Hội thảo Biển Đông Asia Society:Tham vọng bá chủ của Trung Quốc lộ rõ
Tàu hải giám Trung Quốc thuộc hạm đội Hải Nam tại cảng Hải Khẩu Hải Nam ngày 27/12/ 2012.
REUTERS/China Daily
Như được ghi trong chương trình, nội dung cuộc hội thảo xoay quanh các vấn đề như nguồn gốc tranh chấp Biển Đông, quan hệ Mỹ-Trung ở khu vực này, Vai trò của luật pháp quốc tế trong vấn đề giải quyết tranh chấp, quan điểm của ASEAN về Biển Đông…
Trước việc Trung Quốc liên tiếp có những hành động ngày càng lấn lướt ở vùng Biển Đông, một trong những mối quan tâm là tìm hiểu xem đâu là giới hạn của tham vọng biển đảo của Bắc Kinh tại Đông Nam Á, đặc biệt trong bối cảnh Philippines vừa quyết định khởi động vụ « kiện » đường lưỡi bò của Trung Quốc trước Tòa án Quốc tế về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc. Do vậy, các phát biểu của phía Trung Quốc tại cuộc hội thảo đã được giới quan sát hết sức chú ý.
Những người tham gia hội thảo
Trong danh sách của hội Asia Society về các diễn giả chủ chốt tham gia hội thảo, đáng chú ý nhất về phía Mỹ có ông Christopher Hill, nguyên trợ lý ngoại trưởng phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương, hiện đứng đầu Trường Nghiên cứu Quốc tế Josef Korbel tại Đại học Denver, trong lúc về phía Trung Quốc là một sĩ quan cao cấp, tướng Chu Thành Hổ, Giám đốc Học viện Quốc Phòng, thuộc Trường Đại học Quốc phòng Trung Quốc.
Bên cạnh đó là nhiều chuyên gia quen thuộc như Tiến sĩ Patrick Cronin, Trung tâm Nghiên cứu CNAS, ông Walter Lohman (Hội nghiên cứu Heritage Foundation) Giáo sư Jerome A. Cohen, chuyên gia uy tín về luật quốc tế tại Đại học New York University, Giáo sư Robert Beckman, Giám đốc Trung tâm Luật Quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore.
Trong số các diễn giả Trung Quốc, còn có ông Trương Tân Quân, giảng sư tại Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, trong lúc Đại học Quốc gia Singapore cử thêm hai chuyên gia về châu Á Hoàng Thịnh (Huang Jing) và Dương Phương (Yang Fang), đều thuộc Đại học Quốc gia Singapore.
Phía Việt Nam có bà Nguyễn Thị Lan Anh thuộc Học viện Ngoại giao, và bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Pháp Luật của Bộ Ngoại Giao Việt Nam. Về Philippines, có Đại sứ nước này tại Hoa Kỳ đến tham gia. Trong số các nước Đông Nam Á có tranh chấp tại Biển Đông, không thấy có mặt Brunei và Malaysia.
Là người thường xuyên theo dõi các diễn biến liên quan đến khu vực được ông gọi là biển Đông Nam Á (tức Biển Đông), Tiến sĩ Vũ Quang Việt, nguyên chuyên gia thống kê tại Liên Hiệp Quốc, đã có điều kiện dự cuộc hội thảo tại Hội Asia Society, và đã đồng ý chia sẻ với thính giả RFI một số suy nghĩ về điều có thể gọi là tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc đã được đại diện cao cấp của phía Trung Quốc - tướng Chu Thành Hổ - công khai bộc lộ trước đông đảo các nhà nghiên cứu quốc tế.
Duy trì nguyên trạng theo kiểu Trung Quốc !
Tham vọng này có thể thấy qua các tuyên bố của nhân vật này, từ việc phản bác yêu cầu tài phán quốc tế của Philippines, xác định chủ quyền của Bắc Kinh trong vùng, coi nhẹ các nỗ lực của ASEAN trong việc thúc đẩy bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông để ngăn ngừa xung đột, cho đến việc xem Biển Đông là một vấn đề song phương Mỹ-Trung, và nhất là chủ trương duy trì nguyên trạng hiện nay, nhưng theo kiểu Trung Quốc, tức là để cho Trung Quốc mặc sức tung hoành.
