Tin Tổng hợp – 31/12/2020

 Tin Tổng hợp – 31/12/2020.

  • Tình hình nhân quyền Việt Nam 2020: chính quyền bất chấp luật pháp và dư luận quốc tế.
  • Kinh Tế Thị Trường Định Hướng  XHCN: Đường Đi Không Tới?
  • Trung Quốc cho ‘thổi bay’ tượng Phật Quan
  • Thượng nghị sĩ Josh Hawley chính thức cam kết phản đối kết quả bầu cử của đại cử tri đoàn
  • Dưới thời Obama, tiền thuế của người dân Mỹ dùng để ‘nuôi’ Al-Qaeda?
  • COVID-19: Bắc Kinh rơi vào trạng thái khủng hoảng, quận Thuận Nghĩa thiết lập báo động thời chiến.
  • Chiến dịch Trump sẽ trình bày “bằng chứng cụ thể” trước Quốc hội vào ngày 6/1
  • Đại sứ Nga: Trung Quốc và Nga không cần liên minh quân sự.
  • Nhà lập pháp Pennsylvania: Chứng nhận kết quả bầu cử Tổng thống quá hấp tấp và sai lầm
  • Ukraine tung bản ghi âm, hồ sơ ngân hàng và nhân chứng xác định Joe Biden cấu kết tham nhũng
  • Trung Quốc thông báo tập trận vịnh Bắc bộ, cấm tàu thuyền đi vào
  • 100 nghị sĩ Cộng hòa có thể tham gia kế hoạch đảo ngược kết quả bầu cử Mỹ
  • BIỂU TÌNH Washington 6/1: Đoàn lữ hành LỚN NHẤT lịch sử Mỹ đang TIẾN VỀ THỦ ĐÔ

* BIỂU TÌNH Washington 6/1: Đoàn lữ hành LỚN NHẤT lịch sử Mỹ đang TIẾN VỀ THỦ ĐÔ

Tình hình nhân quyền Việt Nam 2020: chính quyền bất chấp luật pháp và dư luận quốc tế.

Giang Nguyễn – 2020-12-29

Tình hình nhân quyền Việt Nam 2020: chính quyền bất chấp luật pháp và dư luận quốc tếHình minh họa. Người dân Đồng Tâm tại phiên xử ờ Hà Nội hôm 7/9/2020

Theo nhận định của các nhà quan sát và các nhà hoạt động, tình hình nhân quyền tại Việt Nam trong năm 2020 tiếp tục xuống dốc. Nhiều người cho rằng có hai nguyên nhân chính cho xu hướng này: một là đại dịch COVID-19 đã khiến quốc tế đặt trọng tâm vào các nỗ lực khắc phục hậu quả kinh tế và sức khỏe công cộng thay vì thúc dục Việt Nam về những vi phạm nhân quyền, và thứ hai là việc chuẩn bị cho Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng Sản Việt Nam thứ 13 sẽ diễn ra vào cuối tháng 1 năm 2021.

Ông Phil Robertson, phó giám đốc tổ chức Theo dõi Nhân quyền khu vực Châu Á (Human Rights Watch) nhận định ĐCSVN vẫn theo kịch bản xưa nay áp dụng trước các sự kiện lớn của Đảng:

“Quả là một năm rất tồi tệ đối với nhân quyền ở Việt Nam. Chắc chắn chúng ta sẽ thấy nhiều vụ bắt bớ và truy tố nữa diễn ra trước Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam. Chúng tôi có thể khẳng định điều đó vì đây là mô hình đã được áp dụng thường xuyên khi các quan chức của Đảng đang muốn chứng tỏ họ cứng rắn, giữ gìn được quyền cai trị của đảng và đảm bảo rằng những người bất đồng chính kiến không đi quá xa”. 

Bùi-Văn-Thâm-landscape.jpgNhà hoạt động Trương Minh Tam, một cựu TNLT và thành viên của phong trào Con Đường Việt Nam, hiện định cư ở tiểu bang Illinois, Hoa Kỳ, cũng nhìn nhận tình hình nhân quyền ngày càng tồi tệ trong năm nay. Ông nói:

Có hai xu hướng rất rõ nét trong năm 2020. Tình trạng xấu đi rất là tồi tệ, đặc biệt tình trạng bắt bớ. Hàng loạt các nhà hoạt động nổi tiếng mà người ta nghĩ có thể không bị bắt, đã bị bắt, như anh Phạm Chí Dũng, anh Nguyễn Tường Thụy, nhà báo Phạm Thành và đặc biệt là cô Phạm Đoan Trang. Việc bắt những người này cho thấy chỉ dấu là Đảng Cộng Sản VN, nhà cầm quyền VN, đã bất chấp pháp luật và dư luận quốc tế có xu hướng dùng bạo lực rất là rõ nét. Ngoài ra vụ việc Đồng Tâm cũng là một chỉ dấu cho thấy khả năng đối thoại giữa người dân và chính quyền đã không còn. Khả năng chính quyền kiểm soát các tình hình chính trị ở Việt Nam mang cái tính chất bạo lực rất rõ nét”.

Áp dụng bạo lực khốc liệt, tuyên những bản án nặng nề

Ngày 9 tháng 1, lực lượng chức năng của chính quyền CSVN với vài nghìn quân tấn công vào khu dân cư thôn Hoành, xã Đồng Tâm, Hà Nội, bắn chết người lãnh đạo tinh thần của làng là cụ Lê Đình Kình, sau đó bắt giữ 29 người dân vì bị ghép vào tội “giết người” qua cái chết của 3 công an một cách bất minh trong sự vụ, cũng như tội “chống người thi hành công vụ”.

Năm 2020 nhà cầm quyền đã bắt những người đấu tranh có tên tuổi và quá trình hoạt động lâu năm như ông Tam vừa nêu.

Nhà báo Nguyễn Tường Thụy, phó chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, bị bắt vào ngày 23 tháng 5. Ông Lê Hữu Minh Tuấn, thư ký của hội bị bắt vào ngày 12 tháng 6. Ông Phạm Chí Dũng, chủ tịch hội, đã bị bắt vào ngày 21 tháng 11 năm trước. Nhà báo Phạm Đoan Trang, đồng tác giả của Báo Cáo Đồng Tâm (cùng với nhà hoạt động Will Nguyễn sống ở Hoa Kỳ), bị bắt vào ngày 6 tháng 10, chỉ ít giờ sau vòng đối thoại nhân quyền Việt- Mỹ thường niên kết thúc. Nhà báo độc lập Trương Châu Hữu Danh, người chống BOT “bẩn”, bị công an bắt giữ vào ngày 17 tháng 12.

Tổ chức Bảo vệ Ký Giả (CPJ) cho biết đến nay có 15 nhà báo bị giam giữ tại Việt Nam. Còn nhiều nhà hoạt động vì các quyền tự do khác, như quyền tự do tín ngưỡng, đã bị bắt, tuyên phạt với các bản án khắt khe, phải chịu chế độ quấy rối có hệ thống và kể cả bị ép cung, tra tấn.

Thống kê của các tổ chức theo dõi nhân quyền đều cho thấy tình trạng đàn áp khốc liệt trong năm qua. Tổ chức Ân xá Quốc tế trong báo công bố ngày 1 tháng 12, ghi nhận Việt Nam đang giam giữ ít nhất 170 tù nhân lương tâm, con số kỷ lục kể từ khi Ân xá Quốc tế bắt đầu theo dõi tình trạng TNLT tại Việt Nam.

Theo Người bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders) con số TNLT hiện bị giam giữ còn cao hơn thế. Thống kê của tổ chức này cho rằng có ít nhất 260 TNLT đang trong lao tù Việt Nam. Ông Vũ Quốc Ngữ trong một cuộc phỏng vấn với Nhật báo Người Việt vào ngày 27 tháng 12 cho biết, năm 2020, Đảng CSVN bắt giữ 31 nhà hoạt động, chưa kể 29 dân oan đấu tranh cho đất của họ ở xã Đồng Tâm.

Ông Robertson của Human Rights Watch nói thêm, hơn cả các nước khác trong khu vực, chính quyền Việt Nam tuyên phạt những bản án ngày càng nặng nề cho những đòi hỏi rất cơ bản về quyền tự do dân sự và tự do chính trị:

“Việt Nam hình sự hóa điều này và thực sự đưa người vào tù lâu hơn hầu hết các quốc gia khác ở Đông Nam Á. Việc này khiến Việt Nam trở thành một trong những chính quyền vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất trong khu vực. Có hơn 150 tù nhân chính trị bị tù giam, nhiều người trong số họ đang phải thụ án tù rất dài, 8 năm, 10 năm, 12 năm hoặc hơn nữa”.

Tại phiên xét xử sơ thẩm 29 người dân Đồng Tâm, tòa đã tuyên 2 án tử hình, 1 án tù chung thân và những án tù khác.

