‘Có 20 triệu ý kiến cho Hiến pháp’
Cập nhật: 13:46 GMT - chủ nhật, 31 tháng 3, 2013
Bọn "điếm" cầm đầu đảng CSVN vẫn khinh thường công luận và miệt thị thế giới qua trò bịp bợm góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp để tiếp tục duy trì chế độ độc tài, độc đảng vua tập thể, hầu thống trị nhân dân và làm tay sai cho Đại Hán Tàu cộng qua bản công bố ngụy tạo dưới đây.
Chúng ta nên tố cáo hành động lưu manh xảo trá này của bè lũ CS và thách thức chúng công khai tổ chức trưng cầu dân ý dưới sự kiểm soát của LHQ với điều kiện chấp nhận cho tự do hội họp, truyền thông báo chí trong nước
Chúng ta nên tố cáo hành động lưu manh xảo trá này của bè lũ CS và thách thức chúng công khai tổ chức trưng cầu dân ý dưới sự kiểm soát của LHQ với điều kiện chấp nhận cho tự do hội họp, truyền thông báo chí trong nước
Minh Nhân
Chỉ chưa đầy ba tháng kể từ khi Dự thảo sửa
đổi Hiến pháp được đưa ra trưng cầu ý kiến, đến nay có đến 20 triệu
ý kiến đóng góp và 90% người dân quan tâm đến việc sửa đổi Hiến
pháp.
Đó là kết quả do nhà cầm quyền Việt Nam thông báo khi mà giới
lãnh đạo chính trị nước này đang có một loạt hoạt động đánh giá và
vận động cho công việc này nhân dịp gần tròn ba tháng.Tháng Ba này đáng ra là thời hạn chấm dứt lấy ý kiến về Hiến pháp, tuy nhiên công việc này đã được quyết định sẽ kéo dài đến hết tháng Chín năm nay.
Tại buổi lấy ý kiến các cán bộ cao cấp đã nghỉ hưu hôm thứ Năm ngày 28/3, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, cũng đồng thời là chủ tịch Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, được truyền thông trong nước dẫn lời cho biết đã có ‘20 triệu lượt góp ý’ cho Dự thảo Hiến pháp thông qua gần ‘30.000 cuộc họp, hội thảo và hội nghị’.
Không rõ ràng
Tuy nhiên, những con số khổng lồ về sự quan tâm và ủng hộ của người dân đối với Dự thảo Hiến pháp mà chính quyền Việt Nam loan báo cũng có những điểm không rõ ràng.Trước ông Hùng ba ngày, hôm 25/3, tại cuộc họp đánh giá về kết quả ban đầu của việc góp ý Hiến pháp, phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được báo chí trong nước dẫn lời cho biết chính quyền đã tiếp nhận ‘khoảng 15 triệu ý kiến’ thông qua ‘28.000 hội thảo hội nghị’.
"Người dân thành phố rất tỉnh táo, thể hiện được tinh thần trách nhiệm, không để bị xúi giục, lợi dụng hay lôi kéo. Số người dân bị lôi kéo rất ít."
Nguyễn Thị Quyết Tâm, chủ tịch Hội đồng nhân dân
TPHCM
Cũng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trong buổi làm việc với Đoàn Thanh niên Cộng sản chiều 27/3 đã cho biết chỉ tính riêng trong đoàn viên thanh niên đã có ‘một triệu ý kiến đóng góp’ và ông cho rằng con số này là ‘còn ít’.
Tuy nhiên, sự chênh lệnh kết quả lớn nhất là giữa con số của ông Hùng đưa ra và con số thống kê của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc trung ương.
Sau ông Hùng một ngày vào ngày 29/3, ông Huỳnh Đảm, chủ tịch Mặt trận Trung ương, đã trả lời báo chí kết quả sơ kết công việc góp ý Hiến pháp.
Theo Thông tấn xã Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam, ông Đảm đưa ra con số ‘có hơn 8 triệu ý kiến của các tầng lớp nhân dân góp ý cho việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992’ qua hệ thống Mặt trận trong vòng ba tháng qua.
