Covid 19: Báo chí quốc tế và Việt Nam đưa tin khác nhau về ‘biểu tình ở TQ’?

China

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Người biểu tình giơ cao các tờ giấy trắng như một cách phản đối sự kiểm duyệt của chính quyền TQ

Truyền thông quốc tế đưa tin đều về làn sóng biểu tình phản đối chính sách chống Covid hà khắc của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhưng đài báo Việt Nam có vẻ chưa đăng.

Hai ba ngày qua, tin về các cuộc biểu tình lan rộng ra trên 30 đô thị ở Trung Quốc được truyền thông quốc tế loan tải rộng rãi.

Một cuộc biểu tình với vài trăm người Hoa tham gia đã diễn ra trước Đại sứ quán TQ ở London tối Chủ Nhật.

Cùng ngày, chừng 100 người, gồm cả sinh viên TQ đã biểu tình ở  Shinjuku,  Tokyo, lên án Đảng CS TQ về chính sách lockdown.

Mới nhất, trang BBC News sáng thứ Hai 28/11 cho hay phụ nữ và sinh viên “đi đầu trong các cuộc đấu tranh” ở đô thị TQ.

Tin một phóng viên BBC, Ed Lawrence bị tạm giữ ở Trung Quốc khi đưa tin biểu tình cũng được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội toàn cầu, và Bộ trưởng Ngoại giao Anh James Cleverly đã lên tiếng về vụ việc.

Hiện ông Ed Lawrence đã được công an Thượng Hải thả ra.

Còn được gọi là phong trào biểu tình Giấy trắng hay cuộc phản đối A4, nhiều thanh niên Trung Quốc mang theo tờ giấy trắng khổ A4 ghi dòng chữ yêu cầu nhà nước giảm các biện pháp hà khắc triệt đường sống của người dân.

Ed Lawrence
Chụp lại hình ảnh,

Nhà báo Ed Lawrence của BBC ở Trung Quốc

Theo trang Deutsche Welle của Đức thì việc công khai đòi ông Tập Cận Bình, người vừa “đăng quang” nhiệm kỳ ba sau Đại hội 20 của Đảng Cộng sản từ chức, là dấu hiệu dân Trung Quốc “không thể chịu nổi nữa”, sau ba năm chống dịch theo kiểu của Đảng Cộng sản.

Một nhà báo của BBC Tiếng Trung ở London không nêu tên cho hay người dân Trung Quốc hiểu rõ hơn bức tranh “hết Covid” hoặc sống cùng Covid bình thường khi xem giải World Cup 2022 ở Qatar.

Họ thấy hàng triệu người trên thế giới đã thoát qua đại dịch và có thể thi đấu thể thao, đi lại xem bóng đá bình thường, còn Trung Quốc thì vẫn bị phong tỏa.

Họ cũng thấy truyền hình quốc gia Trung Quốc đăng hình đệ nhất phu nhân Bành Lệ Viện được nước chủ nhà Thái Lan đãi quốc yến (trong kỳ họp APEC ở Bangkok, mà Chủ tịch Tập Cận Bình tham dự), còn tại Trung Quốc việc tụ tập ăn uống ở nhà hàng chỉ được phép ở những khu vực “không Covid tại một số đô thị”.

Cảm xúc bị đối xử bất công chỉ vì Đảng Cộng sản “mắc bệnh sĩ diện”, cố chứng minh cách chống dịch “đặc sắc Trung Hoa là đúng”, khiến tâm lý xã hội bùng nổ, nhà báo BBC Tiếng Trung giải thích.

Tuy thế, ông cho hay truyền thông Trung Quốc tuyệt đối kiểm soát tin biểu tình và cảnh chiếu các trận bóng đá World Cup đã bị cắt nếu “có hình người trên khán đài không đeo khẩu trang”.

Theo nhà báo này, ba năm chống dịch đang làm "kiệt quệ" ngân sách công của các đô thị ở Trung Quốc.

China

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS

Chụp lại hình ảnh,

Người dân TQ biểu tình phản đối cách chống dịch Covid của chính quyền nước này

Truyền thông Việt Nam không biết gì về các cuộc biểu tình?

Trang Tuổi Trẻ hôm 28/11 chạy tựa, nhấn mạnh góc nhìn của truyền thông chính thống TQ: “Trung Quốc nhấn mạnh coi trọng sinh mạng người dân trong chống COVID-19”.

Trang này nhấn mạnh ”truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm nay 28/11 thông tin về các điều chỉnh của một số địa phương trong phòng chống COVID-19, nhấn mạnh chính quyền coi trọng mạng sống của người dân và không áp dụng cứng nhắc các biện pháp chống dịch.”

Bài báo không nhắc gì đến các cuộc biểu tình.

Tuy thế, bốn hôm trước, báo Tuổi Trẻ có bài nói về việc phong tỏa ở Trịnh Châu sau cuộc biểu tình nổ ra trong nhà máy FoxConn.

Báo này cũng nhắc, “số ca mắc COVID-19 tại Trung Quốc phá kỷ lục ngày 24/11 với 31.454 ca, cao nhất từ trước đến nay”.

