3 thử thách cần phải vượt qua của những đứa trẻ có cha mẹ sở hữu EQ thấp - kenh14.vn
21:04 28/02/2023
Những đứa trẻ có bố mẹ sở hữu EQ thấp thường cảm thấy cô đơn, lạc lõng trong chính "tổ ấm" của mình.
- Trong lúc bố mẹ đi vắng, hàng xóm chụp lại cảnh tượng bàng hoàng của 2 đứa trẻ trong nhà: Không dạy con kỹ thì hậu quả là đây!
- Phương pháp dạy con "không giống ai" nhưng hiệu quả vô cùng của 1 quốc gia: Con bắt đầu đi học, cả nhà mở tiệc ăn mừng
- Chuyên gia: "Trẻ con có biết gì đâu" hay lời bao biện của cha mẹ, tự đánh tráo khái niệm nạn nhân và chối bỏ trách nhiệm dạy con?
Cô bé Jasmine 10 tuổi nằm một mình trên giường, vui mừng khi được "cách ly" với thế giới bên ngoài sau cánh cửa phòng đóng kín. "Điều đó có thể xảy ra", cô khẽ thì thầm với chính mình một điều mà chỉ có bản thân cô bé biết.
Trong thâm tâm, cô bé luôn mong ước cha mẹ hiện tại của mình không phải là cha mẹ ruột và cha mẹ thật của cô bé đang ở đâu đó mà chưa kịp đến đón cô bé mà thôi. Rồi một ngày nào đó, họ sẽ bấm chuông cửa ngôi nhà này, xuất hiện với bộ dạng chỉnh tề và khuôn mặt tốt bụng, hiền từ. Họ sẽ giải thích với cha mẹ hiện tại của cô bé rằng, Jasmine đã vô tình bị gửi nhầm vào gia đình khi sinh ra và Jasmine thực sự thuộc về họ. Sau đó, họ đưa cô trở về nhà - một tổ ấm thực sự, nơi cô bé cảm thấy được sự yêu thương, nuôi dưỡng và chăm sóc.
Jasmine không biết điều đó có thật không hay chỉ là ảo tưởng của một đứa trẻ lên 10. Trên thực tế, đây mới chỉ là khởi đầu cho cuộc đấu tranh nội tâm vì những điều Jasmine phải gánh chịu dưới nơi được gọi là "tổ ấm" này mới là điều đáng được nói đến.
Cha mẹ của Jasmine về cơ bản đối xử rất tốt với con gái. Họ làm việc chăm chỉ và cung cấp cho Jasmine một cuộc sống đủ đầy có nhà để ở, có thức ăn, quần áo và đồ chơi. Cô bé đi học hàng ngày và làm bài tập về nhà vào mỗi buổi chiều. Jasmine có bạn bè thân thiết ở trường và cô bé còn có cả niềm đam mê mãnh liệt với môn bóng đá. Tóm lại, cô bé là một đứa trẻ rất may mắn.
Bất chấp sự may mắn của bản thân và được cha mẹ yêu thương, Jasmine luôn cảm thấy cô đơn trong chính căn nhà của mình.
Làm sao một đứa trẻ 10 tuổi lại biết đến từ "cô đơn"? Tại sao cô bé lại cảm thấy như vậy? Câu trả lời vô cùng đơn giản như sau: Jasmine được nuôi dưỡng bởi cha mẹ có trí tuệ cảm xúc (EQ) thấp và cô bé lớn lên trong sự bỏ bê tình cảm của cha mẹ suốt thời thơ ấu.
- Trí tuệ cảm xúc: Khả năng xác định, đánh giá và quản lý cảm xúc của chính mình, cảm xúc của người khác và của tập thể (theo định nghĩa của Daniel Goleman).
- Bỏ bê tình cảm thời thơ ấu: Cha mẹ không đáp ứng đầy đủ nhu cầu tình cảm của trẻ.
Khi được nuôi dưỡng bởi cha mẹ thiếu những kỹ năng này, trẻ sẽ gặp vô vàn khó khăn, thử thách trong quá trình lớn lên:
1. Vì phụ huynh không biết cách xác định cảm xúc của mình nên họ thường không nói được những ngôn từ ấm áp trong chính tổ ấm của mình
Thay vì nói, "Trông con buồn quá, con yêu. Có chuyện gì xảy ra ở trường hôm nay à?", cha mẹ có EQ thấp lại quan tâm một cách hời hợt, "Vậy trường học thế nào?".
