Ukraine: Hỏa tiễn Himars là gì và chúng có đang làm thay đổi cuộc chiến?

Himars

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Một bệ phóng tên lửa Himars ở Ukraine

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói rằng hỏa tiễn Himars đang thay đổi cục diện của cuộc chiến chống lại Nga.

Giàn hỏa tiễn do Mỹ sản xuất đã được sử dụng để bắn trúng hàng chục mục tiêu của Nga như sở chỉ huy và kho đạn.

Nó cũng được sử dụng để nhắm mục tiêu vào các cây cầu, bao gồm cả những cầu tiếp cận Kherson do Nga chiếm đóng, mà Ukraine đang cố gắng giành lại.

Himars là gì?

Himars - M142 High Mobility Artillery Rocket Systems là giàn phóng hỏa tiễn cơ động cao được đặt trên một xe tải 5 tấn, có thể bắn sáu tên lửa dẫn đường.

Himars

Các tên lửa cung cấp cho Ukraine có tầm bắn lên tới 50 dặm (80 km), hơn gấp đôi tầm bắn của các loại bích kích pháo mà Mỹ đã cung cấp cho Ukraine trước đây.

Himars cũng có thể bắn tên lửa dùng cho Hệ thống Tên lửa Chiến thuật tầm ngắn (Army Tactical Missile System - ATACMS), có tầm bắn 186 dặm (300 km). Tuy nhiên, Mỹ không cung cấp cho Ukraine những tên lửa này.

Tầm bắn 50 dặm gần tương tự như tên lửa Smerch của Nga, nhưng Himars bắn tên lửa dẫn đường bằng GPS có thể nhắm mục tiêu chính xác hơn.

missles

Ukraine đã sử dụng Himars như thế nào?

Himars bắt đầu được sử dụng ở Ukraine vào cuối tháng Sáu, theo Phillips O'Brien, giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Đại học St Andrews.

Ông cho biết hỏa tiễn này lần đầu tiên được triển khai chống lại các mục tiêu cố định và các trung tâm chỉ huy, thay vì các lực lượng đang di chuyển:

"Nó đã được sử dụng trên khắp mặt trận ở miền đông Ukraine, tấn công vào các kho đạn phía sau chiến tuyến của Nga khoảng 30 dặm."

Tuy nhiên, ông nói, Ukraine có thể bắt đầu sử dụng Himars để nhắm vào quân đội Nga tập trung trong các doanh trại và sở chỉ huy.

Ukraine tuyên bố một cuộc tấn công tên lửa ở Lysychansk, Luhansk đã giết chết 100 binh lính, và một cuộc tấn công vào trụ sở của nhóm lính đánh thuê Wagner ở Popasna ở Luhansk có thể làm thiệt mạng 100 thành viên của họ.

Cả hai cuộc pháo kích đều có sự tham gia của Himars, theo giáo sư O'Brien.

Himars

NGUỒN HÌNH ẢNH,EYEPRESS NEWS/REX/SHUTTERSTOCK

Chụp lại hình ảnh,

Lực lượng của Ukraine cho biết họ sử dụng các tên lửa Himars để phá hủy một kho đạn dược của Nga tại Nova Kakhovka ở miền nam Ukriane hồi tháng Bảy

Mỹ được cho là đã cung cấp cho Ukraine 16 giàn hỏa tiễn Himars trong một phần của gói hỗ trợ an ninh trị giá 9 tỷ USD.

Vương quốc Anh cũng đã cung cấp một giàn phóng tên lửa có tên là M270, nó giống như Himars và bắn các tên lửa tương tự. Ba trong số này đã được giao và ba chiếc nữa đang trên đường đến Ukraine.

Vào giữa tháng Bảy, các lực lượng Ukraine bắt đầu sử dụng Himars để cắt đứt đường tiếp cận của Nga với thành phố Kherson ở miền nam Ukraine, mà nước này đang chiếm giữ.

Hỏa tiễn Himars phá hủy các cây cầu bắc quan sông Dnipro nối thành phố với Crimea bị Nga sáp nhập.

"Người Nga đã đổ quân vào Kherson để cố gắng bảo vệ nó," giáo sư O'Brien nói.

"Các cuộc tấn công của Himars đã gây ra vấn đề trong việc tiếp tế cho họ."

Himars
Chụp lại hình ảnh,

Tên lửa Himars đã phá các cây cầu từ Crimea mà Nga dựa vào để tiếp tế cho Kherson

Himars có thể giúp Ukraine giành chiến thắng?

Tổng thống Zelensky khẳng định hỏa tiễn này rất quan trọng đối với các nỗ lực của đất nước ông, ông viết trên Facebook rằng "Himars và các loại vũ khí chính xác khác đang thay đổi cục diện chiến tranh có lợi cho chúng tôi".

Giữa tháng Tám, các lực lượng của Ukraine đã tiêu diệt hơn 100 mục tiêu có giá trị cao của Nga bằng Himars, theo quân đội Mỹ.

"Himars giúp cắt các tuyến đường cung cấp, và điều đó khiến nó trở thành một vũ khí rất quan trọng," Giáo sư O'Brien nói.

"Nó mang lại cho các lực lượng Ukraine một chiến lược mới - làm suy giảm nguồn cung cấp của Nga cho đến khi họ không thể giữ được, làm suy giảm hỏa lực của Nga, và khiến quân đội của họ suy yếu vì tiêu hao.

Tuy nhiên, tiến sỹ Marina Miron, chuyên gia chiến tranh tại Kings College London, tin rằng tác động của nó có thể đã bị phóng đại.

"Himars rất chính xác khi nó được sử dụng để chống lại các mục tiêu cố định, khi bạn có các phối hợp chính xác," bà nói.

"Nhưng nó không hiệu quả đối với các mục tiêu di động như quân đội, vì vậy nó không thể đẩy lùi một cuộc tiến công.

"Tôi có thể nói rằng Himars đã khiến người Nga bất ngờ, nhưng nó không thay đổi cán cân quyền lực."

Himars

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Tên lửa Himars có thể bắn các mục tiêu sâu ben trong của kẻ thù

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov cho biết Ukraine cần thêm 50 giàn hỏa tiễn Himars nữa để ngăn chặn bước tiến của quân Nga, và 100 giàn nữa để thực hiện thành công một cuộc phản công.

Tuy nhiên, theo giáo sư O'Brien, việc cung cấp các tên lửa sử dụng cho giàn hỏa tiễn quan trọng hơn.

"Có 16 hoặc khoảng đó các giàn hỏa tiễn Himars là ổn," ông nói, "miễn là có hàng tấn đạn đi kèm theo chúng. Nhưng các nhà sản xuất tên lửa đang phải chịu rất nhiều áp lực để có đủ nguồn cung."

Nga chống lại Himars bằng cách nào?

"Nga hiện đang tập trung vào việc phá hủy các giàn hỏa tiễn Himars và tên lửa trong khi chúng đang được vận chuyển," tiến sỹ Miron nói.

Lực lượng của họ nhiều lần tuyên bố đã phá hủy một số bệ phóng và khoảng 100 tên lửa, nhưng không đưa ra được bằng chứng nào.

"Người Nga có vẻ không giỏi trong việc chống lại Himars bằng cách tiêu diệt chúng," Giáo sư O'Brien nói.

"Bởi vì họ không thể lái máy bay an toàn qua các chiến trường, họ không thể phát hiện ra chúng từ trên không.

"Và rất khó để bắn trả một chiếc Himars một khi nó đã bắn vào bạn, bởi vì nó có thể di chuyển gần như ngay lập tức."

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Thời sự Trong nước - https://www.moitruongvadothi.vn