Sau đây, là phần phỏng vấn Tiến sĩ Vũ Quang Việt tại Hoa Kỳ :
Trước việc Trung Quốc liên tiếp có những hành động ngày càng lấn lướt ở vùng Biển Đông, một trong những mối quan tâm là tìm hiểu xem đâu là giới hạn của tham vọng biển đảo của Bắc Kinh tại Đông Nam Á, đặc biệt trong bối cảnh Philippines vừa quyết định khởi động vụ « kiện » đường lưỡi bò của Trung Quốc trước Tòa án Quốc tế về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc. Do vậy, các phát biểu của phía Trung Quốc tại cuộc hội thảo đã được giới quan sát hết sức chú ý.
Những người tham gia hội thảo
Trong danh sách của hội Asia Society về các diễn giả chủ chốt tham gia hội thảo, đáng chú ý nhất về phía Mỹ có ông Christopher Hill, nguyên trợ lý ngoại trưởng phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương, hiện đứng đầu Trường Nghiên cứu Quốc tế Josef Korbel tại Đại học Denver, trong lúc về phía Trung Quốc là một sĩ quan cao cấp, tướng Chu Thành Hổ, Giám đốc Học viện Quốc Phòng, thuộc Trường Đại học Quốc phòng Trung Quốc.
Bên cạnh đó là nhiều chuyên gia quen thuộc như Tiến sĩ Patrick Cronin, Trung tâm Nghiên cứu CNAS, ông Walter Lohman (Hội nghiên cứu Heritage Foundation) Giáo sư Jerome A. Cohen, chuyên gia uy tín về luật quốc tế tại Đại học New York University, Giáo sư Robert Beckman, Giám đốc Trung tâm Luật Quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore.
Trong số các diễn giả Trung Quốc, còn có ông Trương Tân Quân, giảng sư tại Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, trong lúc Đại học Quốc gia Singapore cử thêm hai chuyên gia về châu Á Hoàng Thịnh (Huang Jing) và Dương Phương (Yang Fang), đều thuộc Đại học Quốc gia Singapore.
Phía Việt Nam có bà Nguyễn Thị Lan Anh thuộc Học viện Ngoại giao, và bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Pháp Luật của Bộ Ngoại Giao Việt Nam. Về Philippines, có Đại sứ nước này tại Hoa Kỳ đến tham gia. Trong số các nước Đông Nam Á có tranh chấp tại Biển Đông, không thấy có mặt Brunei và Malaysia.
Là người thường xuyên theo dõi các diễn biến liên quan đến khu vực được ông gọi là biển Đông Nam Á (tức Biển Đông), Tiến sĩ Vũ Quang Việt, nguyên chuyên gia thống kê tại Liên Hiệp Quốc, đã có điều kiện dự cuộc hội thảo tại Hội Asia Society, và đã đồng ý chia sẻ với thính giả RFI một số suy nghĩ về điều có thể gọi là tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc đã được đại diện cao cấp của phía Trung Quốc - tướng Chu Thành Hổ - công khai bộc lộ trước đông đảo các nhà nghiên cứu quốc tế.
Duy trì nguyên trạng theo kiểu Trung Quốc !
Tham vọng này có thể thấy qua các tuyên bố của nhân vật này, từ việc phản bác yêu cầu tài phán quốc tế của Philippines, xác định chủ quyền của Bắc Kinh trong vùng, coi nhẹ các nỗ lực của ASEAN trong việc thúc đẩy bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông để ngăn ngừa xung đột, cho đến việc xem Biển Đông là một vấn đề song phương Mỹ-Trung, và nhất là chủ trương duy trì nguyên trạng hiện nay, nhưng theo kiểu Trung Quốc, tức là để cho Trung Quốc mặc sức tung hoành.
Sau đây, là phần phỏng vấn Tiến sĩ Vũ Quang Việt tại Hoa Kỳ :
Nhận xét
Đăng nhận xét