Nhân quyền: Làm sao để có và để không bị mất?

RFA blog 

Thứ Bảy, 11/27/2021 - 07:32 — nguyenvandai

Ngày 23-11 vừa qua, trả lời cử tri Đà Nẵng về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, ông Võ Văn Thưởng cho biết đang hướng tới xây dựng cơ chế để cán bộ không dám, không thể, không cần, không muốn tham nhũng.


Điều này không hoàn toàn mới, câu nói trên đã được Nguyễn Phú Trọng với cương vị Tổng bí thư, Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng và tiêu cực nhắc đi nhắc lại nhiều lần.

Liệu rằng Nguyễn Phú Trọng và vài quan chức chóp bu độc tài CSVN có thể xây dựng được cơ chế để cán bộ không dám, không thể, không cần, không muốn tham nhũng?

Theo quan điểm của tôi, điều là bất khả thi.

Đảng CSVN nắm quyền lực tuyệt đối, nên các quan chức đảng CSVN đứng trên pháp luật và ngoài pháp luật. Từ quyền lực tuyệt đối, các quan chức đảng CSVN sinh ra sự tha hóa tuyệt đối. Và tham nhũng được sinh ra từ bản chất của đảng, chế độ và nhà nước độc tài CSVN.

Tham nhũng và chế độ độc tài CSVN là mối quan hệ cộng sinh với nhau. Còn chế độ độc tài CSVN thì tham nhũng vẫn mãi mãi là quốc nạn, bởi các quan chức độc tài CSVN còn tham nhũng thì họ mới trung thành và bảo vệ chế độ. Và ngươc lại, họ bảo vệ chế độ độc tài CSVN để tham nhũng.

Sáng 26 tháng 11, trong cuộc tiếp xúc với cử tri Hà Nội, Nguyễn Phú Trọng tuyên bố “chống tham nhũng phải không ngừng, không nghỉ”.

Nguyễn Phú Trọng cho dù nắm quyền tới 100 tuổi cũng không thể chống được tham nhũng. Bởi vì, Nguyễn Phú Trọng vừa bắt kẻ tham nhũng trước, kẻ kế vị lại tiếp tục tham nhũng, thậm trí còn tham nhũng nhiều hơn kẻ tiền nhiệm.

Nhân dân Việt Nam muốn chống được tham nhũng, tức giặc nội xâm của dân tộc thì phải tập hợp lực lượng, đoàn kết đấu tranh xóa bỏ chế độ độc tài CSVN, xây dựng chế độ dân chủ đa đảng.

Chỉ có chế độ dân chủ đa đảng mới hình thành lên cơ chế kiểm soát quyền lực và từ đó các quan chức mới không dám, không thể, không cần, không muốn tham nhũng.

Thứ nhất, làm sao để quan chức không dám tham nhũng?

Pháp luật phải nghiêm minh, tất cả mọi công dân, tổ chức, đảng phái chính trị đều bình đẳng và bị cai trị bởi luật pháp.

Tất cả mọi kẻ vi phạm pháp luật đều bị trừng trị.

Muốn được như vậy thì việc xây dựng pháp luật phải rõ ràng, minh bạch, không có khe hở cho quan chức lợi dụng.

Nhưng trong chế độ độc tài CSVN, việc xây dựng pháp luật được giao cho các bộ, ngành liên quan, nên họ đã đưa vào các điều luật mơ hồ, sơ hỏ để tạo điều kiện cho các quan chức trong ngành lợi dụng để chuộc lợi, tham nhũng. Và việc tham nhũng bắt đầu ngay từ việc xây dựng luật.

Trong chế độ dân chủ đa đảng, mọi luật, chính sách đều được Quốc hội soạn thảo, tranh luận, thông quan nên đảm bảo chuyên nghiệp, khách quan, công bằng và không có khe hở cho các quan chức lợi dụng.

Thứ hai, làm sao để quan chức không thể tham nhũng?

