Covid: Anh chấm dứt trợ cấp lao động gần 100 tỷ đôla trong 18 tháng qua

BBC

A woman looking anxious at work

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Tạm nghỉ việc nhưng vẫn có lương giúp hàng triệu gia đình tại Anh vượt qua khó khăn mùa dịch Covid

Ngày 30/09/2021, chương trình trợ cấp đặc biệt cho người lao động tại Anh (furlough scheme) chính thức chấm dứt.

Chừng 70 tỷ bảng Anh, tương đương 94 tỷ USD, được chính phủ của Đảng Bảo thủ tung ra trong gần 18 tháng qua để đảm bảo hàng chục triệu người không bị thất nghiệp.

Nội dung của chương trình đó là bù lương tới 80% cho nhân viên các công ty tại Anh để doanh nghiệp không phải sa thải người.

Nước ngoài nói gì khi GDP Việt Nam quý III tăng trưởng âm 6,17%?

Tính trung bình, mỗi người lao động nghỉ làm vì Covid vẫn được nhận tới 2.500 bảng/tháng, tương đương 75 triệu VND.

Đặc biệt, số lao động trẻ tại Anh được hưởng trợ cấp 'furlough' (tạm nghỉ có lương), nhiều hơn cả.

Hơn 11 triệu người lao động tại Anh, làm việc cho 1,3 triệu công ty, đã hưởng chế độ này, tính từ đầu dịch năm 2020 đến tháng 8/2021.

Nhưng từ tháng 3 năm nay, hàng triệu người lao động đã không cần hưởng trợ cấp mà chuyển sang công việc bình thường.

Ví dụ, trong tháng 5, có 2,4 triệu lao động nhận trợ cấp 'furlough', và đến tháng 6 chỉ còn 1,9 triệu, theo thống kê của chính phủ Anh.

Vào giai đoạn đầu, chính phủ chi 80% lương cho nhân viên phải tạm nghỉ, nhưng sau rút xuống 60%.

Số còn lại do các doanh nghiệp bù vào.

Nay, dù kinh tế bắt đầu mở lại, và trợ cấp chấm dứt, có hơn 1 triệu người vẫn còn hưởng 'furlough' và chưa trở lại làm việc bình thường.

Thị trường lao động mất cân bằng

Man in mask serves diners outdoors

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Ngành dịch vụ ăn uống, nhà hàng tại Anh bị ảnh hưởng nặng nhất bởi các đợt phong tỏa nhưng cũng phục hồi nhanh hơn cả khi tiêm chủng phủ sóng rộng và hạn chế đi lại, mua bán chấm dứt

Ngay lập tức, Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak công bố khoản trợ cấp khác, tổng trị giá 500 triệu bảng cho các hộ nghèo trong những tháng tới.

Lý do là việc phục hồi nền kinh tế còn chậm và nhiều công ty đã "không chịu nổi" sức tàn phá của đại dịch nên phá sản hoặc phải sa thải nhân công.

Chỉ trong ba tháng 7-8-9/2021, chừng 94 nghìn người ở Anh bị mất việc.

Cùng lúc, thị trường lao động ghi nhận hiện tượng chỗ thừa việc, chỗ thiếu việc.

Các ngành dịch vụ như nhà hàng, du lịch đã phục hồi nhanh nhưng ngành xây dựng, vận tải, xuất nhập khẩu thì chậm hơn.

Các số liệu cho hay hơn 1,03 triệu chỗ làm tại Anh đang trống, chờ người xin vào.

Đặc biệt, ngành lái xe tải thiếu tới trên 100 nghìn chỗ làm sau khi đại dịch Covid và Brexit khiến nhiều nghìn lái xe có quốc tịch EU bỏ về nước.

Tiệm nails

NGUỒN HÌNH ẢNH,HOANG TRUONG

Chụp lại hình ảnh,

Một tiệm nails của người Việt ở Fulham, London

Điều này gây ra nạn thiếu xăng (xem: Vì sao dân Anh 'tán loạn' xếp hàng đổ xăng?) ở nhiều đô thị vì nhiên liệu từ các tổng kho xăng dầu không thể nào chuyển tới các trạm bán lẻ.

Trong quý II năm nay, kinh tế Anh đã tăng trưởng trở lại cao hơn dự kiến, với GDP tăng 5,5%, cao hơn dự báo 4,8% nêu ra trước đó.

Tuy thế, nền kinh tế vẫn nhỏ hơn tỷ trọng trước đại dịch 3,3%, theo Bloomberg hôm 30/09.

Xem thêm:

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?