Trung Quốc, SCMP đưa tin sáng thứ Sáu.
Hai thượng nghị sĩ John Demers và Richard Blumenthal viết trong thư: “Dựa trên nhiều báo cáo, chúng tôi vô cùng lo ngại rằng Zoom và TikTok đã tiết lộ thông tin cá nhân về người Mỹ cho [chính quyền Trung Quốc] và tham gia kiểm duyệt thay mặt chính quyền Trung Quốc”. (Chi tiết)
Mỹ đang cân nhắc tiếp nhận người tị nạn Hồng Kông
Hoa Kỳ đang cân nhắc các biện pháp để cho phép người Hồng Kông định cư tại Hoa Kỳ sau khi Bắc Kinh áp dụng luật an ninh quốc gia một cách sâu rộng đối với thành phố đặc khu, Ngoại trưởng Mike Pompeo nói với các nghị sĩ Mỹ hôm thứ Năm, theo SCMP.
“Chúng tôi đang rà soát, đang cân nhắc”, ông Pompeo nói khi được hỏi liệu Mỹ có tạo điều kiện tị nạn cho người Hồng Kông hay không. Ngoại trưởng Mỹ cũng đưa ra đánh giá rằng Vương quốc Anh đã thực hiện “một quyết định tốt” cho người dân Hồng Kông khi tạo điều kiện để người dân đảo nhập tịch.
Tổng thống Trump đã “xem xét một cách tích cực về cách mà chúng ta nên đối xử với những người xin tị nạn đến với chúng ta từ Hồng Kông, hoặc một chương trình về thị thực cho vấn đề này”, ông Pompeo cho biết thêm.
EU trừng phạt các thực thể tin tặc thuộc Nga- Trung-Triều
Hôm thứ Năm, Liên minh châu Âu (EU) đã áp đặt lệnh trừng phạt tài chính và du lịch đối với phòng công nghệ đặc biệt (DST) trực thuộc tình báo quân sự Nga, và hai công ty của Triều Tiên, Trung Quốc, với cáo buộc các thực thể này đã tham gia vào những cuộc tấn công mạng lớn trên toàn thế giới, theo Reuters.
EU cho rằng DST đã thực hiện hai vụ tấn công mạng vào tháng 6 năm 2017, và đã tấn công mạng một số công ty ở châu Âu dẫn đến tổn thất tài chính lớn. Dịch vụ này cũng bị cáo buộc hai vụ tấn công mạng nhằm vào lưới điện của Ukraine trong năm 2015 và 2016.
Công ty Chosun Expo của Triều Tiên cũng bị xử phạt vì nghi ngờ đã hỗ trợ Tập đoàn Lazarus, tập đoàn bị coi là đối tượng thực hiện một loạt các cuộc tấn công mạng lớn trên toàn thế giới, bao gồm một vụ trộm 81 triệu đô la từ tài khoản của Ngân hàng Bangladesh tại Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York năm 2016.
Các lệnh trừng phạt của EU cũng nhắm vào công ty phát triển công nghệ Haitai của Trung Quốc, vốn bị cáo buộc đã hỗ trợ các cuộc tấn công mạng trong Chiến dịch Cloud Hopper với mục tiêu đánh cắp dữ liệu nhạy cảm thương mại từ các công ty đa quốc gia trên toàn thế giới.
Nghị sĩ Mỹ giới thiệu luật hỗ trợ Ukraine
Hôm thứ Năm, các nghị sĩ lưỡng đảng Hoa Kỳ đã giới thiệu một đạo luật nhằm hỗ trợ Ukraine 300 triệu đô mỗi năm để Kiev dùng cho hoạt động quân sự và các hoạt động khác, theo Reuters.
Dự luật cũng đề xuất khoản tài chính lên tới 4 triệu đô la dùng trong chương trình đào tạo sĩ quan cho quân đội Ukraine.
Đòng thời, dự luật yêu cầu Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao Mỹ báo cáo về các nguyện vọng của lực lượng vũ trang Ukraine, cùng kế hoạch cung cấp hỗ trợ an ninh cũng như yêu cầu bổ nhiệm một đặc phái viên về Ukraine.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?