Theo dữ liệu về TNLT tại Việt Nam của The 88 Project, năm 2020, chính quyền cũng đã tuyên án tù chung thân trong hai trường hợp người dân tộc H’Mông, là ông Sùng A Sính và Lầu A Lềnh. Hai người bị cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”.

Hình minh họa. Nhà báo Phạm Đoan Trang và những cuốn sách do cô viết


Đối thoại là giải pháp?

Thế nhưng, nhà hoạt động Trương Minh Tam nói, ngoài xu hướng đàn áp và xử lý thô bạo của chính quyền đối với các nhà hoạt động nhân quyền cũng có một số lãnh vực đã đạt được kết quả cho quyền lợi cho người dân.

Ông nói: “Một xu hướng thứ hai cũng cần phải nhận thấy đó là trong rất nhiều các trường hợp khác, nếu như không mang tính chính trị một cách trọn nét thì Nhà nước Việt Nam, chính quyền địa phương lại tương đối có thể đối thoại được với người dân”.

Ông Tam nói, đặc biệt phong trào xã hội dân sự đã có một sự trưởng thành. Qua kinh nghiệm làm việc với những nhóm dân sự, người dân tộc H’Mong và người thượng ở Tây Nguyên, ông đã nhận thấy một số kết quả cụ thể:

Nếu như ở vùng nào mà sử dụng phương thức đối thoại với chính quyền và buộc chính quyền phải ngồi xuống cùng đối thoại trong mức độ ôn hòa thì có nhiều khả năng cải thiện”.

Viển ảnh trong năm 2021

Để có viển ảnh thực tế về tình hình nhân quyền của Việt Nam trong năm tới, ông Tam nói cần phải xét lại thành quả của những năm trước. Ông phỏng đoán rằng chính quyền Việt Nam cũng đã nghiên cứu về phong trào đấu tranh dân chủ trong 10 năm qua và đã “bắt tẩy” được cách hoạt động của họ để từ đó có chính sách đàn áp tinh vi hơn.

Theo dõi phong trào đấu tranh dân chủ ở Việt Nam, phong trào đòi nhân quyền ở Việt Nam trong vòng 10 năm trở lại đây thì tôi cảm thấy hơi tiếc là có vẻ như phong trào dậm chân tại chỗ. Nếu nói về mức độ thì có vẻ như là nó phát triển rất là mạnh mẽ, nhưng mà về tính chất và phương thức hoạt động thì trong vòng 10 năm qua nó không có sự thay đổi. Chúng ta chỉ quanh đi quẩn lại những việc như là lên tiếng ở trên mạng xã hội hoặc là tiến hành biểu tình. Trong khi đó thì các phương thức đấu tranh bất bạo động thì nó có thể lên tới gần 200 phương thức khác nhau mà chúng ta thì không áp dụng bất cứ một cái phương thức nào”.

Ông Tam cho rằng, năm 2020 cũng đã có nhiều cuộc tranh luận về các vấn đề chính trị trong và ngoài nước, và điều này có thể giúp phong trào trao dồi thêm về những vấn đề chính trị.  Từ đó, ông nói, các nhà đấu tranh phải thay đổi phương thức hoạt động nếu muốn thay đổi viển ảnh cho tương lai trước mắt.

“Nếu như chúng ta không thay đổi các phương thức hoạt động thì tôi đánh giá là năm 2021 nó vẫn tiếp tục xấu đi rất nhiều. Và cái việc xấu này thì nó không phải xuất phát từ phía chính quyền Việt Nam mà nó do cái sự trì trệ của phong trào”.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnam-human-rights-landscape-in-2020-12292020154111.html

Kinh Tế Thị Trường Định Hướng  XHCN: Đường Đi Không Tới?

Thanh Trúc
2020-12-30 

Thời Sự | Thong Tin Duc Quoc

Báo cáo mới nhất từ Bộ Kế Hoạch- Đầu Tư cho thấy thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam nhìn chung  còn xa với chuẩn mực phổ biến của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế. 

Đây là tin được truyền thông trong nước loan tải hôm 25/12/2020, qua đó Bộ Kế Hoạch-Đầu Tư đánh giá thể chế KTTT định hướng XHCN của Việt Nam còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, chưa  đầy đủ hầu bảo đảm thị trường vận hành thông suốt, hiệu quả.

Vẫn theo Bộ Kế Hoạch-Đầu Tư Việt Nam, việc hoàn thiện thể chế diễn ra rất chậm, gây khó khăn cho quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, cản trở tiến trình thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong bối cảnh hội nhập.

Từ giữa thập niên 1980 với chính sách đổi mới, Việt Nam đã tự khẳng định một thể chế kinh tế thị trường (KTTT)  theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN).

Việt Nam nói mình theo cơ chế kinh tế thị trường kèm cái đuôi xã hội chủ nghĩa. Nhưng từ khi gọi là đổi mới từ năm 86 đến giờ, mặc dầu kinh tế có lên nhưng vấn đề công bằng xã hội, vấn đề phân biệt  giai cấp càng ngày càng mạnh. – GS. Ngô Vĩnh Long

Đối với Giáo sư Ngô Vĩnh Long, đại học Maine, Hoa Kỳ, người quan tâm cũng như am hiểu tình hình kinh tế Việt Nam, kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là hiệu lệnh đổi mới của Hà Nội theo sau khẩu hiệu “ kinh tế thị trường với màu sắc đặc biệt Trung Quốc” mà  Bắc Kinh đưa ra trước đó:  

“Thành ra Việt Nam nói mình theo cơ chế kinh tế thị trường kèm cái đuôi xã hội chủ nghĩa. Nhưng từ khi gọi là đổi mới từ năm 86 đến giờ, mặc dầu kinh tế có lên nhưng vấn đề công bằng xã hội, vấn đề phân biệt  giai cấp càng ngày càng mạnh. Nếu phát triển mà chỉ phần chóp bu  lấy được của cải trong nước thì nói chưa hoàn thiện là đúng”

Đây là khẩu hiệu họ đưa ra nhưng họ lầm lẫn, họ cãi nhau ở chỗ khái niệm, họ không đo đạc cho đàng hoàng những cái phát triển của kinh tế và xã hội. Với một xã hội còn lắm khó khăn, dẫu kinh tế có phát triển cao đi nữa mà chỉ một thành phần nào được hưởng lợi thì đúng là chưa thành công”.

Phải nêu bật thế nào là kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa bởi đây là quá trình mà chừng như tới lúc này chưa được xác định, chưa được làm rõ dù đã nói rất nhiều, là phân tích của chuyên gia kinh tế, nhà nghiên cứu độc lập Lê Đăng Doanh:

Định hướng  xã hội chủ nghĩa có thể là làm cho dân giàu, tạo công bằng xã hội, cũng có thể được định nghĩa là phải kiểm soát quyền lực như ông Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch Nước đã nhiều lần nhấn mạnh  phải kiểm soát các vi phạm về quyền hạn của một số quan chức trong bộ máy Nhà Nước”

“Tôi nghĩ Việt Nam cần sớm xác định rõ định hướng xã hội chủ nghĩa là như thế nào. Bởi vì Trung Quốc cũng nói họ có một nền kinh tế thị trường đặc sắc Trung Quốc, Cộng Hòa Liên Bang Đức nói có thị trường kinh tế xã hội. Mỗi một nước có một nội dung về kinh tế thị trường khác nhau, vấn đề ở đây là phải xác định rõ một nội dung cho nó thích hợp để cái kinh tế thị trường đó hoạt động một cách có hiệu quả hơn. Mấu chốt là phải thực hiện sự cạnh tranh bình đẳng và phải kiểm soát được các thế lực đột quyền”.

Về phần Tiến sĩ Ngô Trí Long, nguyên Viện phó Viện Thị Trường Giá Cả, có tiến đến kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa được hay không thì còn nhiều vấn đề lắm:

“Nói thẳng ra là phải hỏi Ban Lý Luận Trung Ương, Hội Đồng Lý Luận Trung Ương, các ông vạch ra thì các ông rõ hơn. Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là về mặt lý luận nhưng  thực tế còn xa vời  lắm”

“Việt Nam chưa thể xây dựng được một nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, điều kiện hội nhập còn nhiều khiếm khuyết. Từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp chuyển sang kinh tế thị trường thì đây vẫn còn là bước quá độ.  Chưa đầy đủ, thiếu cái gì thì bây giờ đang xem xét, đang bàn. Thí dụ tự do hóa giá cả là một vấn đề, hay phải đáp ứng qui luật thị trường,  phải có những yếu tố đó”.

