Trung Quốc : Cố gắng cải tổ ngành đường sắt chỉ mang tính chất tình thế
Hành khách đón tàu cao tốc từ Vũ Hán tới Quảng Châu (Reuters)
Gần đây, việc Trung Quốc cải cách nội các làm báo chí tốn nhiều giấy mực với những nhận định lạc quan cũng lắm mà bi quan cũng nhiều. Courrier International số ra tuần này tiếp tục mổ xẻ hồ sơ này qua bài viết trích dẫn của trang mạng Nữu Ước Thời báo Trung Quốc mạng-trang mạng tiếng Hoa của tờ New York Times. Bài viết chạy dòng tựa ấn tượng : «Ngành đường sắt bị thất sủng ».
Trước tiên tờ báo cho hay chiến lược cải tổ nội các vừa qua tại Trung Quốc chưa tương xứng với mong đợi, bởi nội các gồm 29 bộ chỉ bị giảm xuống còn 25. Tuy vậy, điểm thu hút chú ý nhất trong việc cải tổ này là việc sáp nhập bộ đường sắt vào bộ giao thông vận tải, tách bạch việc quản lý hành chí ra khỏi bộ phận kinh doanh, và việc kinh doanh sẽ giao cho tổng công ty đường sắt quốc gia vừa được thành lập cho mục đích này.
Ý nghĩa của sự kiện này như thế nào ? Có phải đó là một động thái hướng đến một sự quản lý hiệu quả hơn nhằm phục vụ người dân tốt hơn ? Về câu hỏi này, bài viết nhận định : Việc cải tổ vừa qua chỉ mang tính tình thế nhằm xoa dịu sự bức xúc trong dư luận. Bài viết còn cho rằng, cách cải tổ như vậy vốn là cách mà Trung Quốc hay sử dụng.
Đối với việc xóa bỏ Bộ Đường sắt Trung Quốc, bài viết nhắc lại, từ lâu bộ này quá được ưu ái và dần dần đã trở thành một định chế có quá nhiều quyền lực, như có cả lực lượng an ninh riêng và tòa án riêng. Chiều quá sinh hư bởi vậy mà bộ này đã ngày càng suy thoái với nạn tham nhũng và lạm quyền nghiêm trọng. Cựu bộ trưởng Vương Chí Quân của bộ này đã bị cách chức hồi năm 2011, nhiều quan chức của bộ này cũng đang bị điều tra hoặc đang ngồi tù.
Hiệu quả làm việc của bộ này thì vô cùng tệ hại. Do phát triển ngành đường sắt chạy theo số lượng, nên dù phát triển nhanh chóng nhưng hệ thống đường sắt dài nhất địa cầu này không hề được đảm bảo chất lượng, và từ mấy năm nay tai nạn và sự cố đường sắt tại Trung Quốc thường xuyên xảy ra. Bên cạnh đó, quả bom kinh tế mà bộ này tạo ra cũng không hề nhỏ. Tính đến thời điểm bị giải thế, số nợ của bộ này đã lên đến 2 660 tỷ nhân dân tệ (330 tỷ euro).
Tân chính phủ Trung Quốc đã lập tổng công ty đường sắt để coi sóc việc kinh doanh của ngành này, thế nhưng câu hỏi đặc ra là : Liệu công ty này có làm việc tuân theo quy luật kinh tế thị trường hay đây chỉ là việc « bình mới rượu cũ ». Sự ảnh hưởng của bộ đường sắt đã tăng lên từ những năm 1980 trong làn sóng nhà nước ào ạt đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Và từ lâu, sự độc quyền nhà nước « đã trở thành ADN » không chỉ của ngành này mà còn trong nhiều lĩnh vực.
Bài viết cho rằng, dù sự ra đời của tổng công ty đường sắt là một động thái cải cách nhưng khó có thể khẳng định công ty này sẽ họat động theo đúng quy luật thị trường, mà sẽ tiếp tục độc quyền vì nó sẽ có sức ảnh hưởng và chi phối như các công ty nhà nước đình đám khác tại Trung Quốc.
