Tin Việt Nam – 31/12/2019

Tin Việt Nam – 31/12/2019

2019 và 2020: Việt Nam tiếp tục đàn áp

tiếng nói đối lập, phản biện

Diễm Thi, RFA
Án ngày càng nặng
Năm 2019 là năm mà nhiều bản án rất nặng được tuyên cho các nhà đấu tranh, những cây bút phản biện hay các bloggers… chỉ vì họ thẳng thắn trình bày chính kiến với mong muốn một xã hội tốt đẹp hơn, dân chủ và nhân quyền phải được tôn trọng.
Có thể kể đến như hồi tháng 4, năm thành viên Hội Anh em Dân chủ – Nguyễn Văn Túc, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển, Trần Thị Xuân, và Phạm Văn Trội – bị xử từ 7 đến 13 năm tù giam.
Đến tháng 8, nhà hoạt động Lê Đình Lượng nhận bản án 20 năm tù giam và 5 năm quản chế – bản án có lẽ cao nhất từ trước đến nay với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 Bộ luật hình sự cũ năm 1999.
Một tháng sau đó, Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Bình kết án ông Nguyễn Trung Trực 12 năm tù 5 năm quản chế với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Tháng 10, năm người là Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Quốc Hoàn, Nguyễn Văn Đức Độ, Từ Công Nghĩa và Phan Trung bị xử theo điều 79 của bộ luật hình sự năm 1999 ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ với mức án từ 8 đến 15 năm tù giam.
Ông Vũ Quốc Ngữ, Giám đốc tổ chức Defend the Defenders, người được vinh danh giải Nhân Quyền & Pháp Quyền năm 2019 do Đức và Pháp đồng chủ xướng, lên tiếng với RFA về tình trạng nhân quyền Việt Nam năm 2019:
“Tình trạng nhân quyền năm 2019 rất tồi tệ với việc gia tăng giới bất đồng chính kiến và giới hoạt động xã hội dân sự như Nhà xuất bản Tự Do, nhóm Cây Xanh. Con số cụ thể là năm 2019 nhà cầm quyền bắt ít nhất là 40 nhà hoạt động, trong đó có 21 người liên quan đến những bài viết ôn hòa trên facebook; kết án 40 người hoạt động khác với tổng cộng 207 năm và 6 tháng tù giam cùng 47 năm quản chế.”
Theo đánh giá của ông Ngữ thì số người bị bắt năm 2019 cao hơn năm 2017 nhưng ít hơn năm 2018 bởi ngày 10 tháng 6 năm 2018, hàng ngàn người dân tại một số địa phương là Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu và Sài Gòn xuống đường biểu tình phản đối Dự thảo Luật Đặc khu Kinh tế và Dự thảo Luật An ninh mạng khiến hàng trăm người bị bắt và có ít nhất 127 người đã bị kết án tù với các tội như gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ.
Như vậy có thể thấy tình hình bắt bớ, bỏ tù những tiếng nói đối lập không hề giảm mà ngày càng tăng.
Blogger Nguyễn Ngọc Già, một cây bút phản biện trên mạng xã hội nêu quan điểm của ông:
“Theo quan điểm của tôi thì trong bối cảnh hiện nay, việc tăng cường bắt bớ là điều không có gì ngạc nhiên hết. Tuy nhiên nó lại cho tôi thấy sự hỗn loạn trong việc đánh giá và bắt bớ của chính quyền địa phương hơn là trung ương. Ví dụ, thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh chỉ dạy học trò hai bài hát của Nhạc sĩ Việt Khang mà bị kêu án lên tới 11 năm tù.
Thời gian cách đây khoảng 5 năm, tức thời gian tôi bị bắt, trước đó là Điếu Cày, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định… thì lúc đó họ có sự thống nhất và quy về một mối cho việc tăng cường đàn áp nhân quyền. Nhưng giai đoạn sau này, đặc biệt năm 2018, 2019, tôi thấy nó không còn tính thống nhất mà mạnh địa phương nào địa phương đó tùy nghi bắt bớ và kết án mà không cần xin ý kiến của trung ương.”
Có thể nhận thấy nhận xét của ông Nguyễn Ngọc Già qua trường hợp ông Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập bị cơ quan an ninh điều tra thuộc Công an TP. Hồ Chí Minh bắt và khởi tố hình sự chứ không phải công an Hà Nội.
Bà Bùi Hồng Loan, vợ ông Phạm Chí Dũng nói với RFA vào ngày 30 tháng 12 năm 2019 rằng, bà không biết những việc ông Phạm Chí Dũng làm, nhưng qua những bài viết mà bà có dịp xem thì ông Dũng có những nhận xét và đánh giá sắc sảo về thời cuộc. Bà nói thêm:
“Việc viết bài của anh Dũng thì anh phản biện đúng, không sai nhưng có thể là “đụng chạm” tới người ta. Nói đúng, nói thật thì nó hay mất lòng. Mình không biết người ta bắt anh Dũng với ý đồ gì?”
Ông Nguyễn Tường Thụy, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập cho rằng việc ông Phạm Chí Dũng bị bắt thì cũng bình thường thôi. Không phải bởi ông Dũng phạm tội, vi phạm pháp luật Việt Nam mà do nhà cầm quyền Việt Nam thấy cần bắt thì họ bắt mà không cần chứng cứ.
Lo ngại cho năm 2020
Với những vụ bắt bớ, những bản án nặng nề và vô lý dành cho các nhà hoạt động mà các tổ chức nhân quyền trên thế giới đã lên tiếng, có thể thấy tình hình nhân quyền Việt Nam không có gì sáng sủa cho đến những ngày cuối cùng của năm 2019.
Liệu tình hình năm tới có gì khả quan hay không? Ông Vũ Quốc Ngữ khẳng định:
“Tôi nghĩ rằng năm 2020 là năm đảng cộng sản chuẩn bị đại hội đảng nên họ thắt chặt an ninh và có lẽ tình trạng nhân quyền sẽ tiếp tục tồi tệ chứ sẽ không được cải thiện.”
Sau khi ông Phạm Chí Dũng bị bắt, dư luận bày tỏ lo ngại cho sự an toàn của các nhà báo độc lập khác hay những người “mạnh miệng” trên mạng xã hội, đặc biệt là Phó chủ tịch của Hội Nhà Báo Độc lập. Ông Nguyễn Tường Thụy bày tỏ quan điểm của mình với RFA vào một ngày cuối năm 2019:
“Quan niệm của tôi là đã đấu tranh thì phải chấp nhận những điều không hay, không tốt đến với mình. Từ những năm 2012, 2013 tôi đã bị công an Việt Nam đe dọa qua những tin nhắn hoặc những comment qua trang blog của tôi rằng tôi đang “đi quá” nhưng họ chưa có thời gian “sờ’ đến tôi. Những chuyện đó tôi đã tính đến rồi. Không phải vì tôi vi phạm gì cả mà vì họ thích bắt ai là họ bắt.”
Ông Thụy cho rằng năm 2019 chính quyền tăng cường đàn áp những tiếng nói đối lập. Họ diệt từ trong trứng nước, bởi rất nhiều người không hề có tiếng tăm gì trên cả mạng xã hội lẫn đời thường. Đến khi họ bị bắt được báo chí loan tải hay đem ra tòa xử thì người dân mới biết.
Còn với blogger Nguyễn Ngọc Già thì ông thẳng thắn chia sẻ ông không làm gì sai nhưng ở Việt Nam thì sau khi Luật an ninh mạng có hiệu lực, họ không cần chứng cứ để bắt và muốn kết án bao nhiêu thì tùy. Ông nói thêm:
Thú thật là tôi cũng không biết là tôi có bị bắt lại nữa hay không bởi vì nó bị cái tình trạng gọi là hỗn mang. Tôi không chống nhà nước mà tôi chỉ thực hiện Quyền con người được Nhà nước CHXHCNVN đã xác định trong hiến pháp và ngay cả trong cương lĩnh của ĐCSVN cũng đã nói rằng, tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia, dân tộc.”
Những người bị bắt với lý do chống nhà nước với những bài viết trên mạng hết sức bình thường nhưng bị quy vào tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXNCNVN theo Điều 117 thuộc Bộ Luật Hình Sự hiện hành.
Blogger Nguyễn Ngọc Già cũng chia sẻ thêm rằng, giới luật sư, những người đang bị bắt tạm giam cũng như thân nhân của họ nên thay đổi cách tiếp cận, lý luận và bào chữa cho những người đang bị cáo buộc tội tuyên truyền chống nhà nước theo Điều 117, bởi đây là một tội danh không có hậu quả.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2019-strongly-crack-down-of-opposing-voices-dt-12302019150632.html

Cựu Phó Chủ tịch TPHCM Nguyễn Hữu Tín

bị tuyên 7 năm tù

Tòa án nhân dân TPHCM sáng 31/12/2019 tuyên phạt ông Nguyễn Hữu Tín, Cựu Phó Chủ tịch TPHCM mức án 7 năm tù giam với tội danh “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí”, trong khi khung hình phạt cho tội này là từ 10-20 năm tù.
Sở dĩ có bản án này, theo Hội đồng xét xử, trong quá trình công tác, các bị cáo đều có thành tích xuất sắc, được tặng nhiều huân chương, huy chương, bằng khen.
Gia đình các bị cáo có công với cách mạng. Đồng thời cũng cần xem xét rằng vụ án xuất phát từ hành vi phạm tội của Phan Văn Anh Vũ và các cán bộ công an.
Theo cáo trạng, từ năm 2014 đến 2016, Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Việt Tân (hiện đang thụ án 3 năm tù giam) ký các công văn đề nghị UBND TP HCM, Bộ Văn hóa Thể thao – Du lịch tạo điều kiện cho Công ty Bắc Nam 79 được thuê nhà đất số 15 Thi Sách, Quận 1 rộng 5.000m2 phục vụ mục đích an ninh quốc phòng.
Đây là công ty bình phong của Tổng cục Tình báo, Bộ Công an Việt Nam do Thượng tá tình báo Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “Nhôm”) làm Chủ tịch HĐQT.
Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh khi đó là Nguyễn Hữu Tín không báo cho Trưởng ban chỉ đạo 09 và Sở Tài chính theo quy định mà bút phê cho cấp dưới gửi công văn đến Sở TNMT.
Trên cơ sở ý kiến của Sở TNMT, Công ty Bắc Nam 79 được thuê khu nhà đất rộng lớn của nhà nước ở vị trí đắc địa mà không thông qua đấu giá theo quy định.
Bản án dànnh cho các bị cáo khác gồm: ông Đào Anh Kiệt, cựu giám đốc Sở Tài nguyên – môi trường: 6 năm 6 tháng tù; ông Trương Văn Út, cựu Phó phòng quản lý đất Sở Tài nguyên – Môi trường, 5 năm tù; ông  Lê Văn Thanh, cựu Phó Văn phòng UBND TP.HCM, 4 năm tù; ông  Nguyễn Thanh Chương, cựu Trưởng phòng đô thị thuộc Văn phòng UBND TP.HCM, 3 năm tù.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/tin-7-year-12312019072825.html

UBKT trung ương sẽ sớm ra quyết định

kỷ luật chánh văn phòng thành ủy Hà Nội

Phó trưởng Ban Tuyên giáo thành ủy Hà Nội, ông Phạm Thanh Học ngày 31/12 cho truyền thông trong nước biết Ủy ban Kiểm tra thành ủy sẽ có văn bản báo cáo Ủy ban kiểm tra Trung ương (UBKT) quyết định hình thức xử lý ông Nguyễn Văn Tứ, Chánh văn phòng Thành ủy Hà Nội.
Theo tin từ truyền thông trong nước, ông Phạm Thanh Học cho rằng ông Nguyễn Văn Tứ, Chánh văn phòng Thành ủy vừa bị Bộ công an bắt về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” liên quan đến vụ án Nhật Cường. Và việc ông Tứ bị bắt liên quan đến thời điểm ông làm giám đốc Sở kế hoạch & đầu tư chứ không phải trong thời gian làm chánh văn phòng thành ủy.
Ông Học cũng giải thích thêm do ông Tứ là thành ủy viên nên thẩm quyền quyết định đình chỉ sinh hoạt Đảng hoặc kỷ luật theo mức nào là do Ủy ban kiểm tra Trung ương quyết định.
Hôm 28/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra lệnh khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Nguyễn Văn Tứ, Chánh Văn phòng Thành Uỷ Hà Nội và bà Phạm Thị Thu Hường, Chánh Văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.
Được biết, ông Tứ là Giám đốc Sở KHĐT Hà Nội thời điểm gói thầu số hóa tài liệu hồ sơ đăng ký doanh nghiệp TP được tổ chức đấu thầu rộng rãi công khai. Tuy nhiên, việc đấu thầu này phải tạm dừng để sau đó chính công ty Nhật Cường được giao thực hiện thí điểm gói thầu này.
Như vậy, tính đến thời điểm này, Bộ Công an đã khởi tố ít nhất 12 người về các tội danh khác nhau liên quan đến Công ty Trach nhiệm hữu hạn Giải pháp phần mềm Nhật Cường. Đây là công ty đã trúng thầu một loạt các dự án về công nghệ cao vào các cơ quan của thành phố Hà Nội với trị giá lên đến hàng ngàn tỷ đồng.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vcp-central-committee-of-discipline-to-have-disciplinary-decision-to-head-of-hanoi-office-12312019073956.html

