Giáo sư ĐH Harvard: 8 bí mật giúp bạn "giàu có" hơn mỗi ngày, điều số 5 dễ thực hiện nhất - https://kenh14.vn
13:28 27/02/2023
Cách "làm giàu" cho bản thân nhanh nhất chính là bắt đầu từ những thói quen nhỏ nhất.
- Vợ Xuân Trường rơm rớm nước mắt khi chồng công khai cảm ơn giữa sự kiện
- Em vợ bênh vực Văn Quyết giữa tranh cãi Quả bóng Vàng: Nhận giải cầu thủ khác sẽ cầm ngay điện thoại đăng hình còn lên xu hướng, nhưng anh ấy thì không!
- Từ chối tiểu thư con đại gia để lấy đồng nghiệp, thầy giáo vất vả vừa chăm vợ sinh, vừa chăm heo đẻ vẫn thấy hạnh phúc
Giáo sư William James (11/1/1842 - 26/8/1910) - tác giả những cuốn sách có ảnh hưởng lớn tới khoa học tâm lý, tâm lý học giảng dạy, tâm lý học trải nghiệm tôn giáo và chủ nghĩa thần bí, cũng như tâm lý học về chủ nghĩa thực dụng thời kỳ đầu, là vị giáo sư người Mỹ đặt những "viên gạch" đầu tiên trong những ngày đầu thành lập Khoa Tâm lý học của ĐH Harvard. Ông từng có một phát biểu rất nổi tiếng: "Gieo một hành động, gặt thói quen; gieo một thói quen, gặt tính cách; gieo một tính cách, gặt số phận".
Giáo sư William James - tác giả của các tác phẩm nổi tiếng, người đặt nền móng cho Khoa Tâm lý học ĐH Harvard (Ảnh: Harvard University)
Từ đó, ông cho rằng, để giúp bản thân trở nên giàu có về mặt tinh thần lẫn vật chất hơn mỗi ngày, thay vì đặt ra mục tiêu quá lớn, điều mà mỗi người nên làm chính là: làm tốt nhất trong khả năng của mình những mục tiêu nhỏ, rồi sau đó mới tiến đến những mục tiêu lớn hơn.
Theo đó, có 8 thói quen nhỏ mà vị Giáo sư ĐH Harvard khuyến khích chúng ta nên làm mỗi ngày để bản thân ngày một "giàu có" hơn:
1. Cười nhiều hơn
Chuyện về anh chàng phát thanh viên tên Dou Liguo - một nhân viên chuyển phát nhanh rất tận tâm với công việc. Ngày đầu đi làm, Dou Liguo đã hào hứng in 1.000 danh thiếp để phát cho mọi người và mong khách hàng sẽ nhớ đến anh, gọi cho anh khi cần.
Nhưng dường như không ai để ý tới anh và tấm danh thiếp ấy. Có người cho vào túi rồi quên đi, có người mắng anh là đồ phiền phức. Với nụ cười luôn nở trên môi và luôn lạc quan, Dou Liguo không hề nản lòng. Anh cúi xuống nhặt danh thiếp lên và tiếp tục gửi cho khách hàng tiếp theo.
Nhiều đồng nghiệp đã nghỉ việc vì công việc chuyển phát nhanh cực khổ và khó khăn, nhưng Dou Liguo vẫn kiên trì làm tốt mỗi ngày. Những lúc đối mặt với khó khăn, anh vẫn luôn giữ một nụ cười tươi trên môi và một tinh thần lạc quan. Sau một thời gian, chàng trai ấy cũng được thăng chức lên vị trí lãnh đạo công ty.
Áp lực cuộc sống ở khắp mọi nơi, và mỗi người trưởng thành đều trải qua những bất bình và nỗi buồn của riêng mình.
Dẫu biết trong hành trình trưởng thành, mỗi người đều phải "đeo" trên vai áp lực gia đình, công việc, tài chính. Thế nhưng, hãy thẳng thắn chấp nhận và nở một nụ cười thật tươi. Chỉ bằng cách này, chúng ta mới có thể vượt qua những trở ngại và đứng dậy bước tiếp cho tương lai phía trước.
Ngược lại, nếu chỉ biết than thở và "nằm ườn" một chỗ, bản thân bạn chỉ ngày càng "nghèo" hơn mà thôi.
2. Nói ít hơn
Nhà văn Lỗ Tấn có một câu nói nổi tiếng: "Khi tôi im lặng, tôi cảm thấy no; khi tôi nói, tôi cảm thấy trống rỗng".
