Phép lạ kinh tế Indonesia
Nghe (17:30)
Indonesia có tiềm năng thị trường tiêu thụ rộng lớn và giá lao động rẻ.
REUTERS/Beawiharta/Files
Là quốc gia đông dân thứ tư trên địa cầu, tầng lớp trung lưu có thu nhập cao dự trù tăng lên gấp đôi vào năm 2020 và một tỷ lệ tăng trưởng đều đặn trên 6 % một năm bất chấp khủng hoảng toàn cầu. Đó là những yếu tố biến Indonesia thành một miền đất hứa trong mắt các nhà đầu tư thế giới.
Phép màu kinh tế Indonesia do đâu mà có và một nền kinh tế hùng mạnh sẽ liệu sẽ có thay đổi tương quan lực lượng của Jakarta với các đối tác Đông Nam Á hay không ? Trả lời trên đài Pháp ngữ RFI, Christine Cabasset thuộc Viện nghiên cứu về Đông Nam Á Đương đại IRASEC, chuyên gia về Indonesia và Đông Nam Á, François Raillon và nhà nghiên cứu Thierry Aube thuộc Cơ quan nghiên cứu quan hệ quốc tế, CERI của Pháp lần lượt trả lời hai câu hỏi trên.
Theo nghiên cứu của cơ quan tư vấn kinh tế Boston Consulting Group, đến năm 2050 tổng sản phẩm nội địa Indonesia sẽ lớn hơn so với của nước Đức. Hiện tại, Indonesia là một trong những quốc gia nơi tầng lớp trung lưu đang phát triển với tốc độ nhanh thần kỳ. Chỉ từ nay tới năm 2020 số này sẽ được nhân lên gấp đôi để đạt tới 140 triệu người. Thị trường xe hơi Indonesia được coi là tiềm năng vào bậc nhất trong thập niên tới.
Năm ngoái, số xe bán ra tại quần đảo Nam Dương tăng 25 %, và Indonesia đã mua vào 1,1 triệu chiếc xe năm ngoái dù vậy mới chỉ có 4 % người dân Indonesia đã có xe hơi ! Các nhà sản xuất dự phóng vào năm tới, Indonesia sẽ qua mặt Thái Lan để trở thành thị trường xe hơi quan trọng nhất của Đông Nam Á.
Trong ngành hàng không tuần trước, hợp đồng mua 234 chiếc máy bay Airbus A320 trị giá hơn 18 tỷ euro của tập đoàn hàng không giá rẻ Lion Air là một bằng chứng khác cho thấy viễn cảnh kinh tế tươi sáng của quốc gia này nhất là mới chỉ hơn một năm trước đây, cũng Lion Air đã mua 230 chiếc Boeing 737 của Mỹ. Những hợp đồng khổng lồ đó không gây ngạc nhiên khi biết rằng, khối lượng hành khách của các tập đoàn hàng không Indonesia tăng trung bình 20 % một năm.
Công ty điện lực General Electric của Mỹ vừa thông báo đầu tư thêm 300 triệu đô la vào Indonesia trong 5 năm tới sau khi doanh thu từ Indonesia bảo đảm đến 11 % thu nhập của toàn năm của tập đoàn. Hạ tầng cơ sở tại Indonesia còn yếu kém, đó vừa là một trở ngại vừa là động lực thôi thúc các nhà đầu tư chen chân vào thị trường lớn nhất Đông Nam Á này.
Trước hết, Thierry Aube thuộc Cơ quan nghiên cứu quan hệ quốc tế, CERI nhấn mạnh : thành quả kinh tế mà Indonesia có được ngày nay chủ yếu nhờ vào sự ổn định chính trị. Người dân Indonesia cũng như cộng đồng quốc tế tin tưởng vào chính quyền của tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono kể từ khi ông lên điều hành đất nước vào năm 2004.
Chuyên gia về Indonesia và Đông Nam Á, François Raillon chia sẻ quan điểm nói trên và ông nhấn mạnh rằng thực ra kinh tế Indonesia có rất nhiều tiềm năng và luôn phát triển tốt thế nhưng tiếc là trong nhiều năm, dư luận quốc tế và báo giới chỉ nhắc đến quốc gia Đông Nam Á này mỗi khi Indonesia phải đối phó với tai họa hay bất ổn. François Raillon nhấn mạnh 1998 là cột mốc quan trọng của Indonesia :
« 1998 kinh tế Indonesia đã đụng đáy : quốc gia này phải đương đầu với cuộc khủng hoảng tài chính châu Á sau 32 năm dưới chế độ Suharto. Năm ấy, GDP của Indonesia giảm 13 % và kéo theo những hậu quả vô vùng tai hại. Khi đó không ai mấy tin tưởng vào đà vươn lên của quần đảo Nam Dương. Nhiều nhà quan sát lo ngại Indonesia sẽ tan rã tương tự như kịch bản từng xảy ra với vùng Balkan. Thế nhưng khi đã rơi xuống tận cùng như vậy, năm 1998 cũng là điểm khởi đầu giúp Indonesia hồi sinh.