Như vậy, ngành đường sắt tại Trung Quốc chỉ thay đổi bộ mặt còn thực chất bên trong thì lục phủ ngũ tạng vẫn ý như vậy. Nhận định này càng được cũng cố khi nhìn lại một số cơ quan được cải cách vừa qua như Ủy ban kế hoạch hóa gia đình hay như Cơ quan quả lý thuốc và thực phẩm, thì các cơ quan này đều đã tạo ra nhiều vụ tai tiếng gây bức xúc dư luận đến mức mà… không thể nào không bị thay đổi.
Pakistan : Bất ổn đe dọa tương lai đất nước
Nhìn sang anh bạn láng giềng của Trung Quốc là Pakistan, Courrier International có bài bàn về tình hình bất ổn tại đất nước này. Bài viết dẫn lại của tờ nhật báo Dawn phát hành tại thành phố lớn nhất Pakistan là Karachi.
Bài viết là lời nhận định của một chuyên gia nghiên cứu Châu Á tại Washington. Chuyên gia này vẽ lại bức tranh bất ổn ở Pakistan với bạo lực lan tràn, xung đột tôn giáo trầm trọng với việc tấn công đẫm máu và đốt phá nhà cửa của những người thiểu số theo Thiên Chúa giáo bởi bộ phận dân cư chiếm đa số theo Hồi Giáo.
Bài viết còn đăng hình một thanh niên Pakistan đang reo mừng sau khi đã tham gia đốt phá nhà cửa của người Thiên Chúa giáo tại một địa phương. Bên cạnh đó là một bức ảnh một căn nhà không bị đốt phá mà tờ báo cho biết đó là căn nhà của một người Hồi Giáo nên được thoát nạn. Rồi một bức ảnh khác cho thấy một cụ bà là tín đồ Thiên Chúa giáo đứng trước ngồi nhà đã bị đập phá tan hoang của mình.
Tác giả bài viết tóm lược : Pakistan đang sống trong vũ khí và bạo lực. Từ đây tới tháng 5 dự kiến tại nước này sẽ diễn ra bầu cử quốc hội và từ đó sẽ bầu ra bộ sậu lãnh đạo mới. Trong tình hình này, ban lãnh đạo mới cũng khó có thể thay đổi được gì lớn lao bởi đó là những vấn đề mang tính thâm căn cố đế liên qua đến tôn giáo và nhiều vấn đề phức tạp khác.
Hoa Kỳ : Obama II chưa dứt khoát trên hồ sơ Israel-Palestine
Tổng thống Mỹ Obama vừa kết thúc chuyến công du Trung Đông. Trong nhiệm kỳ I, ông đã ra sức giải quyết hồ sơ Israel-Palestine, nhưng đã không thành công. Trong nhiệm kỳ II, liệu ông Obama có thể làm gì cho hồ sơ này ? Đó cũng chính là tựa đề bài nhận định đăng trên tuần san Le Nouvel Observateur.
Tác giả bài viết nhắc lại, trước khi lên đường đi thăm Israel và khu vực lãnh thổ Palestine, tại Nhà Trắng tổng thống Obama đã lần lượt tiếp hai phái đoàn đại diện, một của cộng đồng Do Thái một của các tổ chức người Ả Rập tại Mỹ. Khi tiếp đại diện người Do Thái, tổng thống Obama đã tái khẳng định lập trường đồng minh với Israel và tuyên bố sát cánh với nước này trong hồ sơ hạt nhân Iran. Còn khi tiếp cộng đồng người Ả Rập, tổng thống Obama cũng nhắc lại quan điểm ủng hộ giải pháp hai nhà nước trong hồ sơ Israel-Palestine, và tuyên bố sẽ giúp Palestine hoàn thiện bộ máy hành chính xứng tầm với một nhà nước độc lập.
Sự việc cho thấy ông Obama không nghiêng hẳn vệ phía bên nào, và cũng không có quan điểm dứt khoát về hồ sơ này. Điều đó càng rõ ràng hơn khi trước chuyến công du của tổng thống Obama, Nhà Trắng đã tuyên bố là chuyến công du Israel và Palestine là để « lắng nghe và tham vấn».
Tác giả nhận định, dù đã chuyển hướng chiến lược sang khu vực Châu Á Thái Bình Dương, nhưng hồ sơ Israel-Palestine vẫn quan trọng bởi đó là chìa khóa của sự ổn định tại Trung Đông. Hiện tại, những điều kiện cần thiết chưa hội đủ để có thể tái khởi động đàm phán trong khi đó thì thủ tướng đương nhiệm của Israel đã tuyên bố sẽ không chấp nhận có sự nhượng bộ nào.