Tòa án Quận 4

ủy thác thi hành án ông Nguyễn Hữu Linh

Tòa án Nhân dân Quận 4, thành phố Hồ Chí Minh đã ủy thác thi hành án đối với ông Nguyễn Hữu Linh – nguyên Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Đà Nẵng, người sàm sỡ bé gái 9 tuổi trong thang máy chung cư Galaxy, quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh, sang cho Tòa án Nhân dân quận Hải Châu, thành phố Đằng Nẵng, nơi ông Linh cư ngụ.
Báo trong nước loan tin ngày 31/12, trích quyết định ủy thác thi hành án hình sự được Chánh án Tòa án Nhân dân quận 4 ký ngày 16/12.
Theo Điều 364 Luật Tố tụng Hình sự 2015, trong 7 ngày kể từ ngày Tòa án Nhân dân quận Hải Châu nhận được quyết định ủy thác thi hành án, chánh án Tòa án Nhân dân quận Hải Châu phải ra quyết định thi hành án đối với ông Nguyễn Hữu Linh.
Trong lúc đó, ông Linh cũng phải có mặt tại cơ quan thi hành án hình sự Công an quận Hải Châu để thi hành án.
Ông Nguyễn Hữu Linh bị tuyên án 18 tháng tù giam về tội dâm ô với người dưới 16 tuổi trong phiên phúc thẩm vào ngày 6/11/2019. Những phiên xử ông Linh đều được xử kín.
Hiện ông Linh cũng đã làm đơn xin xem xét bản án đối với ông theo thủ tục giám đốc thẩm.
Trước đó, trên mạng lan truyền 1 đoạn video trích xuất từ camera an ninh trong thang máy chung cư Galaxy, phường 1, Quận 4 cho thấy một người đàn ông sàm sỡ một bé gái 9 tuổi vào tối ngày 1/4. Khi đến Công an quận 4 làm việc, ông này khai tên giả là Nguyễn Văn Hưng.
Tuy nhiên đến ngày 3/4, người này đến Công an Quận 4 trình diện và khai nhận tên Nguyễn Hữu Linh, vào ngày 1/ 4 có đến căn hộ của con trai tại Chung cư Galaxy 9 để lưu trú và thừa nhận hành vi ôm hôn bé gái 3 lần trong thang máy, nhưng không cho rằng đó là hành vi dâm ô.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/peoples-court-of-district-4-entrusted-nguyen-huu-linhs-sentence-12312019072203.html

Khởi tố thêm 3 bị can trong vụ điều dưỡng biển thủ thuốc

 tại Bệnh viện Nhi Nam Định

Công an tỉnh Nam Định, vào ngày 23/12 ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam thêm 3 điều dưỡng viên liên can trong vụ nhân viên Bệnh viện Nhi Nam Định lấy thuốc và vật tư y tế của bệnh viện đưa ra ngoài tiêu thụ để trục lợi.
Truyền thông trong nước, vào ngày 31/12 dẫn nguồn từ Công an tỉnh Nam Định cho biết 3 điều dưỡng viên Khoa hô hấp ở Bệnh viện Nhi Nam Định vừa bị khởi tố bao gồm Đào Thị Thu Phương (sinh năm 1988), Đinh Thị Tuyến (sinh năm 1984) và Đào Thị Hường (sinh năm 1989). Bên cạnh đó, vào ngày 27/12, có 3 nữ điều dưỡng viên khác liên can trong cùng vụ việc bị áp dụng biện pháp “cấm đi khỏi nơi cư trú” do đang điều trị bệnh ung thư và nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi; bao gồm Đỗ Thị Định, Bùi Thị Trung và Hoàng Thị Mai Hiên.
Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Nam Định cho biết, căn cứ theo tài liệu điều tra, xác định rằng 6 điều dưỡng viên nêu trên đã làm theo lệnh của Điều dưỡng trưởng Khoa hô hấp, Bệnh viện Nhi Nam Định, là ông Trần Thế Tiến để thực hiện hành vi lấy thuốc và vật tư y tế tiêu thụ bên ngoài trái pháp luật. Việc làm này gây ra ảnh hưởng đến quyền lợi của các bệnh nhi mà Bảo hiểm y tế chi trả trong lúc điều trị bệnh.
Liên quan trong vụ án này, trước đó Công an tỉnh Nam Định đã khởi tố vụ án hình sự và bắt tạm giam đối với ông Trần Thế Tiến (sinh năm 1988) và bà Phạm Thị Huyền (sinh năm 1975); đồng thời hai điều dưỡng viên Nguyễn Thị Thanh Thủy và Bùi Thị Huế bị áp dụng biện pháp “cấm đi khỏi nơi cư trú”.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/three-more-people-are-prosecuted-in-embezzlement-nam-dinh-children-hospital-12312019071209.html

Việt Nam có hơn 52,000 người chết do ô nhiễm không khí

Tin Vietnam.- Báo Vietnamnet ngày 31 tháng 12 năm 2019 loan tin, báo cáo của Viện Đo lường và đánh giá sức khoẻ về tác động ô nhiễm đến sức khoẻ con người do Liên minh toàn cầu về sức khoẻ và ô nhiễm
công bố cho biết, năm 2017, Việt Nam có hơn 71,3000 người tử vong do ô nhiễm, trong đó số người tử vong do ô nhiễm không khí chiếm trên 52,000 người.
Dữ liệu này được nghiên cứu suốt 3 năm từ năm 2015 đến năm 2017, dựa trên hơn 9,3 triệu người tại 187 quốc gia và vùng lãnh thổ. Có 4 mục nghiên cứu là ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm chì, và ô nhiễm nghề nghiệp.
Theo Liên minh toàn cầu về sức khoẻ và ô nhiễm, năm 2017, có 8,3 triệu người tử vong  về ô nhiễm môi trường tức tương đương 15% đến 28% số người tử vong trên toàn cầu. Và ô nhiễm không khí là nguyên nhân giết chết nhiều người nhất trong tất cả các loại ô nhiễm khác.
Tại Việt Nam, số người tử vong do ô nhiễm năm 2017 xếp vị trí 103 với tỉ lệ 75/100,000 dân. Nếu tính chung khu vực Tây Thái Bình Dương thì Việt Nam xếp thứ 10 trong các nước có tỉ lệ tử vong do ô nhiễm không khí.
Tuy nhiên, trên thực tế thì ô nhiễm không khí Việt Nam năm 2019 đã có sự gia tăng “vượt bậc” so với những năm trước, và nhiều nơi trên thế giới khi những tháng qua 2 thành phố lớn ở Việt Nam liên tục đứng đầu và nằm trong top 10 danh sách ô nhiễm nhất thế giới. Vì vậy, trong tương lai gần, số ca tử vong do ô nhiễm không khí ở Việt Nam có lẽ sẽ đáng sợ hơn rất nhiều.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/viet-nam-co-hon-52000-chet-do-o-nhiem-khong-khi/

Công ty Nam Nung

nợ lương người lao động gần 20 tỷ đồng

Công ty TNHH MTV Nam Nung ở Tỉnh Đắc Lắc hiện đang nợ công nhân gần 40 tỷ đồng, cả lương và BHXH. Truyền thông trong nước đưa tin hôm 30 tháng 12.
Theo đó, từ năm 2012 đến nay công ty này không đóng tiền BHXH cho công nhân nên trên thực tế, dù có tên trong danh sách tham gia BHXH nhưng người lao động không thể hưởng quyền lợi gì. Ngoài ra, nhiều công nhân bị nợ lương từ mấy năm nay.
Báo Mới dẫn lời công nhân Phan Công Phúc cho biết công ty đã nợ lương của ông gần ba năm nay, từ năm 2016 đến 2018, với số tiền khoảng 140 triệu đồng. Một công nhân khác là ông Phạm Xuân Ngọc bị  nợ lương 148 triệu đồng.
Báo này cũng trích lời ông Hà Hữu Thanh, Phó Giám đốc Công ty Nam Nung, rằng tình hình tài chính của công ty đang gặp khó khăn, hiện nay không có khả năng thanh toán tiền lương, BHXH cho người lao động.
Chuyện công nhân bị nợ lương tại các công ty sản xuất hàng gia công có vốn đầu tư nước ngoài từng xảy ra. Có công ty sau khi nợ lương công nhân vài tháng thì giám đốc bỏ trốn về nước luôn như Công ty TNHH MTV Cho Won ở Đồng Nai, 100% vốn Hàn Quốc.
Bộ luật Lao động sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 hôm 16 tháng 12 năm 2019 quy định: Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương ngay sau khi kết thúc thời gian làm việc, hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày. Nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì “ông chủ” phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất ngân hàng kỳ hạn 1 tháng.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/nam-nung-company-owed-worker-s-salaries-of-nearly-20-billion-vnd-12302019140446.html

Nhiều cơ quan đại diện của CSVN ở ngoại quốc

bị tố lạm thu

Tin từ Việt Nam: Nhiều cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài không niêm yết rõ biểu phí dịch vụ lãnh sự, dẫn đến việc nhân viên nhũng nhiễu người dân và lạm thu phí làm thủ tục lãnh sự.
Báo Thanh Niên đưa tin một người Việt định cư tại Hoa Kỳ bị nhân viên Toà đại sứ Việt Nam tại Washington DC bị ép phải trả 170 Mỹ kim cho một dịch vụ xin cấp mới giấy thông hành trong khi phí cho dịch vụ này chỉ có 70 Mỹ kim theo quy định tại Thông tư 264/2016 của Bộ Tài chính.
Một công dân Việt Nam ở Hoa Kỳ cho biết một nhân viên lãnh sự của Việt Nam nói rằng nếu chị chỉ nộp 120 Mỹ kim cho việc làm mới thẻ thông hành thì chị phải chờ ít nhất 1 tháng nhưng nếu chị đồng ý nộp 170 Mỹ kim thì không phải đợi lâu trong khi theo quy định của Bộ tài chính thì muốn làm nhanh chị chỉ phải trả 91 Mỹ kim.
Cũng báo này đưa tin công dân Ngô Linh Phương ở Nam Hàn phải trả phí một dịch vụ lãnh sự là 170 Mỹ kim thay vì 50 Mỹ kim như quy định của thông tư trên.
Đáng nói, công dân Việt không chỉ bị thu thêm tiền khi làm sổ thông hành mới mà nhiều người đến làm thủ tục miễn thị thực cũng bị lạm thu từ 20 đến 60 Mỹ kim cho dù quy định chỉ là 10 Mỹ kim. Thêm vào đó, nhiều người dân không được trả phiếu thu hoặc trả lại các phiếu có nội dung không rõ ràng, không ghi rõ số tiền, người thu tiền…
Theo ông Dương Ngọc Thái, kỹ sư bảo mật đang làm việc tại Google và là 1 trong 100 trí thức được mời về tham gia “mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam” năm 2018, cho biết ông đã thống kê được 170 lượt người tố cáo ở Việt Nam với tổng số tiền lạm thu hơn 10.000 Mỹ kim.
Có tổng cộng 32 toà đại sứ và lãnh sự quán của Việt Nam bị than phiền lạm thu, xử lý hồ sơ trễ hạn, thông báo phí cao hơn quy định trong 170 lượt người với số tiền lạm thu hơn 10,000 Mỹ kim.
https://www.sbtn.tv/nhieu-co-quan-dai-dien-cua-csvn-o-ngoai-quoc-bi-to-lam-thu/

Quan ngại về việc hầu hết camera tại Việt Nam

xuất xứ từ Trung Quốc

Hơn 90% camera tại Việt Nam đều có xuất xứ từ Trung Quốc và có mã trong phần mềm để đồng bộ với máy chủ nên khả năng lộ thông tin cá nhân ra bên ngoài là rất cao.
Truyền thông trong nước loan tin ngày 31 tháng 12 dẫn phát biểu của các giới chức trong ngành công nghệ thông tin như vừa nêu.
Ông Ngô Tuấn Anh, Phó tổng giám đốc Bkav, nhận định rằng hiện nay trên thị trường Việt Nam hầu hết camera đều có xuất xứ từ Trung Quốc nên việc kiểm soát an toàn, an ninh thông tin là điều đáng phải quan tâm. Thậm chí một số dòng camera hoạt động theo cơ chế Cloud, có nghĩa là kết nối về server đặt tại Trung Quốc và người dùng ở Việt Nam phải “vòng” qua server này trước khi kết nối vào camera của mình.
Ông Nguyễn Minh Đức, CEO Cyradar, cảnh báo các cơ quan nhà nước nên lựa chọn kỹ hơn khi sử dụng camera, không nên dùng loại camera lưu trữ trên cloud của nhà sản xuất để đảm bảo an toàn an ninh thông tin. Theo Luật An ninh mạng của Việt Nam thì không cho phép lưu trữ dữ liệu của người dùng ra bên ngoài Việt Nam.
Tại Hội nghị ‘Bảo đảm ATTT trong chuyển đổi số và Chính phủ điện tử’ diễn ra đầu tháng 11 năm 2019, đại diện Cục An toàn thông tin trực tiếp dẫn chứng cho thấy có 1.452 camera đang bị chia sẻ công khai trên mạng, từ không gian gia đình, cảnh sinh hoạt cho đến những hoạt động riêng tư đều bị ‘phơi bày’.
Một vụ việc gây xôn xao dư luận gần nhất là trường hợp ca sĩ Văn Mai Hương bị lộ clip có cảnh thay đồ tại nhà riêng. Tin cho biết camera tại tư gia cô này hồi năm 2015 ghi lén cảnh tư riêng mà cô ca sĩ này không hề hay biết.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/concern-about-almost-cameras-in-vn-are-fr-china-12312019070808.html

Siêu thị ở Việt Nam bán thực phẩm Trung Cộng

không rõ nguồn gốc

Tin Vietnam.- Báo Thanh niên ngày 30 tháng 12 năm 2019 loan tin, Cảnh sát môi trường Công an thành phố Hà Nội và đội Cai quản thị trường số 11 vừa bắt giữ 2 container chở hàng tấn thực phẩm đông lạnh dán tem, nhãn của Trung Cộng ở khu vực siêu thị MM Mega Market nằm trên địa bàn phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Hai xe container chở thực phẩm này đều có logo siêu thị MM Mega Market. Các thực phẩm chứa trong container gồm trứng non, xương heo, lưỡi vịt, vú heo và một số thực phẩm khác.
Khi nhà chức trách kiểm tra, lái xe đã không xuất trình được hoá đơn chứng từ, nguồn gốc của số thực phẩm trên. Một số loại thực phẩm thì được đóng bao bì có chữ Trung Cộng, còn nhiều loại khác được đóng trong thùng xốp không có bao bì, hay nhãn mác.
Một lãnh đạo của Tổng cơ quan Cai quản thị trường khẳng định, hai xe container chở thực phẩm này được bắt quả tang ngay trong khu vực sân của siêu thị MM Mega Market. Hiện chưa có thông tin phản hồi từ phía siêu thị.
Được biết, các loại thực phẩm trên hiện đang là những món ăn khoái khẩu của người dân Việt Nam. Và trong thời gian qua, nhà chức trách Việt Nam liên tục bắt được những container chở các loại thực phẩm trên trong tình trạng hôi thối từ Trung Cộng về Việt Nam.
Trước cơn khủng hoảng về vấn nạn an toàn vệ sinh thực phẩm ở Việt Nam hiện nay thì nhiều người đã đặt niềm tin vào hệ thống các siêu thị, với suy nghĩ thực phẩm, hàng hoá ở trong siêu thị thì sẽ có nguồn gốc rõ ràng, và độ an toàn vệ sinh thực phẩm cao hơn ở ngoài chợ. Thế nhưng, giờ đây siêu thị có lẽ cũng đã trở thành một cú lừa lớn, làm mất đi chút niềm tin cuối cùng trong bữa ăn của người Việt.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/sieu-thi-o-viet-nam-ban-thuc-pham-trung-cong-khong-ro-nguon-goc/

Dân than chính quyền không thiện chí

trong giải quyết khiếu kiện đất đai!

