Giáo Già: Bạo Lực VC Không Ngăn Cản Được Bước Chân Em

August 31, 2018

Tin được phổ biến trên đài VOV ngày 26/08/2018 nói: Thông cáo từ văn phòng của Thượng nghị sĩ John McCain [xem hình] viết: “Thượng nghị sĩ John Sidney McCain III qua đời vào 4 giờ 28 phút chiều ngày 25 tháng 8, 2018. Bên cạnh Thượng nghị sĩ khi ông ra đi có vợ Cindy và gia đình của họ. Vào lúc qua đời, ông đã trung thành phục vụ đất nước Hoa Kỳ suốt 60 năm qua.”
Cùng với cựu Thượng nghị sĩ John Kerry của Đảng Dân chủ, ông John McCain đã tích cực vận động để bình thường hóa quan hệ bang giao với Việt Nam, nơi ông từng bị giam cầm trong 5 năm rưỡi tại nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội, trong thời chiến tranh Việt Nam, trước khi được trả tự do vào năm 1973.
John Sidney McCain III chào đời ngày 29/8/1936 tại một căn cứ hải quân Mỹ ở Panama. Xuất thân từ một gia đình ba đời phục vụ binh chủng hải quân của quân đội Hoa Kỳ, cha và ông nội đều mang hàm Đô Đốc, ông McCain trở thành phi công lái máy bay chiến đấu sau khi tốt nghiệp Học viện Hải quân Hoa Kỳ.
Ngày 26/10/1967, giữa lúc chiến cuộc Việt Nam leo thang, máy bay của ông bị bắn rơi trong một phi vụ đánh bom trên không phận miền Bắc. Ông bị gãy tay và chân khi máy bay rớt xuống hồ Trúc Bạch ở Hà ội. Ông bị bắt và bị giam trong 5 năm rưỡi tại nhà tù Hỏa Lò. Ông nhiều lần bị biệt giam và tra tấn tàn bạo. Không lâu sau đó, Việt cộng khám phá ra ông có thân phụ và ông nội đều là Đô đốc Hải quân Hoa Kỳ, nên đề nghị thả ông sớm với ý đồ trao đổi những điều kiện tuyên truyền có lợi cho chúng. Ông từ chối đề nghị đó vì không muốn bỏ lại đồng đội không có cái may mắn được sinh ra trong một gia đình quyền thế như mình. Ông khí khái quyết định ở lại để đồng hành cùng đồng đội. Cuối cùng, ông được phóng thích cùng các tù binh chiến tranh khác vào ngày 14/3/1973, sau thỏa thuận ngưng bắn.
Về lại Hoa Kỳ, ông McCain xuất ngũ vào năm 1981 với cấp bậc Trung Tá, ông dọn về tiểu bang Arizona sinh sống. Cựu tù binh chiến tranh John McCain đắc cử dễ dàng vào năm 1982, để chiếm một ghế tại Hạ viện Hoa Kỳ. Ông được bầu vào Thượng viện vào năm 1986, và trở thành một trong những Nghị sĩ thuộc Đảng Cộng Hòa phục vụ lâu năm nhất tại Điện Capitol, trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ. Ông nổi tiếng là người có xu hướng hành động độc lập về một số vấn đề mà ông cho là quan trọng. Ông kết thân với các nhà lập pháp thuộc cả hai đảng, và nhiều lần hợp tác với họ để đưa ra những quyết định có tính lưỡng đảng.
Ông là chính khách có những phát biểu thẳng thừng, khẳng khái, được giới truyền thông ưu ái và thường xuyên mời tham gia các chương trình thời sự. Ông cũng chiếm được cảm tình rộng rãi trong công chúng nhờ kinh nghiệm phục vụ trong quân đội và thành tích từng là tù binh chiến tranh tại Việt Nam. Đối với cộng đồng người Việt tị nạn Cộng Sản, ông được coi là một ân nhân đã hành động để cứu giúp nhiều cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa để họ sang định cư tại Hoa Kỳ. Ông luôn tỏ ra sẵn sàng giúp họ trong tiến trình định cư nơi quê hương mới. Các cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa bị đi tù “học tập cải tạo” coi ông như một người đồng hành, từng nếm trải những kinh nghiệm cay đắng vì cùng là nạn nhân của Cộng sản Bắc Việt. Trong những cuộc phỏng vấn trên truyền hình Mỹ, ông không ngần ngại nhắc lại rằng ông từng bị tra tấn tại Việt Nam, và vẫn mang trong người hậu quả của các cuộc tra tấn đó. Tại Hoa Kỳ, ông là người luôn theo sát và bênh vực lợi ích của các quân nhân và cựu quân nhân từng phục vụ trong quân ngũ. Sau khi Đảng Cộng hòa chiếm đa số sít sao ở Thượng viện, ông trở thành Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Hoa Kỳ và là tiếng nói quan trọng trong các vấn đề quân sự và đối ngoại.