Trong bối cảnh đó, nguy cơ leo thang của sự bất ổn tại Trung Đông càng lớn. Tác giả cho rằng, trong « thùng thuốc nổ Trung Đông », tổng thống Obama có thể sẽ phải tỏ ra cứng rắn hơn với Israel để giải quyết hồ sơ này bằng các biện pháp như thôi ủng hộ Israel trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc, hoặc dã là tính đến chuyện gây sức ép lên khoảng tài trợ thường niên 3 tỷ đô la mà Mỹ dành cho Israel.
Courrier International cũng quan tâm đến chuyến công du Trung Đông của tổng thóng Obama với việc trích dẫn bài viết của một tờ báo Israel. Tờ báo này cho rằng, chuyến công du của ông Obama sẽ không mang lại tiến triển gì cho hồ sơ Israel-Palestine. Nhận định này được thể hiện rõ qua dòng tít của bài viết : «Một chuyến đi không».
Pháp : Khó khăn tài chính đe dọa sức mạnh quân sự
Liên quan đến nước Pháp, Le Nouvel Observateur có bài đáng chú ý bàn về tương lai quốc phòng của nước này.
Dự kiến mùa hè tới đây Pháp sẽ hoàn tất sách trắng quốc phòng và sẽ công bố ngay sau đó. Và giữa tháng tới, chính phủ Pháp sẽ bàn thảo về những điểm cốt yếu của quyển sách này, đồng thời cũng thảo luận về kế hoạch quốc phòng Pháp giai đoạn 2014-2019.
Trong bối cảnh đó, có hai vấn đề mà tổng thống Hollande phải đối mặt. Thứ nhất, đó là phải giảm ngân sách quốc phòng bớt đi chỉ 1 tỷ euro như bộ quốc phòng yêu cầu, hay là giảm 3 tỷ euro theo con số mà bộ tài chính đề nghị. Một chuyên gia nhận định : « Việc cắt giảm sẽ kéo theo những hệ lụy khổng lồ ». Nếu chọn giải pháp 1 tỷ euro thì quân đội Pháp sẽ còn có thể tiếp tục thực hiện một số nhiệm vụ quốc tế như mấy năm rồi, nhưng nếu chọn giải pháp còn lại thì quân đội Pháp buộc phải bị hạn chế nhiều hơn, và từ đó tham vọng cường quốc của Pháp sẽ bị thương tổn nghiêm trọng.
Như vậy, vấn đề đau đầu đối với chính phủ Pháp là phải làm sao tìm ra mô hình quân đội tương thích với việc cắt giảm ngân sách mà vẫn đảm bảo vị thế cường quốc của nước Pháp.
Syria : Sự lớn mạnh đáng quan ngại của Hồi Giáo cực đoan
Tiếp tục thông tin về tình hình chiến sự tại Syria, Courrier International chạy tựa lớn trên trang nhất : «Lựa chọn vũ khí ».
Bên cạnh dòng tít là bức ảnh lớn một người đàn ông Syria đang hôn khẩu súng đang cầm trên tay. Tờ báo muốn ám chỉ đến tình hình sỡ hữu vũ khí lan tràn tại Syria dẫn đến việc an ninh hoàn toàn không được đảm bảo, xung đột ngày càng đẫm máu. Tờ báo nhắc lại, trong tháng 3 này Syria có hai sự kiện quan trọng, đó là kỷ niệm 50 năm ngày lên cầm quyền của đảng Baas, đảng của đương kim tổng thống Assad, và kỷ niệm 2 năm ngày nước này bắt đầu chìm vào bất ổn.
Đến hiện tại, tờ báo cho biết, chính phủ Assad thì không ngại đàn áp đẫm máu quân nổi dậy, còn trong hàng ngũ quân nổi dậy thì có có thành viên Al Qaida không ngại vi phạm những tội ác đẫm máu. Trong bối cảnh đó, Courrier International dẫn lại bài của tờ Washington Post nhận định, Hoa Kỳ tỏ ra e dè, nhiều nước Châu Âu thì từ chối không nhún tay vào, Pháp với Anh thì hô hào kêu gọi hổ trợ vũ khí cho quân nổi dậy. Tờ The Guardian tại Luân Đôn thì cho rằng, thay vì hổ trợ vũ khí cho quân nổi dậy thì nên thúc đẩy một giải pháp chính trị với sự đồng thuận của Nga.