Đồng Tâm lại nóng!
Chỉ còn vài ngày là hết năm 2019, điểm nóng tranh chấp đất đai ở xã Đồng Tâm lại nóng lên khi vào chiều ngày  29/12/2019, Công an, Quân đội đưa lực lượng đủ loại kéo về trường bắn Đồng Tâm, với lý do diễn tập phương án xử lý tình huống tập trung đông người khiếu kiện, gây rối an ninh… Trả lời RFA hôm 30/12, ông Lê Đình Công, một người dân có đất tranh chấp ở Đồng Tâm, nói:
“Chiều hôm qua, khoảng 30 xe, dán giấy trắng, bịt hết biển số, vào trường bắn Miếu Môn, đây là quân của chính quyền Hà Nội, âm mưu về cướp đất của nhân dân Đồng Tâm. Chúng tôi đã tập trung chuẩn bị mọi phương tiện, nếu chính quyền đụng đến phần 59 hecta của chúng tôi, thì chúng tôi sẽ quyết tâm chiến đấu.”
Tuy nhiên, cho đến thời điểm chúng tôi liên lạc với ông Công thì không xảy ra đụng độ nào giữa người dân Đồng tâm và lực lượng công quyền.
Vụ việc ở Đồng Tâm gây chấn động dư luận trong và ngoài nước từ ngày 15/04/17, khi chính quyền xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội tiến hành cưỡng chế đất tại đồng Sênh, ở thôn Hoành; khi đó, dân Đồng Tâm bắt giữ 38 cảnh sát cơ động và cán bộ làm con tin, để yêu cầu được đối thoại với Chính quyền thành phố Hà Nội. Biện pháp này được thực hiện sau khi Công an Hà Nội bắt 4 người dân xã Đồng Tâm để điều tra cáo buộc ‘gây rối trật tự công cộng’. Trong số này có cụ Lê Đình Kình, nguyên Bí thư đảng ủy xã, 82 tuổi vào thời điểm đó.
Chiều hôm qua, khoảng 30 xe, dán giấy trắng, bịt hết biển số, vào trường bắn Miếu Môn, đây là quân của chính quyền Hà Nội, âm mưu về cướp đất của nhân dân Đồng Tâm.
-Lê Đình Công
Căng thẳng chấm dứt vào ngày 22/4 sau khi Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung về đối thoại với người dân, hứa sẽ không truy cứu trách nhiệm hình sự của toàn thể nhân dân xã Đồng Tâm sau vụ bắt giữ con tin, và người dân thả toàn bộ những con tin bị bắt giữ.
Nhìn lại năm 2019, ông Lê Đình Công cho biết, có rất nhiều bước giải quyết của chính quyền Hà Nội mà người dân Đồng Tâm không đồng tình:
“Năm 2019, từ kết luận rà soát của thanh tra chính phủ, đã cho thấy họ đã chống lưng cho thanh tra chính phủ. Bởi vì nếu rà soát thì họ phải về thực địa, đối thoại, đưa ra bằng chứng pháp lý, nhưng họ hoàn toàn không làm. Sự kiện thứ hai là phó tổng thanh tra chính phủ Nguyễn Văn Thanh đã họp báo vu khống bịa đặt cho dân, vu khống cụ Kình trục lợi, mà không có bằng chứng nào, lý do nào. Đặc biệt thời gian vừa qua, họ có một giấy mời mời nhân dân Đồng Tâm nghe đọc dự thảo kết luận thanh tra, chúng tôi không đồng tình và không đi. Khi dân không đi thì tại buổi họp đó, họ lại treo bảng ‘Đối thoại với dân Đồng Tâm và các xã giáp sân bay Miếu Môn’, rồi đưa người của họ nói xấu dân Đồng Tâm, đánh lừa dư luận báo chí.”
Tại buổi họp báo về việc quản lý, sử dụng đất khu sân bay Miếu Môn, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, hôm 27/8/2019, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung có nói: “Ông Lê Đình Kình có mục đích xấu, nhằm trục lợi trên đất Đồng Tâm”.
Một năm Vườn Rau Lộc Hưng!
Vào tháng 12 năm 2019, khi người theo Thiên Chúa Giáo ở nhiều nơi  đang vui vẻ khẩn trương chuẩn bị kỷ niệm Mừng Chúa Giáng Sinh, thì bà con xóm đạo mất đất ở Vườn rau Lộc Hưng hôm 8/12 bị chính quyền phường 6, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh huy động công an, an ninh mặc thường phục và dân quân đến vùng đất cưỡng chế để cản trở bà con dựng hang đá Noel, đập phá tượng Đức Mẹ, và bắt giữ 3 người phản đối. Người dân cho rằng đây là hành động vi phạm quyền tự do tôn giáo của người dân.
Trả lời RFA hôm 30/12, ông Cao Hà Trực, một người dân mất đất ở Vườn rau Lộc Hưng, nói:
“Sau khi nhà cầm quyền lấy đất của dân rồi thì nhà cầm quyền tiếp tục chà đạp pháp luật, chà đạp hết những quyền con người cơ bản, chẳng hạn như quyền tự do tôn giáo. Họ dùng báo chí để đánh lừa dư luận là họ chỉ cưỡng chế xây dựng trái phép thôi, còn người dân vẫn được ra vào bình thường. Nhưng trên thực tế, họ không cho chúng tôi vào mảnh đất của chúng tôi để thực hiện quyền tự do tôi giáo, làm hang đá thô sơ mừng Chúa Giáng Sinh, kỷ niệm hàng năm. Nhưng họ sẵn sàng chà đạp, giật đổ hang đá, làm bể tượng thánh…”
Vườn Rau Lộc Hưng là khu đất đã bị chính quyền địa phương cưỡng chế vào tháng 1 năm 2019, với mục đích theo chính quyền là để xây dựng trường học. Tuy nhiên, người dân địa phương không đồng ý với quyết định cưỡng chế này và đã đưa đơn kiện lên chính quyền thành phố và trung ương.
Những người dân bị cưỡng chế cho biết đất của họ là từ đời cha ông (thời Pháp) để lại và khẳng định họ có căn cứ pháp lý xác định khu đất vườn rau thuộc quyền sở hữu của họ từ năm 1954 đến nay. Tuy nhiên, chính quyền địa phương đã cố tình không cấp quyền sử dụng đất cho dân. Trong khi chính quyền cho biết việc cưỡng chế chỉ thực hiện với 112 nhà xây dựng trái phép từ ngày 1/1/2018.
Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc, là một trong những luật sư thiện nguyện đại diện bà con Vườn rau Lộc Hưng, khi trao đổi với RFA qua tin nhắn hôm 30/12/2019, nhận định:
“Gần tròn 1 năm người dân Vườn rau Lộc Hưng sống trong nỗi thống khổ vì bị mất nhà, mất đất, mất nguồn sống do bị “cưỡng chế” phá nhà, chiếm đất, huỷ hoại tài sản, hoa màu…
Một năm trôi qua người dân Vườn rau Lộc Hưng hứng chịu bất công ngút trời! Rất nhiều đơn kêu cứu khẩn cấp, đơn khiếu nại, đơn yêu cầu giải quyết, đơn đề nghị, kiến nghị, kể cả đơn tố cáo, với đầy đủ cơ sở và chứng cứ pháp lý, tài liệu và hình ảnh đính kèm, chưa được chính quyền TP. Hồ Chí Minh giải quyết, tất cả chỉ mới dừng lại việc tiếp nhận và chuyển đơn.
Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc cho biết, đại diện bà con Vườn rau Lộc Hưng cùng với nhóm luật sư thiện nguyện đã 3 lần ra Hà Nội, làm việc với Ban Tiếp công dân Trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Dân nguyện Quốc hội… Đã có 4 công văn của Ban Tiếp công dân Trung ương gửi cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh yêu cầu phải tiếp xúc, đối thoại và giải quyết các yêu cầu khiếu nại của người dân Vườn rau Lộc Hưng, nhưng cho đến nay, chính quyền TP. Hồ Chí Minh vẫn giữ thái độ im lặng đến đáng sợ…!!! Ông viết tiếp:
Bà con dân oan Vườn rau Lộc Hưng rất cần sự giúp đỡ của những tấm lòng thơm thảo của quý vị mạnh thường quân và các nhà hảo tâm, để họ đủ sức đi hết chặng đường cam go trong cuộc đấu tranh dân sinh khốc liệt này…!
-LS. Trịnh Vĩnh Phúc
“Bên cạnh đó, phía phường 6 và quận Tân Bình có vẻ như muốn đối phó với bà con nơi đây bằng cách gia tăng bạo lực và trấn áp, nên đã nhiều lần xảy ra xung đột, xô xát, bắt giữ người…
Về phía bà con Vườn rau Lộc Hưng thể hiện quyết tâm rất rõ ràng là đấu tranh pháp lý đến cùng để đòi quyền lợi chính đáng trên mảnh đất của mình. Bên cạnh đó, vì hầu hết bà con nơi đây là giáo dân Công giáo nên họ vẫn giữ vững đức tin và thực hành cầu nguyện hàng đêm và mỗi lúc có biến để cầu mong Thiên Chúa, Đức Mẹ và các Thánh Thần chở che, ban cho ơn phước…
Theo Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc, điều đáng trăn trở là… để duy trì cuộc đấu tranh pháp lý của người dân thì cần đảm bảo cuộc sống tối thiểu của bà con, trong khi hiện tại họ rất khó khăn, đói khổ… Do đó, bà con dân oan Vườn rau Lộc Hưng rất cần sự giúp đỡ của những tấm lòng thơm thảo của quý vị mạnh thường quân và các nhà hảo tâm, để họ đủ sức đi hết chặng đường cam go trong cuộc đấu tranh dân sinh khốc liệt này…!
Mất đất, mất nhà, mất công ăn việc làm khi phải khiếu kiện triền miên khắp nơi, là điểm chung của nhiều bà con dân oan bị cưỡng chế đất không đúng pháp luật khắp nơi, có người khiếu kiện đã một năm, có người đã vài năm… nhưng có người đã khiếu kiện gần 20 năm qua, như bà con dân oan ở Thủ Thiêm, thuộc quận 2, TPHCM.
Thủ Thiêm tiếp tục chờ!
Ròng rã hơn 20 năm qua, nhiều hộ dân tại Thủ Thiêm bị di dời mà không được bồi thường một cách hợp lý, chưa kể trong đó rất nhiều người bị cưỡng chế lấy nhà mà không được đền bù, khiến họ rơi vào
thảm cảnh. Số này nhiều lần khiếu nại từ cấp thành phố đến trung ương, nhưng chỉ nhận được hứa hẹn từ các cấp và đến nay vẫn phải tiếp tục nộp đơn và chờ đợi…
Trả lời RFA hôm 30/12, ông Cao Thăng Ca, một người dân mất đất ở Thủ Thiêm, nói:
“Về vấn đề Thủ Thiêm, tôi thấy rằng, nếu người gây ra sai phạm Thủ Thiêm đáng trách một, thì những người giải quyết sai phạm Thủ Thiêm đáng trách vạn lần. Vì lý do, các cấp chính quyền trước đây đã rõ ràng gây ra nhiều sai phạm, oan trái, tại khu đô thị mới Thủ Thiêm, nhưng chính quyền hiện tại, sao không giải quyết đúng pháp luật mà lại đi bao che, ngụy biện, trơ tráo, để bảo vệ cho người tiền nhiệm.”
Trong gần 20 năm khiếu kiện, người dân Thủ Thiêm cho biết, họ rất bức xúc khi mỗi cấp, mỗi thời chính quyền nói khác nhau, ngay cả việc sử dụng bản đồ quy hoạch nào để căn cứ giải quyết tranh chấp cũng không thống nhất.
Cụ thể, vào tháng 5 năm 2018, UBND TPHCM đã thừa nhận chưa tìm thấy bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm 1996, với tỷ lệ 1/5.000 kèm theo Quyết định 367 ngày 4/6/1996 của Thủ tướng. Bản đồ quy hoạch này được chính quyền khi đó xem là tài liệu quan trọng nhất để giải quyết mọi khiếu nại của người dân Thủ Thiêm.
Trong khi Thứ trưởng Bộ xây dựng Lê Quang Hùng trong một cuộc họp về Thủ Thiêm từng khẳng định, quy hoạch chung là năm 1996 về pháp lý đã được thay đổi bằng quy hoạch 2005 do đó dựa vào quy hoạch theo bản đồ 2005, không tìm bản đồ năm 1996 làm gì.
Thế nhưng trong cuộc họp báo chiều 14/8/2019, ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TPHCM lại kết luận, tổ công tác căn cứ vào hai bản đồ, gồm bản đồ quy hoạch xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm 1/2000 thiết lập 1997 và bản đồ quy hoạch xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm 1/5000 lập năm 1995 để xác định ranh 4,3ha…
Ông Cao Thăng Ca, cho biết thêm:
“Trong năm 2019, chúng tôi bức xúc nhất là việc ông bí thư thành ủy về tiếp xúc với người dân Thủ Thiêm, có hứa là sẽ giải quyết và sẵn sàng lắng nghe. Nhưng thời gian gần đây ổng lãi nói là, 5 khu phố 3 phường nằm trong ranh, người dân bức xúc vì tại sao ổng lại thay đổi 180 độ như vậy. Chứng tỏ TPHCM không có thiện chí giải quyết khiếu nại.”
Phó thủ tướng Việt Nam, ông Trịnh Đình Dũng tại hội nghị tổng kết công tác năm 2019 của Bộ Tài Nguyên – Môi trường hôm 27 tháng 12 vừa qua tiếp tục thừa nhận tình trạng khiếu nại đất đai vẫn còn rất bức xúc. Theo lời ông này thì chủ yếu đó là những vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài không hồ sơ đầy đủ.
Trong khi đó những người dân phải khiếu kiện đất đai đều trưng đầy đủ mọi chứng từ xác minh quyền sử dụng hợp pháp của họ qua nhiều thời kỳ; thế nhưng trường hợp của họ bị các cơ quan chức năng đùn đẩy và kéo dài hết năm này đến năm khác.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2019-land-lawsuits-in-vietnam-are-still-inadequate-12302019141534.html

Nhà thờ và Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm

thành di tích cấp thành phố: Mừng hay lo?