Liên quan đến kinh tế, trang VietStock.vn có bài nói chứng khoán Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi biểu tình.

Chứng khoán Trung Quốc trượt dốc và đồng Nhân dân tệ suy yếu khi các đợt biểu tình phản đối biện pháp kiểm soát COVID nổ ra ở nhiều thành phố, qua đó phủ bóng đen lên triển vọng tái mở cửa của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Vào đầu ngày 28/11, chỉ số Hang Seng China Enterprises – theo dõi các công ty Trung Quốc niêm yết ở Hong Kong – lao dốc hơn 4%. Tuy nhiên, hiện chỉ số này vẫn còn tăng gần 16% so với đầu tháng 11/2022.

Trang VietnamNet đầu tuần không có tin gì về biểu tình phản đối các biện pháp chống Covid hà khắc ở Trung Quốc mà chỉ đăng trong mục Kinh tế thế giới về giá USD tăng so với nhân dân tệ, liên quan đến số ca Covid tăng.

“Số liệu công bố ngày 28/11 cũng đánh dấu đà tăng kỷ lục, kéo dài 5 ngày liên tiếp ở Trung Quốc. Các siêu đô thị như Quảng Châu, Trùng Khánh đang chật vật ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh, trong khi một số thành phố khác cũng ghi nhận hàng trăm ca Covid-19 tăng trong ngày.”

Một nhân chứng tại Hà Nội cho BBC biết rằng tin thời sự của một số đài truyền hình nước ngoài như BBC News, CNN phát trên mạng truyền hình cáp của Việt Nam “thông báo gián đoạn vì tín hiệu vệ tinh” khi bắt đầu phần đáng ra phải là tin và hình biểu tình đả đảo chính quyền Trung Quốc.

Tuy thế, có vẻ như cách đưa tin bài của truyền thông Việt Nam do Ban Tuyên giáo của Đảng CS kiểm soát có thể thay đổi.

China

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Sinh viên tại các trường đại học ở Nam Kinh và Bắc Kinh tham gia biểu tình hôm Chủ Nhật 27/11

Trong ngày 28/11, truyền hình Quốc hội VN có phóng sự đánh giá “tình hình dịch Covid-19 tại Trung Quốc đang diễn biến phức tạp khi những ngày gần đây liên tục ghi nhận số ca mắc mới kỉ lục”. Trong ngôn từ của bộ máy tuyên truyền XHCN, cụm từ “diễn biến phức tạp” thường được dùng để nói về bất ổn có hệ quả chính trị-xã hội.

“Trước tình hình này, chính quyền Trung Quốc cũng đã đưa ra các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt hơn và vẫn tuân thủ chính sách “Zero-covid”. Tuy nhiên, nhiều câu hỏi đã đặt ra rằng liệu đã đến lúc Trung Quốc cần có cách tiếp cận khác trong phòng chống dịch Covid? Đây cũng là nội dung được báo chí thế giới đề cập, phân tích,” trang Truyền hình Quốc hội VN trích các báo tiếng Anh như South China Morning Post và Wall Street Journal để gián tiếp nói về chính sách hà khắc siết chặt sinh hoạt ở TQ vì mục tiêu Zero Covid.

Cùng lúc, trang này cũng trích Tân Hoa Xã nhấn mạnh Trung Quốc có “triết lý riêng” để điều chỉnh việc chống Covid.

Tuy hai nước TQ và VN có thể chế cùng một mô hình nhưng Việt Nam đã thoát ra khỏi tư duy Zero Covid khá sớm và đạt thành quả khả quan trong việc chống dịch giai đoạn sau, sau khi bỏ những biện pháp nặng di sản thời chiến, và mở cửa kinh tế.

vietnam

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Việt Nam đã mở cửa với thế giới và đón du khách quốc tế sau khi đã phủ vaccine toàn quốc bằng nhiều loại vaccine, phần nhiều của Anh, Mỹ

Tháng 8/2022, hãng tin Bloomberg có bài đặt câu hỏi không hiểu ông Tập Cận Bình có biết cách học từ Việt Nam để dần mở cửa nền kinh tế hay không:

“Việt Nam tiêm chủng muộn nhưng đã bắt kịp tốc độ nhanh chóng vào mùa thu năm ngoái, từ đó cho phép đất nước mở cửa hoàn toàn với thế giới vào giữa tháng Ba năm nay," bài viết nhận xét.

Trong khi đó, Trung Quốc vẫn kiên quyết sử dụng vaccine sản xuất trong nước, từ chối nhập khẩu vaccine mRNA hiệu quả hơn và tiếp tục sử dụng các biện pháp đóng cửa trên toàn thành phố khi có ca nhiễm.

"Kết quả là sự tương phản kinh tế giữa hai quốc gia không thể rõ ràng hơn...” bài của tác giả gốc Hoa Ren Shuli trên Bloomberg hè vừa qua viết.

Bỏ qua Twitter tin
Chụp lại video,

Cảnh báo: BBC không chịu trách nhiệm về nội dung các trang bên ngoài. 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?

Xứ Sở Hận Thù