Courrier International cũng dẫn thêm một số tờ báo tại Mỹ, Ai Cập cho hay, phe Hồi Giáo cực đoan đang lớn mạnh trong hàng ngũ của quân nổi dậy. Tuần san L’Express chia sẻ quan điểm này khi đăng bài phỏng vấn một chuyên gia về Hồi Giáo và thế giới Ả Rập với nhận định : Cuộc chiến tại Syria đang bị « thánh chiến hóa » bởi lực lượng Hồi Giáo cực đoan. Chuyên gia này khẳng định : Chỉ có giải pháp chính trị mới giải quyết được hồ sơ Syria.
Syria : Báo động thảm họa nhân đạo
Về phần mình, tạp chí Le Nouvel Observateur dành bài cảnh báo về thảm họa nhân đạo của cuộc nội chiến tại Syria.
Tờ báo đi vào chi tiết tình cảnh thảm thương ở một trại tị nạn của người Syria trên lãnh thổ Jordani với hơn 100 000 người tị nạn. Tờ báo cho biết con số này sẽ tiếp tục tăng. Người tị nạn thì sống trong tình trạng không an ninh, bị thiếu thốn đủ điều, trong khi đó hàng cứu trợ được các nước hứa hẹn thì luôn chậm trễ.
Báo động tình trạng mất tự do tại các trường đại học ở một số nước
Ở một số nước, hiện tại các trường đại học đang bị kiểm duyệt gắt gao, sự tự do nghiên cứu bị đe dọa. Thực trạng này được Courrier International chú ý với việc dẫn lại báo chí của nhiều nước có liên quan.
Tờ báo cho biết, từ Vùng Vịnh đến Turmenistan, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, công tác nghiên cứu và giảng dạy ở các trường đại học hoàn toàn thiếu tự do.
Courrier dẫn lại bài của tờ Foreign Policy tại Washington cho biết, tại Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập thống nhất có nhiều trường đại học phương Tây hoạt động, nhưng gần đây chính quyền nước này hình như không còn chịu được các ý kiến chỉ trích nên đã tăng cường những biện pháp kiểm duyệt ở các cơ sở đại học.
Đến với Iran, Courrier International trích dẫn tờ nhật báo Etemaad tại Teheran cho hay, một số ngành đại học ở đất nước Hồi Giáo này chỉ tuyển nam giới. Còn tại Thổ Nhĩ Kỳ, theo Courrier International, một tờ báo địa phương nước này cho biết, đã có khoảng 700 sinh viên bị bắt giam vì các lí do chính trị.
Ý nghĩa của sự kiện này như thế nào ? Có phải đó là một động thái hướng đến một sự quản lý hiệu quả hơn nhằm phục vụ người dân tốt hơn ? Về câu hỏi này, bài viết nhận định : Việc cải tổ vừa qua chỉ mang tính tình thế nhằm xoa dịu sự bức xúc trong dư luận. Bài viết còn cho rằng, cách cải tổ như vậy vốn là cách mà Trung Quốc hay sử dụng.
Đối với việc xóa bỏ Bộ Đường sắt Trung Quốc, bài viết nhắc lại, từ lâu bộ này quá được ưu ái và dần dần đã trở thành một định chế có quá nhiều quyền lực, như có cả lực lượng an ninh riêng và tòa án riêng. Chiều quá sinh hư bởi vậy mà bộ này đã ngày càng suy thoái với nạn tham nhũng và lạm quyền nghiêm trọng. Cựu bộ trưởng Vương Chí Quân của bộ này đã bị cách chức hồi năm 2011, nhiều quan chức của bộ này cũng đang bị điều tra hoặc đang ngồi tù.
Hiệu quả làm việc của bộ này thì vô cùng tệ hại. Do phát triển ngành đường sắt chạy theo số lượng, nên dù phát triển nhanh chóng nhưng hệ thống đường sắt dài nhất địa cầu này không hề được đảm bảo chất lượng, và từ mấy năm nay tai nạn và sự cố đường sắt tại Trung Quốc thường xuyên xảy ra. Bên cạnh đó, quả bom kinh tế mà bộ này tạo ra cũng không hề nhỏ. Tính đến thời điểm bị giải thế, số nợ của bộ này đã lên đến 2 660 tỷ nhân dân tệ (330 tỷ euro).