Lên hạng di tích cấp thành phố: lo lắng!
Nhà thờ Thủ Thiêm và Tu viện Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm ở quận 2 cùng với Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (quận 1), Trường THCS Võ Trường Toản (quận 1) và Lăng Võ Tánh (quận Phú Nhuận) là 5 công trình vừa được Chính quyền thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), vào ngày cuối năm 2019 trao bằng xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa cấp thành phố.
Tại buổi lễ trao bằng diễn ra vào sáng ngày 31/12, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) TP.HCM, ông Lê Thanh Liêm  phát biểu rằng việc công nhận 5 di tích lịch sử-văn hóa mới này là thể hiện truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Vào tối cùng ngày 31/12, Soeur Maria Nguyễn Thị Hậu, thuộc Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, chia sẻ với RFA cảm nhận trước thông tin vừa nêu:
“Chúng tôi nghe nói được xếp cho là di tích, tức là chúng tôi được ở lại thì chúng tôi rất mừng. Nhưng khi nói rằng mọi sự ở trong nhà dòng hay trong nhà thờ đều do nhà nước và chính phủ quyết định thì chúng tôi lại lo ngại vì chúng tôi cũng không hiểu lắm về vấn đề của nhà nước muốn thế nào. Chúng tôi chưa hiểu được.”
Trong luật về di sản, văn hóa thì không có điều khoản nào quy định nhà thờ và nhà dòng có đủ điều kiện để được xếp vào di tích văn hóa-lịch sử hết. Tại vì để đáp ứng điều kiện được xếp vào di tích văn hóa-lịch sử thì địa điểm đó phải gắn liền với một địa điểm cách mạng, hoặc gắn liền với một nhà cách mạng nào đó. Nhà thờ Thủ Thiêm và Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm làm gì có điều đó? Và tại sao họ lại ép đưa vào di tích lịch sử-văn hóa? Điều này cho thấy rất rõ rằng họ muốn giải tỏa mà không được nên họ quản lý bằng cách khác. Việc này có rất nhiều rủi ro và rất gây bức xúc cho giáo dân
-Giáo dân Cao Thăng Ca

Soeur Maria Nguyễn Thị Hậu cho biết thêm rằng trước đó Nhà thờ Thủ Thiêm và Tu viện Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm đã nhận được thông báo quyết định về xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa từ Chính quyền TP.HCM, được ký hôm 24/12/19. Tuy nhiên với các điều quy định trong quyết định xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa 2 cở sở tôn giáo này khiến cho cộng đoàn giáo dân ở Thủ Thiêm lo ngại.
Một giáo dân, ông Hoàng Đức Nhuận lên tiếng với Đài Á Châu Tự Do:
“Từ khi có quy hoạch đầu tiên thành lập Khu đô thị mới Thủ Thiêm thời ông Thủ tướng Võ Văn Kiệt thì đã có văn bản quyết định Nhà thờ Thủ Thiêm và Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm không giải tỏa. Còn bây giờ xếp vào di tích lịch sử-văn hóa như vậy thì nhà thờ và nhà dòng muốn làm gì cũng khó. Chính quyền làm thế để nói rằng là giữ lại, nhưng thực chất thì những ai không biết mới nghĩ như vậy thôi. Chẳng qua chính quyền quận 2 muốn lấy, muốn chiếm nên mới ra quyết định đưa vào di tích lịch sử-văn hóa.”
Đài RFA ghi nhận nỗi lo ngại của cộng đoàn giáo dân ở Thủ Thiêm liên quan đến Điều 2 trong Quyết định số 5386 của UBND TP.HCM ghi rõ rằng “Nghiêm cấm mọi hoạt động xây dựng, khai thác trong khu vực di tích đã khoanh vùng bảo vệ. Trường hợp đặc biệt sử dụng đất đai ở khu vực di tích phải được phép của Chủ tịch UBND thành phố”.
Từng trong tầm ngắm ‘di dời’
Qua tìm hiểu và tiếp xúc với đại diện các soeur trong Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm và một số giáo dân ở Thủ Thiêm, chúng tôi được biết Nhà thờ Thủ Thiêm và Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm không bị giải tỏa theo quy hoạch ban đầu Khu đô thị mới Thủ Thiêm và kể cả sau này theo Quyết định 6565, Quyết định 6566. Tuy nhiên, chính quyền địa phương đã vận động nhà thờ và nhà dòng tự nguyện di dời.
Hồi đầu tháng 5 năm 2018, truyền thông trong nước loan tin UBND TP.HCM cho biết Nhà thờ Thủ Thiêm, Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm bị di dời vì thuộc trong 9 lô đất ở trung tâm khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ được bán đấu giá, đồng thời yêu cầu các đơn vị liên quan có phương án di dời những cơ sở tôn giáo tại khu đô thị mới Thủ Thiêm, trong đó có Nhà thờ Thủ Thiêm, Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm và thu hồi đất của Trường tiểu học Thủ Thiêm, để bàn giao cho nhà đầu tư thi công tuyến đường ven sông và công viên bờ sông đúng tiến độ.
Thông báo này của Chính quyền TP.HCM đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ trong cộng đồng Công giáo và cả dư luận tại Việt Nam vào thời điểm đó.
Thắc mắc và quan ngại
Trước quyết định mới nhất của Chính quyền TP.HCM xếp Nhà thờ Thủ Thiêm cùng Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm là di tích lịch sử-văn hóa thì những giáo dân Đài RFA trao đổi đều cho rằng Chính quyền TP.HCM chỉ là “mượn cớ”. Giáo dân Giuse Cao Thăng Ca trình bày:
“Trong luật về di sản, văn hóa thì không có điều khoản nào quy định nhà thờ và nhà dòng có đủ điều kiện để được xếp vào di tích văn hóa-lịch sử hết. Tại vì để đáp ứng điều kiện được xếp vào di tích văn hóa-lịch sử thì địa điểm đó phải gắn liền với một địa điểm cách mạng, hoặc gắn liền với một nhà cách mạng nào đó. Nhà thờ Thủ Thiêm và Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm làm gì có điều đó? Và tại sao họ lại ép đưa vào di tích lịch sử-văn hóa? Điều này cho thấy rất rõ rằng họ muốn giải tỏa mà không được nên họ quản lý bằng cách khác. Việc này có rất nhiều rủi ro và rất gây bức xúc cho giáo dân. Chúng tôi cũng đã nhiều lần thẳng thắn trao đổi với Đức giám quản cũng như Linh mục Tổng đại diện như cả hai vị không nghe tiếng nói của giáo dân và các Ngài đã đưa đến quyết định cho nhà thờ và nhà dòng trở thành di tích lịch sử-văn hóa nên chúng tôi rất bức xúc với chính và cả giáo quyền.”
Giáo dân Giuse Cao Thăng Ca nhấn mạnh rằng với Điều 3 trong Quyết định 5386 của UBND TP.HCM là Sở Văn hóa-Thể thao và Chính quyền quận 2 quản lý hai cở sở nhà thờ và nhà dòng Thủ Thiêm sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, mà ông nói rằng “nhà của mình nhưng do người khác quản lý”:
Ứớc ao của chúng tôi bây giờ là khi được xếp vào di tích lịch sử thì chúng tôi phải xây dựng nhà mới để cho chị em chúng tôi được ở rộng rãi hơn, bởi vì đất của chúng tôi còn. Là di tích, mà ở quận 2 thì phát triển nên chúng tôi phải xây dựng thêm cái mới. Việc này chính quyền phải cho phép chúng tôi làm, chứ di tích mà để như ‘cái chùa bà đanh’ thì vô di tích làm chi-
Soeur cựu Bề trên Agatha Trần Thị Sanh
“Là di tích văn hóa-lịch sử thì phải có ban quản lý và đại diện ban quản lý của chính quyền phải là trưởng ban và muốn làm điều gì đều phải thông qua ban quản lý. Tất cả các vấn đề như sửa chữa, tiền bạc…đều phải qua ban quản lý đó quản lý hết và thậm chí kể cả như linh mục hay tổng phụ trách…đều phải thông qua ban quản lý này.”
Soeur cựu Bề trên Agatha Trần Thị Sanh còn đề cập đến lo ngại trước mắt của các nữ tu trong Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm:
“Hôm nọ người ta (chính quyền) có tới, chúng tôi dẫn họ đi tham quan chỗ chị em chúng tôi ngủ. Nhà dòng có đến mấy trăm người mà tất cả chị em chúng tôi ngủ tập thể mà chúng tôi phải chấp nhận trong bao nhiêu năm qua. Chúng tôi có đến 500-600 người mà không cho chúng tôi xây dựng nhà cửa thì chúng tôi lấy gì mà ở? Cho nên, ước ao của chúng tôi bây giờ là khi được xếp vào di tích lịch sử thì chúng tôi phải xây dựng nhà mới để cho chị em chúng tôi được ở rộng rãi hơn, bởi vì đất của chúng tôi còn. Là di tích, mà ở quận 2 thì phát triển nên chúng tôi phải xây dựng thêm cái mới. Việc này chính quyền phải cho phép chúng tôi làm, chứ di tích mà để như ‘cái chùa bà đanh’ thì vô di tích làm chi?”
Nhà thờ Thủ Thiêm và Tu viện Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm là hai cơ sở tồn tại hơn một thế kỷ tại Thủ Thiêm. Sau ngày 30/04/75, một số ngôi trường của nhà dòng bị nhà nước trưng thu làm cơ sở giáo dục. Một trường được sử dụng làm trường tiểu học đã bị đập phá và Chính quyền TP.HCM thương lượng bồi thường 50 tỷ đồng cho nhà dòng. Tuy nhiên, Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm cho biết nếu ngôi trường không được chính quyền tiếp tục dùng vào mục đích giáo dục thì hãy trả lại cho nhà dòng và nhà dòng từ chối nhận số tiền bồi thường đó. Một ngôi trường khác bị đập phá hồi hạ tuần tháng 10 năm 2015, nhưng phải tạm dừng do gặp phải sự phản đối của nhà dòng và dư luận.
Thêm vào đó, nghĩa trang của giáo xứ Thủ Thiêm, rộng hơn 2 héc-ta cũng bị giải tỏa vào năm 2016, tuy nhiên Chính quyền TP.HCM đã không đền bù gì cho nhà thờ.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/thuthiem-church-chosen-city-level-historical-site-what-concerns-12312019113826.html

Lý do các ‘sao’ trẻ được ‘chọn cử’

