Tin Tổng Hợp – 27/2/22: Quân Nga bao vây Kiev; Bắc Hàn nối lại các vụ phóng tên lửa; Putin muốn thắng trước ngày 2/3; Ukraine ‘kiên cường chống trả

Tin Tổng Hợp – 27/2/22: Quân Nga bao vây Kiev; Bắc Hàn nối lại các vụ phóng tên lửa; Putin muốn thắng trước ngày 2/3; Ukraine ‘kiên cường chống trả

Quân Nga tiến vào Kharkov, bao vây thủ đô Kiev

Quân Nga đã «mở rộng tấn công từ mọi hướng» tại Ukraina theo lệnh được ban hành từ chiều 26/02/2022 sau thời gian tạm lắng để bàn về nối lại đàm phán nhưng Kiev không chấp nhận vì Matxcơva đòi đưa vấn đề «Ukraina trung lập» vào chương trình nghị sự. Sáng 27/02, thống đốc vùng Kharkov, xác nhận «nhiều xe hạng nhẹ của kẻ thù Nga đã vào» thành phố lớn thứ hai của Ukraina. Trong khi đó, thủ đô Kiev bị bao vây và vẫn chống trả quyết liệt.

Lực lượng Ukraina vẫn đang giao tranh với quân Nga tại nhiều nơi ở Kharkov, kể cả trung tâm thành phố, trong ngày 27/02 sau khi gia tăng oanh kích từ chiều 26/02. Theo phóng viên của AFP, bốn xe bọc thép hạng nhẹ và một xe tải của quân Nga bị bỏ rơi trên phố. Tiếng súng, tiếng nổ vọng trong thành phố vắng lặng vì người dân trú ẩn ở nhà.

Ukraina trải qua một đêm «nặng nề». Trong đoạn video đăng trên mạng xã hội sáng 27/02, tổng thống Zelensky lên án các trận oanh kích của Nga nhắm cả vào các khu dân cư : « Vassylkiv, Kiev, Cherniguiv, Soumi, Kharkov và nhiều thành phố khác sống trong những điều kiện chưa từng thấy trên lãnh thổ chúng ta từ Thế Chiến II ».

Quân Nga gia tăng oanh kích nhằm chiếm thủ đô Kiev nhưng bị lực lượng phòng vệ Ukraina chống trả quyết liệt. Thông tín viên RFI Siohan tại Kiev tường thuật các cuộc giao tranh trong đêm 27/02 :

«Trong đêm, các cuộc giao tranh vẫn tiếp diễn. Chúng tôi nghe thấy rất nhiều vụ nổ cách không xa trung tâm thành phố. Chúng tôi cũng nghe thấy tiếng súng tự động, có thể là từ phía lực lượng phòng thủ Ukraina chống lại những «đơn vị gây hấn». Đó là những quân nhân Nga tìm cách xâm nhập vào trung tâm thành phố Kiev bằng xe bọc thép, nhưng lập tức bị lực lượng vệ binh quốc gia hoặc quốc phòng Ukraina chặn lại. Lực lượng này được lệnh không cần bắt làm tù binh mà hạ gục ngay những người thâm nhập vào trung tâm Kiev.

Chúng tôi cũng được tin là ở các vùng phụ cận quanh thủ đô cũng diễn ra nhiều cuộc giao tranh. Dường như quân đội Nga tìm cách lập cầu không vận phía trên thành phố. Vào đầu buổi đêm cũng diễn ra một vụ oanh kích lớn ở thành phố Vassylkiv, nơi một kho xăng bị tên lửa tấn công. Trong suốt một tiếng, chúng tôi ngửi thấy mùi xăng nồng nặc bay đến trung tâm thành phố. Vụ tấn công này cũng gây lo ngại thảm họa môi trường cho địa phương nhỏ ở phía nam Kiev.

Dường như quân Nga đang tìm cách phá những kho dự trữ năng lượng. Chúng tôi nhận được tin là quân Nga tiến vào nhà máy điện hạt nhân chính của Ukraina, gần Zaporizhzhia ở đông nam đất nước».

