Trung Quốc cho phép Philippines tiếp tế ở Bãi Cỏ Mây

 Tàu BRP Sierra Madre của Hải quân Philippines mắc cạn từ năm 1999 và đã trở thành một điểm đồn trú quân sự trên Bãi Cỏ Mây đang tranh chấp tại quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Ảnh chụp ngày 29 tháng 3 năm 2014.

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS /ERIK DE CASTRO/TƯ LIỆU

Chụp lại hình ảnh,

Tàu BRP Sierra Madre của Hải quân Philippines mắc cạn từ năm 1999 và đã trở thành một điểm đồn trú quân sự trên Bãi Cỏ Mây đang tranh chấp tại quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Ảnh chụp ngày 29 tháng 3 năm 2014.

Hải cảnh Trung Quốc cho biết họ đã thực hiện "những sự sắp xếp đặc biệt tạm thời" cho phép Philippines tiếp tế cho quân đội đang đồn trú trên một con tàu từ thời Thế chiến II bị mắc cạn tại một rạn san hô đang tranh chấp, theo Reuters.

Hải cảnh Trung Quốc trước đó đã điều tàu ra ngăn cản Philippines thực hiện nhiệm vụ tiếp tế cho số quân đang đóng trên tàu vận tải vốn đã trở thành tiền đồn quân sự tại Second Thomas Shoal (bãi cạn mà Việt Nam gọi là Bãi Cỏ Mây còn Trung Quốc gọi là Rạn Nhân Ái) thuộc quần đảo Trường Sa, cách đảo Palawan của Philippines 190 km.

Trong một tuyên bố trên tài khoản WeChat chính thức của mình vào cuối ngày thứ Bảy, Hải cảnh Trung Quốc cho biết họ đã cho phép tiếp tế nhu yếu phẩm nhưng vẫn kiên quyết bảo vệ chủ quyền, quyền và lợi ích biển đảo của Trung Quốc tại bãi cạn này và các vùng biển lân cận.

Tuyên bố trên WeChat nêu rõ: “Vào ngày 21 tháng 1, một máy bay nhỏ từ Philippines đã thả hàng tiếp tế cho chiếc tàu chiến đang mắc cạn phi pháp”.

“Hải cảnh Trung Quốc đã theo dõi và giám sát tình hình bằng thời gian thực, kiểm soát và xử lý theo luật pháp và quy định, đồng thời có những thỏa thuận đặc biệt tạm thời để Philippines tiếp tế nhu yếu phẩm hàng ngày”, thông báo nêu.

Trung Quốc, nước tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, đưa ra đường chín đoạn cắt vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Indonesia.

Trung Quốc đã nhiều lần kêu gọi Philippines kéo con tàu đi dựa trên lời hứa mà Manila đã đưa ra, nhưng Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr đã bác bỏ.

Thông điệp trên WeChat hôm thứ Bảy viết rằng “các bên liên quan” ở Philippines đã cố tình đánh lừa dư luận quốc tế và phớt lờ sự thật, và rằng điều đó không có lợi cho việc giảm bớt căng thẳng ở Biển Đông.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?