Đồng Nai: Dân tố bị công an đánh đập dã man sau khi báo án

 FA

2021-11-30

Đồng Nai: Dân tố bị công an đánh đập dã man sau khi báo ánBà Xem bị xây xát và thâm tím khắp người, đầu óc vẫn choáng váng nhiều ngày sau trận đòn
 Người dân gửi















Một người mẹ đăng tải lên mạng xã hội đoạn video, trong đó bà tố cáo công an phường Xuân An, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai đánh đập con gái bà dã man sau khi trình báo tội phạm. 

Nạn nhân trong vụ việc là bà Trịnh Thị Xem, sinh năm 1982 - quê ở Cà Mau lên Đồng Nai để làm phụ hồ, bà được em trai của mình nhờ đi gọi cảnh sát vì phát hiện kẻ trộm cắp tài sản vào sáng 26/11. 

Theo bà này thì khi tới trụ sở công an phường để thông báo sự việc, bà tình nguyện chở một viên công an trên chiếc xe máy của mình tới hiện trường để bắt giữ kẻ trộm. Sau đó thì cả nghi phạm trộm cắp tài sản lẫn hai chị em bà Trịnh Thị Xem đều được đưa về trụ sở công an phường để làm việc. 

Nhận thấy mình chỉ là người trình báo tội phạm chứ không liên quan đến sự việc nên bà Xem định dắt xe ra về, nhưng bị một viên công an, mà theo bà Xem là Trưởng công an phường yêu cầu ở lại. 

Tôi mới nói một câu là anh ơi anh cho em về đi tại vì em báo công an giùm thôi em đâu dính líu gì trong đây đâu, mà em đi làm hồ về, cho em về nấu cơm cho con em ăn, con em còn nhỏ. Ổng không cho về, ổng nói tôi là người báo công an thì tôi phải ở lại.” - Bà Xem kể lại. 

Người được cho là Trưởng công an phường sau đó quay ra hỏi chuyện em trai của bà Xem là ông Trịnh Xuân Lộc, sự việc trở nên căng thẳng khi viên công an bắt đầu chửi bới, nạt nộ ông Lộc vì hút thuốc lá. 

Thấy công an xúm lại quay phim em trai của mình, bà Xem cho biết bà cũng lấy điện thoại ra quay lại sự việc vì cứ nghĩ rằng như vậy là không sao, nhưng ngay khi thấy điện thoại của bà Xem thì ông trưởng công an phường liền giật lấy rồi quát tháo, chửi bới và đe doạ bà. 

Tôi mới móc điện thoại lên quay thì ông mới nói 'ĐM* cái con này! Trong đây ai cho mày quay phim?' Rồi tôi nói anh ơi em không biết trong này không cho quay phim thì thôi em không quay nữa. Ông giật cái điện thoại trên tay tôi rồi ông đưa cho người công an khác.” 

Bản thân là người mù chữ nên bà Xem nói với ông trưởng công an phường rằng vì bà không biết đọc nên không hiểu tấm biển cấm quay phim chụp hình, nhưng câu trả lời của bà chỉ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn: 

ĐM* cái con này láo chưa, bắt cái con này vô trong đó luôn. Ông nói vậy đó, rồi là mười mấy người công an bắt thằng em tôi vô trong phòng trước rồi đẩy tôi vô luôn.” - Bà Xem kể lại diễn biến trước khi bà và em trai mình bị hành hung. 

Sau khi bị lôi vào trong phòng, người mẹ đơn thân này cho biết em trai của bà bị hai viên công an khống chế, còn bản thân bà thì bị bốn người đánh đập cùng lúc, bà kể:

Hai người kè thằng em tôi hai bên, còn tôi ngồi bên đây là bốn người công an đánh trên đầu, trên mặt mày tới tấp, đánh tôi xỉu xuống. Tôi xỉu xuống thì họ đạp vào cái tay và bên hông, tống tới tống tới tay chân bầm tím, mặt mày đầu cổ giờ u hết trơn luôn.

Khi tôi tỉnh lại thì ổng đánh tôi tới tấp luôn, ông nói cái con này mày còn bố láo nữa không, mày còn bố láo không, bố tét không. Rồi tôi quỳ xuống lạy ổng và nói anh ơi em không dám, tha cho em đi. 

Mà tôi nói thiệt, bữa đó tôi nghĩ chắc là hai chị em tôi chết rồi, không về gặp được con tôi với cha mẹ tôi đâu.

Bà Xem còn cho biết ông Trưởng công an phường còn đòi lấy dùi cui để đánh bà nhưng vì bà cầu xin nên đã dừng lại.  Sau trận đòn, hai nạn nhân tiếp tục bị nhốt trong chính căn phòng nơi họ bị đánh đến tận ba giờ chiều, sau đó công an ra lập biên bản rồi trả tự do. 

Trong lúc lập biên bản, bà Xem nghe được một viên công an chỉ đạo một người khác viết với nội dung là bà Xem đã đến trụ sở công an phường để khai báo gian, nhận thấy nội dung biên bản không đúng vơi sự thật, bà Xem đã thắc mắc nhưng bị nạt nộ và ép phải ký tên vào. 

Tôi nói biên bản này không có đúng, chị không có khai vậy, thì thằng đó trả lời là tôi viết vậy đó bà đừng có ý kiến ý cò, bố láo bố toét lên tiếng. Tôi kêu tôi có biết ký tên không, tôi nói họ tôi không biết ký nhưng tên tôi biết viết. Công an tự ký tên rồi đưa cho tôi viết chứ Xem vô, mà tôi cũng không biết tờ biên bản là thế nào.

Khi được hỏi liệu bà có biết tên của những người công an đã đánh mình, bà Xem cho biết bà chỉ biết đánh vần một vài chữ, trong đó có một người tên là Giang, còn người mà bà cho là trưởng công an phường thì mang họ Vũ. 

Trước khi được thả về, viên công an tên Giang còn dặn ông Trịnh Văn Lộc không được đi thưa hay làm lớn chuyện, nếu không thì sẽ bị bắt và bỏ tù, và dọa là ông Lộc sẽ bị đánh chết trong tù.

Bà Xem cho biết nghi phạm trộm cắp cũng được thả trong ngày vì công an nói không có bằng chứng.

Hôm 29 tháng 11, gia đình của bà Trịnh Thị Xem đã tới trụ sở công an thành phố Long Khánh để khiếu nại sự việc. 

Phóng viên của Đài Á châu Tự do đã liên hệ với ông Nguyễn Phan Thanh Linh, Phó Chủ tịch phường Xuân An để xác minh thông tin, ông này cho biết “đang cách ly tại nhà nên không nắm được tình hình”, và đề nghị liên hệ với chủ tịch phường. Phóng viên sau đó đã liên hệ với ông Hoàng Long Hà, Chủ tịch phường Xuân An, nhưng ông này không bắt máy.  

Chính quyền Việt Nam ký Công ước Chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc hồi năm 2013 và được Quốc hội bỏ phiếu thông qua một năm sau đó. 

Phát biểu tại phiên họp toàn thể của Hội đồng Nhân quyền LHQ tại Genève, trong khuôn khổ Cơ chế Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát UPR 2019, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao khẳng định "Ở Việt Nam mọi hành vi tra tấn đều bị nghiêm cấm và đều bị xử lý theo quy định của pháp luật". 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?