Tân chính phủ Trung Quốc đã lập tổng công ty đường sắt để coi sóc việc kinh doanh của ngành này, thế nhưng câu hỏi đặc ra là : Liệu công ty này có làm việc tuân theo quy luật kinh tế thị trường hay đây chỉ là việc « bình mới rượu cũ ». Sự ảnh hưởng của bộ đường sắt đã tăng lên từ những năm 1980 trong làn sóng nhà nước ào ạt đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Và từ lâu, sự độc quyền nhà nước « đã trở thành ADN » không chỉ của ngành này mà còn trong nhiều lĩnh vực.
Bài viết cho rằng, dù sự ra đời của tổng công ty đường sắt là một động thái cải cách nhưng khó có thể khẳng định công ty này sẽ họat động theo đúng quy luật thị trường, mà sẽ tiếp tục độc quyền vì nó sẽ có sức ảnh hưởng và chi phối như các công ty nhà nước đình đám khác tại Trung Quốc.
Như vậy, ngành đường sắt tại Trung Quốc chỉ thay đổi bộ mặt còn thực chất bên trong thì lục phủ ngũ tạng vẫn ý như vậy. Nhận định này càng được cũng cố khi nhìn lại một số cơ quan được cải cách vừa qua như Ủy ban kế hoạch hóa gia đình hay như Cơ quan quả lý thuốc và thực phẩm, thì các cơ quan này đều đã tạo ra nhiều vụ tai tiếng gây bức xúc dư luận đến mức mà… không thể nào không bị thay đổi.
Pakistan : Bất ổn đe dọa tương lai đất nước
Nhìn sang anh bạn láng giềng của Trung Quốc là Pakistan, Courrier International có bài bàn về tình hình bất ổn tại đất nước này. Bài viết dẫn lại của tờ nhật báo Dawn phát hành tại thành phố lớn nhất Pakistan là Karachi.
Bài viết là lời nhận định của một chuyên gia nghiên cứu Châu Á tại Washington. Chuyên gia này vẽ lại bức tranh bất ổn ở Pakistan với bạo lực lan tràn, xung đột tôn giáo trầm trọng với việc tấn công đẫm máu và đốt phá nhà cửa của những người thiểu số theo Thiên Chúa giáo bởi bộ phận dân cư chiếm đa số theo Hồi Giáo.
Bài viết còn đăng hình một thanh niên Pakistan đang reo mừng sau khi đã tham gia đốt phá nhà cửa của người Thiên Chúa giáo tại một địa phương. Bên cạnh đó là một bức ảnh một căn nhà không bị đốt phá mà tờ báo cho biết đó là căn nhà của một người Hồi Giáo nên được thoát nạn. Rồi một bức ảnh khác cho thấy một cụ bà là tín đồ Thiên Chúa giáo đứng trước ngồi nhà đã bị đập phá tan hoang của mình.
Tác giả bài viết tóm lược : Pakistan đang sống trong vũ khí và bạo lực. Từ đây tới tháng 5 dự kiến tại nước này sẽ diễn ra bầu cử quốc hội và từ đó sẽ bầu ra bộ sậu lãnh đạo mới. Trong tình hình này, ban lãnh đạo mới cũng khó có thể thay đổi được gì lớn lao bởi đó là những vấn đề mang tính thâm căn cố đế liên qua đến tôn giáo và nhiều vấn đề phức tạp khác.
Hoa Kỳ : Obama II chưa dứt khoát trên hồ sơ Israel-Palestine
Tổng thống Mỹ Obama vừa kết thúc chuyến công du Trung Đông. Trong nhiệm kỳ I, ông đã ra sức giải quyết hồ sơ Israel-Palestine, nhưng đã không thành công. Trong nhiệm kỳ II, liệu ông Obama có thể làm gì cho hồ sơ này ? Đó cũng chính là tựa đề bài nhận định đăng trên tuần san Le Nouvel Observateur.