Tháng 7 năm 2017, bác sĩ chẩn đoán ông mắc một chứng ung thư não ác tính. Thượng nghị sĩ McCain trở về tiểu bang nhà vào tháng 12, 2017; để tiếp tục điều trị, cho đến khi gia đình ông thông báo ông đã quyết định dừng điều trị vào ngày 25 tháng 8.
Tiếp theo sau bản tin Thượng nghị sĩ McCain qua đời được phổ biến trên các cơ quan truyền thông thì một bản tin được phổ biến trên đài RFA ngày 27/8/2018 cho biết tại Hà Nội: Thêm 1 người dân chết khi đang bị công an tạm giữ. Bản tin nói: Ông Hoàng Tuấn Long, sinh năm 1979, được thông báo là đã qua đời ở bệnh viện đa khoa Hà Đông, hôm 24 tháng 8 năm 2018, sau khoảng 1 tuần lễ bị giam giữ. Người nhà nghi ngờ ông bị đánh chết trong trại tạm giam, trong khi đó công an phường Thổ Quan, quận Đống Đa, cho biết ông Long cắn lưỡi tự tử. Tuy nhiên, bà Hằng, vợ của nạn nhơn, nói: “Tôi có hỏi bác sĩ ở ca trực lúc đưa chồng tôi vào thì họ nói nạn nhân bị chảy máu tai, tắc nghẽn mạch máu (tụ máu) mà chết”.
Cũng theo tin từ bà Hằng, công an đề nghị khám nghiệm pháp y nhưng gia đình từ chối và mời bên pháp y Quân đội đến để giải phẫu tử thi, ngay buổi chiều ngày 24 tháng 8. Bà Hằng thuật lại những bất thường bà nhận thấy được khi chứng kiến cảnh khám nghiệm pháp y:
“Lúc khám nghiệm tử thi thì tôi có vào chứng kiến. Tôi thấy phía đằng sau đầu của anh ấy có một vết lõm rất to, đến khi mổ ra thì xương sườn bị gãy 4 cái mà tim thì tụ một cục máu, mật sưng to, các nội tạng khác đều bị sưng”.
Tuy nhiên, khi phóng viên Đài Á Châu Tự Do gọi cho công an phường Thổ Quan, quận Đống Đa, vào chiều ngày 27 tháng 8 thì cán bộ công an trực điện thoại không nêu tên phủ nhận sự việc công an đánh chết người và cho biết ông Long đã cắn lưỡi tự tử.
Chuyện người dân vô lý chết trong đồn công an VC như vậy đã xảy ra quá nhiều lần. Xin kể ra đây một số trường hợp điển hình được tác giả Tưởng Năng Tiến có bài đăng trên mạng Dân Luận như sau:
…Theo bản tin “Một Phụ Nữ Chết Ở Trụ Sở Công An Với Nhiều Vết Đâm” của báo Dân Trí:
  • Ngày 13 – 4, công an thị trấn Long Hải tiếp nhận thông tin từ một gia đình ngụ trong thị trấn về việc bị mất trộm tài sản… Công an thị trấn Long Hải đã mời chị T. đến trụ sở làm việc. Sau hơn hai giờ làm việc, công an cho gia đình bảo lãnh chị ra về. Khoảng 30 phút sau chị T. quay lại trụ sở công an thị trấn Long Hải. Khi cán bộ công an thị trấn Long Hải đi ra khu vực phía sau thì phát hiện chị T. nằm dưới đất với con dao còn trên ngực. Chị T. được đưa đi cấp cứu nhưng đã tử vong. Qua khám nghiệm tử thi, trên người chị T. có 12 vết đâm.”
Trước sự kiện này tác giả Tưởng Năng Tiến nói blogger Hải Âu nghi ngại, xem đây là một “chuyện quá hoang đường!” Ông cho biết gần đây, có nhiều vụ tự tử còn “hoang đường” hơn nữa:
  • Ngày 9 tháng 2 năm 2017, ông Nguyễn Thành Ngôntreo cổ bằng dây giầy tại đồn công an Yên Thành – Nghệ An.
  • Ngày 3 tháng 5 năm 2017, ông Nguyễn Hữu Tấndùng dao cắt cổ đứt lìa tại đồn công an Bình Minh – Vĩnh Long.
  • Ngày 14 tháng 6 năm 2017, ông Ngô Chí Tâmthắt cổ bằng dây thun quần tại đồn công an Thủ Đức – Sài Gòn.
  • Ngày 7 tháng 7 năm 2017, ông Nguyễn Hồng Đêthắt cổ bằng áo dài tay tại đồn công an Ninh Hải – Phan Rang.