Trong chế độ độc đảng, độc tài CSVN không có cơ chế kiểm soát quyền lực. Bởi đảng CSVN hoạt động trên pháp luật và ngoài pháp luật. Không có đảng đối lập, báo chí độc lập và các tổ chức XHDS giám sát.

Vậy nên, các quan chức CSVN có quyền là mặc sức vơ vét của cải của dân và của nước.

Trong chế độ dân chủ đa đảng, các quan chức của đảng cầm quyền sẽ bị nhiều đảng đối lập giám sát.

Hệ thống tam quyền phân lập bảo đảm sự cân bằng và giám sát quyền lực lẫn nhau giữa cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Không đảng nào có thể khuynh loát quyền  lực cả ba cơ quan trên.

Báo chí tự do và độc lập cùng với người dân và các tổ chức xã hội dân sự cùng tham gia giám sát các quan chức trong hệ thống chính quyền, hệ thống tòa án và quốc hội.

Trong nội bộ các đảng, các đảng viên đều giám sát lẫn nhau.

Thu nhập hàng năm của các quan chức đều phải công khai và bị giám sát chặt chẽ.

Bất kỳ một quan chức nào tham nhũng, tiêu cực sẽ nhanh chóng bị phát hiện và trừng trị bởi đảng đối lập, hệ thống tam quyền phân lập, báo chí, người dân và các tổ chức XHDS. o chí tự do, xã hội dân sự

Thứ ba, làm sao để quan chức không cần tham nhũng?

Chế độ độc tài CSVN áp đặt mức lương rất thấp cho các quan chức trong đảng cũng như trong hệ thống các cơ quan hành chính. Lương không đủ cho các quan chức trong các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống gia đình.

Bởi vậy, họ phải tìm mọi các để có thu nhập đủ cho cuộc sống bằng cách tham nhũng. Quan chức ở vị nào, cấp bậc nào thì tham nhũng ở vị trí, cấp bậc đó.

Trong các chế độ dân chủ đa đảng, nhà nước trả lương cao cho các công chức, đủ để bảo đảm cho cuộc sống của họ và gia đình. Một người công chức có thể nuôi cả gia đình với cuộc sống khá giả.

Nên các quan chức không dại gì mà tham nhũng. Vì tham nhũng bị phát hiện thì bản thân vào tù, tài sản bị tịch thu, danh dự mất hết, gia đình bị ảnh hưởng,…

Bởi vậy, chỉ trong chế độ dân chủ đa đảng, các quan chức mới không cần tham nhũng.

Cuối cùng, làm sao để quan chức không muốn tham nhũng?

Mọi vấn đề đều cần được bắt đầu từ nền giáo dục.

Trong chế độ độc tài CSVN thì từ khi ngồi trên ghế nhà trường, đại học, học sinh, sinh viên đã chứng kiến những tiêu cực trong việc chạy trường, chạy lớp, chạy điểm, mua điểm, hối lộ giáo viên,…

Do vậy, văn hóa chạy trường, chạy điểm, chạy việc, chạy chức, chạy tội,.. đã được hình thành ngay trong thế hệ trẻ Việt Nam trước khi và sau họ bước chân và chốn quan trường.

Khi có chức, có quyền, quan chức CSVN có văn hóa “đớp”. Quan chức của chế độ độc tài CSVN “đớp” của dân không từ một thứ gì.

Trong chế độ dân chủ đa đảng với nền giáo dục hiện đại, nhân bản đã dạy các em học sinh về lòng bác ái, tính lương thiện, luật pháp, biết quan tâm tới đất nước, dân tộc,…

Như vậy, các bạn trẻ bắt đầu tham gia chính trị với lòng lương thiện và tình yêu đất nước, dân tộc thì không bao giờ làm những điều sai trái với lương tâm và luật pháp.

Với tính lương thiện của con người, cộng với sự kiểm soát của các đảng đối lập, báo chí độc lập, người dân, các tổ chức XHDS và sự nghiêm minh của pháp luật thì các quan chức không bao giờ muốn tham nhũng.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?