Báo cáo của Bộ Kế Hoạch-Đầu Tư trích dẫn đánh giá từ Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới năm 2019, cho thấy Việt Nam đứng hạng 67 về chỉ số Năng Lực Cạnh Tranh 4.0.2011-10-13T120000Z_297134595_GM1E7AD1NNH01_RTRMADP_3_VIETNAM.JPGHình minh hoạ. Một người đàn ông đang kéo một xe hàng trên đường phố TP Hồ Chí Minh hôm 13/10/2011. Reuters

Chỉ số thành phần về thể chế vẫn là một trong nhóm có thứ hạng thấp nhất, tức là đứng thứ 89. Ngoài ra, chỉ số đổi mới sáng tạo tăng 3 bậc, từ 45 lên 42, thế nhưng chỉ số thành phần thể chế lại giảm tới 3 bậc, từ 78 xuống 81.

Theo nhà nghiên cứu độc lập Lê Đăng Doanh, những con số về thứ bậc như vậy cho thấy sau 34 năm đổi mới,  thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam cũng đang dần hội nhập quốc tế, tuy nhiên:

Mặc dầu có tiến bộ nhưng thể chế của Việt Nam đang có vấn đề, bộ máy của Việt Nam cần tiếp tục hoạt động hiệu quả hơn. Điều ấy cũng đã được phản ảnh trong báo cáo của Phòng Thương Mại-Công Nghiệp Việt Nam VCCI, trong đó có nêu tỷ lệ các doanh nghiệp phải chi trả những chi phí ngoài pháp luật, chi phí bôi trơn, tuy có giảm sút nhưng vẫn còn khoảng 56%”

“Tôi nghĩ việc phát hiện ra là một bước tiến có tinh thần cầu thị. Vấn đề bây giờ là phải tích cực thực hiện cải cách để nâng cao năng lực cạnh tranh của kinh tế, sản phẩm và dịch vụ của Việt Nam”.

Đối với ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên Cứu, Ban Dân Vận Trung Ương đảng cộng sản Việt Nam, phải nhìn vào hiện trạng phát triển của Việt Nam để thấy kinh tế thị trường mà còn thòng thêm cái đuôi định hướng chủ nghĩa xã hội là cả một lý luận  khiên cưỡng, đánh tráo khái niệm:

Trước đây thì hùng hồn “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến thẳng, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội” mà cuối cùng là áo không đủ mặc, cơm không đủ ăn. Năm 86 là buộc phải đổi mới, đi vào kinh tế thị trường mà vẫn bám lấy cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường cho phép tư nhân, cho nhà kinh tế nhiều thành phần, rồi thì ngoại thương, mà trước đây Nhà Nước quản lý không cho ai làm, thì bây giờ nhiều thành phần được buôn bán giao dịch với quốc tế”

“Thế nhưng nếu để như thế thì rõ ra  cộng sản muốn làm tư bản chủ nghĩa là phản bội, cho nên  sĩ diện bày ra cái đuôi là định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Có thể đây là một nhóm tiến bộ trong đảng đã bắt đầu nhìn thấy sự thật nhưng không dám nói đến nơi đến chốn, không đi đến tận cùng mà chỉ nói rằng không đầy đủ các phương thức về kinh tế thị trường. Nói một cách nhẹ nhàng thì đây là bước thừa nhận thất bại. – Nguyễn Khắc Mai

Đó là điểm mâu thuẫn của thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, ông Nguyễn Khắc Mai lý giải tiếp:

Nó vẫn là kế hoạch hóa, hành chính hóa, tức là đảng ra Nghị Quyết để làm kinh tế chứ không để các cơ sở kinh tế phát triển tự nhiên lên. Cái nghịch lý, cái mâu thuẫn là muốn làm tư bản nhưng lại dùng phương thức cộng sản, lấy Nhà Nước bao trùm, lấy quốc doanh làm chủ đạo”.

Vậy có đúng là kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa  của Việt Nam chưa hoàn thiện vì còn nhiều bất cập, khiếm khuyết và xa vời chuẩn mực phổ biến về một thị trường hiện đại, hội nhập như Bộ Kế Hoạch-Đầu Tư chỉ ra? Ông Nguyễn Khắc Mai trả lời;

“Như thế cũng cứ coi như là một bước tiến đi. Có thể đây là một nhóm tiến bộ trong đảng đã bắt đầu nhìn thấy sự thật nhưng không dám nói đến nơi đến chốn, không đi đến tận cùng mà chỉ nói rằng không đầy đủ các phương thức về kinh tế thị trường. Nói một cách nhẹ nhàng thì đây là bước thừa nhận thất bại.”

Cái thất bại lớn nhất, tức đường đi không tới của thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam chính là cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa vừa mập mờ  vừa lạc điệu 34 năm nay. Ông Nguyễn Khắc Mai làm một cuộc so sánh:

Anh tiêu một đống tiền gấp 2 lần Hàn Quốc, anh chi ra một khoảng thời gian bằng 2 lần của Hàn Quốc mà anh không hình thành được một nền kinh tế đàng hoàng như Hàn Quốc. Anh không có nền khoa học kỹ thuật và giáo dục tiến bộ, không có hệ thống luật pháp để điều tiết cái sinh hoạt hiện đại của xã hội tính từ 1986 đến nay”.

Với thể chế kinh tế thị trường kèm theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà chính sách luật pháp lại tùy tiện thì đi mãi chưa tới là chính xác, ông Nguyễn Khắc Mai kết luận. 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/market-economy-with-socialism-orientation-going-nowhere-12302020120520.html

Trung Quốc cho ‘thổi bay’ tượng Phật Quan 

Bức tượng Tích Thủy Quan Âm trước khi bị chính quyền Trung Quốc dùng mìn ‘thổi bay’ phần đầu. (Ảnh: Biter Winter)

Chính quyền Trung Quốc đã cho “thổi bay đầu” một tượng Phật Quan Âm cao gần 60 mét, công trình trị giá gần 59 tỷ đồng được tạo tác trên vách núi. Sau đó lo ngại người dân phục dựng, chính quyền đã cho nổ tung toàn bộ bức tượng, theo Bitter Winter.

Bức tượng vị Phật có tên Tích Thủy Quan Âm, cao 57,9 m, tượng được tạc dựng trên vách núi, hậu điện chùa Hoàng An, thuộc huyện Bình San, thành phố Thạch Gia Trang, Hà Bắc, Trung Quốc. Ngoài việc là một địa điểm cho du khách tới tham quan, cầu nguyện, người dân khu vực này cũng thường xuyên tới đây bái Phật. Chùa Hoàng An cũng là một trong những danh lam thắng cảnh của Trung Quốc, và là địa điểm bảo vệ văn vật trọng điểm của tỉnh Hà Bắc.

Theo tạp chí Tự do Tôn giáo Bitter Winter, vào ngày 2/2 năm nay, các quan chức chính quyền địa phương đã dùng mìn cho nổ tung phần đầu của tượng, hành vi này được các cư dân mạng Trung Quốc đại lục ví như là hành vi của “Nhà nước Hồi giáo ISIS”. Cho đến nay, đây là tượng Phật Quan Âm bằng đá cao nhất thế giới được điêu khắc trên vách núi.

Vài ngày sau khi phá dỡ, sợ người dân sẽ phục dựng lại tượng Phật, các quan chức địa phương đã ra lệnh nổ tung hoàn toàn phần thân còn lại của tượng Tích Thuỷ Quan Âm.

Bức tượng Tính Thủy Quan Âm sau khi bị chính quyền Trung Quốc dùng mìn ‘thổi bay’ phần đầu. (Ảnh: Biter Winter)

Tờ Bitter Winter trích dẫn nguồn tin thân cận, lệnh phá huỷ tượng Phật là do Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ban hành với lý do: “Bây giờ số lượng người tín ngưỡng tôn giáo quá nhiều, tất cả các nơi trên toàn quốc đều đang cấm chỉ mọi người cúng bái tượng Phật”.

Vào ngày 30/1/2019, hơn 20 quan chức chính quyền tỉnh, thành phố, quận và nhân viên an ninh công cộng đã xông vào danh lam thắng cảnh chùa Hoàng An, lệnh cấm giới nghiêm toàn bộ tôn giáo của địa phương, cấm người dân vào chùa. Chính quyền đã đe dọa những ai lên tiếng can thiệp và chống lại việc phá hủy tượng Phật.

Cũng theo bài báo của Bitter Winter, một công nhân giấu tên – người đã tham gia vào vụ việc phá tượng, cho biết, rằng kế hoạch nổ mìn tượng Phật đã được lên kế hoạch bởi các chuyên gia, và tới hiện trường tham dự “phá tượng” có các quan chức chính quyền tỉnh, thành phố, quận, huyện.

Tượng Phật Tích Thuỷ Quan Âm nhìn từ xa. (Ảnh: Weibo)

Một người dân địa phương cho biết, phải mất gần 5 năm mới điêu khắc xong bức tượng, bức tượng trị giá khoảng 17 triệu nhân dân tệ (gần 59 tỷ đồng). Sau khi hoàn thành tượng Phật, nơi đây đã thu hút rất nhiều lượt khách du lịch đến thăm và thờ cúng, thể hiện lòng kính trọng Thần Phật của người dân.