Đó chỉ là một số điển hình trong vô số trường hợp công an VC vi phạm nhân quyền mà người dân ai cũng biết, và quốc tế thường xuyên lên án, mỗi khi có dịp tiếp xúc với các nhà đấu tranh cho tự do dân chủ, bảo vệ nhân quyền ở VN. Xin kể trường hợp được nói tới trong những lần TNS John McCain gặp gỡ giới tranh đấu tại Việt Nam. Trường hợp đển hình được đài RFA nói tới trong bản tin ngày 26/8/2018 nói về “Cuộc gặp vào tháng 5 năm 2015” của ông như sau: “Hồi tháng 5/2015, trong chuyến thăm 2 ngày đến Hà Nội, ngoài cuộc gặp các nguyên thủ lúc bấy giờ như các ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Sinh Hùng, Phùng Quang Thanh và Trần Đại Quang, Thượng nghị sĩ John McCain và 2 vị TNS khác còn dành thời gian để gặp các nhà hoạt động như nhà báo tự do Phạm Đoan Trang [hình người thiếu nữ đứng giữa], luật gia Nguyễn Đình Hà, ông Nguyễn Chí Tuyến và luật sư Trần Thu Nam [Xem hình: Cuộc gặp của TNS với các nhà hoạt động xã hội và nhân quyền ở Hà Nội năm 2015 – Courtesy US Embassy in Hanoi]”
Cuộc gặp diễn ra trong không khí thân mật, cởi mở và tất cả nói chuyện với nhau như những người bạn, và dường như không có khoảng cách nào… Đặc biệt vấn đề liên quan đến tình hình Biển Đông và nhân quyền ở Việt Nam thì ông Mc Cain rất quan tâm”… Trả lời đài RFA qua điện thoại ông Nguyễn Đình Hà cho biết “TNS John McCain khi nghe vấn đề nhân quyền ở Việt Nam thì ông thể hiện sự xúc động, đồng cảm với những gì người dân Việt đang phải trải qua.”
Lần cuối cùng, và gần đây nhất, là cuộc gặp vào tháng 6/2017, giữa TNS McCain và các nhà hoạt động dân sự, gồm ông Vũ Quốc Ngữ, cựu tù nhân lương tâm – luật sư Lê Quốc Quân, và 2 nhà hoạt động khác không được nêu tên. Trước cuộc gặp, Luật sư Lê Quốc Quân nhận được nhiều cuộc gọi và tin nhắn đe dọa không được gặp vị đại diện từ Hoa Kỳ, nhưng ông vẫn quyết chí đi vì “John Mccain là một người bạn của Việt Nam và là ân nhân của tôi nên tôi phải đi gặp với tư cách là một người bạn”. Vì cuộc gặp gỡ này, vị cựu tù nhân lương tâm này bị sách nhiễu và ngăn chặn không cho ra khỏi nhà nhiều ngày sau đó.
Được biết, Thượng nghị sĩ John McCain từng viếng thăm Việt Nam rất nhiều lần và có ít nhất 2 lần gặp gỡ những nhà tranh đấu tại Hà Nội, trong thời gian gần đây, để tìm hiểu về tình trạng nhân quyền ở quốc gia độc đảng này.
Mới đây, sau khi tòa Tòa án Nghệ An, vào ngày 16 tháng 8 vừa qua, tuyên 20 năm tù giam và 5 năm quản chế đối với nhà hoạt động nhân quyền và môi trường Lê Đình Lượng [xem hình], với cáo buộc “Hoạt động nhằm chống chính quyền nhân dân“. Phái đoàn Liên minh Châu Âu EU, vào ngày 20 tháng 8 ra Tuyên bố nói rằng: “Ông Lê Đình Lượng đã ủng hộ một cách ôn hòa cho sự thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền như đã được đảm bảo trong Hiến pháp Việt Nam, Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế, và các công ước quốc tế khác mà Việt Nam đã ký kết tham gia, trong đó có Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. Việc kết án trên là một sự vi phạm trực tiếp đối với các nghĩa vụ quốc tế này, nên Liên minh châu Âu mong muốn rằng các cơ quan thẩm quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức đối với ông Lê Đình Lượng cũng như tất cả các blogger và các nhà hoạt động nhân quyền khác hiện đang bị phạt tù vì đã biểu đạt quan điểm của mình một cách ôn hòa.”
Ngoài ra, Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) vào ngày 15 tháng 8 củng đã ra thông cáo báo chí, trước ngày dự kiến diễn ra phiên xử nhà hoạt động Lê Đình Lượng tại tỉnh Nghệ An, sẽ diễn ra tại Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An, vào ngày 16/8, yêu cầu Việt Nam phải hủy bỏ phiên xử có động cơ chính trị đối với ông Lê Đình Lượng, một nhà hoạt động vì nhân quyền và môi trường, đòi hỏi đền bù cho những ngư dân bị ảnh hưởng bởi thảm họa môi trường Formosa vào năm 2016. Bà Clare Algar, Giám đốc Chiến dịch Toàn Cầu của Ân Xá Quốc Tế, cho biết đây là một vụ án bất công và có động cơ chính trị, do vậy cần phải bị hủy bỏ và ông Lê Đình Lượng phải được trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện.
