Tại sao tập trận quân sự Việt Nam-Trung Quốc bị hủy bỏ?


Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc,Thượng tướng Phạm Trường Long vừa có chuyến thăm chính thức Việt Nam, đã hội đàm với một số đại diện lãnh đạo quân sự Việt Nam.

Giới chức Việt Nam chuẩn bị quốc kỳ Trung Quốc và Việt Nam trước lễ đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hà Nội, ngày 6/11/2015.

Tuy nhiên, vào giây phút cuối trở nên rõ ràng rằng kế hoạch tập trận quân sự giữa hai nước đã bị hủy bỏ. Điều này liên quan đến hoạt động của ngoại giao Việt Nam trong việc cải thiện quan hệ với Mỹ và Nhật Bản, cũng như do sự bất đồng ý kiến của các bên về vấn đề Biển Đông —  chuyên gia Anton Tsvetov từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Nga cho biết trong bài bình luận dành riêng cho Sputnik.

Các nhà ngoại giao Việt Nam, với những hành động cân bằng chính sách đối ngoại khó khan, đang cố gắng đảm bảo an ninh và phát triển đất nước mình, đó là việc xứng đáng được chú ý liên tục, đặc biệt là khi trong một khoảng thời gian ngắn có một chuỗi động thái mạnh mẽ. Thỉnh thoảng xảy ra những điều bí ẩn khó đoán định —  chẳng hạn như trong thời gian sau chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đến Hoa Kỳ và Nhật Bản thì cuộc tập trận chung với Trung Quốc bất ngờ bị hủy bỏ.

Trong hai ngày 18 và 19 tháng 6 vừa qua, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Thượng tướng Phạm Trường Long đã đến thăm Việt Nam. Tại Hà Nội, Thượng tướng đã gặp đồng nghiệp Việt Nam của mình, Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch. Các cuộc đàm phán chính thức đã diễn ra như thường lệ một cách tích cực. Các bên tái khẳng định cam kết đối với Tuyên bố tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng và an ninh được ký hồi  đầu năm 2017, và đã ký thỏa thuận về hợp tác giữa hai Bộ Quốc phòng. Chương trình của chuyến thăm này lẽ ra sẽ tiếp tục sự hiện diện của hai vị quan chức  trong  cuộc tập trận chung lần thứ tư dọc theo biên giới Trung-Việt giữa hai tỉnh Vân Nam và Lai Châu, nhưng vào phút chót, cuộc diễn tập cuối cùng đã bị hủy bỏ. Như tin tức trong  thông cáo ngắn gọn của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, kế hoạch cuộc gặp gỡ của các nhà lãnh đạo quân sự của hai nước trên biên giới đã thay đổi vì "những lý do mang tính chất công việc".

Theo kế hoạch, cuộc tập trận chống khủng bố có hàng trăm bộ đội biên phòng của cả hai bên tham gia, hơn nữa sự kiện đã được công bố rộng rãi trong giới truyền thông. Do đó, rất ít người coi việc hủy bỏ đột ngột cuộc diễn tập mà không đưa ra lý do là một điều ngẫu nhiên. Đáng chú ý hơn nữa là vào ngày 18 tháng Sáu, ngày đầu tiên của cuộc đối thoại quốc phòng, trên trang web của Thời Báo Hoàn Cầu (Global Times) xuất hiện một bài báo với chỉ trích mạnh mẽ nhắm vào Việt Nam và việc Hà Nội nỗ lực tăng cường quan hệ với Mỹ và Nhật Bản.

Bài báo đề cập rằng: Không nên coi việc Việt Nam thường xuyên thảo luận chủ đề Biển Đông với Nhật Bản và Hoa Kỳ "là một ý định thiện chí". Mặc dù tác giả để ngỏ cho Việt Nam quyền mở rộng quan hệ bạn bè, tuy nhiên, ông lưu ý rằng mong muốn của Hà Nội dùng mối quan hệ " bạn bè" này để "phòng vệ trước nước láng giềng bên cạnh" trong tương lai có thể có những hiệu ứng bất ổn định. Tất nhiên, "các đồng chí Việt Nam" sẽ hài lòng rằng họ được phép " thêm bạn", nhưng chính giọng điệu của tờ báo Trung Quốc làm dấy lên sự cảm nhận trong cộng đồng người Việt coi Trung Quốc như kẻ có dã tâm giành quyền bá chủ trong khu vực. Và dựa trên ý kiến dư luận này, trong giới lãnh đạo của Việt Nam nảy sinh mong muốn "mở rộng quan hệ bạn bè". Như báo New York Times đã đề cập đến việc hủy bỏ diễn tập quân sự có trích dẫn nguồn thông tin cho biết cuộc tập trận chung đã bị hủy bỏ  ngay sau khi trong đàm phán đã diễn ra cuộc trao đổi ý kiến nóng về các vùng lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông. Cách giải thích này có vẻ hợp lý, bởi vì để phát triển hợp tác quốc phòng cần thiết phải được đảm bảo một mức độ nhất định về tín nhiệm chiến lược.
Xuất hiện sức cám dỗ  muốn nhìn nhận việc bãi bỏ tập trận tại biên giới như một minh chứng cho sự sẵn sàng của Trung Quốc gây áp lực lên Việt Nam và một cú hãm phanh làm chậm lại việc hợp tác song phương nếu các nhà lãnh đạo Việt Nam đang dành quá nhiều thời gian ở các nước mà Bắc Kinh không tin tưởng ý định của họ.


Tất nhiên, độ " mập mờ " của thông tin chính thức để lại nhiều khoảng trống cho đầu cơ và đầy nghi ngờ trong chúng ta, nhưng có thể nói chắc chắn rằng các công cụ áp lực trong tay của Trung Quốc là thừa đủ.

Dù sao chăng nữa, hầu hết các nhà quan sát tin rằng những nỗ lực của Việt Nam nhằm đa dạng hóa quan hệ đối ngoại của mình vẫn sẽ tiếp tục. Trung Quốc cần phải hiểu rằng vấn đề không phải nằm ở chính những động thái của chính sách đối ngoại, mà ở chỗ Việt Nam nhìn thấy động cơ như thế nào của Trung Quốc. Trung Quốc có lẽ sẽ chiếm được lòng tin, nếu không trừng phạt Việt Nam vì mỗi hành động nghiêng về phía "sai trái", mà bằng sự kiên trì và tính linh hoạt trong chính sách ngoại giao của mình.

(Sputnik)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?