Cũng theo người dân này: “Mọi người đều bái Phật, nói Phật Tổ tốt, không nói rằng ĐCSTQ tốt, ĐCSTQ có vui trong lòng không?”, và rằng: “Không tin tưởng ĐCSTQ, ĐCSTQ liền cho nổ tung tượng Phật”.

Tượng Phật Tích Thuỷ Quan Âm trước khi bị phá huỷ. (Ảnh: Apple Daily)

Bắt đầu từ năm ngoái, Trung Quốc đã thương mại hóa Phật giáo và Đạo giáo, “chỉnh đốn” các nơi thờ cúng tôn giáo, nhiều pho tượng Phật ngoài trời tại các khu danh lam thắng cảnh bị niêm phong, phá hủy. Tuy nhiên, việc phá hủy tượng các bức tượng lớn ở các địa điểm du lịch là nghiêm trọng nhất.

Banned Book cũng đưa tin, vào tháng 7 năm ngoái, chính quyền tỉnh Thiểm Tây đã làm theo văn kiện bí mật của Bắc Kinh về việc “Tăng cường quản lý các địa điểm tôn giáo”, lấy lý do xây dựng trái phép và bắt đầu chiến dịch phá hủy các địa điểm tôn giáo và các pho tượng Phật trong tỉnh, nhiều chùa cổ, chùa Phật giáo và Đạo quán liên tiếp bị phá hủy.

https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-cho-thoi-bay-tuong-phat-quan-am-cao-nhat-the-gioi.html

Thượng nghị sĩ Josh Hawley chính thức cam kết phản đối kết quả bầu cử của đại cử tri đoàn 

Thượng nghị sĩ Josh Hawley chính thức cam kết phản đối kết quả của đại cử tri đoàn

Thượng nghị sỹ Josh Hawley (Nguồn ảnh: Chip Somodevilla / Getty Images)31/12/20 
“Tôi không thể bỏ phiếu để chứng nhận kết quả bỏ phiếu của đại cử tri đoàn vào ngày 6/1 mà không nêu ra thực tế là một số bang, đặc biệt là Pennsylvania, đã không tuân theo luật bầu cử của tiểu bang đó. Tôi cũng không thể bỏ phiểu để chứng nhận mà không chỉ ra nỗ lực chưa từng có của các tập đoàn lớn, bao gồm Facebook và Twitter, để can thiệp vào cuộc bầu cử này để ủng hộ ông Joe Biden”.

Thượng nghị sĩ Josh Hawley cho biết, ông sẽ phản đối việc xác nhận các lá phiếu đại cử tri khi Quốc hội tiến hành kiểm phiếu chính thức vào ngày 6/1. Hiện tại, ông Hawley là thượng nghị sĩ đầu tiên xác nhận việc tham gia vào nỗ lực này của hơn một chục nhà lập pháp thuộc Đảng Cộng hòa từ Hạ viện.

Thượng nghị sĩ Hawley viết trong một tuyên bố vào ngày 30/12: “Tôi không thể bỏ phiếu để chứng nhận kết quả bỏ phiếu của đại cử tri đoàn vào ngày 6/1 mà không nêu ra thực tế là một số bang, đặc biệt là Pennsylvania, đã không tuân theo luật bầu cử của tiểu bang đó. Tôi cũng không thể bỏ phiếu để chứng nhận mà không chỉ ra nỗ lực chưa từng có của các tập đoàn lớn, bao gồm Facebook và Twitter, để can thiệp vào cuộc bầu cử này để ủng hộ ông Joe Biden”.

Thượng nghị sĩ Hawley nói rằng, Quốc hội cần điều tra các cáo buộc về gian lận cử tri; đồng thời đảm bảo rằng, các cuộc bầu cử trong tương lai được diễn ra an toàn. Theo ông, cả hai viện của Quốc hội đã không hành động đúng đắn trong việc này.

“Vì những lý do này, tôi sẽ tuân theo thông lệ tương tự mà các thành viên Đảng Dân chủ của Quốc hội đã làm trong những năm trước để phản đối việc chứng nhận phiếu bầu đại cử tri vào ngày 6/1 với mục đích nêu ra những vấn đề quan trọng này”.

Ông Hawley nhấn mạnh rằng, các thành viên Đảng Dân chủ đã phản đối phiếu bầu đại cử tri tại Quốc hội trong các cuộc bầu cử năm 2004 và năm 2016 “để làm dấy lên quan ngại” về tính toàn vẹn của cuộc bầu cử. Ông Hawley nói thêm: “Họ đã được ban lãnh đạo Đảng Dân chủ và giới truyền thông ca ngợi khi họ” phản đối, nói rằng họ “được quyền làm như vậy”. Bây giờ, các thành viên Đảng viên Cộng hòa quan ngại về tính trung thực của cuộc bầu cử ngày 3/11 nên “cũng được quyền làm như vậy”.

Trong vài tuần qua, Hạ nghị sĩ Mo Brooks và các nhà lập pháp khác thuộc Đảng Cộng hòa tại Hạ viện đã cam kết phản đối việc kiểm phiếu của cử tri đoàn trong Phiên họp chung của Quốc hội. Để cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội được kích hoạt, thì phải có ít nhất một thành viên Hạ viện và một thượng nghị sĩ từ Thượng viện đưa ra phản đối bằng văn bản trong phiên họp chung của Quốc hội vào ngày 6/1.

Một số thành viên của ban lãnh đạo Đảng Cộng hoà, bao gồm Thượng nghị sĩ Whip John Thune, nói rằng, những nỗ lực của các nhà lập pháp Đảng này chắc chắn sẽ thất bại. Cuối tuần qua, Hạ nghị sĩ Adam Kinzinger đã gọi nỗ lực của Hạ nghị sĩ Brooks là “giả tạo”.

Theo các thông tin từ nguồn ẩn danh, Lãnh đạo phe Đa số Thượng viện Mitch McConnell đã nói với các thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa rằng, họ không nên tham gia vào nỗ lực cùng các nhà lập pháp của Đảng này tại Hạ viện vào ngày 6/1. Một thành viên thuộc Đảng Cộng hòa, Thượng nghị sĩ John Cornyn nói rằng,  nỗ lực phản đối phiếu bầu đại cử tri sẽ chẳng đi đến đâu.

“Về cơ bản họ chỉ làm một cách máy móc. Chỉ vô ích thôi”.

Tuy nhiên, về phần mình, Hạ nghị sĩ Brooks đã chỉ ra rằng “hàng chục” thành viên Hạ viện ủng hộ nỗ lực này. Ông nói với Fox News vào ngày 28/12 rằng: “Chúng tôi sẽ ủng hộ và cùng nhau phản đối kết quả bỏ phiếu của Đại cử tri đoàn”.

Trong một cuộc phỏng vấn trước đó trên chương trình “American Thought Leaders” của hãng thông tấn The Epoch Times, Hạ nghị sĩ Brooks cho biết, ông tin là có khả năng kết quả bỏ phiếu của Đại cử tri đoàn sẽ bị bác bỏ và kết quả của cuộc bầu cử sau đó sẽ được quyết định tại Hạ viện.

Cựu Thượng nghị sĩ Barbara Boxer từ California “đã cố gắng phản đối [phiếu bầu đại cử tri] của tiểu bang Ohio vào năm 2005. Do đó, điều này không có gì lạ. Luật rất rõ ràng, Hạ viện cùng với Thượng viện Hoa Kỳ có thẩm quyền hợp pháp để chấp nhận hoặc bác bỏ các kết quả bỏ phiếu của đại cử tri đoàn từ các tiểu bang vốn có hệ thống bầu cử sai sót đến mức không xứng đáng để chúng ta đặt niềm tin”, Hạ nghị sĩ Brooks nói trong một cuộc phỏng vấn với Fox Business vào ngày 15/12.

Quốc hội mới dự kiến ​​sẽ tuyên thệ vào ngày 3/1.

Nguyễn Minh – Theo Epoch Times tiếng Anhhttps://m.ntdvn.com/the-gioi/thuong-nghi-si-josh-hawley-chinh-thuc-cam-ket-phan-doi-phieu-bau-cua-dai-cu-tri-123291.html

Dưới thời Obama, tiền thuế của người dân Mỹ 

dùng để ‘nuôi’ Al-Qaeda?

31/12/20  

Dưới thời Obama, tiền thuế của người dân Mỹ dùng để 'nuôi' Al-Qaeda?