Người dân Indonesia đã nắm bắt cơ hội để thay đổi vận mệnh : thứ nhất Indonesia từ đó quyết tâm hướng tới con đường dân chủ và đây là điều đã không hề thay đổi từ 14 năm qua. Thứ hai là Jakarta đã tận dụng khai thác những nền tảng công nghiệp sẵn có, những cơ sở mà chính quyền của tướng Suharto đã gây dựng được từ nhiều năm trước. Cũng đừng quên rằng ông Suharto đã cai trị đất nước với một bàn tay sắt nhưng ông ta có chủ trương phát triển kinh tế cho đất nước.
May mắn khác nữa của Indonesia là tầng lớp lãnh đạo thời đó, ngay từ năm 2000 đã đồng lòng giải quyết những xung khắc chính trị một cách ôn hòa và hướng tới dân chủ ».
Thierry Aube thuộc trung tâm nghiên cứu về quan hệ quốc tế CERI cũng cho rằng 1998 là điểm khởi đầu cho sự vươn lên của Indonesia :
« Hoàn toàn đúng như vậy. Tác động của cuộc khủng hoảng thời đó đối với Indonesia đã trở nên trầm trọng đến nỗi các định chế tài chính đa quốc gia như là Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế đều phải can thiệp. Nhìn sang nước láng giềng là Malaysia thì chính quyền của thủ tướng Mahatir vẫn bình an vô sự, riêng Indonesia thì lại còn phải đương đầu với khủng hoảng tại Đông Timor, khi người dân đòi độc lập sau 25 năm đặt dưới ách quân đội Indonesia.
Trong hoàn cảnh khó khăn đó, hai chính quyền liên tiếp của tổng thống Habibie và Abduhraman Wahid đã có nhiều nỗ lực trong giai đoạn chuyển tiếp. Sau đó, chính quyền của tổng thống Magawati Sukarnoputri bắt đầu phác họa ra mô hình kinh tế của Indonesia thời kỳ hậu Suharto.
Cũng phải nói Indonesia có khá nhiều lợi thế : trước hết quần đảo này chiếm một vị trí chiến lược trong khu vực ; Indonesia lại cũng là nền kinh tế đông dân nhất trong khối ASEAN. Nhưng để kinh tế Indonesia cất cánh thì quần đảo này đã hội tụ đủ một số điều kiện và may mắn thay cho đất nước rộng lớn đó là các nhà lãnh đạo Indonesia từ năm 1998 tới nay đã hết sức khéo léo trong việc quản lý đất nước, đưa kinh tế nước này đi lên ».
Christine Cabasset thuộc Viện nghiên cứu về Đông Nam Á Đương đại IRASEC đang công tác tại Bali cho rằng cần phải nhìn lại quá trình phát triển của Indonesia từ những năm 1970 dưới thời Suharto để hiểu được thành quả kinh tế của nước này ngày hôm nay và trước hết theo bà, không phải đến giờ phút này người ta mới nhận nhìn thấy tiềm năng của Indonesia :
« Cho đến năm 1997 Indonesia từng được coi là một trong những con cọp của châu Á, tức là một nền kinh tế có nhiều tiềm năng phát triển, một nền kinh tế đang trỗi dậy với nhiều hứa hẹn. Trong khoảng 3 thập niên, từ đầu những năm 1970 kinh tế Indonesia đã tăng trưởng mạnh, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Indonesia đã đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa đất nước, đẩy mạnh ngành du lịch và khai thác lâm nghiệp. Đà tăng trưởng đó có được phần lớn nhờ chính sách của tổng thống Suharto liên tục cầm quyền từ năm 1966 đến 1998. Song song với phát triển kinh tế, Indonesia cũng đã mở rộng hệ thống giáo dục đến mọi tầng lớp xã hội. Tuy nhiên, nạn tham nhũng dưới thời Suharto đã tràn lan, chủ yếu do khai thác căc nguồn tài nguyên thiên nhiên, và các dự án xây dựng … Bất bình đẳng xã hội cũng đã rõ nét dưới thời đại Suharto.
60 % dân số Indonesia sống tại Java và Java cũng là lá phổi tài chính, kinh tế của cả nước. Thế nhưng phần còn lại của Indonesia thì như đã bị bỏ quên. Khủng hoảng tài chính những năm 97-98 đẩy kinh tế Indonesia xuống vực thẳm : nhiều ngân hàng và doanh nghiệp phải đóng cửa. Nạn thất nghiệp gia tăng. Người dân lâm vào cảnh bần cùng, không còn kiên nhẫn khi thấy các tàng lớp lãnh đạo tham ô, những kẻ « ăn trên ngồi trước » bình yên vô sự.
Đó là ngòi nổ dẫn tới sự sụp đổ của chế độ Suharto năm 1998. Bạo động đã bùng lên tại nhiều thành phố lớn Indonesia. Rồi đến giai đoạn 1998 – 2000, thì đấy cũng là thời điểm người dân Indonesia thực sự muốn đi theo mô hình dân chủ, mở ra với thế giới bên ngoài và muốn bắt kịp con tàu kinh tế của thế giới. Đương nhiên kinh tế Indonesia đã phải mất một vài năm mới lấy lại thăng bằng. Từ 2007, kinh tế Indonesia đã thực sự vững mạnh trở lại khến báo chí quốc tế nói tới « phép lạ kinh tế » của quần đảo Nam Dương và đây thực sự là một nền kinh tế có rất nhiều tiềm năng ».