làm ủy viên TƯ Hội Thanh niên

Đoàn HuyênGửi đến BBC News Tiếng Việt từ Sài Gòn
Hôm giữa tháng 12/2019, hoa hậu H’Hen Niê, cầu thủ Quang Hải, ca sĩ Chí Thiện được Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam – nói theo một từ mới rất lạ trên báo chí Việt Nam là “chọn cử” thay cho bầu chọn, hay cử – làm ủy viên Trung ương Hội Thanh niên Việt Nam nhiệm kỳ 2019-2024.
Động thái này được xem là có tiến bộ so với bộ óc già nua rệu rão của các hội đoàn nhà nước lâu nay.
Báo Thanh Niên cho hơn 10 phóng viên, cán bộ ‘thôi chức’
Việt-Trung giao lưu văn hóa và ca ngợi Nho giáo
Tại sao thanh niên Thụy Điển nhất quyết ra ở riêng
Hội Thanh niên có vẻ cố gắng làm mới mình và tiến đến gần nhóm đối tượng đích hơn bằng cách đưa vào tổ chức những thanh niên đang có sức ảnh hưởng lớn trong cộng đồng. Cho dù những ủy viên mới tinh ấy không xuất thân người nhà nước, hay đảng viên, theo luật bất thành văn.
Nhưng, để đáp ứng mong mỏi đó, các ủy viên “ngôi sao” sẽ có những hành động cụ thể gì? Họ thực sự có khả năng hay mong muốn thu hút thanh niên gia nhập các tổ chức tập hợp thanh niên “quốc doanh” thông qua hào quang của cá nhân mình hay không? Tại sao chỉ là các ngôi sao trong giới giải trí – thể thao (nói chung cũng là giải trí) mà không có các trí thức, doanh nhân, người lao động… khác có thành tựu lớn và có sức ảnh hưởng trong cộng đồng?
Báo chí Việt Nam đưa tin là trong cuộc nói chuyện với đại biểu Đại hội Thanh niên cuối năm 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị xây dựng đề án Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021-2030 mang tính chiến lược, trí tuệ, khoa học, tạo điều kiện cho thanh niên phấn đấu, phát triển kinh tế-xã hội, góp phần xây dựng đất nước.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thì nói Đảng, Nhà nước rất quan tâm và có nhiều chính sách về giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, lòng yêu nước cho thanh niên, học sinh, sinh viên.
Thậm chí vị phó thủ tướng (trước kia hay được báo chí khen có tính thanh niên, trẻ trung hiện đại như thanh niên) nói sẽ có giải pháp để mỗi hội viên thanh niên, sinh viên phải là một đại sứ về lòng yêu nước, về đạo đức, lối sống.
Ảnh Mừng Đảng Mừng Xuân hiện đại gây tranh cãi
Dạy về một quá khứ bạo lực
Bị trầm cảm ở nơi ‘hạnh phúc nhất thế giới’
Nhưng xin lỗi hai vị, lặp lại làm chi những hô hào toàn diện và triệt để hình thức như từ trước tới nay vẫn thế.
Trong cơ chế hiện nay, muốn góp sức thay đổi đất nước, trước tiên phải trở thành lãnh đạo, phải giữ chức vụ cao trong bộ máy chính quyền hay các tổ chức (luật nói là) dân cử, như các tổ chức Đoàn, Hội phụ nữ, Hội thanh niên, Công đoàn… Tức buộc phải trở thành người nhà nước.
Muốn trở thành người nhà nước mà không phải con ông cháu cha, có thể phải “chạy” tiền (phổ biến ở phía Bắc, nơi con đường làm quan vẫn là đỉnh cao ước vọng để cho “cả họ được nhờ”).
Nhưng ngay từ bước chân đầu tiên vào đời đã xây trên gian lận và dối trá, thì chỉ có nước thánh mới rửa được họ thành công chức chính trực liêm khiết.
Liêm khiết thì tiền đâu trả nợ, đủ sở hụi và có lãi? Trí tuệ lúc ấy tập trung để vinh thân phì gia chứ mà để xây dựng đất nước như Thủ tướng yêu cầu, e khó!
Ông Vũ Đức Đam cũng yêu cầu thanh niên phải to khỏe hơn, phải dành thời gian tập luyện sức khỏe thể chất. Nhưng tập luyện ở đâu?
Không khí thì ô nhiễm đến mức báo động, rừng ở khắp nơi bị các quan chức to bé hay những người có thế lấn chiếm làm biệt thự, công viên thì chặt trụi cây cổ thụ thay bằng hàng cau trồng trong chậu (công viên Gia Định ở đường Huỳnh Minh Giám, Gò Vấp, TP HCM) và ngày càng bị lấn áp thu nhỏ để xây cao ốc, trung tâm thương mại.
Sông suối để lấy nước sinh hoạt bị người ta đổ lén nhớt thải, xả nước phân trại nuôi heo ở tận đầu nguồn. Ao hồ giữa đô thị như cái bánh giòn, bị bóp vụn méo mó (hồ Tây bị lấn chiếm hàng chục năm nay, diện tích tổng cộng gần cả trăm ha).
Đường giao thông hỗn loạn, vỉa hè bị hàng rong, quán nhậu, xe máy, lò than… tấn công giăng giăng, muốn đi bộ chỉ có cách nhảy tưng tưng như một con cóc mới qua được cái loạn trận đồ đó.
Thức ăn nhiễm độc, đất đai nhiễm hóa chất, thuốc chữa bệnh giả.
Học bạc mặt, thức đêm trắng dờ con mắt, lương kỹ sư bác sĩ ra trường được hơn 4 triệu đồng/tháng. Xăng tăng điện tăng, nước tăng, thực phẩm tăng. Muốn đủ ăn phải chạy Grab long tóc gáy kiếm việc làm thêm. Thời gian đâu, điều kiện đâu tập luyện?
Bảo thanh niên phải to khỏe lên khác gì đánh đố!
Rồi sợ các cháu nhạt Đảng, khô Đoàn, các bác Bộ Giáo dục lại muốn “phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương rà soát, xây dựng, đổi mới chương trình giáo dục lý luận, chính trị tại các trường đại học; đặc biệt là đổi mới về phương pháp, cách giảng dạy các môn học này để hấp dẫn, lôi cuốn hơn.”
Nhưng mà thưa các bác, đổi mới cách học trăm nghìn vạn kiểu đi nữa, treo thưởng cho những giải ‘Hùng biện làm theo lời Bác’, ‘Thanh niên học tập gương đạo đức Hồ Chí Minh’ to đến bao nhiêu đi nữa, vẫn không có cái gương nào sáng rõ bằng thực tế cuộc sống.
Hàng ngày, chúng cháu trông thấy cảnh sát giao thông gài bẫy người đi đường để bắt xe, vào trường thấy thầy cô gạ tình đổi điểm hay bắt sinh viên phải “đi” phong bì nặng trĩu để qua môn, đi làm thấy các đàn anh đàn chú thì thầm ủ mưu triệt thằng này hạ thằng nọ, đọc báo thấy phe cánh bợ nhau đục khoét ruỗng cả cái đất nước này, thì chẳng lý luận chính trị nào thuyết phục nổi chúng cháu tin được rằng chính phủ đang điều hành hiệu quả, nền chính trị ta là vẻ vang, là tiên phong cả.
Cuối cùng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu thanh niên Việt Nam phải có lý tưởng đúng đắn. “Các bạn phải có niềm tin vào đất nước, vào Đảng, chế độ của chúng ta, không có niềm tin chúng ta không có thành công”. Còn Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị mỗi hội viên thanh niên phải là một đại sứ về đạo đức lối sống.
Nhưng kính thưa, chẳng cần hô hào làm gì, các chú các bác cứ làm gương đi, chúng cháu sẽ tin, sẽ theo.
Chứ như lâu nay, nhìn “lên” tấm gương chói lọi của cha ông chú bác, thấy bộ trưởng, thứ trưởng, tướng lĩnh, chủ tịch bí thư tỉnh thành, tổng giám đốc, trưởng phòng… lũ lượt vào tù vì tham nhũng như một dòng sông bất tận, năm sau cao hơn năm trước, chúng cháu chẳng biết tại sao phải tin, mà tin vào cái gì?
Hơn nữa, cớ sao các bác người lớn không gương mẫu lại đi bắt trẻ con gồng lên thành đại sứ về đạo đức lối sống? Nhà các bác hẳn nuôi dư thừa gà lắm?
Mời các bác các chú làm được những điều các chú các bác cứ ân cần dạy dỗ dặn dò chúng cháu bao nhiêu năm nay đi đã.
Chứ rủ rê được bao nhiêu cầu thủ nổi tiếng, hoa hậu lừng danh, ca sĩ đông fans… nhưng cái nền tảng hội- đoàn rệu rạo, hình thức, “vườn trẻ trung ương” y như cũ, hay nói trắng ra là chẳng có nền tảng nào cả, thì tổ chức đại hội lại là dịp tiêu tiền mát tay cho những ai đang sống dựa thanh niên mà thôi.
*Bài viết thể hiện quan điểm riêng và văn phong của Đoàn Huyên, một nhà báo tự do ở Sài Gòn.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-50957110

Báo chí VN 2019: điều gì đe dọa tính chuyên nghiệp?