Tổng thống Mỹ khi đó là ông Barack Obama tại Nhà Trắng, ngày 24/11/2014. (Alex Wong/ Getty Images)

Dưới thời chính quyền Obama, thông qua một tổ chức nhân đạo, ít nhất 150.000 USD tiền thuế của người dân Mỹ đã được chuyển đến một tổ chức có liên hệ với Al-Qaeda.

Một báo cáo mới từ Thượng viện Hoa Kỳ cho thấy, ít nhất 150.000 USD tiền thuế của người dân Hoa Kỳ đã được chuyển đến một tổ chức Hồi giáo có quan hệ với chủ nghĩa khủng bố Al-Qaeda thông qua một tổ chức nhân đạo từ năm 2014 đến 2015. Theo báo cáo này, chính quyền Obama khi đó đã phê duyệt cho khoản tiền tài trợ lớn trên, mặc dù họ đã nhận được thông báo rằng tổ chức Hồi giáo đó là một thực thể bị trừng phạt.

Vào ngày 23/12, Chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện Chuck Grassley thuộc đảng Cộng hòa đã công bố báo cáo về cuộc điều tra do nhân viên của ông thực hiện về mối quan hệ giữa World Vision, một tổ chức nhân đạo phi lợi nhuận và Cơ quan Cứu trợ Hồi giáo (ISRA), một tổ chức đã tài trợ cho các hoạt động khủng bố.

World Vision là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập vào năm 1950 nhằm cung cấp viện trợ nhân đạo cho các dân tộc nghèo khó ở các khu vực dễ bị tổn thương trên toàn thế giới.

Còn tổ chức ISRA có trụ sở chính tại Sudan và đã bị Hoa Kỳ trừng phạt từ năm 2004 “sau khi họ chi khoảng 5 triệu USD cho Maktab Al-Khidamat, tiền thân của Al-Qaeda do Osama Bin Laden kiểm soát”, báo cáo nêu rõ.

Cụ thể, dòng thời gian của các sự kiện từ báo cáo như sau:

  • Vào ngày 21/1/2014, World Vision đã nộp đơn xin tài trợ đến Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) để cung cấp các dịch vụ nhân đạo cho một số khu vực bị ảnh hưởng bởi xung đột ở Sudan. Sau đó, World Vision đã nhận được một khoản tài trợ trị giá 723.405 USD để thực hiện chương trình.
  • Vào ngày 1/2/2014, World Vision đã ký một thỏa thuận với Cơ quan Cứu trợ Hồi giáo (ISRA), theo đó ISRA sẽ thay mặt cho World Vision cung cấp các dịch vụ nhân đạo cho một số khu vực nhất định của Vùng sông Nile ở Sudan. Trước đó, World Vision đã làm việc với ISRA trong một số dự án từ năm 2013 đến năm 2014.
  • Vào cuối tháng 9/2014, bộ phận pháp lý của World Vision nhận được thông báo về nguy cơ từ ISRA dưới tư cách là một pháp nhân bị trừng phạt. Sau đó, World Vision đã ngừng tất cả các khoản thanh toán cho ISRA và bắt đầu điều tra xem ISRA có thực sự là một pháp nhân bị trừng phạt hay không.
  • Vào ngày 23/1/2015, Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài (OFAC) đã trả lời câu hỏi của World Vision rằng ISRA thực sự là một tổ chức bị trừng phạt. OFAC đã từ chối yêu cầu của World Vision về việc cấp phép giao dịch với ISRA trong cùng một bức thư.
  • Vào ngày 19/2/2015, World Vision một lần nữa yêu cầu giấy phép giao dịch với ISRA để trả cho họ 125.000 USD phí cung cấp dịch vụ. Trong yêu cầu của mình, World Vision nhấn mạnh rằng tổ chức này có thể phải đối mặt với những hậu quả pháp lý nghiêm trọng và thậm chí bị trục xuất khỏi Sudan nếu không trả cho ISRA số tiền còn nợ.
  • Vào ngày 4/5/2015, Bộ Ngoại giao của Chính quyền Obama đã đề nghị OFAC phê duyệt cho yêu cầu cấp giấy phép của World Vision để thanh toán số tiền 125.000 USD còn nợ ISRA. Ngày hôm sau, OFAC đã cấp cho World Vision một giấy phép cụ thể để chi trả 125.000 USD với ISRA cho các dịch vụ được thực hiện.

Báo cáo cho thấy, khoản tiền 125.000 USD đã được thanh toán vào ngày 7/5/2015, trong đó 111.982 USD đến từ khoản trợ cấp của Chính phủ Hoa Kỳ (USG) và 9.062 USD là từ viện trợ của chính phủ Ireland.

Trước đó, 39,758 USD từ khoản trợ cấp của Chính phủ Hoa Kỳ (USG) đã được trả cho ISRA vào ngày 31/8/2014.

Báo cáo cũng cho thấy, tổng cộng gần 200.000 USD từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) cũng được trả cho ISRA. Chính phủ Hoa Kỳ là một trong những nước đóng góp hàng đầu cho UNDP, theo trang web chính thức của tổ chức này.Báo cáo của Thượng viện cho thấy, tiền thuế của người dân Hoa Kỳ được dùng để chuyển cho ISRA trong năm 2014 và 2015. (Ảnh chụp màn hình / The Epoch Times)

Báo cáo của Thượng nghị sĩ Grassley kết luận rằng, ủy ban “không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy World Vision cố tình tìm cách lách các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ bằng cách hợp tác với ISRA”. Họ cũng không tìm thấy “bằng chứng cho thấy World Vision biết rằng ISRA là một thực thể bị trừng phạt trước khi nhận được thông báo từ OFAC”.

Tuy nhiên, báo cáo chỉ ra rằng, thất bại này xảy ra do quá trình kiểm tra của World Vision đã “bỏ qua các quy trình điều tra ở cấp sơ bộ, chẳng hạn như không thực hiện các nghiên cứu thứ cấp cơ bản”, thông qua các công cụ tìm kiếm miễn phí trên Internet hoặc gọi đến đường dây nóng của OFAC để nhận được kết quả chính xác.

“Hơn nữa, mặc dù chúng tôi không tìm được lý do để nghi ngờ khẳng định của World Vision rằng toàn bộ số tiền của họ đã được ISRA sử dụng cho mục đích nhân đạo, nhưng số tiền đó chắc chắn sẽ hỗ trợ các hoạt động khủng bố của [tổ chức này]”, báo cáo nêu rõ.

Du Miên – Theo Epoch Times tiếng Anhhttps://m.ntdvn.com/the-gioi/duoi-thoi-obama-tien-thue-cua-nguoi-dan-my-dung-de-nuoi-al-qaeda-123308.html

COVID-19: Bắc Kinh rơi vào trạng thái khủng

hoảng, quận Thuận Nghĩa thiết lập báo động thời chiến.

30/12/20  

COVID-19: Bắc Kinh rơi vào trạng thái khủng hoảng, quận Thuận Nghĩa thiết lập báo động thời chiến

Người dân đeo khẩu trang băng qua đường ở Bắc Kinh vào ngày 21/10/2020 (Nicolas Asfouri / AFP qua Getty Images)

Dịch virus Vũ Hán đang diễn biến nghiêm trọng tại Trung Quốc và với nhiều đợt dịch tái bùng phát, toàn quốc hiện đang rơi vào “tình trạng khẩn cấp”…

Vào ngày 28/12, các quan chức cao cấp tại Bắc Kinh đã tuyên bố đình chỉ các buổi biểu diễn quy mô lớn tại thủ đô trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán – vốn đã được phê duyệt. Đồng thời, chính quyền Trung Quốc cũng cấm tất cả các buổi biểu diễn mang tính chất thương mại.

Tình hình COVID-19 tái bùng phát đã khiến Bắc Kinh rơi vào hoảng loạn, riêng quận Thuận Nghĩa được đặt vào tình trạng báo động thời chiến. Việc quản lý khép kín được thực hiện và người dân được yêu cầu ở nhà. Tất cả 800.000 cư dân trong khu vực này đều đã được xét nghiệm axit nucleic.

Tại khu vực quận Triều Dương, tiếp giáp với quận Thuận Nghĩa, hơn 234.000 người đã đang được xét nghiệm. Chính quyền quận Triều Dương đã ra lệnh rằng: bất kỳ ai chưa nhận được kết quả xét nghiệm âm tính sẽ không được đi ra ngoài.

Quận Tây Thành – nơi tọa lạc của Trung Nam Hải – đã tái bùng phát COVID-19. Đại học Thanh Hoa tại Bắc Kinh cũng đã bắt đầu kiểm soát chặt chẽ việc sinh viên ra vào khuôn viên trường. 

Chính quyền Bắc Kinh cũng yêu cầu cư dân các khu vực khác cần hạn chế tối đa việc di chuyển và không được rời khỏi Bắc Kinh, không được phép xuất cảnh trừ khi cần thiết.

