Dân số Anh và Wales: Người Thiên Chúa giáo giảm xuống dưới 50% và dân gốc Á đạt 5,5 triệu

UK

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Cấu trúc dân số xứ Anh và Wales thay đổi mạnh về tôn giáo, sắc tộc sau 10 năm

Thống kê dân số xứ Anh và Wales (không tính Scotland và Bắc Ireland) của năm 2021 vừa công bố đem lại một số kết quả mới, cho thấy thay đổi lớn trong bức tranh tôn giáo, sắc tộc và ngôn ngữ.

Theo BBC News (29/11/2022),  con số người tự nhận là theo một đạo của Ki Tô giáo giảm từ 59,3% xuống 46,2% ở Anh và Wales.

 Cùng lúc, số nhận là không theo tôn giáo nào tăng từ ¼ năm 2011 lên 37,2%.

Đây là tỷ lệ tính trên tổng số  59 triệu 597.542 cư dân hai xứ Anh và Wales thuộc Liên hiệp Vương quốc Anh (UK).

 Người nhận là tín đồ đạo Hồi tăng từ 4,9% năm 2011 lên 6,5% năm ngoái.

 Về nhóm “Không theo tôn giáo nào”, các chuyên gia nói cần xác định là nhóm đa dạng về niềm tin, gồm cả những người vô thần, người theo thuyết ‘bất khả tri’ (không rõ Thượng đế, Chúa có tồn tại hay không).

Họ cũng có thể chỉ tin vào giá trị tâm linh nào đó nhưng không theo một tôn giáo cụ thể, theo giáo sư  Linda Woodhead, ĐH King's College London.

Người theo đạo Hồi tăng lên, đạt 3 triệu 868 nghìn, còn người theo Ấn giáo (Hinduism) đạt trên 1 triệu và người theo đạo Sikh trên 500 nghìn.

Người theo đạo Phật chỉ chiếm 270 nghìn.

Người Á và châu Phi đông thứ nhì và ba, sau dân da trắng

Điều này xác lập cấu trúc sắc tộc tại Anh và Wales: đông nhất là người da trắng (81%), rồi đến nhóm gốc Á và thứ ba là người da đen, chiếm 1,5%.

Tuy thế, cách phân loại sắc tộc ở Anh là gộp người Nam Á và Đông Á và Đông Nam Á vào một nhóm, gọi chung là Asians, khiến họ trở nên khá đông: 5,5 triệu dân, bằng 9,3% tổng số dân xứ Anh và Wales.

Nhóm Nam Á, gốc gác từ tiểu lục địa Ấn Độ đông vượt trội nhóm Đông Á.

Chỉ có các bảng chi tiết của Cục Thống kê Quốc gia (Office of National Statistics – ONS, cơ quan thực hiện kiểm kê nhân khẩu), chia ra các nhóm nhỏ hơn: người Đông Á: Nhật Bản, Trung Quốc, và Đông Nam Á: Singapore, Malaysia...mà tổng số chiếm con số không cao.

Trong bảng này không thấy ghi ‘Vietnamese’.

Điều đáng chú ý là người sinh ra ở Việt Nam, sống tại Anh không lọt vào cả nhóm 60 sắc dân gốc nước ngoài đông nhất tại Anh, tính theo nơi sinh của thống kê khác, (non-British population in the United Kingdom by country of birth, June 2020-June 2021).

Bảng số liệu đó cho thấy trong số dân gốc từ Đông Nam Á trên toàn Vương quốc Anh thì người Philippines đông nhất: 100 nghìn, sau đó là Malaysia 34 nghìn, Thái Lan 21 nghìn và Singapore 15 nghìn.

 Dân gốc châu Âu, EU và Mỹ vừa đông vừa đa dạng

Nhóm sắc dân gốc nước ngoài (non-UK identity) ở top 10 tại xứ Anh và Wales hiện gồm: Ba Lan đông nhất nhưng không đổi từ 2011: 593 nghìn người, đạt 1% nhân khẩu; thứ nhì là Romania, 477.000, và thứ ba là Ấn Độ, 380.000. Người Pakistan chiếm con số 178 nghìn.

 Nhìn chung, số người tự nhận có “bản sắc khác Anh” (non-UK identity) đến từ châu Âu hoặc Hoa Kỳ cũng khá cao, chiếm đa số trong nhóm top10.