Thierry Aube thuộc Cơ quan nghiên cứu quan hệ quốc tế, CERI nhắc lại hai lá chủ bài của kinh tế Indonesia : một tầng lớp trung lưu với thu nhập từ 3 đến 5 ngàn đô la một tháng và Indonesia không chỉ phát triển nhờ khu vực xuất khẩu.
« Cũng phải nói tăng trưởng kinh tế Indonesia có những nét đặc thù : chẳng hạn như sức tiêu thụ nội địa của Indonesia rất lớn. Theo các công trình nghiên cứu, 60 % GDP của nước này có được là nhờ sức mua của các hộ gia đình. Trong khi đó tại Trung Quốc tiêu thụ nội địa chỉ đem lại khoảng 35 % GDP mà thôi. Điều đó giúp Indonesia ít bị xáo trộn vì khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu. Indonesia như một ông khổng lồ đi bằng hai chân : khu vực xuất khẩu giúp kinh tế nước này phát triển, nhưng đồng thời tiềm năng tiêu thụ nội địa cũng là một đòn bảy quý giá đối với Indonesia. Ngoài ra, Indonesia còn là một nền kinh tế có nhiều tài nguyên thiên nhiên, và đây là một lợi thế không nhỏ trong chiến lược phát triển của Indonesia ».
Chuyên gia về Indonesia và Đông Nam Á, François Raillon thuộc cơ quan CNRS của Pháp, thì nhấn mạnh đến sự khôn ngoan của các nhà cầm quyền Indonesia liên tiếp đã sử dụng đúng chỗ đồng tiên thu về từ các hoạt động khai thác tài nguyên :
« Tôi cũng nghĩ là thành tích kinh tế của Indonesia ngày nay, một phần có được là nhờ vào chính sách đầu tư của Jakarta từ những năm 1970 cho đến khi chính quyền Suharto sụp đổ. Mặt khác, Indonesia cũng đã thành công trong công cuộc cải cách nông nghiệp, đem lại cơm áo cho người dân. Hơn nữa Jakarta cũng đã dùng thu nhập từ các hoạt động khai thác tài nguyên để đầu tư để phát triển công nghiệp, để phục vụ ngành giáo dục, y tế …
Tôi cũng xin lưu ý thính giả rằng năm 2008 khi cả thế giới lao đao về khủng hoảng tài chính toàn cầu, thì Indonesia vẫn duy trì được tỷ lệ tăng trưởng trên 5 %. Hai yếu tố giải thích vì sao quốc gia này đứng ngoài vòng xoáy của cơn bão tiền tệ thổi qua Âu Mỹ : thứ nhất là sau khủng hoảng tài chính Á châu năm 1997, Indonesia đã rút ra nhiều bài học quý giá và đã lành mạnh hóa hệ thống tài chính, ngân hàng của mình. Cụ thể là ngành ngân hàng của Indonesia đã được tổ chức lại, và không còn cho vay bừa bãi như ở vào cuối những năm 1990. Ngành tài chính của Indonesia năm 2008 còn vững hơn cả so với các tập đoàn ngân hàng của Mỹ.
Yếu tố thứ nhì như đã nói là kinh tế Indonesia ít lệ thuộc vào xuất khẩu hơn so với một nước như là Trung Quốc, hay Nhật Bản chẳng hạn. Nhờ thế mà kinh tế Indonesia không bị tác động khi nhập khẩu của Âu Mỹ giảm sụt.
Hiện có khoảng 60 triệu dân Indonesia có thu nhập tương đối cao. Nhờ vậy mà các cửa hàng tấp nập người ra vào, các chuyến bay luôn đông khách – điển hình là tập đoàn hàng không giá rẻ Lion Air phát triển rất nhanh – Tầng lớp trung lưu là cột trụ chính cả về phương diện chính trị, xã hội lẫn kinh tế của mô hình Indonesia. Ở bên trên tầng lớp trung lưu này, thì có những nhà tỷ phú, triệu phú họ luôn luôn quan tâm đến chiến lược phát triển của Indonesia để đưa kinh tế nước này đi lên. Ở hạ tầng nấc thang xã hội thì Indonesia có cả một đội ngũ nhân công dồi dào, từ nông thôn ra thành thị kiếm sống. Thu nhập của họ hãy còn rất thấp. Chính tầng lớp này cạnh tranh trực tiếp với nhân công Trung Quốc. Hiện tại một số nhà máy của Trung Quốc đã bắt đầu di dời cơ sở sản xuất sang Indonesia ».
