77.000 doanh nghiệp đóng cửa từ đầu năm - https://zingnews.vn

 KINH DOANH

  • Chủ nhật, 30/4/2023 12:10 (GMT+7)
  • Bốn tháng đầu năm, trong khi cả nước có 78.900 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động thì có tới 77.000 doanh nghiệp phải rút lui khỏi thị trường.

    Tổng cục Thống kê cho biết trong tháng 4, cả nước có gần 16.000 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 12,3% so với tháng trước và tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, còn có 9.610 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 52,9% so với tháng trước và tăng 36,6% so với cùng kỳ năm 2022.

    Tuy nhiên, có tới 7.163 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 72,7% so với tháng trước và 5.837 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 69,1%. Hơn 1.500 doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Mỗi tháng có 19.200 doanh nghiệp đóng cửa

    Tính chung 4 tháng đầu năm, cả nước có 78.900 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, giảm 2% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 19.700 doanh nghiệp.

    Trong khi đó, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường từ đầu năm đến nay là 77.000 doanh nghiệp, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, bình quân một tháng có 19.200 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

    Về đầu tư, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 4 ước đạt gần 39.300 tỷ đồng, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt 131.200 tỷ đồng, bằng 19% kế hoạch năm và tăng 17,9% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 bằng 18,5% và tăng 10,8%).

    doanh nghiệp đóng cửaSỐ DOANH NGHIỆP PHẢI RÚT LUI KHỎI THỊ TRƯỜNG MỖI THÁNGTháng 4/2022Tháng 5Tháng 6Tháng 7Tháng 8Tháng 9Tháng 10Tháng 11Tháng 12Tháng 1/2023Tháng 2Tháng 3Tháng 4010k20k30k40k50k
    Tháng 4
    :14.509 doanh nghiệp đóng cửa

    Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/4 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 8,88 tỷ USD, giảm 17,9% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2023 ước đạt 5,85 tỷ USD, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm trước.

    Ngược lại, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 4 tháng đầu năm có 41 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn là 140 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và điều chỉnh) đạt 153,5 triệu USD, giảm 53,2% so với cùng kỳ năm trước.

    Xuất siêu 6,35 tỷ USD

    Theo báo cáo của cơ quan thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 giảm 0,34% so với tháng trước. So với tháng 12/2022 CPI tăng 0,39% và so với cùng kỳ năm trước tăng 2,81%. Bình quân 4 tháng đầu năm, CPI tăng 3,84% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 4,9%, cao hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,84%).

    Chỉ số giá vàng bình quân 4 tháng đầu năm tăng 0,66%. Còn chỉ số giá USD bình quân 4 tháng đầu năm tăng 3,21%.

    Tổng cục Thống kê cho biết cán cân thương mại hàng hóa 4 tháng đầu năm ước tính xuất siêu 6,35 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 2,35 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 8,04 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 14,39 tỷ USD.

    Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 28,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm. Ảnh: Phạm Ngôn.
    doanh nghiep dung hoat dong anh 1

    Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 28,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm. Ảnh: Phạm Ngôn.

    Cụ thể, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 4 ước đạt 26,03 tỷ USD, giảm 8,1% so với tháng trước và giảm 20,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 102,2 tỷ USD, giảm 15,4% so với cùng kỳ năm trước.

    Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 4 tháng đầu năm, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước đạt 95,64 tỷ USD, chiếm 93,6%. Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 28,4 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 33,3 tỷ USD.

    Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.


    Nhận xét

    Bài đăng phổ biến từ blog này

    Xứ Sở Hận Thù

    Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?