Trước đó trong thông cáo sáng 26/02, quân đội Ukraina khẳng định đã khiến quân Nga chịu «tổn thất nặng nề», với khoảng 3.500 quân nhân Nga bị chết và 200 người bị bắt từ khi Nga đưa quân chiếm Ukraina, 102 xe tăng và 530 xe quân sự khác bị phá hủy. Về phía Ukraina, có khoảng 156.000 người đã đến tị nạn ở Ba Lan. Cuộc tấn công của Nga từ bốn ngày qua đã khiến gần 200 người Ukraina thiệt mạng và gần 320 người bị thương.

Về mặt ngoại giao, Nga tiếp tục đưa đề xuất đàm phán và cử một phái đoàn đến thành phố Gomel của Belarus. Ngày 27/02, tổng thống Zelensky cho biết Ukraina sẵn sàng đàm phán nhưng không phải tại Belarus vì Minsk đồng lõa trong cuộc xâm lược của Nga. Phía Ukraina đã đề xuất các thành phố «Vacxava, Bratislava, Budapest, Istanbul, Bakou» và «bất kỳ thành phố nào khác phù hợp với chúng tôi».

Thu Hằng

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20220227-qu%C3%A2n-nga-ti%E1%BA%BFn-v%C3%A0o-kharkov-bao-v%C3%A2y-th%E1%BB%A7-%C4%91%C3%B4-kiev

Triều Tiên tiếp tục thử nghiệm tên lửa với lần phóng đầu tiên sau một tháng

Reuters – Các quan chức quân sự Hàn Quốc và Nhật Bản cho biết Triều Tiên vừa bắn tên lửa đạn đạo hôm 27/2, đây là vụ thử đầu tiên kể từ khi Bình Nhưỡng thực hiện một số vụ phóng kỷ lục vào tháng Giêng/2022, theo Reuters.

Các quan chức quân sự Hàn Quốc và Nhật Bản cho biết Triều Tiên vừa bắn tên lửa đạn đạo hôm 27/2/2022.
Các quan chức quân sự Hàn Quốc và Nhật Bản cho biết Triều Tiên vừa bắn tên lửa đạn đạo hôm 27/2/2022.

Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc cho biết Triều Tiên được
nghi là đã bắn một tên lửa đạn đạo về phía biển ngoài khơi phía đông của
nước này từ một địa điểm gần Sunan, nơi có sân bay quốc tế của Bình
Nhưỡng.

Sân bay này là địa điểm của các vụ thử tên lửa, trong đó có một cặp tên lửa đạn đạo tầm ngắn được bắn vào ngày 16/1.

Tên lửa bắn hôm 27/2 đã bay tới độ cao tối đa khoảng 620 km, đến tầm bắn 300 km, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi cho biết trong một tuyên bố trên truyền hình: “Đã có những vụ phóng thường xuyên kể từ đầu năm nay và Triều Tiên đang tiếp tục phát triển nhanh chóng công nghệ tên lửa đạn đạo”. Ông Kishi nói rằng Triều Tiên đang đe dọa an ninh của Nhật Bản, khu vực và cộng đồng quốc tế.

Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của quân đội Mỹ cho biết Hoa
Kỳ lên án vụ phóng mới nhất này và kêu gọi Triều Tiên ngừng các hành
động gây bất ổn, nhưng cho biết vụ thử không gây ra mối đe dọa tức thời.

Vụ thử gần nhất của Triều Tiên là vào ngày 30/1/2022, khi nước này bắn một tên lửa đạn đạo tầm trung Hwasong-12.

https://www.voatiengviet.com/a/trieu-tien-tiep-tuc-thu-ten-lua-voi-lan-phong-dau-tien-sau-1-thang/6461264.html

Ukraine ‘kiên cường chống trả’, Putin muốn chiến thắng trước ngày 2/3

Một xe tăng Nga bị đốt cháy gần thành phố Kharkiv, Ukraine, ngày 25 tháng 2 năm 2022
Chụp lại hình ảnh, Một xe tăng Nga bị đốt cháy gần thành phố Kharkiv, Ukraine, ngày 25 tháng 2 năm 2022

Quân đội Ukraine được cho là tiếp tục kiên cường đánh trả Nga xâm lược trong ngày giao tranh thứ tư kể từ khi Nga vượt qua biên giới hôm 24/2.

Trong ngày Chủ nhật 27/2, Ukraine tuyên bố đã giành lại quyền kiểm soát thành phố lớn thứ hai của mình, Kharkiv, sau cuộc giao tranh trên đường phố với lực lượng Nga.