Tác giả bài viết nhắc lại, trước khi lên đường đi thăm Israel và khu vực lãnh thổ Palestine, tại Nhà Trắng tổng thống Obama đã lần lượt tiếp hai phái đoàn đại diện, một của cộng đồng Do Thái một của các tổ chức người Ả Rập tại Mỹ. Khi tiếp đại diện người Do Thái, tổng thống Obama đã tái khẳng định lập trường đồng minh với Israel và tuyên bố sát cánh với nước này trong hồ sơ hạt nhân Iran. Còn khi tiếp cộng đồng người Ả Rập, tổng thống Obama cũng nhắc lại quan điểm ủng hộ giải pháp hai nhà nước trong hồ sơ Israel-Palestine, và tuyên bố sẽ giúp Palestine hoàn thiện bộ máy hành chính xứng tầm với một nhà nước độc lập.
Sự việc cho thấy ông Obama không nghiêng hẳn vệ phía bên nào, và cũng không có quan điểm dứt khoát về hồ sơ này. Điều đó càng rõ ràng hơn khi trước chuyến công du của tổng thống Obama, Nhà Trắng đã tuyên bố là chuyến công du Israel và Palestine là để « lắng nghe và tham vấn».
Tác giả nhận định, dù đã chuyển hướng chiến lược sang khu vực Châu Á Thái Bình Dương, nhưng hồ sơ Israel-Palestine vẫn quan trọng bởi đó là chìa khóa của sự ổn định tại Trung Đông. Hiện tại, những điều kiện cần thiết chưa hội đủ để có thể tái khởi động đàm phán trong khi đó thì thủ tướng đương nhiệm của Israel đã tuyên bố sẽ không chấp nhận có sự nhượng bộ nào.
Trong bối cảnh đó, nguy cơ leo thang của sự bất ổn tại Trung Đông càng lớn. Tác giả cho rằng, trong « thùng thuốc nổ Trung Đông », tổng thống Obama có thể sẽ phải tỏ ra cứng rắn hơn với Israel để giải quyết hồ sơ này bằng các biện pháp như thôi ủng hộ Israel trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc, hoặc dã là tính đến chuyện gây sức ép lên khoảng tài trợ thường niên 3 tỷ đô la mà Mỹ dành cho Israel.
Courrier International cũng quan tâm đến chuyến công du Trung Đông của tổng thóng Obama với việc trích dẫn bài viết của một tờ báo Israel. Tờ báo này cho rằng, chuyến công du của ông Obama sẽ không mang lại tiến triển gì cho hồ sơ Israel-Palestine. Nhận định này được thể hiện rõ qua dòng tít của bài viết : «Một chuyến đi không».
Pháp : Khó khăn tài chính đe dọa sức mạnh quân sự
Liên quan đến nước Pháp, Le Nouvel Observateur có bài đáng chú ý bàn về tương lai quốc phòng của nước này.
Dự kiến mùa hè tới đây Pháp sẽ hoàn tất sách trắng quốc phòng và sẽ công bố ngay sau đó. Và giữa tháng tới, chính phủ Pháp sẽ bàn thảo về những điểm cốt yếu của quyển sách này, đồng thời cũng thảo luận về kế hoạch quốc phòng Pháp giai đoạn 2014-2019.
Trong bối cảnh đó, có hai vấn đề mà tổng thống Hollande phải đối mặt. Thứ nhất, đó là phải giảm ngân sách quốc phòng bớt đi chỉ 1 tỷ euro như bộ quốc phòng yêu cầu, hay là giảm 3 tỷ euro theo con số mà bộ tài chính đề nghị. Một chuyên gia nhận định : « Việc cắt giảm sẽ kéo theo những hệ lụy khổng lồ ». Nếu chọn giải pháp 1 tỷ euro thì quân đội Pháp sẽ còn có thể tiếp tục thực hiện một số nhiệm vụ quốc tế như mấy năm rồi, nhưng nếu chọn giải pháp còn lại thì quân đội Pháp buộc phải bị hạn chế nhiều hơn, và từ đó tham vọng cường quốc của Pháp sẽ bị thương tổn nghiêm trọng.
Như vậy, vấn đề đau đầu đối với chính phủ Pháp là phải làm sao tìm ra mô hình quân đội tương thích với việc cắt giảm ngân sách mà vẫn đảm bảo vị thế cường quốc của nước Pháp.