Cho dù đã tham gia câu lạc bộ nhóm G20 của 20 nền kinh tế phát triển nhất của thế giới, con đường phát triển của Indonesia vẫn còn phải vượt qua nhiều thách thức. François Raillon phân tích thêm về những nhược điểm và giới hạn của mô hình đó :
" Mô hình phát triển thần kỳ của Indonesia đương nhiên có nhiều nhược điểm. Thứ nhất Indonesia là một đất nước rộng lớn với hơn 17 000 hòn đảo cho nên Jakarta không dễ quản lý tình hình. Đương nhiên là có những vùng bị phép màu kinh tế bỏ quên. Rồi từ sự rộng lớn về lãnh thổ đó đã nảy sinh một sự cạnh tranh giữa các chính quyền địa phương với trung ương …
Một mắt xích yếu kém khác của mô hình phát triển Indonesia là như nhiều nước đang phát triển khác, Indonesia cần cải thiện hệ thống hạ tầng cơ sở hãy còn rất tồi tệ. Thế rồi khi kinh tế phát triển, thì kèm theo đó là khác biệt giàu nghèo cũng rõ rệt hơn ; tình trạng nghèo khó vẫn tồn tại. Một thách thức nữa đặt ra cho Indonesia liên quan đến vấn đề tôn giáo. Là quốc gia Hồi giáo đông dân nhất địa cầu, Indonesia luôn đi theo đường lối ôn hòa tuy nhiên chính quyền nước này vẫn luôn phải cảnh giác trước các phần tử cực đoan. Indonesia từng là nạn nhân của nhiều vụ khủng bố. Đây có thể là một yếu tố khiến các nhà đầu tư do dự bỏ vốn vào Indonesia ».
Yếu kém về hạ tầng cơ sở trong mắt nhà nghiên cứu Thierry Aube là một trở ngại không nhỏ : « Tôi nghĩ đây là một trong những trở lực rõ rệt nhất đối với Indonesia. Các doanh nhân nước ngoài ngần ngại đầu tư vào Indonesia vì yếu tố này, nhưng đồng thời một số các nhà quan sát cho rằng đây cũng có thể là thời điểm để đầu tư để nâng cao hạ tầng cơ sở cho Indonesia. Bên cạnh đó tôi xin được lưu ý : Jakarta có lẽ cần xét lại chính sách phá rừng. Câu hỏi đặt ra là có nên tiếp tục phá rừng để lấy đất trồng cọ, đẩy mạnh công nghiệp xuất khẩu dầu cọ cho quốc tế hay không ? Đây cũng là vấn đề đặt ra cho nhiều nước Đông Nam Á khác.
Nhìn từ Bali, bà Christine Cabasset thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á Đương đại IRASEC trở lại với nạn tham nhũng :
« Thành tựu kinh tế của Indonesia tuy nhiên cũng có những trở ngại. Hai trong số đó là tham nhũng và chênh lệch về mức độ phát triển giữa các tỉnh, các vùng. Do là một đất nước quá rộng lớn, với hơn 17 000 hòn đảo, có những vùng ở rất xa thủ đô Jakarta cho nên yếu tố địa lý đó dễ tạo điều kiện để cho các hành vi tham nhũng hoành hành. Trước kia dưới thời Suharto, ông ta cai trị đất nước với bàn tay sắt, quyền lực tập trung ở cả Jakarta. Từ năm 1998 quyền lực được chia sẻ rộng rãi hơn cho các chính quyền cấp vùng, thế mà càng xa Jakarta bao nhiêu thì Hệ thống hành chính của Indonesia khiến tham nhũng dễ hoành hành và tràn lan.
Tham nhũng gây bất công trong xã hội, cách biệt giàu nghèo càng rõ rệt. Thế rồi luật pháp không được tôn trọng, hiểu theo nghĩa cứ có tiền đút lót ‘đúng chỗ, đúng người ‘ thì mọi việc sẽ hanh thông. Muốn cấp giấy phép kiểu gì cũng được.
Từ đó kinh tế của Indonesia bị mất hiệu quả. Thí dụ như một sản phẩm làm ra không bảo đảm chất lượng an toàn, nhưng nếu có giấy chứng nhận là đủ tiêu chuẩn thì mặt hàng đó vẫn được bán ra trên thị trường nội địa hay xuất khẩu. Từ đó một số hàng của Indonesia không bảo đảm chất lượng và cũng phải nói là người tiêu dùng tin tưởng hơn vào hàng xuất khẩu của hai nước sát cạnh Indonesia là Malaysia và Singapor. Từ lâu nay hai quốc gia đó đã tiến hành cải cách để tạo uy tín với khách hàng.
Về trở ngại thứ nhì đối với kinh tế Indonesia là sự bất cân đối về mức độ phát triển giữa các vùng, các miền : tại một số nơi, hệ thống giáo dục còn yếu kém, hệ thống y tế chưa được phát triển đúng mức … đó là những yếu tố bất lợi, vì sẽ không thu hút được các tập đoàn quốc tế đến những khu vực này làm ăn. Các thành phần khá giả cho con em đi du học nước ngoài hoặc đi nơi khác Sự bất bình đẳng đó là một trở ngại cho đà phát triển kinh tế, công nghiệp của những vùng nằm cách xa lá phổi kinh tế Java".