Lính Nga đã vào Kharkiv, thành phố 1,4 triệu dân, cách biên giới với Nga 12 km về phía nam giao tranh dữ dội trên đường phố với lực lượng Ukraine.

Người đứng đầu chính quyền khu vực Kharkiv, Oleh Sinegubov, sau đó nói rằng người Ukraine đã giành lại quyền kiểm soát thành phố.

“Quyền kiểm soát Kharkiv hoàn toàn là của chúng tôi!” Sinegubov cho biết trong một thông báo trên Telegram.

Trang NBC News ngày 27/2 viết: “Một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ cho biết hôm Chủ nhật rằng Mỹ tiếp tục chứng kiến Nga bị chậm lại do sự kháng cự gay gắt của Ukraine và các thách thức hậu cần, bao gồm cả tình trạng thiếu nhiên liệu.”

“Quan chức này cho biết, mặc dù quân đội Nga đã đưa khoảng hai phần ba lực lượng được chuẩn bị xung quanh Ukraine vào đất nước này, nhưng họ vẫn chưa thể kiểm soát bất kỳ thành phố nào.”

“Theo quan chức này, cuộc kháng chiến là “anh hùng, đầy cảm hứng”, nhưng Nga vẫn có lợi thế, với “sức mạnh chiến đấu khủng khiếp” được bố trí trong và ngoài Ukraine.”

Một hình ảnh vệ tinh cho thấy hậu quả của các cuộc pháo kích ở ngoại ô phía đông bắc Kharkiv, Ukraine ngày 26 tháng 2 năm 2022
Chụp lại hình ảnh, Một hình ảnh vệ tinh cho thấy hậu quả của các cuộc pháo kích ở ngoại ô phía đông bắc Kharkiv, Ukraine ngày 26 tháng 2 năm 2022

Putin ‘muốn thắng trước 2/3’

Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrei Fedorov đã nói rằng ông Putin đang hướng tới một chiến thắng trọn vẹn trước ngày 2/3.

Phát biểu với kênh Al Jazeera, ông Fedorov cho biết “mọi thứ sẽ phụ thuộc vào hai ngày tới bởi vì, theo hiểu biết của tôi, ông Putin ra lệnh cho hoạt động quân sự hoàn thành với chiến thắng trước ngày 2 tháng 3”.

Fedorov nói thêm rằng Moscow sửng sốt trước sự phản kháng quyết liệt của Ukraine và trước quyết định của các quốc gia châu Âu – những nước phụ thuộc phần lớn vào khí đốt của Nga – áp đặt các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt.

“[Những biện pháp này đã] gây ra rất nhiều vấn đề ở đây,” ông này nói.

Kyiv bị bao vây

Thị trưởng của Kyiv đã nói chuyện với hãng thông tấn AP và nói rằng thành phố hiện đang bị “bao vây” bởi các lực lượng Nga.

Vitali Klitschko được hỏi liệu có kế hoạch sơ tán dân thường nếu quân đội Nga chiếm thủ đô hay không.

“Chúng tôi không thể làm điều đó, bởi vì tất cả các cách đều bị chặn,” ông nói. “Ngay bây giờ chúng tôi đang bị bao vây.”

Các cuộc không kích đã vang lên trong thành phố khi người dân phải đối mặt với một đêm nữa trước mối đe dọa của các cuộc không kích.

Ngày giao tranh thứ ba

Hôm 26/2, trong ngày thứ ba từ khi Nga xâm lược Ukraine, truyền thông phương Tây nói quân đội Ukraine vẫn đang ác liệt chống trả quân Nga đông hơn, vũ trang tốt hơn.

Tờ báo The New York Times ngày 26/2 viết: “Kể từ khi các lực lượng Nga bắt đầu xâm lược Ukraine từ phía bắc, phía đông và phía nam hôm thứ Năm, quân đội Ukraine, kém hơn về số binh lính và vũ khí, đã tiến hành các trận chiến ác liệt, tầm gần để duy trì quyền kiểm soát thủ đô Kyiv và các thành phố khác trên khắp đất nước.”

Tổng thống Putin “đang vấp phải sự phản kháng của người Ukraine lớn hơn những gì ông ấy tính toán”, chính phủ Anh cho biết hôm thứ Bảy sau cuộc điện đàm giữa Thủ tướng Boris Johnson của Anh và Tổng thống Volodymyr Zelensky của Ukraine.

Hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng Nga nên bị cô lập về mặt ngoại giao và tài chính, tuyên bố cho biết thêm, đồng thời bày tỏ quan ngại về sự hỗ trợ của Belarus đối với Moscow.

Ông Johnson đã bày tỏ lòng tôn kính “đối với chủ nghĩa anh hùng và sự dũng cảm đáng kinh ngạc của Tổng thống Zelensky và người dân Ukraine.”

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết họ sẽ gửi 350 triệu USD (261 triệu bảng Anh) vũ khí – bao gồm tên lửa chống tăng Javelin, hệ thống phòng không và áo giáp.

Tờ Wall Street Journal ngày 26/2 viết: “Các lực lượng Ukraine và hàng nghìn tình nguyện viên mới được tuyển dụng đã giành lại quyền kiểm soát các đường phố của Kyiv sau khi quân đội Nga và các đơn vị chìm trong trang phục dân sự cố gắng tiến vào thành phố vào đầu ngày thứ Bảy, trong khi các cuộc không kích, đổ bộ đường không và thiết giáp của Nga tiếp tục diễn ra trên khắp đất nước.”

“Vào ngày thứ ba của cuộc chiến mà Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động với mục đích lật đổ chính phủ được bầu của Ukraine và chấm dứt liên kết với phương Tây, các lực lượng Ukraine đã chiến đấu ác liệt trên tất cả các mặt trận, mỗi bên đều khẳng định đã gây thiệt hại nặng nề cho bên kia.”

Trang DW của Đức ngày 26/2 đăng bài ca ngợi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Bài này viết: “Trong một thời gian dài, nhiều người đã xem Volodymyr Zelenskyy là một diễn viên hài bước vào chức vụ tổng thống. Tuy nhiên, trong cuộc đối đầu với Nga, người đàn ông 44 tuổi này đã trưởng thành như một chính khách được kính trọng.”

Báo Anh The Telegraph ngày 26/2 tường thuật: “Kế hoạch của Putin dường như vẫn là nhắm vào Kyiv, bao vây các đơn vị Ukraine thiện chiến ở Donbas để ngăn chặn sự tiếp viện của họ về thủ đô và ngăn chặn phía tây đất nước để cắt đứt các tuyến đường tiếp tế. Tuy nhiên, con số thương vong được cho là cao hơn Nga dự kiến, với hàng trăm xe tăng và xe bọc thép khác bị phá hủy.”

Viết cho báo Anh The Guardian ngày 26/2, Luke Harding, từ Lviv, miền tây Ukraine cho hay:

“Khi tổn thất ngày càng gia tăng, những câu hỏi khó càng chồng chất đối với Điện Kremlin. Trước sự khó khăn và kháng cự của người Ukraine, họ dự định điều hành đất nước như thế nào? Bất kỳ chính phủ bù nhìn kiểu Donetsk nào cũng sẽ thiếu tính hợp pháp. Ngay cả khi Moscow thành công trong việc chiếm giữ Kyiv, thì nhiều tháng và nhiều năm vấn đề vẫn còn ở phía trước. Không ai mong đợi người Ukraine đầu hàng. Nhiều khả năng là kháng chiến.”

Mỹ, Canada và các quốc gia châu Âu quan trọng, bao gồm cả Đức, đã đồng ý loại bỏ “một số các ngân hàng Nga” khỏi hệ thống thanh toán Swift, các quốc gia này đã thông báo vào thứ Bảy.

“Khi các lực lượng Nga mở cuộc tấn công vào Kyiv và các thành phố khác của Ukraine, chúng tôi quyết tâm tiếp tục áp đặt các chi phí lên Nga sẽ khiến Nga bị cô lập hơn nữa khỏi hệ thống tài chính quốc tế và các nền kinh tế của chúng tôi. Chúng tôi sẽ thực hiện các biện pháp này trong vòng những ngày tới”, thông báo từ các nhà lãnh đạo của Ủy ban châu Âu, Pháp, Đức, Ý, Anh, Canada, và Mỹ cho biết.

Swift là mạng thanh toán quốc tế chính của thế giới. Một số quốc gia đã bày tỏ sự ủng hộ đối với việc loại Nga ra khỏi nền tảng và Đức, nước trước đây phản đối biện pháp này, đã ủng hộ vào hôm thứ Bảy.