Quốc PhươngBBC News Tiếng Việt
Xung đột lợi ích là vấn đề lớn nhất đe dọa tính chuyên nghiệp của báo chí ở Việt Nam, trong khi tính độc lập bị ảnh hưởng từ cả hai yếu tố là ‘nhà nước và thị trường, các ý kiến từ giới nghiên cứu và quan sát báo chí, truyền thông chia sẻ với BBC News Tiếng Việt trong một thảo luận quý cuối năm 2019.
“Hiện tại báo chí ở Việt Nam đang gặp rất nhiều vấn đề về tính chuyên nghiệp, nhưng cái nổi bật nhất theo tôi nghĩ đau đầu nhất hiện nay là vấn đề xung đột lợi ích,” Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Đức An, từ Khoa Báo chí, Truyền thông Đại học Bournemouth, Anh quốc, nói với Bàn Tròn Thứ Năm về báo chí Việt Nam.
Mục đích cuối cùng và mục tiêu cao nhất của báo chí là đi tìm sự thực thì báo chí hiện nay đang được các doanh nghiệp trên thực tế là ‘bịt miệng’ hoặc là ‘mua miệng’ để mà làm một công việc là PR, quảng bá hình ảnhPGS. TS. Nguyễn Đức An
“Hiện nay, báo chí đang được các tập đoàn, các doanh nghiệp thuê để ký những hợp đồng truyền thông trên thực tế để bịt miệng báo chí.
Bàn luận chuyện nghề báo ở Việt Nam
Ông Phạm Chí Dũng bị bắt: nguyên nhân và tác động
Báo chí VN: xung đột lợi ích là vấn đề nổi cộm
Sun Group ‘khiếu nại’ về loạt bài của báo Phụ Nữ
“Như chúng ta đã thấy, từ vụ xì dầu cách đây khoảng 10 năm cho đến bây giờ là vụ nước mắm truyền thống, rồi gần đây là vụ Asanzo, ngay cả những tờ báo lớn, chúng ta bắt đầu thấy xuất hiện những hiện tượng mà báo chí làm công việc đi tìm sự thực.
“Tức là mục đích cuối cùng và mục tiêu cao nhất của báo chí là đi tìm sự thực thì báo chí hiện nay đang được các doanh nghiệp trên thực tế là ‘bịt miệng’ hoặc là ‘mua miệng’ để mà làm một công việc là PR, quảng bá hình ảnh cho các doanh nghiệp.
“Hoặc là tránh những vấn đề mà nổi cộm với doanh nghiệp, cho nên chúng ta thấy có rất nhiều những vụ, sự kiện mà vừa rồi dính đến các tập đoàn mà không có tờ báo nào đụng tới, chỉ có trên mạng xã hội người ta mới thấy.
“Tôi phải theo dõi mạng xã hội mới thấy được một số vấn đề, chứ còn thực ra bao nhiêu chuyện lớn gần như không bao giờ có trên các tờ báo hiện tại.”
‘Ảnh hưởng từ hai phía’
Từ Trường Báo chí và Truyền thông Đại chúng, thuộc Đại học Kansas, Hoa Kỳ, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Tiến Hồng nêu quan điểm:
“Tôi cũng đồng ý với Tiến sỹ An ở điểm vai trò của báo chí hay tính chuyên nghiệp của báo chí hiện nay đang có những cái mà mình cần phải có sự cải thiện.
“Nói chung quy lại là nó là vai trò độc lập của báo chí, nếu ở trong hệ thống của Việt Nam, về vai trò độc lập, thì trước đây báo chí ở Việt Nam được cho là cơ quan báo chí của nhà nước, cho nên việc độc lập từ phía nhà nước đã không có rồi.
Trong tình hình mới, tức là khi mà Việt Nam ngày càng phát triển nhiều hơn về mặt kinh tế theo hướng kinh tế thị trường, vai trò độc lập ấy lại bị ảnh hưởng thêm bởi các doanh nghiệpPGS. TS. Vũ Tiến Hồng
“Thế nhưng, trong tình hình mới, tức là khi mà Việt Nam ngày càng phát triển nhiều hơn về mặt kinh tế theo hướng kinh tế thị trường, vai trò độc lập ấy lại bị ảnh hưởng thêm bởi các doanh nghiệp.
“Thế thì, tín nhiệm của người dân hoặc là sự tin tưởng của người dân đối với những thông tin đưa ra trên báo chí sẽ càng ngày bị xói mòn.
“Tôi nghĩ là nếu không có sự cải thiện gì về việc đó, nó sẽ ảnh hưởng đến báo chí nói chung, cũng như cách mà người dân nhìn vào báo chí ở Việt Nam.”
‘Còn lâu mới độc lập’
Từ Warsaw, Ba Lan, nhà báo Mạc Việt Hồng, chủ biên báo mạng Đàn Chim Việt, nói:
Lãnh đạo BBC cảnh báo về cuộc ‘tấn công vào sự thật’
Từ Asanzo đến nền kinh tế ‘lệ thuộc hàng TQ’
“Báo chí Việt Nam còn lâu mới có thể có được một nền báo chí độc lập, bởi vì từ xưa đến giờ nhưng chúng ta đã biết, báo chí Việt Nam với 700 hay 800 tờ báo thì đều có chung một ông Tổng Biên tập cả, do vậy mà khó có thể nói đến báo chi độc lập được.
“Thứ hai nữa, đúng như quý vị vừa mới phát biểu, thì báo chí hiện nay ngoài chuyện bị kiểm duyệt của nhà nước, thì còn bị các doanh nghiệp thâu tóm, lũng đoạn, hoặc là làm thành một truyền thông có lợi cho doanh nghiệp.
Khó nói đến vai trò độc lập của báo chí, muốn có báo chí độc lập, trước hết chúng ta phải có tự do báo chí, rồi phải có báo chí tư nhân phát triểnNhà báo Mạc Việt Hồng
“Và như chúng ta đã thấy, rất nhiều sự kiện diễn ra vừa rồi, ví dụ như sự kiện của một số tập đoàn chẳng hạn, hay sự kiện ở Gateway chẳng hạn, thì đều là truyền thông xã hội đi trước, trong khi đó báo chí, nhiều tờ báo cùng đưa tin một cách rầm rộ, rồi vì một cử chỉ nào đó mà người ở ngoài không thể biết được, thì họ lại cũng dừng tin một cách rất là đột ngột.
“Cho nên tôi nghĩ rằng ở Việt Nam, nếu mà còn sự tồn tại của Đảng Cộng sản Việt Nam thì khó nói đến vai trò độc lập của báo chí, muốn có báo chí độc lập, trước hết chúng ta phải có tự do báo chí, rồi phải có báo chí tư nhân phát triển.
“Cho nên hiện bây giờ, theo tôi, nói đến điều ấy là hơi sớm, chỉ có trong nền báo chí hiện nay, làm sao để báo chí được chuyên nghiệp hơn và nó có những nhà báo dám mạnh mẽ lên tiếng, mạnh mẽ đứng về phía sự thực hơn, thế còn một nền báo chí độc lập thì chưa đặt ra vào lúc này được.”
Ứng xử, đạo đức báo chí
Từ Việt Nam, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu từng phụ trách đối ngoại ở Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam, nêu quan điểm:
“Nếu chỉ nói về tính chuyên nghiệp và tính độc lập của báo chí thôi, thì nó chưa đủ, ngoài hai chuyện này còn có chuyện quan trọng nữa. Độc lập báo chí như mọi người đã nói, nhưng còn một cái nữa là cái ứng xử của báo chí, gọi là đạo đức báo chí.
“Ba cái này phải được kết hợp với nhau thì nó mới nâng tầm báo chí lên, nó mới đưa báo chí trở thành một thứ mà người ta vẫn nói nôm na trước đây là Quyền lực thứ tư.
“Tôi muốn nhấn mạnh là ngoài chuyện chuyên môn báo chí, tính độc lập, tính chuyên môn của báo chí ra, thì tôi muốn nhấn rất mạnh vào chuyện ứng xử, tức là đạo đức của người làm báo.
Đạo đức của người làm báo ở đây có hai mặt. Một là đạo đức của phóng viên và hai là đạo đức của biên tập viên. Nếu mà không có hai cái này, thì có chuyên môn mấy cũng không đi đến bản chấtTiến sỹ Hà Hoàng Hợp
“Đạo đức của người làm báo ở đây có hai mặt. Một là đạo đức của phóng viên và hai là đạo đức của biên tập viên. Nếu mà không có hai cái này, thì có chuyên môn mấy cũng không đi đến bản chất, mà người ta gọi là cái sứ mệnh của báo chí, truyền thông, không đi đến được.
“Thế còn độc lập, nếu mà tính chuyên nghiệp của báo chí mà rất cao, cũng như đạo đức chung của báo chí mà được đảm bảo ở một mức độ cao, thì nó sẽ đi đến một mức độ độc lập tương đối trong hoàn cảnh Việt Nam bây giờ.”
‘Giống hệt như thuốc giả’
“Tôi đồng ý với Tiến sỹ Hợp, thực ra khái niệm chuyên nghiệp không chỉ bao gồm cả năng lực chuyên môn không đâu, anh có năng lực chuyên môn mà anh không có đạo đức thì là một vấn đề,” ông Nguyễn Đức An bình luận.
“Thực ra nhà báo Việt Nam hiện tại có năng lực chuyên môn chứ, nhưng vấn đề đối với chúng ta (báo chí Việt Nam) hiện tại về tính độc lập, như các vị vừa nói, và cái độc lập này với độc lập với lại các thế lực tiền bạc nữa, chứ không phải chỉ là độc lập về cái khái niệm chính trị, hay như người ta vẫn hay nói và cả vấn đề kia nữa.
“Hiện nay cả một nền báo chí, một trong những nguyên nhân chính là nền tảng chuyên nghiệp bị lỏng lẻo, một nền báo chí của chúng ta gần như đào tạo tay ngang đi vào, các tòa soạn cũng không có gì để mà đào tạo một cách bài bản không phải chỉ về mặt kỹ năng mà cả về mặt đạo đức, về thái độ làm báo, về vai trò của người làm báo, về sứ mạng của người làm báo như thế nào.
“Và một cái nữa mà gần hơn là sự hụt hơi trong việc chúng ta gần như là không đổi mới kịp, chúng ta gần như là bị các làn sóng số đẩy ra, các tờ báo bây giờ, gần như các hợp đồng truyền thông đó là các nguồn nuôi cho các tờ báo, bởi vì độc giả thì mất, quảng cáo trên mạng thì không kiếm được, nó vào Facebook, nó vào Google, nó không vào được các tờ báo.
Chúng ta gần như là không đổi mới kịp, chúng ta gần như là bị các làn sóng số đẩy ra, các tờ báo bây giờ, gần như các hợp đồng truyền thông đó là các nguồn nuôi cho các tờ báo, bởi vì độc giả thì mất, quảng cáo trên mạng thì không kiếm đượcPGS. TS. Nguyễn Đức An
“Thì người ta phải tự an ủi với nhau, mà một điều an ủi rất nguy hiểm là: thôi chúng ta coi như nồi cơm của anh em, chúng ta cứ tạm thời thực ra là đi đánh thuê cho các doanh nghiệp để mà chúng ta tồn tại đã.
“Nhưng mà rồi nếu vẫn kiểu trên thực tế là lấp liếm như thế, ngụy biện như thế, thì cuối cùng tất cả sẽ dẫn tới một sự đổ vỡ lòng tin như Tiến sỹ Hồng vừa nói. Tôi nói một ví dụ lâu nay thấy báo chí đăng một vấn đề về thuốc giả, thuốc ung thư giả, tức là bệnh nhân mua thuốc, người ta đặt lòng tin vào người phân phối, người sản xuất.
“Người ta tin đó là thuốc thật, bây giờ cứ nghĩ lại đi, việc quý vị làm tin bài mà đánh thuê cho doanh nghiệp, không phải là đánh thuê theo kiểu là đưa tin bài vào một trang, ở Anh, phương Tây, hay bên Mỹ cũng có những trang quảng cáo, nhưng mà quảng cáo bằng bài thì nó khác, còn đây quý vị đưa thẳng quảng cáo vào các trang nội dung, coi như đó là trang mà người ta trả tiền cho các quý vị – đưa cho độc giả xem, nó giống như một tin bài đã được nhà báo kiểm tra, thì thực ra về nguyên tắc, về bản chất, nó giống hệt như thuốc giả.”
Cần bộ quy tắc ứng xử
Từ Hoa Kỳ, ông Vũ Tiến Hồng nói thêm:
“Ở trong tiếng Việt, từ đạo đức nó có nghĩa hơi khác một chút, nhưng tôi nghĩ rằng để tăng tính chuyên nghiệp ở phía cấp tòa soạn, thì đầu tiên những bộ quy tắc ứng xử là rất cần thiết.
“Bởi vì những cái đó không chỉ có tính quy định đối với từng tòa soạn mà nó có tính quy định đối với việc mà một phóng viên, một nhà báo nên hành xử như thế nào.
“Còn nói đạo đức, thì đúng là từ ‘code of conducts’ bằng tiếng Anh khi dịch sang tiếng Việt thì có thể dịch các quy tắc ứng xử, tôi nghĩ là cái đấy.
Nên bắt đầu ở mức tòa soạn, cần những người có tầm nhìn đặt ra được những quy định ứng xử và người ta thật sự mong muốn để thực hiện những quy định ấy, thì mức độ chuyên nghiệp về mặt tác nghiệp, trong lúc tác nghiệp, sẽ được cải thiện tốt hơnPGS. TS. Vũ Tiến Hồng
“Nhưng nếu mà kêu gọi đạo đức thì nói hơi khó bởi vì một bộ phận mà lên đến hàng nghìn người như thế thì nó sẽ rơi vào tình trạng một số người sẽ cảm thấy có những cái người ta phải theo cái đạo đức, nhưng mà một số người sẽ thấy nó khó hơn để làm những việc ấy.
“Thế cho nên ở phía cấp tòa soạn, tôi cho rằng việc đó khá là quan trọng, tức là nên tạo ra những quy tắc ứng xử và nên thực hiện những quy tắc ứng xử ấy một cách thật là nghiêm khắc, thì việc mà bản thân phóng viên, nhà báo tự khắc người ta sẽ theo những quy tắc ứng xử ấy.
“Thì dần dần nó sẽ tạo thành một truyền thống ở trong tòa soạn trước và sau đó nó sẽ là cả một nền báo chí người ta sẽ có được những truyền thống như thế.
“Và để có được những truyền thống như thế thì nó phải cần rất nhiều thời gian, nhưng mà nên bắt đầu ở mức tòa soạn, cần những người có tầm nhìn người ta đặt ra được những quy định ứng xử đấy và người ta thật sự mong muốn để thực hiện những quy định ấy.
“Thì cái mức độ chuyên nghiệp về mặt tác nghiệp, trong lúc tác nghiệp, sẽ được cải thiện tốt hơn.”
Tuyên truyền và mạng xã hội
Từ Warsaw, bà Mạc Việt Hồng đưa ra bình luận:
“Trước hết, tôi xin phép không đồng ý với một vị vừa phát biểu trước đó rằng là ở Việt Nam khâu đào tạo là không có và các nhà báo hầu hết là các nhà báo ‘tay ngang’, theo tôi nghĩ điều này không hẳn là đúng, bởi vì theo tôi biết là ở Việt Nam các nhà báo hiện nay đang hành nghề báo chí, thì phần lớn họ đều được đào tạo qua đại học, tốt nghiệp khoa báo chí, tuyên truyền.
“Thế nhưng ngay vấn đề đào tạo của Việt Nam, một vấn đề rất lớn hơi ra ngoài phạm vi Bàn tròn hôm nay, thế nhưng mà ở Việt Nam như chúng ta đã biết, bản thân tôi đã học qua đại học ở Việt Nam, chúng ta đều đã biết nghiệp vụ nhiều khi là lại đặt xuống sau so với những môn học như trước kia về Lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam hoặc là về Triết học Marx-Lenin.
Hiện nay một khi đã là tuyên truyền thì nó có thể là không gắn nhiều với sự thật, nó chỉ có một phần nào đó thôiNhà báo Mạc Việt Hồng
“Trong khi đó đào tạo nghiệp vụ lại không được đặt lên hàng đầu và hơn nữa khoa báo chí Việt Nam như chúng ta biết, thì người ta gọi là khoa Báo chí, tuyên truyền, tức là cái phần làm báo và đi kèm với phần tuyên truyền, mà một khi đã gọi là tuyên truyền, thì cái đó là tuyên truyền cho bộ máy cai trị, cho bộ máy cầm quyền, cho đảng cầm quyền là đảng Cộng sản Việt Nam rồi.
“Mà hiện nay một khi đã là tuyên truyền thì nó có thể là không gắn nhiều với sự thật, nó chỉ có một phần nào đó thôi, cho nên tôi không đồng ý cho rằng là các nhà báo Việt Nam hiện nay là ‘tay ngang’ và không được đào tạo.
“Và tôi cho rằng bản thân các nhà báo được đào tạo nhưng mà vấn đề đào tạo đó ngay từ trong trường đại học là đã cần phải bàn tới rồi.”
Túng làm liều? Lao đáo chóng mặt?
Từ Việt Nam, một nhà báo, nhà biên tập cấp phó phụ trách biên tập tạp chí ở một tòa soạn và nhà nghiên cứu theo dõi báo chí, truyền thông, chia sẻ thêm một số cảm nhận với BBC News Tiếng Việt sau Bàn Tròn Thứ Năm về chủ đề báo chí này, ý kiến này viết:
“Việc báo chí cố kết với doanh nghiệp, được doanh nghiệp “nuôi” thông qua quảng cáo, tài trợ dưới mọi hình thức khiến chính những người cầm bút hoặc làm ngơ trước sai phạm của doanh nghiệp, hoặc tâng bốc sai sự thật. Tóm lại, một quan hệ đôi bên cùng có lợi, “hòn bấc ném đi hòn chì ném lại”, nương dựa nhau cùng hưởng lợi.
“Bởi vậy việc bẻ cong ngòi bút hoặc sử dụng, truyền dẫn thông tin mập mờ, sai quấy giúp các doanh nghiệp loại trừ nhau cũng không hoàn toàn chỉ bởi nguyên nhân duy nhất là do chỉ đạo của Ban Tuyên giáo hay lãnh đạo Bộ Thông tin – Truyền thông mà tới đây sẽ được đổi tên.
“Điều này cũng đã được phân tích bởi khách mời trong chương trình buổi hội luận quý cuối năm lên sóng ở BBC News Tiếng Việt về nghề báo, nền tảng báo chí chuyên nghiệp, giáo dục báo chí trong và ngoài nước.
Thực ra, trong cơ chế tự chủ này, các báo cũng rất lao đao, chóng mặt. Túng thì làm liều. Dù chưa đến mức phải “trồng cỏ” như một số người Việt Nam vượt biên trái phép qua Anh quốc đã làmMột ý kiến nhà báo từ Việt Nam
“Trong đó, theo quan sát của chúng tôi thấy, đã nhấn mạnh nguyên nhân và hậu quả lâu dài của nạn phong bì, “hợp đồng truyền thông” và các xung đột lợi ích trong nghề báo ở Việt Nam…
“Thực ra, trong cơ chế tự chủ này, các báo cũng rất lao đao, chóng mặt. Túng thì làm liều. Dù chưa đến mức phải “trồng cỏ” như một số người Việt Nam vượt biên trái phép qua Anh quốc đã làm, nhưng bị ràng buộc bởi quyền lợi và đôi khi trở thành “cơ quan ngôn luận chính yếu” cho một, hai doanh nghiệp hay tập đoàn to, để nuôi sống toàn bộ tờ báo là điều dễ hiểu…
“Thực trạng đau lòng này ai cũng thấu suốt.
“Còn tới đây, một lộ trình tái sắp xếp quy hoạch báo chí ở nhiều địa phương được thực hiện với nhiều nới sẽ phải trình đề án tái cấu trúc, bãi nhiệm, bổ nhiệm nhân sự, đổi giấy phép mang tên các chủ quản mới và phương hướng hoạt động theo loại hình mới đã được qui định trong các đề án, theo thiển ý của tôi, đây thật là một câu chuyện khắc xuất, khắc nhập vừa buồn cười vừa thê lương ở Việt Nam!
“Vì thực ra sứ mệnh của báo chí đâu nằm trong tên gọi!” ý kiến này chia sẻ với BBC.
Mời quý vị bấm vào đường dẫn này từ phút 14’20” để theo dõi toàn văn Bàn tròn trong quý cuối năm 2019 bàn về một số vấn đề của báo chí ở Việt Nam hiện nay và trong năm.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-50957900