Syria : Sự lớn mạnh đáng quan ngại của Hồi Giáo cực đoan
Tiếp tục thông tin về tình hình chiến sự tại Syria, Courrier International chạy tựa lớn trên trang nhất : «Lựa chọn vũ khí ».
Bên cạnh dòng tít là bức ảnh lớn một người đàn ông Syria đang hôn khẩu súng đang cầm trên tay. Tờ báo muốn ám chỉ đến tình hình sỡ hữu vũ khí lan tràn tại Syria dẫn đến việc an ninh hoàn toàn không được đảm bảo, xung đột ngày càng đẫm máu. Tờ báo nhắc lại, trong tháng 3 này Syria có hai sự kiện quan trọng, đó là kỷ niệm 50 năm ngày lên cầm quyền của đảng Baas, đảng của đương kim tổng thống Assad, và kỷ niệm 2 năm ngày nước này bắt đầu chìm vào bất ổn.
Đến hiện tại, tờ báo cho biết, chính phủ Assad thì không ngại đàn áp đẫm máu quân nổi dậy, còn trong hàng ngũ quân nổi dậy thì có có thành viên Al Qaida không ngại vi phạm những tội ác đẫm máu. Trong bối cảnh đó, Courrier International dẫn lại bài của tờ Washington Post nhận định, Hoa Kỳ tỏ ra e dè, nhiều nước Châu Âu thì từ chối không nhún tay vào, Pháp với Anh thì hô hào kêu gọi hổ trợ vũ khí cho quân nổi dậy. Tờ The Guardian tại Luân Đôn thì cho rằng, thay vì hổ trợ vũ khí cho quân nổi dậy thì nên thúc đẩy một giải pháp chính trị với sự đồng thuận của Nga.
Courrier International cũng dẫn thêm một số tờ báo tại Mỹ, Ai Cập cho hay, phe Hồi Giáo cực đoan đang lớn mạnh trong hàng ngũ của quân nổi dậy. Tuần san L’Express chia sẻ quan điểm này khi đăng bài phỏng vấn một chuyên gia về Hồi Giáo và thế giới Ả Rập với nhận định : Cuộc chiến tại Syria đang bị « thánh chiến hóa » bởi lực lượng Hồi Giáo cực đoan. Chuyên gia này khẳng định : Chỉ có giải pháp chính trị mới giải quyết được hồ sơ Syria.
Syria : Báo động thảm họa nhân đạo
Về phần mình, tạp chí Le Nouvel Observateur dành bài cảnh báo về thảm họa nhân đạo của cuộc nội chiến tại Syria.
Tờ báo đi vào chi tiết tình cảnh thảm thương ở một trại tị nạn của người Syria trên lãnh thổ Jordani với hơn 100 000 người tị nạn. Tờ báo cho biết con số này sẽ tiếp tục tăng. Người tị nạn thì sống trong tình trạng không an ninh, bị thiếu thốn đủ điều, trong khi đó hàng cứu trợ được các nước hứa hẹn thì luôn chậm trễ.
Báo động tình trạng mất tự do tại các trường đại học ở một số nước
Ở một số nước, hiện tại các trường đại học đang bị kiểm duyệt gắt gao, sự tự do nghiên cứu bị đe dọa. Thực trạng này được Courrier International chú ý với việc dẫn lại báo chí của nhiều nước có liên quan.
Tờ báo cho biết, từ Vùng Vịnh đến Turmenistan, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, công tác nghiên cứu và giảng dạy ở các trường đại học hoàn toàn thiếu tự do.
Courrier dẫn lại bài của tờ Foreign Policy tại Washington cho biết, tại Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập thống nhất có nhiều trường đại học phương Tây hoạt động, nhưng gần đây chính quyền nước này hình như không còn chịu được các ý kiến chỉ trích nên đã tăng cường những biện pháp kiểm duyệt ở các cơ sở đại học.
Đến với Iran, Courrier International trích dẫn tờ nhật báo Etemaad tại Teheran cho hay, một số ngành đại học ở đất nước Hồi Giáo này chỉ tuyển nam giới. Còn tại Thổ Nhĩ Kỳ, theo Courrier International, một tờ báo địa phương nước này cho biết, đã có khoảng 700 sinh viên bị bắt giam vì các lí do chính trị.
Nhận xét
Đăng nhận xét