Image result for lê đình lượng
Nhưng, tất cả những áp lực quốc tế hầu như không khiến VC nao núng. Chúng chỉ sợ phản ứng của dân, nhứt là những cuộc biểu tình của đông đảo người dân như cuộc biểu tình ngày 10/6, với hàng chục ngàn người đã xuống đường phản đối dự luật Đăc khu và dự luật An ninh mạng. Có khoảng 10 tỉnh thành trong cả nước đã có người dân tham gia xuống đường biểu tình phản đối hai dự luật đó. Đó là Sài Gòn, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Thuận, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Nghệ An, Hà Nội, Vĩnh Long, Kiên Giang (Phú Quốc), Đắc Lắc… Cuộc biểu tình bắt đầu từ ngày 09/6 do công nhân công ty PouYuen Vietnam ở Khu công nghiệp Tân Tạo, Sài Gòn, thực hiện. Các cuộc biểu tình tập trung cao nhất vào ngày 10/6, và kéo dài tới ngày 11/6 ở một số nơi. Ở Bình Thuận đã xảy ra xô xát giữa người dân và cảnh sát, họ đốt phá trụ sở công quyền, ô tô, xe máy… [xem https://www.youtube.com/watch?v=9xPsItIMOxY]
Như Thư Cho Con ngày 5/7/2018 đã ghi: “Tuần sau, rút kinh nghiệm, không để người dân có thể tập trung, tại Sài Gòn công an và côn đồ đã sẵn sàng bắt giữ bất cứ ai chúng nghĩ rằng sẽ tập trung như tuần trước. Từ sáng sớm ngày 17/6/2018, các lực lượng cảnh sát, mật vụ (an ninh chìm), dân phòng đã rải quân đông đặc khu trung tâm Sài Gòn. Đường sách Nguyễn Văn Bình, một loạt quán cafe quanh Nhà thờ Đức Bà… đều bị công an ép đóng cửa. Mật vụ đứng ngồi lố nhố trong quán xá, trên vỉa hè, gườm gườm nhìn như muốn lột đồ từng người dân. Tất cả những người trẻ, cầm điện thoại di động, trông “có vẻ khả nghi” đều bị chúng chặn lại hỏi giấy tờ, lục soát đồ, kiểm tra điện thoại và bắt xoá hình. Cho tới đầu giờ chiều, gần 200 người đã bị bắt đưa về các đồn khác nhau, không lý do. Trong đó, có những người đang ngồi trong quán cafe thì bị công an xô vào bắt, có người đang đi bộ lững thững ở khu bán sách cũ cũng bị cả đám công an vây lại rồi đẩy lên xe đưa về đồn…”
Sau đó, công an CSVN tìm đủ mọi cách để đe dọa người dân có thể tham gia tiếp những cuộc biểu tình mà chúng không tìm ra được ai hay tổ chức nào có thể chỉ đạo các cuộc biểu tình. Chúng cho trấn áp trước để dằn mặt. Điển hình là nhân viên an ninh CS Việt Nam và nhiều người mặc thường phục bố ráp một buổi biểu diễn ca nhạc của ca sĩ bất đồng chính kiến Nguyễn Tín ở phòng trà ca nhạc Casanova, Quận 3, Sài Gòn, vào ngày 15/8/2018, hành hung ca sĩ trình diễn và một số nhà hoạt động nhân quyền có mặt. Ca sĩ Nguyễn Tín thuật lại việc anh và các nhà hoạt khác bị nhân viên công vụ mặc sắc phục lẫn thường phục đánh đập: “Họ cứ xông vào họ đánh. Họ đánh những ai dám lên tiếng. Họ đánh như là để dằn mặt tất cả những ai tham dự đêm nhạc đó. Những anh em đến tham dự là những nhà hoạt động cũng như những người bất đồng chính kiến trong nước.”
Người tổ chức buổi biểu diễn là Nguyễn Đăng Cao Đại, một người ủng hộ nhân quyền đã từng giúp các tù nhân chính trị, cũng bị đánh ở quán café Casanova hôm 15/8, ông bị đưa đến một điểm khác ở huyện Củ Chi. Riêng ca sĩ Nguyễn Tín thì bị an ninh lấy tiền, điện thoại di động và giấy tờ tùy thân rồi đưa anh đến một khu rừng trồng cao su vắng vẻ ở huyện Củ Chi, cách trung tâm Sài Gòn khoảng 60 km, rồi bỏ anh lại đó giữa đêm khuya. Được biết, ca sĩ Nguyễn Tín, sinh năm 1990, được nhiều người biết đến với ca khúc nhạc chế “Tiền Giang Đông, Tiền Giang Tây” trong sự kiện các tài xế nhóm “Bạn hữu đường xa” đấu tranh với trạm thu phí BOT Cai Lậy, ngoài ra anh còn trình diễn các ca khúc nhạc vàng trong các video trực tiếp trên Facebook cá nhân.
