Báo nhà nước Trung Quốc tiết lộ ‘tam giác tranh giành quyền lực’ nội bộ đảng

 Báo nhà nước Trung Quốc tiết lộ ‘tam giác tranh giành quyền lực’ nội bộ đảng

Những câu chuyện lịch sử được kể gần đây trên các kênh truyền thông ĐCSTQ không đơn thuần chỉ là câu chuyện lịch sử…

Ảnh chụp màn hình Youtube.

Trong bối cảnh một loạt các quan chức cấp Thứ trưởng, Bộ trưởng như Tôn Lực Quân, Phó Chính Hoa ngã ngựa vì dính líu đến âm mưu đảo chính, thì ngày 11/10 Báo Giải phóng quân – Cơ quan ngôn luận của quân đội Trung Quốc đăng bài viết với tiêu đề ‘Luôn giữ danh tiết không đoạ lạc’ để tự khuyên mình đứng trung lập trong chính biến cung đình.

Chuyên gia nhìn nhận, ‘chính biến cung đình’ ở đây là cuộc chiến không khoan nhượng giữa 2 phe là ‘Tập gia quân’ và ‘Giang phái’, và quân đội nên đứng ngoài cuộc để phe Giang Trạch Dân phục vị.

Đúng 1 tuần sau, ngày 18/10, truyền thông chính thức của ĐCSTQ là ‘Thời báo Học tập’ lại đăng một câu chuyện lịch sử lấy tiêu đề ‘Ngô Việt quy Tống’ (Nước Ngô Việt quy hàng nước Tống).

Bài viết này của ‘Thời báo Học tập’ muốn ám chỉ điều gì; bối cảnh lịch sử của câu chuyện lịch sử ở trên như thế nào, từ đó nhắn nhủ đến phe ‘thứ ba’ nên có thái độ ra sao; tại sao cuộc chiến giữa Tập Cận Bình và Tăng Khánh Hồng thuộc phe Giang là điều khó tránh khỏi?

Nhà sử học đồng thời là người có am hiểu sâu sắc về chính trường Trung Quốc – Giáo sư Chương Thiên Lượng trong Chính luận thiên hạ đăng ngày 26/10 đã có góc nhìn như sau.

Cuộc chiến giữa Tập Cận Bình và Tăng Khánh Hồng thuộc phe Giang là khó tránh khỏi

Hiện tại phe Tập và phe chống Tập đã không còn đường rút lui. Trong trò chơi chính trị, Giáo sư Chương cho rằng, ‘các bên nhượng bộ một bước vẫn có thể coi là một cách đạt được cân bằng lợi ích’. Nhưng đối với Tập Cận Bình, sự việc năm đó Tăng Khánh Hồng đã ủng hộ Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng làm đảo chính, ông Tập vẫn canh cánh trong lòng.

Tập Cận Bình đã sửa đổi hiến pháp ở Đại hội 19 năm 2017 để có thể tái đắc cử suốt đời, ông đã đạt được thoả hiệp với Tăng Khánh Hồng, nhưng loại thoả hiệp này không đáng tin cậy. Tập Cận Bình và Tăng Khánh Hồng không tin tưởng lẫn nhau.

Đối với Tăng Khánh Hồng, việc đạt được thoả hiệp chỉ là kế hoãn binh bởi vì lúc đó (Đại hội 19 năm 2017) Tập Cận Bình không còn thời gian để dọn dẹp Tăng Khánh Hồng. Do đó ông Tập mới thoả hiệp với Tăng Khánh Hồng mà tạm cho qua việc ủng hộ đảo chính.

Tăng Khánh Hồng có ý mưu phản mà Tập Cận Bình lại bỏ qua là chuyện rất khó xảy ra. Tăng Khánh Hồng hiểu được rằng, nếu Tập Cận Bình tái đắc cử ở Đại hội 20, ông Tập sẽ quay lại dọn dẹp mình.

Ở Đại hội 19 sở dĩ ông Tập còn chưa dọn dẹp được Tăng Khánh Hồng là vì những mối quan hệ của Tăng Khánh Hồng còn rất nhiều. Tăng Khánh Hồng từng là Trưởng ban Tổ chức Ban chấp hành trung ương, người đứng đầu nhóm đặc vụ Trung Quốc, ông ta có rất nhiều tay chân trong quân đội, bản thân ông là Hồng nhị đại. Do đó trong đảng, chính phủ, tình báo, công an, an ninh quốc gia v.v. đều có người của Tăng Khánh Hồng.