Trang Tử cũng từng nói: "Cảnh đẹp nhất không thể diễn tả bằng lời, sức mạnh lớn nhất là sức mạnh của sự im lặng".
Người càng bốc đồng, làm không nên chuyện thì càng thích "khua môi múa mép", vì họ đang cố gắng dùng lời nói để lấp đầy sự "trống rỗng" trong lòng. Ngược lại, những người thực sự trưởng thành cũng giống như những bông lúa chín biết cách im lặng cúi đầu, âm thầm tránh xa những rắc rối từ việc "vạ miệng", âm thầm học hỏi, trau dồi bản thân.
Để ngày càng "giàu có" hơn, hãy nói ít hơn, làm nhiều hơn, âm thầm trau dồi, hoàn thiện bản thân và tích lũy cho mình kiến thức lẫn trí tuệ.
3. Chia sẻ nhiều hơn
Trong cuộc sống, nếu muốn bản thân "giàu có" mối quan hệ hơn, tìm được những người bạn "đúng nghĩa", trước tiên chúng ta phải học cách sẻ chia và cho đi.
Ai đó từng nói: "Làm gì có ai nghèo hơn khi cho đi?". Những người ích kỷ không muốn cho đi chỉ vì sợ bản thân chịu thiệt thòi, chỉ biết lợi dụng người khác để đoạt lợi, thường là những người không có bạn bè, có tư duy "nghèo nàn" hoặc "chỉ vì một cái cây mà mất cả một cánh rừng".
Trên đời này, người cho đi nhiều sẽ nhận lại được nhiều, đó là điều chắc chắn, còn kẻ chỉ biết sống vì lợi ích của bản thân sẽ là kẻ thiệt thòi nhất. Bởi không một ai muốn gần gũi với một người keo kiệt, một người chỉ biết chăm chăm vào cái lợi ích trước mắt mà không biết san sẻ, giúp đỡ người khác.
Ở một khía cạnh nào đó, cho đi cũng là một kiểu "đầu tư dài hạn", bạn sẵn sàng trả tiền cho người khác thì cũng sẽ có người khác trả tiền cho bạn.
Hãy học cách chia sẻ và cho đi, cuộc sống của bạn sẽ ngày càng "giàu có" hơn.
4. Đọc nhiều hơn
Công ty quảng cáo nổi tiếng toàn cầu Ogilvy & Mather đã từng có một biển quảng cáo với nội dung sau:
"Tôi e sợ những người thích đọc sách - những người có thể tránh được thất bại mà tôi sắp trải qua. Họ hiểu rằng cuộc đời này rất ngắn ngủi, còn con người ta thì hiểu biết quá muộn; một giờ đồng hồ của họ chính là cuộc đời của tôi".
Cho dù trên thế giới này có bao nhiêu người không thích sách đi chăng nữa, chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng, đọc sách là phương pháp "làm giàu" đơn giản và thiết thực nhất.
Đọc sách là một hành trình, điểm xuất phát chính là thế giới bên ngoài và điểm kết thúc là đời sống tinh thần. Sách không chỉ mở rộng tầm nhìn mà còn làm phong phú thêm tâm hồn.
Sách chính là một nguồn kho báu được "đúc kết" trí tuệ từ các bậc "tiền bối". Khi bạn cảm thấy cuộc sống của mình có quá nhiều vấn đề, bạn cũng có thể tìm hướng giải quyết chính từ những cuốn sách trên kệ tủ.
Sách có thể sẽ không giúp bạn giải quyết được vấn đề hiện tại ngay lập tức, nhưng những cuốn sách bạn đã đọc qua rồi cũng sẽ "thấm vào xương", mở ra cho bạn một cách nhìn mới, giúp bạn trở thành một người "giàu có" sự sâu sắc, uyên bác.
5. Lạc quan hơn
Lena sống với bố mẹ ở London từ khi còn nhỏ. Tuổi thơ của cô là những chuỗi ngày sống trong nghèo khó và khổ cực.
Cô bé ấy đã rơi vào tình trạng tự ti trong một thời gian dài, đến nỗi, mỗi ngày tâm trạng lại càng trở nên tiêu cực hơn.
Cho đến khi trưởng thành, mối quan hệ của Lena với gia đình dần xấu đi, cô mắc chứng trầm cảm. Cùng lúc đó, cô lại rơi vào cảnh thất nghiệp.