Tại quận Tây Thành, nơi tọa lạc của Trung Nam Hải, một trường hợp nhiễm virus không triệu chứng đã được phát hiện vào ngày 24/12. Trường hợp này đã được đưa đến bệnh viện để điều trị. Khu Thập Sát Hải và phủ Thuận Thiên đã phải đóng cửa, tất cả các đảng viên ở đây đều được xét nghiệm acid nucleic trong đêm.

Quận Tây Thành, Bắc Kinh, là khu vực chủ chốt của chính quyền ĐCSTQ. Các tổ chức trực thuộc trung ương như Trung Nam Hải, Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh, Ban Bí thư Trung ương, Văn phòng Tổng cục, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, Vụ Tổ chức, Ban Tuyên giáo, Quốc vụ viện, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin, Ủy ban Nội chính Quốc gia đều nằm ở Quận Tây Thành. 

Đây không phải là lần đầu virus ĐCSTQ tiến nhập vào quận Tây Thành, và điều này khiến các lãnh đạo cao cấp của Trung Nam Hải hoảng sợ.

Trong đỉnh điểm bùng phát của đại dịch, vào tháng 2/2020, theo tiết lộ của một người thuộc nội bộ ĐCSTQ, các quan chức cấp cao của Đảng và gia đình của họ đã bị nhiễm bệnh và phải nhập viện. Tuy nhiên, do ĐCSTQ phong tỏa thông tin về dịch bệnh, tin tức này vẫn chưa được xác nhận.

Vào tháng 6/2020, sau khi COVID-19 bùng phát tại “rổ rau xanh” của Tân Phát Địa – một chợ nông sản đầu mối tại Bắc Kinh, nhiều khu vực, bao gồm cả quận Tây Thành, đã được liệt vào danh sách các khu vực nguy hiểm. 

Nhiều người đã đặt câu hỏi rằng: liệu có phải dịch virus Vũ Hán vẫn đang luôn diễn ra hay không. 

Trong khi cái Tết chào năm mới đang đến gần và tình hình dịch bệnh lại nóng lên, chính quyền Bắc Kinh đã không thể mãi che giấu sự thật và họ buộc phải công bố một số trường hợp nhiễm bệnh. Tình hình dịch bệnh thực tế có thể đã vượt xa những dữ liệu chính thức.

Thiên Hoa – Theo NTD tiếng Trung.https://m.ntdvn.com/suc-khoe/covid-19-bac-kinh-roi-vao-trang-thai-khung-hoang-quan-thuan-nghia-thiet-lap-bao-dong-thoi-chien-123267.html

Chiến dịch Trump sẽ trình bày “bằng chứng cụ thể” trước Quốc hội vào ngày 6/1

31/12/2020

Cố vấn chiến dịch tranh cử của Tổng thống Donald Trump Jason Miller cho biết nhóm đang nhắm đến việc đưa ra bằng chứng trong cuộc tranh luận tại Quốc hội vào ngày 6/1 tới đây khi các nhà lập pháp tại Hạ viện và Thượng viện phản đối phiếu bầu của Cử tri đoàn.

Joint Session Of Congress Tallies Electoral Votes : News Photo

Tính đến thời điểm này, đã có ít nhất một thành viên của Thượng viện, Thượng nghị sĩ Josh Hawley, Và một số nhà lập pháp Hạ viện tuyên bố sẽ phản đối các phiếu Đại cử tri trong Phiên họp chung của Quốc hội hôm 6/1. 

Với mỗi bang bị phản đối, Quốc hội sẽ có tối đa 2 giờ để thảo luận về các cáo buộc gian lận. Nếu 6 bang chiến trường cùng đồng loạt bị phản đối, thời gian tối đa để thảo luận có thể lên tới tổng cộng 12 giờ. 

Trả lời trên Newsmax, ông Miller nói rằng “Chúng tôi sẽ có cơ hội đứng trước người dân Mỹ vào tuần tới để trình bày tất cả những bằng chứng gian lận.”

Theo ông Miller, các bằng chứng bao gồm việc thay đổi luật liên quan đến các lá phiếu gửi bằng thư ở Wisconsin; “vali phiếu bầu” ở Georgia được kéo ra từ gầm bàn vào đêm ngày 3/11 tại Atlanta; hay hệ thống máy bỏ phiếu bị chặn kiểm tra ở Arizona và Michigan nơi bị cáo buộc rằng các lá phiếu đã được đếm nhiều lần.

Ông Miller nói: “Đây là những bằng chứng cụ thể mà chúng tôi muốn trình bày với người dân Mỹ trên sân khấu quốc gia và chúng tôi không cho phép các chính trị gia địa phương giấu chúng dưới tấm thảm.”

Ông cũng đề cập đến đơn kiện của Hạ nghị sĩ Louie Gohmert (bang Texas) đối với Phó Tổng thống Mike Pence vào đầu tuần này để ngăn ông Pence xác nhận chiến thắng bầu cử của Joe Biden.

Vài tuần trước, nhóm của Chiến dịch Trump do Luật sư Rudy Giuliani dẫn đầu đã trình bày một video giám sát từ State Farm Center ở Atlanta, bang Georgia, cho thấy những chiếc hộp giống như vali có bánh xe được kéo ra từ dưới gầm bàn vào buổi đêm sau khi các quan chức bầu cử được cho là đã nói với những người quan sát rằng việc kiểm phiếu đã kết thúc.

pic.twitter.com/KHMgb78b5c

— Donald J. Trump (@realDonaldTrump) December 24, 2020

Đảng Cộng hòa bang Georgia cho biết họ đã nhận được những câu trả lời và tuyên bố mâu thuẫn và không chính xác từ các quan chức Hạt Fulton về những gì đã xảy ra trong đêm bầu cử. Các quan chức Hạt sau đó thừa nhận rằng việc kiểm phiếu đã diễn ra cho đến tận sáng sớm, nhưng khẳng định không có gì bất thường xảy ra với các thùng phiếu và quy trình lập bảng bỏ phiếu tại đây.

Lê Vy – https://trithucvn.org/the-gioi/chien-dich-trump-se-trinh-bay-bang-chung-cu-the-truoc-quoc-hoi-vao-ngay-6-1.html

Đại sứ Nga: Trung Quốc và Nga không cần liên minh quân sự.

30/12/2020
Đại sứ Nga tại Bắc Kinh cho biết Trung Quốc và Nga không cần thiết lập một liên minh quân sự vì mối quan hệ của họ đã đủ mạnh.

Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: plavevski / Shutterstock)
Đại sứ Nga Andrey Denisov nói với các phóng viên tại Đại sứ quán hôm 29/12 rằng: “Hợp tác Nga – Trung đã vượt ra ngoài một liên minh truyền thống trong nhiều lĩnh vực.”

Hồi tháng 10, khi được hỏi về một liên minh trong tương lai, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trả lời: “Chúng tôi không đặt mục tiêu đó, nhưng về nguyên tắc, chúng tôi cũng sẽ không loại trừ điều đó”.

Đây là lần đầu tiên một nhà lãnh đạo Nga đưa ra đề nghị như vậy kể từ khi hiệp ước giữa Joseph Stalin và Mao Trạch Đông sụp đổ.

Ông Denisov nói: “Tôi nghĩ rằng lời phát biểu của Tổng thống Putin ngụ ý rằng sự hợp tác của chúng ta đã vượt ra ngoài liên minh truyền thống và có thể thực hiện thêm các động thái khác nếu cần thiết, nhưng mối quan hệ đã đủ tốt rồi”.

Hai bên được cho là đã xích lại gần nhau hơn trong những năm gần đây, nhưng Đại sứ Nga cho biết một liên minh sẽ không phù hợp với mô hình hợp tác song phương của họ mà “không nhắm vào bất kỳ bên thứ ba nào”.

Ông Denisov cho biết: “Trung Quốc và Nga phản đối việc hình thành một khối. Trung Quốc và Nga đã không tạo ra một khối và hai quốc gia của chúng tôi là những quốc gia tự trị trên nền tảng quốc tế, duy trì mức độ tự chủ lớn, điều này cũng phù hợp với logic của chủ nghĩa đa phương mà chúng tôi đã thúc đẩy.”

Ông Densiov cũng nói rằng trong một liên minh, luôn có một quốc gia sẽ chiếm ưu thế hơn. Ông lấy Nato làm ví dụ, cho hay một mối quan hệ như vậy sẽ không “hoàn toàn bình đẳng và đi ngược lại logic đằng sau mối quan hệ đang phát triển giữa Nga và Trung Quốc”.

Hai nước đã thiết lập đối thoại về an ninh và quốc phòng, mà ông Denisov cho biết cho phép hai nước “cùng đánh giá những rủi ro và nguy hiểm bên ngoài thông qua các cuộc thảo luận và đàm phán, có nghĩa là sự hợp tác của chúng ta trong lĩnh vực này đã vượt quá một liên minh quân sự truyền thống”.