Mặt trận Tổ quốc là cơ quan chủ đạo được giao nhiệm vụ tổ chức, lấy và tập hợp ý kiến của người dân về Dự thảo Hiến pháp. Tuy nhiên số ý kiến mà cơ quan này lấy được còn hụt đến 12 triệu so với con số mà chủ tịch Quốc hội đưa ra.
"(Nhân dân) Không chỉ khẳng định Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội mà còn là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội."
Huỳnh Đảm, chủ tịch trung ương
MTTQ
Đó là con số mà bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố, đưa ra hôm 28/3 tại buổi họp bàn về kết quả tổng kết ý kiến đóng góp Hiến pháp của người dân thành phố, cả báo Tuổi Trẻ và trang mạng Vietnamnet đều đưa tin.
Tờ Tuổi Trẻ còn dẫn kết quả khảo sát của Ban Tuyên giáo Thành ủy đưa ra tại buổi họp này cho thấy ‘có đến 90,4% người dân thành phố có quan tâm đến đợt lấy ý kiến này’ trong đó có tới ‘70% đã đọc toàn bộ Dự thảo Hiến pháp hoặc những nội dung họ quan tâm’.
‘Ủng hộ điều 4’
Bà Quyết Tâm cũng cho biết rằng người dân thành phố lớn nhất nước này ‘đồng tình khi Dự thảo khẳng định rõ hơn vai trò lãnh đạo của Đảng’ theo nội dung Điều 4 đang hiện gây tranh cãi.“Nhưng người dân thành phố rất tỉnh táo, thể hiện được tinh thần trách nhiệm, không để bị xúi giục, lợi dụng hay lôi kéo. Số người dân bị lôi kéo rất ít,” Vietnamnet dẫn lời bà Tâm nói.
Còn Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Huỳnh Đảm thì cho biết trong cuộc phỏng vấn trên rằng ‘các tầng lớp nhân dân đề nghị tiếp tục hiến định vai trò lãnh đạo của Đảng’.
“Không chỉ khẳng định Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội mà còn là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội,” ông Đảm dẫn ý kiến được cho là của nhân dân.
Hai vị Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Xuân Phúc trong các cuộc họp về Dự thảo Hiến pháp nói trên đều cho biết phần lớn ý kiến đóng góp của người dân đều ‘tán thành, nhất trí với các nội dung, điều khoản cụ thể của Dự thảo Hiến pháp’.
Tuy nhiên, trong một cuộc thăm dò mới đây trên trang mạng xã hội Facebook của BBC Việt ngữ, có nhiều ý kiến cho rằng họ không quan tâm đến việc góp ý vào Dự thảo Hiến pháp này và rằng họ rất ngại nếu góp ý trái ý chính quyền thì sẽ bị gây khó dễ.
"Yên tâm đi, rồi sẽ có đủ gần 100 triệu ý kiến thôi. "
Tí Còi, cư dân Facebook
“Chẳng có ai trong cơ quan tôi làm ở Sài Gòn (góp ý cho Hiến pháp), tin rằng góp ý sửa đổi Hiến pháp sẽ được chính quyền lắng nghe. Ai cũng nói: mày rảnh quá hả,” Tân Nguyễn viết.
“Chỗ tớ ở thanh niên chỉ biết ăn, ngủ, đi làm và đi chơi chẳng thấy thằng hề nào đem chuyện Hiến pháp cả! Thằng nào nói một triệu ý kiến (trong thanh niên) chắc chắn không có phường tớ và tớ cũng đảm bảo là phường khác không có luôn,” House Full cho biết.
“Không có mình, chắc chắn không bao giờ lấy ý kiến của mình. Tất cả báo cáo toàn là nói láo,” Vu Huu Phuong viết.
“Yên tâm đi, rồi sẽ có đủ gần 100 triệu ý kiến thôi!,” Tí Còi bình luận.
Riêng Cái Anh Tần thì phản bác các ý kiến trên: “Các bạn đang bức xúc, đang bế tắc, chưa nhận thức được trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của một công dân Việt Nam à? Sao lại phát ngôn ngộ nhận như thế? Cái gì còn thiếu sót, cái gì còn sơ hở, cái gì cần hoàn chỉnh thì các bạn phải đóng góp để quản lý và phát triển chứ. Bạn là người Việt Nam mà
Nhận xét
Đăng nhận xét