Thưởng Tết, nơi cao – nơi thấp

và ‘vòng nguyệt quế’ Việt Nam

Những ngày này, người lao động ở Việt Nam chộn rộn với chuyện thưởng tết.
3,5 tỷ đồng là mức thưởng Tết Dương lịch cao nhất năm nay, thuộc về một doanh nghiệp có vốn FDI hoạt động trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng – bảo hiểm ở Sài Gòn.
30 ngàn đồng là mức thưởng Tết Dương lịch thấp năm nay, của một công ty ở Hải Phòng.
Sự chêch lệch quá lớn này cũng thể hiện trong mức thưởng Tết Âm lịch.
‘Áp lực lớn’ buộc VN vẫn phải tiếp tục xuất khẩu lao động và di dân
Lao động xuất khẩu VN vỡ mộng ở xứ người
Luật Lao động sửa đổi 2019 – Đối phó và mơ hồ
Thưởng Tết Nguyên đán cao nhất cả nước hiện thuộc về một doanh nghiệp dân doanh trong khu công nghiệp tại Đà Nẵng, lên đến 927,8 triệu đồng.
Trong khi mức thấp nhất chỉ 100 ngàn đồng thuộc về doanh nghiệp cổ phần có vốn góp của nhà nước ngoài khu công nghiệp.
Sự chênh lệch giữa mức thưởng Tết cho người lao động – nơi cao, nơi thấp – với mức chênh lệch tới cả ngàn lần như thế, cho thấy sự phân cực trong đời sống xã hội Việt Nam ngày càng lớn.
Tất nhiên, mức thưởng tết được người sử dụng lao động căn cứ trên kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Mức thưởng còn tùy vào đặc thù công việc, trình độ công nghệ cũng như năng lực người lao động mỗi ngành nghề.
Bởi vậy, so sánh chuyện thưởng Tết của những ngành khác nhau dường như có đôi chút khập khiễng.
Cựu Đại sứ Mỹ: ‘Internet mở ra cánh cửa mới cho VN’
Việt Nam ‘là đối tác thương mại quan trọng của Anh’
Đài Loan nhận lao động VN ‘nhiều chỉ sau Nhật Bản’
Nhưng thực tế là người lao động không thể không mủi lòng khi nghe những con số thưởng Tết cao lên đến hàng chục, hay hàng trăm triệu đồng ở nơi này, nơi nọ.
Chẳng hạn, nhiều giáo viên nói rằng đến thời điểm này, họ vẫn chưa nhận được thông báo gì của nhà trường về tiền thưởng Tết Âm lịch, theo báo Lao động hôm 21/12.
Hơn thế, có một thực tế, với đại đa số người lao động, một cái Tết có no đủ hay không phụ thuộc phần nhiều vào tiền thưởng dịp này, chứ thưởng Tết không hoàn toàn chỉ là chuyện có thì vui không thì cũng không sao.
Và thực tế, người lao động cũng dành tự động viên nhau: “rằng ít nhất mình vẫn có việc làm, có lương hằng tháng cả năm rồi, thôi thì Tết nhất không có thưởng chút cũng được,” như một bài trên báo Tuổi trẻ.
Có ai trên những ”vòng nguyệt quế”?
Trong khi đó, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với các địa phương, triển khai Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội năm 2020, giới chức lãnh đạo Việt Nam thông báo “kết quả quan trọng, toàn diện, đáng mừng trên hầu hết các lĩnh vực,” trong năm 2019.
Theo truyền thôngb Việt Nam viện dẫn báo cáo của Chính phủ Việt Nam cho hay, năm 2019, kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng nhanh, đạt trên 7%, và thuộc nhóm các nước có mức tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới; quy mô GDP khoảng 266 tỷ USD, bình quân đạt gần 2.800 đôla Mỹ/người.
Bởi vậy, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng CSVN kiêm Chủ tịch nước, cũng tại hội nghị nói trên đã viện dẫn đánh giá của Ngân hàng Thế giới đánh giá về kinh tế Việt Nam rằng, “Mây đen phủ lên toàn cầu nhưng mặt trời vẫn đang tỏa sáng lên Việt Nam.”
Ông cũng nêu lên 4 chứng cứ cho thấy ý chí Việt Nam, khát vọng vươn lên, như sự gia tăng trong các chỉ số phát triển kinh tế, rồi các lĩnh vực văn hóa xã hội được quan tâm; tiềm lực quốc phòng an ninh tiếp tục được tăng cường; và phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực được tiếp tục đẩy mạnh hơn.
Trong những năm tới, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc, cũng đã đặt ra yêu cầu cho những năm tiếp sau là “không ngủ quên trên vòng nguyệt quế.”
Ông Nguyễn Xuân Phúc cũng viện dẫn lời của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn khi nói rằng, chim hồng hộc muốn bay cao phải nhờ ở sáu trụ cánh, nếu không có sáu trụ cánh ấy thì cũng chim thường thôi.”
Không rõ trong 6 trụ cánh ấy mà ông Phúc đưa ra, có trụ cánh nào là sự công bằng về cơ hội cho những người lao động hay không, nhưng vòng nguyệt quế của sự tăng trưởng mà báo chí nhà nước vẫn hay dùng rất nhiều mỹ từ như ‘ấn tượng,’ ‘bứt phá,’ ‘vượt trên thử thách’ hay ‘mặt trời vẫn đang toả sáng’ ấy, đã bỏ qua nhiều người lao động.
Và trong khi say sưa với những thành tích qua những con số, hãy quan tâm hơn đến những mâm cơm ngày Tết lẫnngày thường của những lao động nghèo. Để đừng tự hỏi tại sao, khi nhiều người lại chạy trốn khỏi nơi “mặt trời vẫn đang toả sáng” để chui rúc lên những thùng xe vất vưởng nơi xứ người.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-50944235

Kinh tế VN 2019: ‘Mặt trời’ chỉ ‘tỏa sáng’ trên báo cáo?

Bloomberg cho rằng Việt Nam được ví là nối gót Trung Quốc về tăng trưởng kinh tế nhưng kỳ thực chỉ “trông tốt trên báo cáo”.
Điều này dường như mâu thuẫn với phát biểu mới đây của ông Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước, về kinh tế Việt Nam năm 2019, rằng “mặt trời đang tỏa sáng” dù “mây đen phủ lên toàn cầu”.
Thưởng Tết, nơi cao – nơi thấp và ‘vòng nguyệt quế’ Việt Nam
Ngân hàng Thế giới khen kinh tế Việt Nam
Tin tặc VN đột nhập mạng công ty nước ngoài và giới bất đồng chính kiến
Tác giả Shuli Ren viết trên Bloomberg ngày 30/12 rằng Việt Nam vốn được ví von là Trung Quốc thứ hai từ cách đây hai thập kỷ. Rằng Việt Nam có lực lượng lao động trẻ, bất động sản bùng nổ, nền chính trị cộng sản ổn định, có mối quan hệ tốt với Mỹ… Nhưng cần phải bổ sung thêm điều này khi bước vào năm 2020: đó là một sự thịnh vượng không lợi nhuận.
‘Sự thịnh vượng không lợi nhuận’
Khi Việt Nam gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu, nước này được khen ngợi là người hưởng lợi lớn nhất trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
Việc các tập đoàn nối tiếng chuyển địa điểm từ Trung Quốc sang Việt Nam là minh chứng rõ rệt nhất.
Google của tập đoàn Alphabet đã chuyển nơi sản xuất điện thoại thông minh Pixel, trong khi tập đoàn điện tử Samsung đã đóng cửa nhà máy điện thoại cuối cùng ở Trung Quốc.
Thậm chí một số công ty Trung Quốc như Goertek Inc. – nhà cung cấp tai nghe AirPods của Apple – cũng đang dời đi.
Đây là thời điểm vàng cho Việt Nam trong thế giới kỹ thuật số.
Việt Nam cũng ghi nhận mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội GDP trên 7%, nằm trong nhóm tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
Thế nhưng, sự khởi sắc này không được trông thấy ở thị trường chứng khoán.
Chỉ số VN-Index của Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM từ đầu năm đến nay chỉ tăng vỏn vẹn 7,3%, thua xa mức tăng 32% của chỉ số CSI 300 trên hai sàn Thượng Hải và Thẩm Quyến.
Trong khi các thị trường mới nổi tăng trưởng ổn định vào tháng 12, chứng khoán Việt Nam lại đi theo một hướng khác.
Vậy thì cái gì đang làm suy yếu sức tăng trưởng của Việt Nam?
Các quỹ giao dịch ngoại hối (Exchange Traded Fund – ETF) đang trở thành một nguồn vốn nước ngoài quan trọng, năm 2019 các quỹ ETF đóng góp 44% dòng vốn ngoại vào Việt Nam.
Tuy nhiên, khi nhìn kỹ vào đó, người ta sẽ phải cau mày, Bloomberg bình luận.
‘Thị trường chứng khoán không lành mạnh’
Thị trường chứng khoán Việt Nam kém hơn hẳn so với thị trường sản xuất đang phát triển như vũ bão, theo Bloomberg.
Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện bị chi phối bởi các ngân hàng, và chỉ có một nhà phát triển bất động sản, Vingroup JSC.
Trong khi Vingroup đã chuyển sang sản xuất ô tô và điện thoại thông minh, kinh doanh bất động sản vẫn là nguồn thu chính của tập đoàn này.
Với lợi nhuận trung bình trên vốn chủ sở hữu ở mức 15%, các ngân hàng tại Việt Nam là khu vực có lợi nhuận lớn nhất theo bất kỳ tiêu chuẩn nào. Nhưng các khoản vay ngân hàng đã vượt quá GDP của Việt Nam, ở mức cao đối với một quốc gia chỉ kiếm được khoảng 2.500 đô la trên đầu người.
Vì vậy, các ngân hàng cần tăng vốn để tránh nợ xấu trong tương lai.
Gần một nửa các ngân hàng địa phương không thể đáp ứng tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu 8%, theo cảnh báo của Fitch Ranking.
Nhưng việc các ngân hàng tăng vốn là rất khó, ngay cả khi nhà đầu tư ngoại muốn mua cổ phần, do chính phủ áp giới hạn 30% cho sở hữu nước ngoài.
Với việc không nâng mức trần này, chỉ có hai kết quả cho ngành ngân hàng: Hoặc rơi vào một cuộc khủng hoảng tín dụng như Trung Quốc, hoặc phải giảm quy mô cho vay doanh nghiệp.
Đây không phải là tin tốt cho các nhà đầu tư.
Vingroup và các công ty con, hiện có tỉ trọng ảnh hưởng chỉ số VN-Index khoảng 15%, cũng có vấn đề.
Đất đai trở nên khan hiếm – rất khó tìm thấy những khu đất lớn ở các siêu đô thị tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, chính phủ đã chậm phê duyệt các dự án mới, làm giảm tiềm năng tăng trưởng của các nhà phát triển.
Bloomberg nhận định rằng, quy định về tỉ lệ sở hữu nước ngoài quá hà khắc là nguyên nhân chính cho tình trạng kém khởi sắc của thị trường chứng khoán Việt Nam. Các cổ phiếu chất lượng cao đã chạm hạn ngạch và nhà đầu tư ngoại đang giao dịch với nhau với giá cao hơn mặt bằng thị trường.
Do vấn đề thanh khoản, các cổ phiếu này được các tổ chức cung cấp chỉ số phân bổ mức tỉ trọng rất nhỏ. Những cổ phiếu còn lại trong chỉ số đều là những món hàng kém hấp dẫn mà nhà đầu tư không mấy mặn mà.
Việt Nam thực sự đang trở thành Trung Quốc tiếp theo, nhưng là ở khía cạnh của một thị trường chứng khoán không lành mạnh bị chi phối bởi các ngân hàng nợ nần và không có cổ phiếu công nghệ kinh tế mới.
Dù không thiếu nhà đầu tư nước ngoài muốn rót vốn vào, nền kinh tế của Việt Nam không tránh khỏi sẽ bị chậm lại, Bloomberg bình luận.
Việt Nam cần “đột phá thể chế”
Ngày 18/12, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã hạ triển vọng tín nhiệm của Việt Nam xuống Tiêu cực.
Theo TS Phạm Quý Thọ, nguyên Chủ nhiệm Khoa Chính sách Công, Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam, việc này không chỉ ảnh hưởng đến việc huy động vốn nước ngoài mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đầu tư và hình ảnh Việt Nam.
Để giải quyết việc này, TS Thọ viết cho BBC Tiếng Việt ngày 25/12 rằng Việt Nam cần “đột phá thể chế”, lấy phát triển doanh nghiệp làm động lực phát triển, tạo môi trường đầu tư và kinh doanh, đồng thời với cải cách hành chính, gỡ bỏ các rào cản, chấn chỉnh thực thi công vụ của bộ máy.
Ngoài ra, TS Phạm Quý Thọ cho rằng Việt Nam cần tránh tập trung quyền lực tuyệt đối, nên mở rộng dân chủ theo hướng thiết lập các thể chế phù hợp với các nguyên tắc thị trường và giá trị phổ quát, nên dựa vào dân hơn nữa để chống tham nhũng.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-50953500