Năm nay, Chủ tịch Tập Cận Bình đã có 5 cuộc điện đàm với ông Putin, nhiều hơn bất kỳ nhà lãnh đạo thế giới nào khác và trong lần thể hiện tình đoàn kết gần đây nhất vào tuần trước, quân đội hai nước đã thực hiện một cuộc tuần tra chung bằng máy bay ném bom trên Biển Nhật Bản và Hoa Đông.

Ông Denisov cũng kêu gọi hợp tác chặt chẽ hơn trong nhiều lĩnh vực, từ thương mại và công nghệ đến Bắc Cực và phát triển vắc-xin.

Khoảng 8.000 người Nga đã tham gia các cuộc thử nghiệm vắc xin COVID-19 do công ty CanSino của Trung Quốc sản xuất, trong khi một quỹ tài sản của Nga đang đàm phán với một công ty dược phẩm Trung Quốc về việc sản xuất và bán vắc-xin Sputnik V của Nga tại Trung Quốc, Đại sứ cho biết.

Dữ liệu chính thức của Trung Quốc ghi nhận xuất khẩu nông sản của Nga sang Trung Quốc tăng 35% trong nửa đầu năm và ông Denisov cho biết hợp tác về cơ sở hạ tầng liên quan đến Bắc Cực sẽ là yếu tố quan trọng trong chương trình nghị sự.

Chiến lược phát triển Bắc Cực mới của ông Putin sẽ chứng kiến ​​một số khu kinh tế được thành lập ở vùng cực Bắc của đất nước cùng với hai trung tâm giao thông chính ở Murmansk và Petropavlovsk-Kamchatsky để tăng cường vận chuyển hàng hóa.

Tuy vậy, trước đó một số nhà phân tích đã chỉ ra những dấu hiệu rạn nứt giữa Trung Quốc và Nga, hai quốc gia thường miêu tả quan hệ của họ là “đối tác chiến lược toàn diện,” “đặc biệt” và “chưa từng thấy.” Ấn Độ cũng đang tìm cách lôi kéo Nga gia nhập liên minh chống Trung Quốc.  

Hồi tháng 7, những bất hoà về vấn đề Vladivostok bùng nổ khi Đại sứ quán Nga phát một đoạn băng về lễ kỷ niệm 160 năm thiết lập thành phố, gây ra những phản ứng dữ dội trên mạng ở Trung Quốc. Nhiều người Trung Quốc chỉ trích blog của sứ quán đã khơi dậy nỗi đau về những ô nhục lịch sử của đất nước họ dưới bàn tay của các thế lực nước ngoài.

Moscow cũng hứng chịu sự giận dữ từ dư luận Trung Quốc khi nước này đẩy mạnh bán vũ khí cho New Delhi ngay sau vụ đụng độ chết người giữa quân đội Trung Quốc và Ấn Độ dọc biên giới tranh chấp ở vùng núi Himalayas. Hầu hết vũ khí chiến lược của Ấn Độ, từ tàu sân bay đến tàu ngầm tấn công hạt nhân, đều được nhập khẩu từ Nga. 

Một vết nứt khác trong quan hệ hai bên liên quan tới giao dịch cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-400 cho Trung Quốc. Việc giao hàng lại bị đình chỉ khi Moscow buộc tội Valery Mitko, chủ tịch của Viện Hàn lâm Khoa học Bắc Cực thành phố St. Petersburg làm gián điệp cho Bắc Kinh. Trong khi đó, Nga lại hứa sẽ sớm giao cho Ấn Độ cùng loại hệ thống tên lửa này.

Ngoài ra, việc Ấn Độ tuyên bố muốn Moscow tham dự vào Sáng kiến Ấn Độ – Thái Bình Dương do Mỹ lãnh đạo, một nhóm chiến lược được nhiều người xem như kế hoạch chống Trung Quốc, cũng khiến quan hệ đôi bên có phần rạn nứt.

Gia Huy (theo SCMP)
https://m.trithucvn.org/the-gioi/dai-su-nga-trung-quoc-va-nga-khong-can-lien-minh-quan-su.html

Nhà lập pháp Pennsylvania: Chứng nhận kết quả bầu cử Tổng thống quá hấp tấp và sai lầm

29/12/2020 
Ngày 28/12, một nhóm các nhà lập pháp tiểu bang Pennsylvania đã tiến hành một phân tích sâu rộng về các dữ liệu bầu cử và phát hiện sự khác biệt đáng quan ngại giữa tổng số phiếu được kiểm đếm và tổng số cử tri đã bỏ phiếu trong cuộc Tổng tuyển cử năm 2020. Theo đó, họ đang đặt nghi vấn về chứng nhận của Bộ trưởng Nội vụ tiểu bang Kathy Boockvar và Thống đốc Tom Wolf đối với kết quả của cuộc bầu cử tổng thống ở Pennsylvania.

Những phát hiện này bổ sung cho những lo ngại trước đó về các hành động của Tòa án Tối cao Pennsylvania, Bộ trưởng Nội vụ và những người khác gây ảnh hưởng đến quá trình tiến hành cuộc bầu cử.
image.png
So sánh kết quả bầu cử chính thức của các hạt cho thấy, tổng số cử tri đã bỏ phiếu vào ngày 3/11/2020 theo ghi nhận của Bộ Nội vụ tiểu bang cho thấy, có tổng số 6.962.607 lá phiếu được xác nhận đã bầu, trong khi hồ sơ của hệ thống DoS/SURE (Statewide Uniform Registry of Electors: Cơ quan đăng ký cử tri thống nhất trên toàn tiểu bang) thấy chỉ có 6.760.230 tổng số cử tri thực sự bỏ phiếu. Trong tổng số 6.962.607 phiếu bầu nói trên, có 6.931.060 tổng số phiếu bầu đã được kiểm đếm trong cuộc bầu cử tổng thống.

Như vậy, con số chênh lệch giữa số phiếu bầu được kiểm đếm với số cử tri thực sự đi bỏ phiếu là 202.377. Cùng với mức dao động sai số khoảng trên dưới 31.547 phiếu bầu trong cuộc bầu cử tổng thống, thì mức chênh 170.830 phiếu bầu quả thực đáng báo động, bởi con số này cao hơn gấp đôi so với khoảng cách gần 81.000 phiếu bầu trên toàn tiểu bang giữa hai ứng viên Joe Biden và Donald Trump. Thống đốc bang Pennsylvania Tom Wolf hôm 24/11 đã chứng nhận kết quả bầu cử của tiểu bang, và ông Joe Biden được xác nhận giành chiến thắng với khoảng cách dẫn trước hơn 80.555 phiếu bầu so với TT Donald Trump.

Trước phát hiện này, các nhà lập pháp đã nêu rõ những lo ngại của mình. Họ nhấn mạnh: 

“Chúng tôi hết sức lo ngại rằng những hành động của Tòa án Tối cao Pennsylvania, nhánh Hành pháp và các quan chức bầu cử ở một số hạt nhất định, đã vi phạm và phá hoại Luật Bầu cử Pennsylvania bằng cách loại bỏ việc xác minh chữ ký, dấu bưu điện và ngày hết hạn, trong khi cho phép tăng thêm số lượng các hòm bỏ phiếu mà không đảm bảo an toàn cũng như việc xử lý các lá phiếu là trái phép, thêm vào đó là cách hành xử đáng ngờ với các giám sát viên phòng phiếu, tất cả những điều này đã tạo ra cơ hội lớn cho những bất thường trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.”

“Tuy nhiên, chúng tôi hiện mới chỉ thấy sự khác biệt này ở cấp độ đơn lẻ, thế nên điều này hẳn còn đặt ra nhiều nghi vấn phức tạp hơn liên quan đến sự bất thường trong kết quả bầu cử. Những phát hiện này đặt ra nghi vấn về tính chính xác của hệ thống SURE, tính nhất quán trong việc áp dụng Luật bầu cử Pennsylvania từ hạt này tới hạt khác, và năng lực của những người chịu trách nhiệm giám sát các cuộc bầu cử trong Tiểu bang của chúng ta.”

“Những con số này không được tính đúng và chứng nhận kết quả bầu cử tổng thống của Pennsylvania bị cáo buộc là hoàn toàn hấp tấp, chưa được xác nhận và sai lầm.”

Các nhà lập pháp đồng bảo trợ và tham gia phân tích này gồm có các dân biểu thuộc nhiều hạt khác nhau ở tiểu bang,  gồm Frank Ryan (Lebanon), Russ Diamond (Lebanon), Dave Zimmerman (Lancaster), Barb Gleim (Cumberland), Stephanie Borowicz (Centre/Clinton), Dan Moul (Adams), Paul Schemel (Franklin), Dawn Keefer (York/Cumberland), Eric Nelson (Westmoreland), Mike Jones (York), Rob Kauffman (Franklin), David Maloney (Berks), David Rowe (Snyder/Union), Kathy Rapp (Warren/Crawford/Forest), Daryl Metcalfe (Butler), Jim Cox (R-Berks/Lancaster) và Brett Miller (Lancaster).