Nhờ vào sức mạnh kinh tế, Indonesia củng cố vị thế của mình tại Đông Nam Á, tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương đặc biệt là trong mắt của đối tác chiến lược sát cạnh như Úc. Tiếng nói của Jakarta ngày càng có trọng lượng trong các cuộc họp quốc tế, từ nhóm G 20 đến hội nghị các nước Hồi giáo cho dù là Indonesia. Cũng không phải tình cờ mà tổng thống Mỹ, Barack Obama đã đặc biệt dành cho Indonesia nhiều ưu ái nhân chuyến công du hồi tháng 11/2011
Theo nghiên cứu của cơ quan tư vấn kinh tế Boston Consulting Group, đến năm 2050 tổng sản phẩm nội địa Indonesia sẽ lớn hơn so với của nước Đức. Hiện tại, Indonesia là một trong những quốc gia nơi tầng lớp trung lưu đang phát triển với tốc độ nhanh thần kỳ. Chỉ từ nay tới năm 2020 số này sẽ được nhân lên gấp đôi để đạt tới 140 triệu người. Thị trường xe hơi Indonesia được coi là tiềm năng vào bậc nhất trong thập niên tới.
Năm ngoái, số xe bán ra tại quần đảo Nam Dương tăng 25 %, và Indonesia đã mua vào 1,1 triệu chiếc xe năm ngoái dù vậy mới chỉ có 4 % người dân Indonesia đã có xe hơi ! Các nhà sản xuất dự phóng vào năm tới, Indonesia sẽ qua mặt Thái Lan để trở thành thị trường xe hơi quan trọng nhất của Đông Nam Á.
Trong ngành hàng không tuần trước, hợp đồng mua 234 chiếc máy bay Airbus A320 trị giá hơn 18 tỷ euro của tập đoàn hàng không giá rẻ Lion Air là một bằng chứng khác cho thấy viễn cảnh kinh tế tươi sáng của quốc gia này nhất là mới chỉ hơn một năm trước đây, cũng Lion Air đã mua 230 chiếc Boeing 737 của Mỹ. Những hợp đồng khổng lồ đó không gây ngạc nhiên khi biết rằng, khối lượng hành khách của các tập đoàn hàng không Indonesia tăng trung bình 20 % một năm.
Công ty điện lực General Electric của Mỹ vừa thông báo đầu tư thêm 300 triệu đô la vào Indonesia trong 5 năm tới sau khi doanh thu từ Indonesia bảo đảm đến 11 % thu nhập của toàn năm của tập đoàn. Hạ tầng cơ sở tại Indonesia còn yếu kém, đó vừa là một trở ngại vừa là động lực thôi thúc các nhà đầu tư chen chân vào thị trường lớn nhất Đông Nam Á này.
Trước hết, Thierry Aube thuộc Cơ quan nghiên cứu quan hệ quốc tế, CERI nhấn mạnh : thành quả kinh tế mà Indonesia có được ngày nay chủ yếu nhờ vào sự ổn định chính trị. Người dân Indonesia cũng như cộng đồng quốc tế tin tưởng vào chính quyền của tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono kể từ khi ông lên điều hành đất nước vào năm 2004.
Chuyên gia về Indonesia và Đông Nam Á, François Raillon chia sẻ quan điểm nói trên và ông nhấn mạnh rằng thực ra kinh tế Indonesia có rất nhiều tiềm năng và luôn phát triển tốt thế nhưng tiếc là trong nhiều năm, dư luận quốc tế và báo giới chỉ nhắc đến quốc gia Đông Nam Á này mỗi khi Indonesia phải đối phó với tai họa hay bất ổn. François Raillon nhấn mạnh 1998 là cột mốc quan trọng của Indonesia :
« 1998 kinh tế Indonesia đã đụng đáy : quốc gia này phải đương đầu với cuộc khủng hoảng tài chính châu Á sau 32 năm dưới chế độ Suharto. Năm ấy, GDP của Indonesia giảm 13 % và kéo theo những hậu quả vô vùng tai hại. Khi đó không ai mấy tin tưởng vào đà vươn lên của quần đảo Nam Dương. Nhiều nhà quan sát lo ngại Indonesia sẽ tan rã tương tự như kịch bản từng xảy ra với vùng Balkan. Thế nhưng khi đã rơi xuống tận cùng như vậy, năm 1998 cũng là điểm khởi đầu giúp Indonesia hồi sinh.
Người dân Indonesia đã nắm bắt cơ hội để thay đổi vận mệnh : thứ nhất Indonesia từ đó quyết tâm hướng tới con đường dân chủ và đây là điều đã không hề thay đổi từ 14 năm qua. Thứ hai là Jakarta đã tận dụng khai thác những nền tảng công nghiệp sẵn có, những cơ sở mà chính quyền của tướng Suharto đã gây dựng được từ nhiều năm trước. Cũng đừng quên rằng ông Suharto đã cai trị đất nước với một bàn tay sắt nhưng ông ta có chủ trương phát triển kinh tế cho đất nước.