Sau đó tin được đài RFA ngày 15/8/2018 cho biết Nhà hoạt động Dương Đại Triều Lâm cập nhật trên trang Facebook của ông nói rằng một số người đến tham dự đêm nhạc đã bị bắt lên xe về Công an phường 7, Quận 3 như Phạm Đoan Trang, Nguyễn Lân Thắng, Huỳnh Thành Phát…
Một Facebooker khác là Lê Bảo Nhi cập nhật thêm về diễn biến ở quán café Casanova. Đó là lực lượng công an chặn và chốt cửa quán đòi kiểm tra giấy tờ của những người đến tham dự. Blogger Phạm Đoan Trang bị đá ngã lăn ra đất.
Phan Tiểu Mây, một người bạn của ca sĩ Nguyễn Tín cho biết Nguyễn Tín và Nguyễn Đại, một Facebooker, người hỗ trợ ca sĩ Nguyễn Tín tổ chức show diễn vẫn đang bị giữ để làm việc bên trong quán café Casanova: “Tình hình lúc nãy thì em thoát ra được cùng với 1 số anh chị họ không biết mặt. Khi em quay lai nhìn thì có một số như Tiến Trung, anh Lân Thắng, chị Hồng Ly… Chính em nhìn thấy công an phường mặc sắc phục và tổ dân phố họ đánh vào mặt, vào bụng chị Đoan Trang rất nhiều. Hiện tại chị Đoan Trang đang đi bệnh viện nhưng em chưa có thông tin…”
Tường thuật nội vụ, theo Tổ chức Human Rights Watch [HRW] thì khi khán giả bắt đầu ra về, vài người trong số những công an túm lấy nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, có mặt trong tư cách một khán giả, lôi bà lên một chiếc xe đậu bên ngoài quán café Casanova đưa đi, rồi thả bà xuống một “đoạn đường tối,” đưa cho bà 200,000 đồng để gọi taxi khác. Khi công an vừa rời đi, sáu người đàn ông đi trên ba chiếc xe máy xông tới tấn công Phạm Đoan Trang, nhóm người này dùng mũ bảo hiểm đánh bà vào đầu.
Image result for PHAM ĐOAN TRANG
Blogger Đoan Trang thuật lại quang cảnh này trên trang Facebook của cô: “có 6 ‘đồng chí’ to cao đi ba xe máy lao đến, bỏ xe xông vào đánh hội đồng. Khi tôi ngồi dậy được để giữ tay vào vết thương trên đầu cho bớt chảy máu, thì thấy chiếc mũ vỡ một mảng to bị vứt lại trên đường, quanh đó là chi chít mảnh vụn. Cầm chiếc mũ vỡ nát, tôi nghĩ hoặc là đầu tôi quá cứng, hoặc là công an xài mũ rởm. Càng về sau tôi càng ngả về khả năng thứ hai hơn.” [xem hình].
Sau trận đòn, blogger Đoan Trang bị nhiều vết thâm tím, bị chóng mặt và buồn nôn. Tại bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán cô bị chấn động não. Sau khi xuất viện cô đã cập nhật trên trang cá nhân tình hình của mình: “Tôi đã về nhà từ 1.30 sáng nay (17/8) và không còn chóng mặt hay buồn nôn, chỉ hơi nhức đầu. Bác sĩ nói đó là một cơn chấn động não và cần theo dõi thêm”, cô viết. Đoan Trang cho hay trong khi nằm cấp cứu ở bệnh viện, an ninh vẫn theo dõi cô trong phòng bệnh. “Gần như lúc nào mở mắt, tôi cũng thấy họ đứng đó, có lúc đeo khẩu trang, có lúc đang chụp hình bằng điện thoại, mặc dù bệnh viện có nhắc là mỗi gia đình chỉ một người thân ở lại trông bệnh nhân. Điều đáng nói là họ vẫn gây sự và đuổi đánh một số người vào thăm tôi, chẳng hạn đá anh Tuất, tát Dương Lâm, và đuổi, đe dọa em Cao Trần Quân”.
