Những chính sách ảnh hưởng đến người lao động sắp có hiệu lực
2020-12-28
có những chính sách mới sẽ có ảnh hưởng đến hàng chục triệu người lao động.
Truyền thông nhà nước Việt Nam loan tin vừa nói hôm 28/12 và cho biết, với lần sửa đổi này, luật không chỉ có quy định liên quan đến 20 triệu người có quan hệ lao động, mà còn có một số nội dung được áp dụng cho toàn bộ lực lượng lao động xã hội khoảng 55 triệu người. Đơn cử như:
-Quốc khánh được nghỉ 2 ngày: Điều 112 Bộ luật Lao động sửa đổi quy định bổ sung thêm một ngày nghỉ trong năm vào ngày liền kề với ngày Quốc khánh. Như vậy, tổng số ngày nghỉ lễ, Tết hàng năm ở Việt Nam sẽ nâng lên 11 ngày.
-Thêm 2 trường hợp nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương như: Kết hôn nghỉ 3 ngày; con đẻ, con nuôi kết hôn nghỉ 1 ngày; gia đình trực hệ có người chết được nghỉ 3 ngày.
-Tăng tuổi nghỉ hưu: Điều 169 Bộ luật Lao động sửa đổi quy định tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với nam; đủ 55 tuổi 4 tháng đối với nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng với lao động nam; 4 tháng với lao động nữ.
Như vậy so với quy định của Bộ luật Lao động 2012, tuổi nghỉ hưu của người lao động Việt Nam đã tăng lên đáng kể.
-Người lao động có thể được thưởng “không chỉ bằng tiền”: Bộ luật Lao động sửa đổi quy định về “Thưởng” thay vì “Tiền thưởng” như Bộ luật năm 2012.
-Tăng thời giờ làm thêm theo tháng lên 40 giờ, nhưng không tăng thời giờ làm thêm trong năm.
-Có thể ủy quyền cho người khác nhận lương: trong trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp. Đây là điểm mới không có trong Bộ luật Lao động 2012.
Nhận xét
Đăng nhận xét