May mắn khác nữa của Indonesia là tầng lớp lãnh đạo thời đó, ngay từ năm 2000 đã đồng lòng giải quyết những xung khắc chính trị một cách ôn hòa và hướng tới dân chủ ».
Thierry Aube thuộc trung tâm nghiên cứu về quan hệ quốc tế CERI cũng cho rằng 1998 là điểm khởi đầu cho sự vươn lên của Indonesia :
« Hoàn toàn đúng như vậy. Tác động của cuộc khủng hoảng thời đó đối với Indonesia đã trở nên trầm trọng đến nỗi các định chế tài chính đa quốc gia như là Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế đều phải can thiệp. Nhìn sang nước láng giềng là Malaysia thì chính quyền của thủ tướng Mahatir vẫn bình an vô sự, riêng Indonesia thì lại còn phải đương đầu với khủng hoảng tại Đông Timor, khi người dân đòi độc lập sau 25 năm đặt dưới ách quân đội Indonesia.
Trong hoàn cảnh khó khăn đó, hai chính quyền liên tiếp của tổng thống Habibie và Abduhraman Wahid đã có nhiều nỗ lực trong giai đoạn chuyển tiếp. Sau đó, chính quyền của tổng thống Magawati Sukarnoputri bắt đầu phác họa ra mô hình kinh tế của Indonesia thời kỳ hậu Suharto.
Cũng phải nói Indonesia có khá nhiều lợi thế : trước hết quần đảo này chiếm một vị trí chiến lược trong khu vực ; Indonesia lại cũng là nền kinh tế đông dân nhất trong khối ASEAN. Nhưng để kinh tế Indonesia cất cánh thì quần đảo này đã hội tụ đủ một số điều kiện và may mắn thay cho đất nước rộng lớn đó là các nhà lãnh đạo Indonesia từ năm 1998 tới nay đã hết sức khéo léo trong việc quản lý đất nước, đưa kinh tế nước này đi lên ».
Christine Cabasset thuộc Viện nghiên cứu về Đông Nam Á Đương đại IRASEC đang công tác tại Bali cho rằng cần phải nhìn lại quá trình phát triển của Indonesia từ những năm 1970 dưới thời Suharto để hiểu được thành quả kinh tế của nước này ngày hôm nay và trước hết theo bà, không phải đến giờ phút này người ta mới nhận nhìn thấy tiềm năng của Indonesia :
« Cho đến năm 1997 Indonesia từng được coi là một trong những con cọp của châu Á, tức là một nền kinh tế có nhiều tiềm năng phát triển, một nền kinh tế đang trỗi dậy với nhiều hứa hẹn. Trong khoảng 3 thập niên, từ đầu những năm 1970 kinh tế Indonesia đã tăng trưởng mạnh, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Indonesia đã đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa đất nước, đẩy mạnh ngành du lịch và khai thác lâm nghiệp. Đà tăng trưởng đó có được phần lớn nhờ chính sách của tổng thống Suharto liên tục cầm quyền từ năm 1966 đến 1998. Song song với phát triển kinh tế, Indonesia cũng đã mở rộng hệ thống giáo dục đến mọi tầng lớp xã hội. Tuy nhiên, nạn tham nhũng dưới thời Suharto đã tràn lan, chủ yếu do khai thác căc nguồn tài nguyên thiên nhiên, và các dự án xây dựng … Bất bình đẳng xã hội cũng đã rõ nét dưới thời đại Suharto.
60 % dân số Indonesia sống tại Java và Java cũng là lá phổi tài chính, kinh tế của cả nước. Thế nhưng phần còn lại của Indonesia thì như đã bị bỏ quên. Khủng hoảng tài chính những năm 97-98 đẩy kinh tế Indonesia xuống vực thẳm : nhiều ngân hàng và doanh nghiệp phải đóng cửa. Nạn thất nghiệp gia tăng. Người dân lâm vào cảnh bần cùng, không còn kiên nhẫn khi thấy các tàng lớp lãnh đạo tham ô, những kẻ « ăn trên ngồi trước » bình yên vô sự.
Đó là ngòi nổ dẫn tới sự sụp đổ của chế độ Suharto năm 1998. Bạo động đã bùng lên tại nhiều thành phố lớn Indonesia. Rồi đến giai đoạn 1998 – 2000, thì đấy cũng là thời điểm người dân Indonesia thực sự muốn đi theo mô hình dân chủ, mở ra với thế giới bên ngoài và muốn bắt kịp con tàu kinh tế của thế giới. Đương nhiên kinh tế Indonesia đã phải mất một vài năm mới lấy lại thăng bằng. Từ 2007, kinh tế Indonesia đã thực sự vững mạnh trở lại khến báo chí quốc tế nói tới « phép lạ kinh tế » của quần đảo Nam Dương và đây thực sự là một nền kinh tế có rất nhiều tiềm năng ».
Thierry Aube thuộc Cơ quan nghiên cứu quan hệ quốc tế, CERI nhắc lại hai lá chủ bài của kinh tế Indonesia : một tầng lớp trung lưu với thu nhập từ 3 đến 5 ngàn đô la một tháng và Indonesia không chỉ phát triển nhờ khu vực xuất khẩu.