Blogger Trịnh Hữu Long viết trên Facebook: “Trong khi sức khoẻ chưa kịp hồi phục, Phạm Đoan Trang liên tục bị công an vây nhà và phải đổi bốn chỗ ở khác nhau trong vòng chưa đầy một tuần qua, kể từ khi bị công an bắt và đánh tối ngày 15, rạng sáng ngày 16/8 vừa qua.” [xem hình]
Được biết, vào ngày 10 tháng 6, ca sĩ Nguyễn Tín có tham gia biểu tình, phản đối 2 dự luật đặc khu và an ninh mạng tại Sài Gòn. Sau đó, vào đêm 15 tháng 6, anh bị công an ập vào phòng trọ cưỡng chế bắt đi. Sau 3 ngày bị giam giữ, anh được trả tự do.
Đến ngày 19/8/2018 đài RFA loan tin Ca sĩ Nguyễn Tín cho biết 2 ngày sau vụ đánh đập, bắt bớ của những người mặc thường phục, anh nói với Đài Á Châu Tự Do rằng anh sẽ tiếp tục có những buổi diễn, tuy nhiên hình thức tổ chức sẽ phải thích hợp hơn.
Trước đó, ngày 18/8, Nguyễn Tín đăng tải đoạn clip lên trang cá nhân cảnh mình đang chơi đàn guitar và hát liên khúc Kẻ ở miền xa với khuôn mặt vẫn còn sưng húp sau trận đòn.
Ông Nguyễn Đại, kỹ sư công trình, cho biết công việc của ông vẫn sẽ tiếp tục. Ông khẳng định: “Sau khi nghỉ ngơi xong, chắc chắn mình sẽ có những sự kiện khác, đương nhiên cách tổ chức của mình phải khôn khéo hơn, và mỗi 1 cái sự kiện như vừa rồi thật ra nó cũng giúp mình trở nên khôn hơn và có nhiều sáng kiến hơn...”
Đến ngày 23/8/2018, cũng trên đài RFA, Ông Trịnh Hữu Long, Tổng biên tập tờ báo mạng Luật Khoa, nơi nhà báo Đoan Trang là biên tập viên, nói với Đài Á Châu Tự do chiều 23/8, rằng, sau các vụ hành hung, cô Phạm Đoan Trang cần được tiếp cận với các dịch vụ y tế để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Ông nói: “Tôi nghĩ rằng sức ép của quốc tế và đồng bào trong nước rất là quan trọng để công an ngừng các biện pháp truy lùng, sách nhiễu, khủng bố một cách vô pháp luật đối với Đoan Trang và cô ấy cần tiếp xúc với các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và thuốc men một cách đầy đủ nhất có thể…
Được biết, một tuần lễ sau đêm nhạc bị bố ráp, những người thân cận với nhà báo Phạm Đoan Trang cho rằng quá trình hồi phục của là khá chậm chạp. Ông Long, đang công tác ở Đài Loan, cho hay qua điện thoại: “Bác sĩ yêu cầu phải theo dõi rất sát, vì trường hợp của Đoan Trang hiện nay là chưa biết khi nào có thể phục hồi được, thứ hai nữa là những biểu hiện cho thấy có những biến chứng phải theo dõi sát để khi biến chứng xảy ra có thể phản ứng ngay lập tức. Đoan Trang hiện có bác sĩ theo dõi tình hình, nhưng hiện nay cô ấy phải di chuyển liên tục để tránh sự theo dõi của công an. Điều này rất là bất lợi, bởi vì cô ấy khi đến một nơi nào đó để ở thì đều có công an theo dõi, dò hỏi ở khu vực đó, gây sức ép với những người xung quanh và những người đến thăm. Nó tạo ra khó khăn về mặt di chuyển và tạo khó khăn để Đoan Trang tiếp cận với những dịch vụ y tế cần thiết, đặc biệt là những khi cô ấy cần dịch vụ khẩn cấp về y tế”.
Trước những sự kiện nêu trên một “Kháng thư phản đối những phiên tòa phi pháp và những hành xử bất nhân của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam” đã được 34 Tổ chức với 140 Cá nhân từ quốc nội đến hải ngoại đồng ký tên và phổ biến rộng rãi trên các mạng và cơ quan truyền thông trong và ngoài nước [xin xem phụ đính 1].
Ngoài ra, những sự kiện nêu trên cũng cho thấy sau cuộc biểu tình với hàng chục ngàn người, trên khắp nơi, từ Hà Nội vào Sài Gòn, CSVN rất sợ dân biểu tình; và vũ khí đấu tranh chống VC cũng là biểu tình, nên trong dư luận khắp nơi hiện nay đang rầm rộ kêu gọi cuộc biểu tình nhân ngày 2/9/2018 sắp tới, liên kết hải ngoại và quốc nội.