Năm 2017, Tập Cận Bình có thể không chắc chắn về việc đọ sức với Tăng Khánh Hồng. Đợi đến sau Đại hội 20, những người mà Tăng Khánh Hồng đề bạt đã đến tuổi nghỉ hưu, thì lúc này Tăng Khánh Hồng đã thành hổ không răng, Tập Cận Bình có thể dọn dẹp ông ta.

Tập Cận Bình đã suy nghĩ như vậy, Tăng Khánh Hồng cũng có suy nghĩ tương tự, hai bên đang ở vào thế nghi ngờ lẫn nhau. Nếu trước Đại hội 20 mà Tăng Khánh Hồng không phản công thì không còn cơ hội. Vậy nên đây là lý do vì sao Giáo sư Chương nhiều lần nhận định sẽ có trận quyết chiến giữa Tập Cận Bình và Tăng Khánh Hồng phe Giang.

Bối cảnh câu chuyện ‘Ngô Việt quy Tống’ và ám chỉ của truyền thông ĐCSTQ

Ngày 18/10, tờ ‘Thời báo Học tập’ – kênh truyền thông chính thức của ĐCSTQ đã đăng một bài viết có tiêu đề ‘Ngô Việt quy Tống’. Giáo sư Chương nhận định, điều này phản ảnh cuộc chiến giành quyền lực nội bộ ĐCSTQ đã rất nghiêm trọng. Bài báo đã dùng tiêu đề trên để hiệu triệu những thế lực ‘phản Tập’ hãy nhanh chóng quy hàng.

Giáo sư Chương phân tích, trong bài viết có vài câu rất thú vị. Ví như “phải đo lường đức hạnh, đo lường năng lực mà thức thời. Nếu gặp được ‘chân mệnh chi chủ’, thì hãy nhanh chóng quy phục”. Câu này không đơn thuần nói về lịch sử, mà chính là có mối quan hệ với tình hình chính trị hiện tại.

Sau đó còn có câu: “Như vậy không chỉ tránh được thảm kịch ‘người nhà đánh nhau, nồi da nấu thịt’, mà công lao không gì lớn bằng, tốt đẹp không gì đẹp bằng; vĩnh viễn bảo tồn phú quý cho con cháu”. Nói thẳng ra chính là: hiện nay đang ở trong cuộc đọ sức giữa Tập Cận Bình và Tăng Khánh Hồng, những người đứng bên ngoài hãy suy nghĩ thật kỹ, nếu phát hiện ‘chân mệnh chi chủ’ thì hãy nhanh chóng đầu hàng. Như thế không những tránh được thảm kịch, mà còn vĩnh viễn giữ được phú quý.

Bối cảnh câu chuyện lịch sử này chính là đoạn lịch sử sau khi Bắc Tống khai quốc, khi ấy ở phương nam có nước Ngô Việt, quân chủ của họ là Tiền Thúc. Ông chủ động hiến 13 châu, 86 huyện và 1 đội quân cho Đại Tống.

Giáo sư Chương kể một chút về lịch sử. Trước Bắc Tống là thời chiến loạn ‘Ngũ đại thập quốc’. Phía bắc sông Trường Giang (Dương Tử) là Lương, Đường, Tấn, Hán, Chu, đây là ‘Ngũ đại’ (5 triều đại). Thời đó khá loạn, có tổng cộng 14 vị Hoàng đế trong 53 năm, tức là trung bình khoảng ba năm rưỡi là thay đổi một Hoàng đế. Còn phía nam sông Trường Giang là ‘Thập quốc’.

Sau khi Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận thực hiện ‘Binh biến Trần Kiều’, ông lên làm Hoàng đế và muốn thống nhất toàn quốc. Vào một hôm tuyết lớn, Triệu Khuông Dận đến nhà Tể tướng Triệu Phổ cùng uống rượu, ăn thịt nướng, tâm sự, sau đó thương lượng bước tiếp theo của quốc gia nên làm như thế nào. Lúc đó Triệu Phổ kiến nghị ‘nam trước bắc sau’ (tiên nam hậu bắc) cho Triệu Khuông Dận.