« Cũng phải nói tăng trưởng kinh tế Indonesia có những nét đặc thù : chẳng hạn như sức tiêu thụ nội địa của Indonesia rất lớn. Theo các công trình nghiên cứu, 60 % GDP của nước này có được là nhờ sức mua của các hộ gia đình. Trong khi đó tại Trung Quốc tiêu thụ nội địa chỉ đem lại khoảng 35 % GDP mà thôi. Điều đó giúp Indonesia ít bị xáo trộn vì khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu. Indonesia như một ông khổng lồ đi bằng hai chân : khu vực xuất khẩu giúp kinh tế nước này phát triển, nhưng đồng thời tiềm năng tiêu thụ nội địa cũng là một đòn bảy quý giá đối với Indonesia. Ngoài ra, Indonesia còn là một nền kinh tế có nhiều tài nguyên thiên nhiên, và đây là một lợi thế không nhỏ trong chiến lược phát triển của Indonesia ».
Chuyên gia về Indonesia và Đông Nam Á, François Raillon thuộc cơ quan CNRS của Pháp, thì nhấn mạnh đến sự khôn ngoan của các nhà cầm quyền Indonesia liên tiếp đã sử dụng đúng chỗ đồng tiên thu về từ các hoạt động khai thác tài nguyên :
« Tôi cũng nghĩ là thành tích kinh tế của Indonesia ngày nay, một phần có được là nhờ vào chính sách đầu tư của Jakarta từ những năm 1970 cho đến khi chính quyền Suharto sụp đổ. Mặt khác, Indonesia cũng đã thành công trong công cuộc cải cách nông nghiệp, đem lại cơm áo cho người dân. Hơn nữa Jakarta cũng đã dùng thu nhập từ các hoạt động khai thác tài nguyên để đầu tư để phát triển công nghiệp, để phục vụ ngành giáo dục, y tế …
Tôi cũng xin lưu ý thính giả rằng năm 2008 khi cả thế giới lao đao về khủng hoảng tài chính toàn cầu, thì Indonesia vẫn duy trì được tỷ lệ tăng trưởng trên 5 %. Hai yếu tố giải thích vì sao quốc gia này đứng ngoài vòng xoáy của cơn bão tiền tệ thổi qua Âu Mỹ : thứ nhất là sau khủng hoảng tài chính Á châu năm 1997, Indonesia đã rút ra nhiều bài học quý giá và đã lành mạnh hóa hệ thống tài chính, ngân hàng của mình. Cụ thể là ngành ngân hàng của Indonesia đã được tổ chức lại, và không còn cho vay bừa bãi như ở vào cuối những năm 1990. Ngành tài chính của Indonesia năm 2008 còn vững hơn cả so với các tập đoàn ngân hàng của Mỹ.
Yếu tố thứ nhì như đã nói là kinh tế Indonesia ít lệ thuộc vào xuất khẩu hơn so với một nước như là Trung Quốc, hay Nhật Bản chẳng hạn. Nhờ thế mà kinh tế Indonesia không bị tác động khi nhập khẩu của Âu Mỹ giảm sụt.
Hiện có khoảng 60 triệu dân Indonesia có thu nhập tương đối cao. Nhờ vậy mà các cửa hàng tấp nập người ra vào, các chuyến bay luôn đông khách – điển hình là tập đoàn hàng không giá rẻ Lion Air phát triển rất nhanh – Tầng lớp trung lưu là cột trụ chính cả về phương diện chính trị, xã hội lẫn kinh tế của mô hình Indonesia. Ở bên trên tầng lớp trung lưu này, thì có những nhà tỷ phú, triệu phú họ luôn luôn quan tâm đến chiến lược phát triển của Indonesia để đưa kinh tế nước này đi lên. Ở hạ tầng nấc thang xã hội thì Indonesia có cả một đội ngũ nhân công dồi dào, từ nông thôn ra thành thị kiếm sống. Thu nhập của họ hãy còn rất thấp. Chính tầng lớp này cạnh tranh trực tiếp với nhân công Trung Quốc. Hiện tại một số nhà máy của Trung Quốc đã bắt đầu di dời cơ sở sản xuất sang Indonesia ».
Cho dù đã tham gia câu lạc bộ nhóm G20 của 20 nền kinh tế phát triển nhất của thế giới, con đường phát triển của Indonesia vẫn còn phải vượt qua nhiều thách thức. François Raillon phân tích thêm về những nhược điểm và giới hạn của mô hình đó :
" Mô hình phát triển thần kỳ của Indonesia đương nhiên có nhiều nhược điểm. Thứ nhất Indonesia là một đất nước rộng lớn với hơn 17 000 hòn đảo cho nên Jakarta không dễ quản lý tình hình. Đương nhiên là có những vùng bị phép màu kinh tế bỏ quên. Rồi từ sự rộng lớn về lãnh thổ đó đã nảy sinh một sự cạnh tranh giữa các chính quyền địa phương với trung ương …
Một mắt xích yếu kém khác của mô hình phát triển Indonesia là như nhiều nước đang phát triển khác, Indonesia cần cải thiện hệ thống hạ tầng cơ sở hãy còn rất tồi tệ. Thế rồi khi kinh tế phát triển, thì kèm theo đó là khác biệt giàu nghèo cũng rõ rệt hơn ; tình trạng nghèo khó vẫn tồn tại. Một thách thức nữa đặt ra cho Indonesia liên quan đến vấn đề tôn giáo. Là quốc gia Hồi giáo đông dân nhất địa cầu, Indonesia luôn đi theo đường lối ôn hòa tuy nhiên chính quyền nước này vẫn luôn phải cảnh giác trước các phần tử cực đoan. Indonesia từng là nạn nhân của nhiều vụ khủng bố. Đây có thể là một yếu tố khiến các nhà đầu tư do dự bỏ vốn vào Indonesia ».