 Ví dụ, người Ireland (Irish): 300.000, Ý 287.000, Tây Ban Nha 177.000, Pháp 128.000, Đức 85.000, Lithuania 146.000.

 Từ ngoài châu Âu, công dân Mỹ chiếm 110.000, và người Trung Quốc 124.000.

ONS đặt ra một hạng mục dân số nữa: “bản sắc vừa Anh, vừa không phải Anh” (UK identity and non-UK identity combined).

Nhóm này tăng mạnh, từ chưa đầy 500.000 một thập niên trước, lên 1,2 triệu, chiếm 2% dân số Anh và Wales. Họ thường gồm những người sinh trong các gia đình pha trộn ngôn ngữ, văn hóa, chủng tộc, có một cha hoặc mẹ là dân nhập cư.

Vietnamese

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Người Việt tại một lễ hội Văn hóa ở London (Hình minh họa)

Nơi sinh và bản sắc

Các yếu tố định vị danh tính sắc tộc (ethnicity) tại Anh gồm: ngôn ngữ gốc, tổ tiên (ancestry) và nơi sinh.

Tuy thế, việc xác lập bản sắc của một cá nhân đôi khi không đồng nhất với quốc tịch gốc, nơi định cư cũ và lý do di dân tới Anh.

Ví dụ số người nhận là 'bản sắc Đức' (German identiy) chỉ chưa đầy 100 nghìn nhưng số người khai "nơi sinh là nước Đức" lại tới 347 nghìn. Họ có thể thuộc các sắc tộc khác như Thổ Nhĩ Kỳ, châu Á, Đông Âu, Ý, Tây Ban Nha, Do Thái, Bắc Âu...nhưng đã rời Đức tới Anh.

Khi Anh còn thuộc Liên hiệp châu Âu, hàng triệu công dân EU đã sang Anh sống và hàng trăm nghìn người Anh sang làm việc, nghỉ hưu ở các nước Nam Âu thuộc EU.

Ngoài ra, di dân toàn cầu tăng tốc mấy thập niên qua tạo ra một nhóm thanh thiếu niên pha trộn sắc tộc, dòng máu và văn hóa.

Ví dụ như cầu thủ trẻ Jamal Musiala của đội tuyển bóng đá quốc gia Đức sinh ra ở Stuttgart trong gia đình mẹ gốc Ba Lan, cha Nigeria. Cậu bé sang Anh từ nhỏ, đi học ở London, có quốc tịch Anh và bắt đầu sự nghiệp bóng đá trẻ ở Anh, trước khi trở lại Đức đá cho Bayern Munich. Một cá nhân như vậy có thể rơi vào bốn hạng mục: EU; Gốc châu Phi; Sinh ra ở Đức và Có ngôn ngữ thuần tuý Anh.

Vì lý do lịch sử, nhiều nhóm người ở Anh ngay từ khi đặt chân tới nước này đã có bản sắc đa chiều, như người Hong Kong (gốc Hoa) được coi là 'công dân Anh hải ngoại'.

Tương tự, thành viên của nhóm thuyền nhân Đông Dương đầu tiên vào Anh cuối thập niên 1970s, đều 1980s thường nhận 'bản sắc Trung Hoa' nên được xếp vào nhóm sắc tộc 'Chinese', dù họ sinh ra ở Việt Nam, Campuchia hay ở trại tỵ nạn.

 Về bản sắc vùng miền, dân tộc thiểu số gốc của đảo Anh, ONS ghi nhận con số người tự nhận bản sắc Cornish (xứ Cornwall, phía Tây Nam đảo Anh) tăng lên, tuy không đáng kể: 91.000.

 Số người tự nhận họ vừa là dân Welsh và British tăng nhẹ từ 7,1 lên 8,1%. Tuy thế, số người nhận rằng họ chỉ là Welsh vẫn quá bán: 52,2%.

Wales có 3,16 triệu dân, từng là một công quốc nhưng chưa bao giờ độc lập và bị gộp vào Anh từ thế kỷ 16.

Vietnamese
Chụp lại hình ảnh,

Thế hệ người Anh gốc thuyền nhân Đông Dương lớn lên với hai bản sắc văn hóa nay bước vào nghệ thuật tại London: Tuyết Vân Huỳnh, nhà sản xuất (trái) và Tuyền Đỗ, biên kịch (phải) của vở Summer Rolls ra mắt mùa hè 2019 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?