Cho đến một ngày, cô đọc được một câu nói: "Bạn chính là người tạo ra cuộc đời mình". Cuộc đời bạn như thế nào, đều phụ thuộc vào cách bạn nhìn nó.
Nếu bạn luôn bi quan và suy nghĩ mọi chuyện theo hướng tiêu cực, bạn sẽ ngày càng lún sâu vào những cảm xúc tiêu cực; khi bắt đầu nhìn cuộc sống với thái độ tích cực, lạc quan, bạn sẽ sáng suốt tìm ra cách đưa bản thân dần thoát khỏi khó khăn, chán nản.
Lena như nhận ra chân lý của cuộc sống. Cô bắt đầu tích cực điều chỉnh tâm trạng bản thân, đọc sách mỗi ngày, học thêm những kỹ năng mới và gửi đơn xin việc ở khắp nơi.
Với sự thay đổi tư duy theo chiều hướng tích cực, sức khỏe của Lena bắt đầu được cải thiện, mối quan hệ của cô ấy với gia đình dần được khôi phục và cuối cùng cô ấy đã sống một cuộc sống hạnh phúc.
Ngạn ngữ có câu: "Thái độ của bạn đối với thế giới sẽ quyết định bạn có thế giới như thế nào".
Thay vì phàn nàn và mãi "đắm chìm" vào sự tiêu cực, bạn hãy nhìn sự việc theo hướng tích cực, mọi thứ bạn muốn sẽ đến một cách tự nhiên.
6. Lắng nghe nhiều hơn
Hiền nhân Vương Dương Minh nói: "Tai biết lắng nghe, sẽ nghe được hết những điều trong thiên hạ".
Một người mắc sai lầm không có gì đáng sợ bằng người không biết lắng nghe người khác. Người có cái tôi quá cao, quá cứng đầu thường sẽ tự hủy hoại bản thân mình bằng chính cái tôi đó.
Chỉ khi biết từ bỏ cái tôi quá lớn và "hạ mình" lắng nghe người khác thì chúng ta mới có thể tiếp thu nhiều điều mới mẻ trong cuộc sống. Bằng cách đó, chúng ta tự "làm giàu" trí tuệ cho chính bản thân mình.
7. Ít nghĩ hơn
Trong cuộc sống hiện đại, nhiều người có thói quen nghĩ quá lên mọi chuyện, phóng đại tiểu tiết, suy nghĩ về những thứ không xảy ra. Đối với một sự việc vô cùng đơn giản thì não lại "bật công tắc" tự vấn bản thân, tự biên tự diễn chính là "tự đào hố chôn mình".
Khi bạn cảm thấy lo âu hoặc bản thân có xu hướng rơi vào trạng thái nghĩ ngợi nhiều, hãy tập cho mình thói quen nhắm mắt lại và thả lỏng cơ thể. Hãy loại bỏ những điều khiến bạn phân tâm và để tâm trí của bạn nghỉ ngơi, tập hít sâu và thở đều.
Khi nội tâm của bạn bình yên, sẽ có ít điều khiến bạn phải bận tâm hơn, ít gặp rắc rối hơn. Từ đó, bạn "giàu có" thời gian để làm việc có ích khác.
8. Bao dung nhiều hơn
Bertrand A. W. Russell - một triết gia, nhà logic học, nhà toán học người Anh của thế kỷ XX từng nói: "Trong tất cả các phẩm chất đạo đức, tử tế là phẩm chất cần thiết nhất trên thế giới".
Sự tử tế không phải là một điều cần phải học hỏi, mà là một loại hành vi.
Bạn tử tế, biết bao dung người khác và bao dung cho chính mình, bạn sẽ "giàu có" lòng nhân từ, khoan dung và ấm áp. Từ đó, bạn sẽ được mọi người yêu mến và đối xử tử tế với bạn.
Người càng có lòng khoan dung, độ lượng thì cuộc sống của người đó càng tốt đẹp và thoải mái. Bạn bè chất lượng cũng nhiều hơn. Làm người, nếu chỉ chăm chăm nhìn vào chỗ sai của người khác để bới móc, trách cứ thì ta sẽ trở thành người nhỏ nhen, ích kỷ.
Trong 30 năm đầu tiên của cuộc đời, bạn hình thành thói quen; trong 30 năm sau, thói quen định hình cuộc sống của bạn. Muốn mình trở nên "giàu có", hãy bắt đầu từ những thói quen đơn giản và nhỏ nhất.
Nhận xét
Đăng nhận xét