Kết quả: Con không học được cách tự nhận thức. Con không biết rằng cảm xúc của bản thân có quan trọng hay không. Con không biết cách cảm nhận, ngồi cùng, trò chuyện hoặc bày tỏ cảm xúc với người khác.
2. Vì bố mẹ không giỏi quản lý và kiểm soát cảm xúc của mình nên không dạy được con cách quản lý và kiểm soát cảm xúc của bản thân
Chẳng hạn, khi con cái gặp rắc rối ở trường vì đã có những cử chỉ hành vi vô lễ với giáo viên, cha mẹ EQ thấp không hỏi xem chuyện gì đã thực sự xảy ra hoặc tại sao trẻ lại mất bình tĩnh như vậy. Họ không giải thích cho con cách bản thân có thể xử lý tình huống đó theo hướng khác phù hợp hơn. Thay vào đó, họ cấm cản, la mắng, hoặc thậm chí bênh con đến mức đổ lỗi cho giáo viên để thoát tội.
Kết quả: Con không học được cách kiểm soát hoặc quản lý cảm xúc của mình hoặc cách quản lý tình huống trong nghịch cảnh.
3. Bởi vì cha mẹ không thấu hiểu cảm xúc, nên họ đã cho dạy con nhiều thông điệp sai lầm về bản thân và thế giới thông qua lời nói và hành vi của họ
Khi trẻ lười biếng, cha mẹ luôn la mắng và coi chúng là gánh nặng khi liên tục phải là người dọn dẹp phía sau sự bày bừa của con. Nhưng họ không biết được rằng chính sự lo lắng của con đã ngăn cản chúng làm mọi việc.
Anh chị em trong nhà gọi con là đứa trẻ mít ướt, chê con yếu đuối chỉ vì con đã khóc nhiều ngày sau khi chú mèo cưng bị gặp nạn. Và cha mẹ không đứng ra bảo vệ mà cũng hùa vào để trêu chọc theo. Họ đâu biết rằng những đứa trẻ yêu quý động vật là những đứa trẻ giàu lòng nhân ái.
Kết quả: Con bước vào tuổi trưởng thành với những tư duy sai lầm nảy sinh trong đầu như "Con là đồ lười biếng", "Con quá yếu đuối"...
Tất cả những kết quả này khiến trẻ phải vật lộn, đấu tranh và bối rối. Trẻ sẽ mất liên kết với con người thật của mình (con người trong cảm xúc). Trẻ nhìn thấy chính mình qua con mắt của những người chưa bao giờ thực sự biết về mình. Và trẻ gặp khó khăn trong việc xử lý các tình huống căng thẳng, xung đột hoặc cảm xúc.
Vậy làm cách nào để những đứa trẻ như Jasmine vượt qua?
- Cần có người định hướng cho trẻ tìm hiểu mọi thứ về cảm xúc, dạy trẻ cách trau dồi cảm xúc của riêng mình. Khuyên trẻ chú ý đến những gì chúng thấy, đặt ra các câu hỏi vì sao, lúc nào. Bắt đầu quan sát cảm xúc và hành vi của người khác. Hãy lắng nghe cách người khác thể hiện cảm xúc của họ và bắt đầu luyện tập cho chính mình. Hãy nghĩ xem ai ngay xung quanh trẻ có thể dạy trẻ mỗi ngày, người đó có thể bạn thân, là người chị họ của trẻ và hướng dẫn trẻ thực hiện các kỹ năng này với người mà trẻ tin tưởng.
- Sửa chữa lại những thông điệp sai lầm trong đầu trẻ. Khi tiếng vọng từ thời thơ ấu cất lên, hướng dẫn trẻ học cách dừng lắng nghe, thay vào đó là tiếp tục bước tiếp. Trẻ cần thay thế các thông điệp tiêu cực bằng những thông điệp tích cực hơn: "Tôi không lười biếng, tôi lo lắng và tôi đang cố gắng hết sức để đối mặt với nó", "Tôi không yếu đuối. Cảm xúc của tôi làm cho tôi mạnh mẽ hơn"...
Nguồn: Tổng hợp
Nhận xét
Đăng nhận xét