Trang Al Jazeera ngày 26/2 viết: “Cho đến nay, Nga vẫn chưa thành công trong việc chiếm hoàn toàn bất kỳ thành phố nào của Ukraine, mặc dù các lực lượng của họ đã tấn công Kyiv cũng như Kharkiv, nằm sát biên giới với Nga.

“Nga đã tuyên bố kiểm soát các trung tâm đô thị phía nam, bao gồm Melitopol và Kherson, phía bắc bán đảo Crimea do Ukraine sáp nhập, nhưng điều này chưa được xác nhận.”

Các nhà phân tích phương Tây ước tính rằng cuộc tấn công ban đầu của Nga có sự tham gia của khoảng một nửa trong số hơn 150.000 quân mà nước này đã tập trung ở biên giới trước cuộc xâm lược.

Phóng viên quốc phòng Jonathan Beale của BBC nói rằng Nga cũng không sử dụng pháo binh và các cuộc không kích mạnh mẽ như mong đợi.

Tuy nhiên, phóng viên của BBC cho biết thêm rằng việc quân đội giữ dự trữ khi họ điều chỉnh kế hoạch là điều bình thường. Nga có thể cần chúng cho các giai đoạn sau của cuộc xâm lược, ông nói.

CNN ngày 26/2 nói: “Cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine đang vấp phải sự kháng cự “gay gắt hơn dự kiến” từ quân đội Ukraine cũng như những khó khăn bất ngờ trong việc cung cấp lực lượng của họ, hai quan chức cấp cao của Mỹ nói với CNN.”

CNN nói tiếp: “Trên chiến trường, Nga đang chịu tổn thất nặng nề về nhân sự, thiết giáp và máy bay cao hơn so với dự kiến. Điều này một phần là do hệ thống phòng không của Ukraine đã hoạt động tốt hơn so với dự đoán trong các cuộc đánh giá của tình báo Mỹ trước cuộc xâm lược. Ngoài ra, Nga vẫn chưa thiết lập uy thế trên không đối với Ukraine, một quan chức quốc phòng cấp cao cho biết, trong lúc không quân Ukraine và các hệ thống phòng không cố gắng chiến đấu để kiểm soát không phận.”

Nhà ga ở Odessa, miền nam Ukraine ngày 24/2
Chụp lại hình ảnh, Nhà ga ở Odessa, miền nam Ukraine ngày 24/2

Đức thay đổi, gửi vũ khí cho Ukraine

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vừa ca ngợi quyết định gửi vũ khí của Đức, trong một sự đảo ngược chính sách lớn đối với Berlin.

“Tiếp tục, Thủ tướng Olaf Scholz! Liên minh chống chiến tranh hành động!” ông Volodymyr Zelensky đã tweet.

Tổng thống Nga Vladimir Putin
Chụp lại hình ảnh, Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tổng thống Ukraine cũng hoan nghênh các nỗ lực giúp đàm phán để chấm dứt cuộc xâm lược.

Trong một tin nhắn video hôm thứ Bảy, ông nói rằng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev đã đề nghị giúp tổ chức các cuộc đàm phán và “chúng tôi chỉ có thể hoan nghênh điều đó.”

Quân đội Đức sẽ gửi 1.000 vũ khí chống tăng và 500 tên lửa đất đối không lớp “Stinger” tới Ukraine trong bối cảnh Nga đang tiếp tục xâm lược, chính phủ nước này thông báo.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky
Chụp lại hình ảnh, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky

Người phát ngôn chính phủ Steffen Hebestreit cho biết số vũ khí này sẽ được chuyển giao trong thời gian sớm nhất để hỗ trợ quân đội Ukraine.

Thủ tướng Olaf Scholz cho biết Đức có “nghĩa vụ hỗ trợ Ukraine trong khả năng có thể để tự bảo vệ mình trước đội quân xâm lược của Vladimir Putin.”

Những con phố trống trải tại thủ đô Kyiv của Ukraine ngày 26 tháng 2 năm 2022
Chụp lại hình ảnh, Những con phố trống trải tại thủ đô Kyiv của Ukraine ngày 26 tháng 2 năm 2022

Trước đó, hôm thứ Bảy, Berlin đã ủy quyền cho các đối tác NATO là Hà Lan và Estonia thực hiện việc giao vũ khí cho Ukraine.