Yếu kém về hạ tầng cơ sở trong mắt nhà nghiên cứu Thierry Aube là một trở ngại không nhỏ : « Tôi nghĩ đây là một trong những trở lực rõ rệt nhất đối với Indonesia. Các doanh nhân nước ngoài ngần ngại đầu tư vào Indonesia vì yếu tố này, nhưng đồng thời một số các nhà quan sát cho rằng đây cũng có thể là thời điểm để đầu tư để nâng cao hạ tầng cơ sở cho Indonesia. Bên cạnh đó tôi xin được lưu ý : Jakarta có lẽ cần xét lại chính sách phá rừng. Câu hỏi đặt ra là có nên tiếp tục phá rừng để lấy đất trồng cọ, đẩy mạnh công nghiệp xuất khẩu dầu cọ cho quốc tế hay không ? Đây cũng là vấn đề đặt ra cho nhiều nước Đông Nam Á khác.
Nhìn từ Bali, bà Christine Cabasset thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á Đương đại IRASEC trở lại với nạn tham nhũng :
« Thành tựu kinh tế của Indonesia tuy nhiên cũng có những trở ngại. Hai trong số đó là tham nhũng và chênh lệch về mức độ phát triển giữa các tỉnh, các vùng. Do là một đất nước quá rộng lớn, với hơn 17 000 hòn đảo, có những vùng ở rất xa thủ đô Jakarta cho nên yếu tố địa lý đó dễ tạo điều kiện để cho các hành vi tham nhũng hoành hành. Trước kia dưới thời Suharto, ông ta cai trị đất nước với bàn tay sắt, quyền lực tập trung ở cả Jakarta. Từ năm 1998 quyền lực được chia sẻ rộng rãi hơn cho các chính quyền cấp vùng, thế mà càng xa Jakarta bao nhiêu thì Hệ thống hành chính của Indonesia khiến tham nhũng dễ hoành hành và tràn lan.
Tham nhũng gây bất công trong xã hội, cách biệt giàu nghèo càng rõ rệt. Thế rồi luật pháp không được tôn trọng, hiểu theo nghĩa cứ có tiền đút lót ‘đúng chỗ, đúng người ‘ thì mọi việc sẽ hanh thông. Muốn cấp giấy phép kiểu gì cũng được.
Từ đó kinh tế của Indonesia bị mất hiệu quả. Thí dụ như một sản phẩm làm ra không bảo đảm chất lượng an toàn, nhưng nếu có giấy chứng nhận là đủ tiêu chuẩn thì mặt hàng đó vẫn được bán ra trên thị trường nội địa hay xuất khẩu. Từ đó một số hàng của Indonesia không bảo đảm chất lượng và cũng phải nói là người tiêu dùng tin tưởng hơn vào hàng xuất khẩu của hai nước sát cạnh Indonesia là Malaysia và Singapor. Từ lâu nay hai quốc gia đó đã tiến hành cải cách để tạo uy tín với khách hàng.
Về trở ngại thứ nhì đối với kinh tế Indonesia là sự bất cân đối về mức độ phát triển giữa các vùng, các miền : tại một số nơi, hệ thống giáo dục còn yếu kém, hệ thống y tế chưa được phát triển đúng mức … đó là những yếu tố bất lợi, vì sẽ không thu hút được các tập đoàn quốc tế đến những khu vực này làm ăn. Các thành phần khá giả cho con em đi du học nước ngoài hoặc đi nơi khác Sự bất bình đẳng đó là một trở ngại cho đà phát triển kinh tế, công nghiệp của những vùng nằm cách xa lá phổi kinh tế Java".
Nhờ vào sức mạnh kinh tế, Indonesia củng cố vị thế của mình tại Đông Nam Á, tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương đặc biệt là trong mắt của đối tác chiến lược sát cạnh như Úc. Tiếng nói của Jakarta ngày càng có trọng lượng trong các cuộc họp quốc tế, từ nhóm G 20 đến hội nghị các nước Hồi giáo cho dù là Indonesia. Cũng không phải tình cờ mà tổng thống Mỹ, Barack Obama đã đặc biệt dành cho Indonesia nhiều ưu ái nhân chuyến công du hồi tháng 11/2011
Nhận xét
Đăng nhận xét