Bởi vì con người phía nam mềm mỏng nên dễ đánh, thêm nữa nơi đây kinh tế phát triển, cho nên sau khi đánh sẽ có được tiền. Phần phía bắc của ‘thập quốc’ là chính quyền cát cứ của Bắc Hán, nếu giải quyết vấn đề của Bắc Hán sẽ chạm đến biên giới của nước Liêu. Do đó Triệu Phổ khuyên Triệu Khuông Dận giải quyết vấn đề phía nam trước, chưa giải quyết Bắc Hán vội, để Bắc Hán làm bước đệm chắn nước Liêu. Vậy nên sách lược thống nhất toàn quốc mới có tên là ‘tiên nam hậu bắc’.

Sau khi thương lượng với Tể tướng Triệu Phổ, Triệu Khuông Dận bắt đầu thực thi, giải quyết từng bước từng bước một.

Khi đó quốc vương của nước Ngô Việt là Tiền Thúc biết rằng mình không đủ sức chống lại Bắc Tống, thế là năm 978 SCN chủ động dâng biểu, đem đất đai hiến cho Bắc Tống. Hoàng đế nhà Tống lúc đó là Tống Thái Tông trọng thưởng cho những người quy phục như vậy, cho họ rất nhiều quan chức với số lượng lên đến hơn 1000, những người không làm quan cũng được trọng thưởng. Con cháu của Tiền Thúc thậm chí còn được làm phò mã nhà Tống.

Mục đích chủ yếu cơ quan ngôn luận ĐCSTQ kể một câu chuyện như vậy chính là muốn kêu gọi ‘bên thứ ba’ (ngoài 2 phe ‘Tập gia quân’ và Tăng Khánh Hồng thuộc ‘Giang phái’) nên xem ai mới là ‘chân mệnh chi chủ’ rồi nhanh chóng quy hàng. Rốt cuộc bài viết của tờ ‘Thời báo Học tập’ muốn ám chỉ ‘bên thứ ba’ nào?

Xem thêm:

Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc ngã ngựa: Phe cánh to lớn nào hậu thuẫn?

Dưới nhãn quang của mình, Giáo sư Chương cho rằng bên thứ ba này là ‘Đoàn phái’, tức phe Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc, có những người dẫn dắt như Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo, còn người đang nắm quyền lớn nhất trong ‘Đoàn phái’ là Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Khắc Cường.

Trên thực tế, Đoàn phái không thích và có quan hệ không tốt với Tăng Khánh Hồng thuộc Giang phái. Bởi vì thời kỳ mà Hồ Cẩm Đào – Ôn Gia Bảo (Hồ – Ôn) còn tại nhiệm, Tăng Khánh Hồng – Giang Trạch Dân và người trong phe Giang như Ngô Bang Quốc, Chu Vĩnh Khang, Lý Trường Xuân… luôn bắt nạt Đoàn phái. Đoàn phái đã chịu đựng điều ấy trong 10 năm.

Mối quan hệ giữa Đoàn phái và Tập gia quân cũng không tốt. Bởi vì ông Tập hiện nay đang làm ‘cách mạng văn hoá’ (CMVH) khiến Đoàn phái rất phản cảm. Cha của Hồ Cẩm Đào từng bị bức hại trong CMVH, còn Ôn Gia Bảo cũng cực kỳ phản cảm với CMVH. Do đó trên lý niệm thì Đoàn phái không hợp với ông Tập.

Hiện nay có tam giác quyền lực như vậy trong chính trị Trung Quốc, chính là cuộc đọ sức giữa 3 lực lượng. Hiện tại đem so sánh tương quan lực lượng giữa Tập Cận Bình và Tăng Khánh Hồng thì tương đối bằng nhau, hoặc phe Tăng yếu hơn một chút. Nếu Đoàn phái đứng về phía Tăng Khánh Hồng thì Tập Cận Bình gặp rắc rối, còn nếu đứng về phía Tập Cận Bình thì Tăng Khánh Hồng rơi vào ‘tai hoạ ngập đầu’.

Kỳ thực Hồ – Ôn vẫn luôn dọn dẹp phe Giang – Tăng chỉ là cơ hội chưa đến. Dù Đoàn phái rất ghét Tăng Khánh Hồng và Giang Trạch Dân nhưng họ cũng sợ CMVH sẽ đến, do đó Giáo sư Chương nhìn nhận khả năng cao là Đoàn phái sẽ ‘toạ sơn quan hổ đấu’.

Mạn Vũ

https://www.dkn.tv/the-gioi/bao-nha-nuoc-trung-quoc-tiet-lo-tam-giac-tranh-gianh-quyen-luc-noi-bo-dang.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?