Image result for biểu tình 2/9/18
Ở Hoa Kỳ, ở thành phố San Jose chẳng hạn, từ bao năm qua đồng bào đã tổ chức biểu tình 118 lần liên tiếp ở tại tòa thị chính để đòi Nhân quyền và Môi trường sạch cho Việt Nam, cũng như để phản đối VC bán nước và Tàu cộng cướp nước. Họ chưa bao giờ bị cảnh sát cản trở dưới bất cứ hình thức nào. Cảnh sát chỉ đứng xa, lẳng lặng theo dõi để bảo đảm an toàn cho đoàn biểu tình. Có những dịp cần lấn ra lòng đường thì cảnh sát phải chận làn xe cộ, mở đường khác cho xe đi.
Riêng lần này, một “Thư mời tham dự biểu tình” đã được phố biến [xem phóng ảnh đính kèm]. Số người tham dự chắc chắn sẽ rất đông, không chỉ gồm những người dân địa phương, mà còn có những người cư ngụ ở các thành phố lân cận như Milpitas, Oakland, Santa Clara… cùng về dự. Phần San Francisco, Hội HO/SF sẽ phối hợp với CĐNVQG Bắc Cali, Đoàn TNCV Nam và Bắc Cali, TTCSTB Hoa kỳ, các hội đoàn quân đội và cũng như các cộng đồng tỵ nạn khác, cùng tổ chức một cuộc biểu tình rầm rộ để nói lên quyết tâm giải thể chế độ độc tài bán nước và giành lại Giang San Tổ Quốc. Thời gian biểu tình:  từ 11:00 am-12:00 pm, ngày 2/9/2018. Địa điểm: trước Lãnh sự quán Việt Cộng, 1700 California Street, San Francisco, CA. 94109. Sau đó, đoàn biểu tình sẽ tuần hành đến Lãnh sự quán Trung Cộng để nói lên tiếng nói phẫn nộ và đòi hỏi Trung Công phải cút ngay khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Phần quốc nội, Nguyệt Quỳnh, trong một bài viết được đưa lên mạng đã khẳng định: “Có thể nói Luật Đặc Khu và cuộc trấn áp ngày 17/6 đã biến những người dân VN bình thường trở thành những nhà hoạt động. Và đó là khởi đầu một ‘cuộc chiến’ mới. Trong cuộc chiến này, nhà cầm quyền Hà Nội sẽ phải đương đầu với một sức mạnh mà họ thầm hiểu rằng với nó; quân đội, súng ống, xe tăng,… hỏa lực dù mạnh thế nào cũng chỉ là bùn đất!”
Hãy bắt đầu từ cuộc biểu tình ngày 10/06. Có hai điều cần ghi nhớ trong cuộc tổng biểu tình này: Thứ nhất là số người tham gia. Cuộc biểu tình hôm ấy không chỉ vài trăm, có nơi lên tới hơn 10 ngàn; không chỉ ở một vài nơi, mà ở nhiều nơi; nó là một biển người! Thứ hai là động lực của cuộc biểu tình. Nhiều video còn ghi lại những khuôn mặt đầy cảm xúc, những nụ cười hạnh phúc của người nhập cuộc… Khoảnh khắc ấy, cái khoảnh khắc vô giá thể hiện trách nhiệm và quyền tự quyết của mình; người dân VN như chuyền cho nhau hơi ấm của đồng đội, niềm tự hào và cái cảm xúc thiêng liêng của thứ tình yêu tưởng rằng đã khô cạn trong một xã hội vô cảm. Nhà báo Trương Duy Nhất gọi ngày ấy là ngày của “một Sài Gòn cháy bỏng”. Anh đi giữa biển người mênh mông, thầm cảm ơn Sài Gòn đã cho anh được cháy, được thét gào đến khản cả giọng giữa hàng ngàn tiếng hô đáp trả: “Vì độc lập, phản đối đặc khu! – Vì tự do, phản đối luật an ninh mạng!”
Bài viết của Nguyệt Quỳnh có nhắc tới “Thái độ của anh Toàn, người bị đánh trong đồn công an đến hôn mê, đến nỗi phải nhập viện. Khi được phỏng vấn, dù vẫn chưa ngồi dậy được, anh nói bằng một giọng run run, xúc động nhưng quả quyết: “Tuy tôi bị đánh nhưng tôi sẽ không sợ”.
Đồng thời, facebooker Đinh thị Thu Thủy, người trải nghiệm những trận đòn của công an ở công viên Tao Đàn đã gởi một thông điệp mạnh mẽ nhất đến đồng bào của chị: “Hơn 20 giờ đồng hồ tại nơi đây sẽ cho bạn một thế giới khác, khác đến nỗi bạn sẽ quyết định dành cả cuộc đời kể cả hy sinh tính mạng cho việc chống lại những gì bạn đã trải qua…”.