Nhìn lại 2019: Việt Nam qua những con số

Ngọc Lễ
Trước thềm năm mới 2020, VOA điểm lại các sự kiện nổi bật của Việt Nam trong năm 2019 qua những con số:
114 ngày: là khoảng thời gian tàu Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc đến quấy nhiễu trong thềm lục địa của Việt Nam xung quanh bãi Tư Chính trên Biển Đông – vụ việc được giới quan sát đánh giá là khủng hoảng nghiêm trọng nhất trên Biển Đông kể từ vụ giàn khoan Hải Dương 981 hồi năm 2014. Tàu Hải Dương 8 vào bãi Tư Chính vào ngày 3/7 với sự hộ tống của các tàu hải cảnh Trung Quốc mà lúc cao điểm có đến 35 tàu – theo số liệu chính thức – để quấy nhiễu hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam hợp tác với hãng dầu khí Rosneft của Nga. Trong khoảng thời gian gần 4 tháng, tàu Hải Dương đã vài lần rời đi để hướng về Bãi Chữ Thập, nơi Trung Quốc đã bồi đắp thành đảo nhân tạo, trước khi trở lại quấy nhiễu – mỗi lần rời đi khoảng một tuần lễ. Việc này đã cho thấy sự lợi hại của các hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp vốn giờ đây giúp họ có thể duy trì sự hiện diện lâu dài và liên tục để gây sức ép lên các nước xung quanh Biển Đông. Sự hiện diện của các tàu Hải Dương 8 đã dẫn đến sự đối đầu căng thẳng giữa lực lượng cảnh sát biển giữa hai nước. Chính quyền Việt Nam loan báo đã dùng mọi kênh để tranh đấu với Trung Quốc, từ phản đối ngoại giao, vận động quốc tế, đối đầu trên thực địa. Cuối cùng, vào ngày 24/10, tàu Hải Dương cũng đã rời đi mà chính phủ Việt Nam cho là ‘nhờ vào sự đấu tranh khôn khéo và cương quyết’ của họ.
39 là số nạn nhân Việt Nam chết trong thùng xe tải đông lạnh trên đường từ Bỉ sang Anh được phát hiện vào hôm 23/10 ở hạt Essex, gần thủ đô London. Lúc đầu, cảnh sát Anh công bố toàn bộ các nạn nhân này đều là người Trung Quốc căn cứ vào hộ chiếu họ mang theo. Nhưng quá trình điều tra sau đó đã kết luận toàn bộ 39 người này đều là người Việt Nam, chủ yếu đến từ hai tỉnh miền Trung là Nghệ An và Hà Tĩnh. Các nạn nhân được cho là đã trả số tiền cả tỷ đồng để được các đường dây buôn người đưa từ Việt Nam bằng đường bộ sang các nước châu Âu sau đó tìm đường sang Anh – nơi họ được hứa hẹn sẽ có công việc lương cao để trang trải nợ nần cũng như giúp đỡ gia đình ở Việt Nam. Đây là vụ án mạng có số nạn nhân tử vong cao nhất từ trước đến nay ở nước Anh cũng như là một thảm họa nghiêm trọng nhất trong nhiều năm trên con đường di dân lậu của người Việt Nam. Vụ việc đã vén lên bức màn về tình trạng đi xuất khẩu lao động chui ồ ạt ở một số địa phương ở miền Trung sang châu Âu cũng như hé mở về hoạt động của các đường dây buôn người tinh vi. Sau khi hoàn tất điều tra và xác nhận danh tính, tất cả các nạn nhân đều được hồi hương về Việt Nam dưới hình thức thi thể hoặc tro cốt sau khi người thân của họ cam kết hoàn trả lại chi phí cho chính phủ. Thảm họa này đã gây chấn động dư luận trong và ngoài nước, khiến công chúng thương cảm đồng thời cũng tạo ra những chỉ trích gay gắt về việc các nạn nhân bất chấp các rủi ro về sinh mạng cũng như luật pháp để di cư lậu.
3 Triệu Mỹ kim: là số tiền mà ông Nguyễn Bắc Son, cựu Bộ trưởng Thông tin-Truyền thông đã nhận hối lộ từ ông Phạm Nhật Vũ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần nghe nhìn AVG, để chỉ đạo tập đoàn viễn thông vốn nhà nước Mobifone mua lại 95% cổ phần của AVG, vốn lúc đó đang trên bờ vực, với mức giá cao hơn nhiều giá trị thực của công ty này, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước gần 6.500 tỷ đồng. Ông Son và người kế nhiệm ông, Trương Minh Tuấn, đã ra trước vành móng ngựa vào cuối năm trong đại án Mobifone-AVG. Ông Son được cho là người cầm đầu đã chỉ đạo cho ông Tuấn là thuộc cấp của ông lúc đó ký quyết định phê duyệt dự án Mobifone mua AVG. Gia đình ông Son đã nộp lại 66 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án, do đó mặc dù đối diện với mức án tử hình, nhưng ông Son chỉ bị tuyên 16 năm tù về tội vi phạm về quản lý vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng và mức án chung thân về tội nhận hối lộ. Tổng cộng ông Son phải chịu mức án chung thân. Ông Trương Minh Tuấn nhận tổng cộng 14 năm tù với cùng hai tội danh trên. Vụ án này xếp vào một trong các vụ đại án trong chiến dịch chống tham nhũng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đây cũng là vụ án mà các bị cáo đã khắc phục phần lớn số tiền chiếm đoạt, trong đó ông Phạm Nhật Vũ, chủ tịch AVG, được cho là đã trả trả lại toàn bộ số tiền thiệt hại cùng chi phí, lãi suất cho MobiFone.
5 đợt ô nhiễm bụi mịn đã xảy ra ở Hà Nội trong suốt năm 2019, theo số liệu do Tổng cục Môi trường công bố, khiến ô nhiễm trở thành một trong những vấn đề lo lắng hàng đầu của người dân thủ đô trong năm qua. Các đợt ô nhiễm rải đều từ tháng 1, 3, 10, 11 cho đến tháng 12. Mỗi đợt ô nhiễm kéo dài từ một cho đến trên hai tuần lễ với bầu trời Hà Nội trở nên mù mịt vì nồng độ mịn cao và người dân được khuyến cáo nên ở trong nhà và hạn chế ra ngoài trời. Trong suốt năm 2019, nồng độ bụi mịn PM 2.5 đã nhiều lần vượt mức 140μg/m3, tức là vượt gần 6 lần quy chuẩn quốc gia của Việt Nam là 25μg/m3 và gấp 14 mức bụi mịn được Tổ chức Ý tế Thế giới cho là lý tưởng. Đặc biệt, trong ngày 12/12, có nơi ở Hà Nội đo được nồng độ bụi mịn 2.5 lên đến 160 μg/m3. Kết quả này đã khiến Hà Nội lọt vào danh sách các thành phố ô nhiễm nhất trong nhóm các thành phố có số liệu đo đạc trên thế giới. Các chuyên gia y tế cảnh báo rằng nồng độ bụi mịn cao sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người dân, làm tăng khả năng đột quỵ và gia tăng các bệnh tim mạch. Nguyên nhân khiến bầu trời Hà Nội trở nên mịt mờ vì bụi mịn như vậy được cho là một phần do thời tiết, một phần do các hoạt động giao thông, xây dựng, sản xuất thải bụi.
2 huy chương vàng tại Sea Games 30 ở Philippines dành cho đội tuyển bóng đá nam và bóng đá nữ của Việt Nam. Trước đó, Việt Nam đã từng vào chung kết ở Sea Games nhưng đều thất bại ở trận cuối cùng, do đó thắng lợi này của đội tuyển bóng đá nam Việt Nam đã được cả nước chờ đợi và ăn mừng. Đội tuyển nam Việt Nam đánh bại Indonesia với tỷ số 3-0, trong khi đội tuyển nữ Việt Nam thắng tuyển Thái Lan 1-0. Đây là lần thứ hai sau 60 năm và lần lần đầu tiên trong lịch sử đội tuyển bóng đá nam của nước Việt Nam thống nhất giành huy chương vàng môn bóng đá nam tại Sea Games. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam đoạt thắng lợi kép ở cả bóng đá nam và nữ – thành tích mà trước đó chỉ có Thái Lan mới đạt được. Đội tuyển nam Việt Nam đã giành được ngôi vô địch mà không để thua bất cứ trận nào trong số 7 trận. Chiến thắng của đội tuyển bóng đá nam Việt Nam được cho là có công lớn của huấn luyện viên Hàn Quốc Park Hang-seo, người đã tạo nên đà thắng lợi của đội tuyển Việt Nam sau khi lên nắm quyền chỉ huy đội tuyển vào 2017, bắt đầu từ việc vào chung kết giải U23 ở Thường Châu, Trung Quốc, cho đến bán kết Asiad 2018, vô địch AFF Cup 2018 và tứ kết Asian Cup 2019. Trong khi đó, huấn luyện viên Mai Đức Chung được ca ngợi với thắng lợi của đội tuyển nữ. Thành viên của hai đội tuyển đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp đón sau khi về nước.
1 tháng: là thời gian ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư, Chủ tịch nước, đột ngột biến mất khỏi công chúng từ ngày 14/4 cho đến ngày 14/5. Ông Trọng biến mất khi ông đang đi công tác ở Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, thành trì của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đối thủ chính trị một thời của ông. Do đó, sự biến mất của ông Trọng đã làm dấy lên nhiều đồn đoán rằng ông Trọng bị đầu độc. Trong suốt thời gian một tháng biến mất đó, tin tức về sức khỏe ông Trọng làm chao đảo mạng xã hội với rất nhiều đồn đoán, trong đó có tin ông Trọng bị đột quỵ, hôn mê, trong khi truyền thông chính thức hoàn toàn im tiếng mà mãi đến rất lâu sau đó mới xác nhận rằng ông Trọng ‘không được khỏe’ do ‘cường độ làm việc cao’. Mãi đến ngày 14/5, ông Trọng mới xuất hiện trở lại khi truyền thông nhà nước chiếu hình ảnh cho thấy ông chủ trì cuộc họp với các lãnh đạo tối cao của đảng và nhà nước. Hai ngày sau đó, 16/5, ông Trọng chủ trì hội nghị toàn thể lần thứ 10 của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản. Sức khỏe ông Trọng dường như cũng trở nên ổn định hơn kể từ đó nhưng chuyến công du Mỹ của ông Trọng được dự kiến vào cuối năm cũng bị hủy mà nguyên nhân được cho là do sức khỏe của ông chưa được tốt.
7,02% là tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2019, theo số liệu chính thức do Tổng cục Thống kê công bố hôm 27/12. Đây là tốc độ tăng trưởng hàng đầu thế giới bất chấp một năm kinh tế thế giới có nhiều biến động với đà leo thang của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Đây cũng là mức tăng trưởng cao thứ hai trong 10 năm qua này mặc dù thấp hơn mức 7,08% của năm 2018 và vượt chỉ tiêu 6,6-6,8% mà Quốc hội đề ra. Đây cũng là mức tăng trưởng cao hơn nhiều so với mức 5,25% của năm 2012, mức thấp nhất trong giai đoạn từ 2009-2019. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm đạt 516,96 tỷ đô la Mỹ, trong đó kim ngạch xuất khẩu tăng 8,1% đạt 263,45 tỷ đô la. Các lĩnh vực nắm vai trò đầu tàu trong việc thúc đẩy tăng trưởng của Việt Nam là công nghiệp chế biến, dịch vụ thị trường (ngành vận tải, kho bãi, bán buôn và bán lẻ, hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm). Việt Nam đạt mức tăng trưởng này trong bối cảnh các nền kinh tế năng động khác của châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia đều có thành tích thấp hơn với lần lượt là 6.1% 6.1% và 5%, theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF. Báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á tương đối lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam và nhận định rằng ‘đang có xu hướng các nhà đầu tư nước ngoài rút ra khỏi Trung Quốc và tìm đến Việt Nam như là lựa chọn thay thế để bù đắp rủi ro của cuộc chiến thương mại’.
99% là số dòng thuế mà Liên minh châu Âu (EU) xóa bỏ cho cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang 28 nước thành viên EU theo hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU, tức EVFTA, được hai phía ký kết vào giữa năm 2019 sau gần 10 năm đàm phán. Theo đó, mức xóa bỏ thuế quan này sẽ thành hiện thực theo lộ trình 7 năm sau khi EVFTA được ký kết, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Trong khi đó, 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại của Việt Nam cũng sẽ được EU áp dụng mức thuế là 0% nhưng phải theo hạn ngạch. Theo tính toán của Bộ Kế hoạch Đầu tư, EVFTA sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020 và gần 44,4% vào năm 2030 và giúp GDP Việt Nam tăng bình quân 2,18-3,25% giai đoạn 2019-2023. EVFTA được trông đợi sẽ giúp gia tăng đáng kể xuất khẩu của Việt Nam trong các mặt hàng dệt may, da giày và nông thủy sản. Ở chiều ngược lại, Việt Nam sẽ đối mặt sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp châu Âu nhất là trong các ngành dịch vụ. Tuy nhiên, vốn là hiệp định thương mại có tiêu chuẩn cao, toàn diện giống như CPTPP, EVFTA là bao phủ từ hàng hóa, đầu tư, mua sắm chính phủ, sở hữu trí tuệ cho đến quyền lợi lao động. Nếu cải cách theo các yêu cầu của EVFTA, Việt Nam được cho là sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh và sẽ hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, thể chế. Hiệp định EVFTA còn chờ được Nghị viện EU thông qua với nhiều tiếng nói yêu cầu EU cân nhắc thành tích nhân quyền của Việt Nam.
220.000 đồng là giá một kilogram sườn heo tại thời điểm tháng 12. Trong khi đó, mức giá sườn cốt lết và thịt ba rọi cũng dao động trên dưới 200.000 đồng/kg, cao gấp đôi so với hồi đầu năm. Đây là mức giá thịt heo cao nhất ở Việt Nam từ trước đến nay, dẫn đến cuộc khủng hoảng thịt heo trong bối cảnh nhu cầu thịt heo tăng cao khi Tết nhất gần kề. Cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ sự hoành hành của dịch tả lợn châu Phi từ đầu năm khiến đàn lợn Việt Nam giảm 6 triệu con. Sự khan hiếm thịt heo đã đẩy giá loại thịt chủ lực trên mâm cơm của người Việt tăng phi mã trong giai đoạn cuối năm. Khả năng cung ứng thịt heo ngày Tết được các cơ quan chức năng của Việt Nam dự đoán là sẽ thiếu hụt từ 200.000 đến 300.000 tấn so với nhu cầu của thị trường. Giá thịt heo tăng đã làm tăng áp lực đối với lạm phát, khiến chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam trong tháng 11 tăng 0,96% – mức cao nhất so với cùng kỳ trong vòng 9 năm, cũng như gây ra nhiều xáo trộn trong đời sống của người dân. Giá thịt heo quá cao đã khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu hoặc chuyển sang các loại thịt khác, khiến sức mua giảm. Cuộc khủng hoảng này được dự đoán sẽ còn tiếp diễn thêm nhiều tháng sau Tết vì đàn lợn vừa mới tái đàn sau dịch. Trong bối cảnh đó, Chính phủ Việt Nam đã ra lệnh nhập khẩu 100.000 tấn thịt lợn để làm giảm sức ép đối với thị trường trong nước.
6 án tử hình cùng lúc cho các bị cáo trong vụ án giết hại nữ sinh giao gà Cao Mỹ Duyên ở Điện Biên trong dịp Tết Kỷ Hợi. Sau gần 4 ngày xét xử, có 6 trong số 9 bị cáo bị Tòa án Nhân dân tỉnh Điện Biên tuyên án tử hình trong vụ án làm chấn động cả nước gần một năm trước mà khi đó nạn nhân Duyên đã bị các bị cáo lừa phỉnh đi giao gà Tết rồi thực hiện bắt cóc, hiếp dâm và sát hại nạn nhân. Ba bị cáo còn lại bị đề nghị các mức án tù từ 2-3 năm cho đến 9-10 năm. Đa số các bị cáo đều là con nghiện và đều đã từng vào tù ra khám. Tính chất tàn bạo của vụ án đã gây sự phẫn nộ cho dư luận trong nước. Phiên tòa lưu động diễn ra tại sân vận động của thành phố Điện Biên Phủ, thu hút sự theo dõi của đông đảo người dân. Nhóm bị cáo bị cho là hành động có kế hoạh kỹ lưỡng từ trước nhằm bắt cóc người tống tiền để có tiền tiêu Tết và sau khi nạn nhân chết, họ đã tìm mọi cách nhằm che giấu dấu vết và đánh lạc hướng cơ quan điều tra. Tuy nhiên, vụ án sau đó có thêm diễn biến phức tạp khi mẹ ruột của nạn nhân, bà Trần Thị Hiền, được cho là cố tình không thành thật về việc con bà bị bắt cóc để che giấu việc bà từng bán ma túy cho nhóm thủ phạm 10 năm trước và nợ họ 300 triệu đồng.
https://www.voatiengviet.com/a/nh%C3%ACn-l%E1%BA%A1i-2019-vi%E1%BB%87t-nam-qua-nh%E1%BB%AFng-con-s%E1%BB%91/5226265.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?