Đối với Hà Lan, sẽ chuyển 400 vũ khí chống tăng do Đức sản xuất, trong khi Estonia được chấp thuận gửi pháo từ các kho dự trữ cũ của Đông Đức.

Động thái này đánh dấu một sự thay đổi lớn đối với Đức, nước cho đến nay vẫn từ chối giao vũ khí sát thương cho Ukraine do chính sách không gửi vũ khí tới khu vực xung đột.

Theo Bộ Quốc phòng Hà Lan, Hà Lan cũng cho biết sẽ gửi vũ khí chống tăng tới Ukraine.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-60542846

AFP) – Bắc Triều Tiên nối lại các vụ phóng tên lửa sau một tháng tạm lắng. Trong một thông cáo công bố hôm nay 27/02/2022, quân đội Hàn Quốc cho biết họ đã “phát hiện một tên lửa đạn đạo được phóng về hướng Biển Nhật Bản. Tên lửa được phóng từ Sunan gần Bình Nhưỡng vào hôm thứ Bảy, đã đi được khoảng 300 km ở độ cao tối đa 620 km. Phủ tổng thống Hàn Quốc bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về vụ phóng xảy ra “vào thời điểm thế giới đang nỗ lực ngăn chặn chiến tranh ở Ukraina”. 

(Le Monde) – Ấn Độ từ chối lên án vụ tấn công của Nga vào Ukraina. Là đồng minh của cả Nga, nhà cung cấp vũ khí chính của nước này, lẫn Hoa Kỳ và châu Âu, thủ tướng Ấn Độ đến nay vẫn tránh lên án hành động xâm lược Ukraina của Vladimir Putin. Ấn Độ đã bỏ phiếu trắng, vào thứ Sáu, 25/02/2022, trong cuộc bỏ phiếu của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, về một nghị quyết chỉ trích “hành động gây hấn chống lại Ukraina” và kêu gọi Nga “rút quân ngay lập tức”. Ngay trong cuộc họp khẩn cấp đầu tiên của Hội Đồng, thứ Hai, 21/02, đại diện Ấn Độ cũng chỉ kêu gọi “tất cả các bên kiềm chế ”. 

(Reuters) –  Đức nhấn mạnh “trách nhiệm đặc biệt” của Trung Quốc đối với Ukraina. Trong một tin nhắn Twitter hôm 26/02/2022, bộ Ngoại Giao Đức cho biết là ngoại trưởng Đức bà Annalena Baerbock đã nhấn mạnh “trách nhiệm đặc biệt” của Trung Quốc đối với Ukraina trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc, Vương Nghị. Trung Quốc đã bỏ phiếu trắng hôm thứ Sáu trong cuộc bỏ phiếu về dự thảo nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc về vụ Nga xâm lược Ukraina.

AFP) – Tổng thống Pháp lên án Belarus can thiệp vào chiến tranh Ukraina. Trong cuộc điện đàm ngày 26/02/2022 với đồng nhiệm Alexandre Lukachenko, ông Macron cũng yêu cầu quân Nga nhanh chóng rút khỏi Belarus. Tổng thống Pháp cũng nhấn mạnh đến tâm quan trọng của việc phối hợp với cộng đồng quốc tế để cứu trợ nhân đạo người dân Ukraina.

(AFP) – Belarus tổ chức trưng cầu dân ý sửa đổi Hiến Pháp. Cuộc trưng cầu dân ý diễn ra ngày 27/02/2022 nhằm tăng thêm quyền lực cho tổng thống Alexandre Lukachenko. Theo giới chuyên gia, kết quả sẽ không có gì bất ngờ. Tổng thống đương nhiệm sẽ có thể nắm quyền thêm hai nhiệm kỳ. Ông Lukachenko giữ chức tổng thống từ năm 1994 và được bầu nhiệm kỳ thứ 6 vào tháng 08/2020.

(RFI) – Thụy Điển và Phần Lan tái khẳng định quyền tự do lựa chọn gia nhập NATO. Đây là lời đáp trả ngày 27/02/2022 của hai nước sau khi bộ Ngoại Giao Nga đe dọa hôm 26/02 rằng là Helsinki và Stockholm “sẽ hững những hậu quả nghiêm trọng về quân sự và chính trị” nếu gia nhập NATO. Thụy Điển và Phần Lan không phải là thành viên của NATO nhưng hợp tác chặt chẽ với tổ chức này.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20220227-tin-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?