Về chuyện biểu tình thì kinh nghiệm của lần biểu tình tràn ngập hàng chục ngàn người ở Sài Gòn, và nhiều ngàn người ở khắp các nơi, đủ cho mọi người lũ lượt tham gia, đủ cho mọi người hăng hái gọi nhau ra đường, hăng hái xuống đường, hăng hái tham gia, mà không cần thắc mắc theo ai, cứ đường trước mặt mà đi, theo dòng người đi về phía trước… Riêng mạng danlambao
[http://danlambaovn.blogspot.com/] có bài “Xuống đường cứu nước” [xem trong phụ đính 2] của tác giả Đồ Hiếm hướng dẫn các chi tiết cụ thể giúp người xuống đường hăng hái tham gia.
Image result for biểu tình 2/9/18
Ở đây có vấn nạn cần lưu ý là cận ngày 2/9, VC đã có âm mưu phá rối cuộc “Cả nước Tổng biểu tình ngày 2/9/2019” bằng nhiều cách khác nhau. Chúng tung những tin đồn ly gián làm hoang mang dư luận, đe dọa các thành phần “nhát gan”, vận động những người thân trong gia đình cầm chân người xuống đường…
Trên khía cạnh tích cực chống phá biểu tình, tờ báo VC Nghệ An Thời Báo, ngày 27/08/2018 8:38, đã có bài “Cảnh giác trước âm mưu kích động biểu tình dịp 2/9”; viết rằng: “Hiện nay, các thế lực thù địch, phản động sử dụng mạng xã hội phát tán trực tiếp các video kêu gọi xuống đường vào ngày 2/9 để “lật đổ chính quyền”. Chúng kêu gọi biểu tình lớn ở Mỹ vào ngày 01/9 để chuẩn bị cho cuộc “tổng biểu tình” tại trong nước ngày 2/9/2018. Đặc biệt, chúng dùng thủ đoạn mới là kêu gọi người dân trong nước dùng bút viết lên tất cả các mệnh giá tiền với nội dung “biểu tình vào các ngày 2/9, 9/9/2018 và các ngày tiếp theo để yêu cầu chính quyền Việt Nam giải thể chế độ cộng sản và thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng” sau đó phát tán ra ngoài thị trường. Đã phát hiện tại 04 tỉnh (Bình Thuận, Bạc Liêu, Tiền Giang, Vĩnh Long) có tờ tiền lưu thông ghi các dòng chữ kích động biểu tình… Chúng tiến hành tụ tập, biểu tình ở bất cứ địa điểm công cộng tại các địa phương trên toàn quốc (Trong đó tại Hà Nội là Nhà hát Lớn, Hồ Gươm, tượng đài Lý Thái Tổ; Thành phố Hồ Chí Minh là nhà thờ Đức Bà, phố đi bộ Nguyễn Huệ, công viên Hoàng Văn Thụ; Thành phố Đà Nẵng là tại đường Trần Phú, Bạch Đằng; Thành phố Nha Trang tại quảng trường nhà hát Lớn, đường Trần Phú; Quảng Trị tại nhà hát thành phố Đồng Hới; Đồng Nai tại quảng trường AMATA, Vincom Biên Hòa, ngã tư Tân Phong…. Đặc biệt, chúng kêu gọi biểu tình vào ngày 4/9/2018 là ngày công nhân trở lại làm việc sau kỳ nghỉ và ngày 5/9/2018 là ngày khai giảng nên chúng kêu gọi phụ huynh trong cả nước tham gia xuống đường biểu tình, phản đối lại nền giáo dục hiện tại.”
Phần đài VOA Tiếng Việt, ngày 27/08/2018, cũng có bài viết “Việt Nam sẵn sàng chặn đứng biểu tình Ngày  Quốc khánh”, với hình ảnh chụp từ trang web của Tuổi Trẻ cho thấy “Đặc công, bộ đội, công binh, cảnh sát… tham gia buổi diễn tập quy mô lớn về chống khủng bố, cứu con tin và ngăn chặn biểu tình, bạo loạn.”
Bài viết ghi nhận: “Việt Nam ra lệnh cho công an và quân đội tại thủ đô Hà Nội phải sẵn sàng ngăn chặn các cuộc tụ tập đông người hoặc biểu tình trong dịp Quốc khánh 2/9, theo thông báo của Ủy ban Thành phố Hà Nội hôm 27/8… Nói trong một thông báo trên cổng điện tử của Ủy ban TP Hà Nội, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung yêu cầu các ban ngành “làm tốt công tác phòng chống, phòng ngừa, không để tình trạng tụ tập đông người, biểu tình diễn ra trên địa bàn Thành phố.”
Nhưng, cho dầu thế nào, đến nay “bạo lực” hầu như hết hiệu lực “ngăn cản bước chân em”… để các cuộc xuống đường trước, trong và sau ngày 2/9 tới đây hoàn mãn cuộc đấu tranh “Chống Tàu Diệt Việt Cộng” của toàn dân cả nước.
Thư cho con,
Giáo Già
(Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?