Tổng thống Trump ngày 28/12 cũng đã đăng tweet: “Ở Pennsylvania, số phiếu bầu nhiều hơn số cử tri là 205.000 phiếu. Chỉ riêng con số này đã lật ngược kết quả tiểu bang cho Tổng thống Trump.”

“Breaking News: In Pennsylvania there were 205,000 more votes than there were voters. This alone flips the state to President Trump.”

— Donald J. Trump (@realDonaldTrump) December 28, 2020

Minh Ngọc (Theo Repdiamond)
https://m.trithucvn.org/the-gioi/nha-lap-phap-pennsylvania-chung-nhan-ket-qua-bau-cu-tong-thong-qua-hap-tap-va-sai-lam.html
Ukraine tung bản ghi âm, hồ sơ ngân hàng và nhân chứng xác định Joe Biden cấu kết tham nhũng29/12/20, 

Chính phủ Ukraine đã họp báo và cho phát hành các đoạn ghi âm vào tháng 9 giữa Joe Biden và cựu Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko nói về các vấn đề nghị sự đang được quan tâm ở nước này, bao gồm cấu kết để rửa tiền và tham nhũng.

“Cuộc họp báo hôm nay dành riêng cho các sự kiện mới tiết lộ tham nhũng quốc tế và vấn đề đối ngoại của Ukraine”, nghị sĩ Ukraine Andriy Derkach cho biết tại một cuộc họp báo.

“Những kẻ tham nhũng bại hoại đang rất lo sợ vì các tài liệu, con số và các đoạn ghi âm gây sốc minh chứng mọi ngôn từ mà chúng ta sẽ nói ngày hôm nay”.

Derkach sau đó đưa ra ba trường hợp tham nhũng chính mà các quan chức Ukraine phát hiện:

“1. Bằng chứng về việc rút tiền thông qua các ‘lỗ hổng’ tài chính hàng triệu đô la bị đánh cắp từ người dân Ukraine, được rửa với sự giúp đỡ của các ngân hàng và văn phòng rửa tiền ở các cấp thẩm quyền tư pháp khác nhau, và sau đó chúng được chuyển vào tài khoản của công ty thuộc gia đình Biden

2. Các bản ghi âm mới về các cuộc hội thoại giữa người dường như là Tổng thống thứ năm của Ukraine Petro Poroshenko và cựu Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden là bằng chứng cho nhân tố ngoại bang.

3. Chúng tôi cũng sẽ tiết lộ các âm mưu tham nhũng khổng lồ liên quan đến việc mua than và khí đốt, mà do đó người Ukraine đã phải trả mức thuế tiện ích cao hơn 30%. Vào thời điểm đó, các quan chức cao nhất của Ukraine và Hoa Kỳ cùng tham gia vào các âm mưu này”, Derkach mô tả tổng quát.

Biden chính thức bị chính phủ Ukraine đưa vào danh sách vụ án hình sự vào tháng 7 vì tội sa thải cựu Tổng công tố viên Viktor Shokin của Ukraine.

Trung Quốc thông báo tập trận vịnh Bắc bộ, cấm tàu thuyền đi vào

 DKN 7 giờ trước 556 lượt xem

Hôm nay 30/12, Cục Hải sự tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) thông báo một cuộc tập trận diễn ra ở vùng biển phía tây bán đảo Lôi Châu (tức vịnh Bắc bộ).

Thông tin từ thông báo Trung Quốc cho hay, tàu thuyền sẽ bị cấm vào khu vực tập trận trên từ ngày 28/12/2020 đến ngày 1/1/2021. Thông báo không cung cấp chi tiết về cuộc tập trận.

Ảnh chụp màn hình VOA.

Thông báo trên diễn ra sau khi Việt Nam và Ấn Độ vừa kết thúc cuộc tập trận chung trên Biển Đông giữa bối cảnh hai quốc gia đang tăng cường hợp tác cả về kinh tế lẫn quân sự trước những quan ngại về hành xử của Trung Quốc trong khu vực.

Trước đó, Hải quân Hoa Kỳ hôm 22/12 cũng điều một tàu khu trục tới gần quần đảo Trường Sa trong vùng Biển Đông đang tranh chấp để thách thức những hạn chế đối với quyền tự do đi lại vô hại do Trung Quốc áp đặt vô lý.https://mb.dkn.tv/thoi-su/trung-quoc-thong-bao-tap-tran-vinh-bac-bo-cam-tau-thuyen-di-vao.html

100 nghị sĩ Cộng hòa có thể tham gia kế hoạch đảo ngược kết quả bầu cử Mỹ

 31/12/2020  

100 nghị sĩ Cộng hòa có thể tham gia thách thức kết quả kiểm phiếu của đại cử tri tại phiên họp của quốc hội Mỹ vào ngày 6/1.

100 nghị sĩ Cộng hòa có thể tham gia kế hoạch đảo ngược kết quả bầu cử Mỹ - 1
Nghị sĩ Adam Kinzinger (Ảnh: REX)

Trong cuộc phỏng vấn với The Bulwark Podcast ngày 30/12, nghị sĩ Adam Kinzinger của đảng Cộng hòa tại bang Illinois cho biết ông nghĩ rằng “có tới 100” nghị sĩ của đảng Cộng hòa có thể thách thức kết quả cuộc bầu cử ngày 3/11.

“Tôi hy vọng tôi sai”, ông Kinzinger nói.

Nghị sĩ Kinzinger cho biết ông đã trao đổi với một nhà lập pháp từ một khu vực bầu cử nghiêng về đảng Cộng hòa. Người này lo ngại về khả năng tái đắc cử nếu họ không lên tiếng phản đối kết quả phiếu bầu của đại cử tri.

“Giống vụ Texas, đúng không? Họ biết rằng mọi chuyện sẽ không đi đến đâu, nhưng việc chỉ cần ký tên vào đơn vẫn dễ dàng hơn nhiều, chứ chưa hẳn họ thực sự đấu tranh cho việc đó”, ông Kinzinger nói.

Hồi đầu tháng, Tổng chưởng lý bang Texas Ken Paxton, một thành viên của đảng Cộng hòa, đã đệ đơn kiện nhằm ngăn các đại cử tri ở 4 bang chiến trường bỏ phiếu cho ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden. Hơn 100 nghị sĩ Cộng hòa tại Hạ viện đã ký vào một văn bản ủng hộ vụ kiện này, nhưng nỗ lực của họ rốt cuộc vẫn thất bại.

“Tôi chỉ lo ngại nền dân chủ bị phá hoại cũng như những thiệt hại to lớn vì điều này”, ông Kinzinger nói thêm.

Nghị sĩ Kinzinger được bầu vào quốc hội Mỹ năm 2010 và trở thành một trong số ít đảng viên Cộng hòa tại quốc hội liên tục chỉ trích những cáo buộc không có cơ sở của Tổng thống Donald Trump về gian lận bầu cử trên diện rộng.

Phát biểu trên CNN đầu tuần này, ông Kinzinger đã chỉ trích những nỗ lực nhằm lật ngược kết quả bầu cử.

“Chúng ta phải tuân thủ hiến pháp, và tôi rất tiếc nếu kết quả không như quý vị mong muốn”, ông Kinzinger nói.

Trong thông cáo phát đi ngày 30/12, Thượng nghị sĩ bang Missouri Josh Hawley cho biết ông sẽ phản đối kết quả bầu cử, khi quốc hội Mỹ họp vào tuần tới để xác nhận kết quả và công bố tổng thống đắc cử.

Cùng ngày, nghị sĩ Cộng hòa Jefferson Van Drew từ bang New Jersey tuyên bố ông sẽ không bỏ phiếu chứng nhận kết quả bầu cử tổng thống năm 2020 vào tuần tới.

Tuyên bố của các nghị sĩ trên được đưa ra trong bối cảnh một số hạ nghị sĩ Cộng hòa, dẫn đầu là hạ nghị sĩ Mo Brooks, đã lên kế hoạch thách thức kết quả bầu cử ở 5 bang gồm Arizona, Pennsylvania, Nevada, Georgia và Wisconsin nhằm lật ngược chiến thắng của ông Biden khi quốc hội họp xác nhận kết quả vào ngày 6/1. 

Theo kế hoạch, Phó tổng thống Mike Pence kiêm Chủ tịch Thượng viện sẽ chủ trì phiên họp nhằm xác nhận kết quả bỏ phiếu của đại cử tri đoàn và tuyên bố người trở thành tổng thống đắc cử Mỹ.

Theo Fox News, danh sách ủng hộ nỗ lực của hạ nghị sĩ Mo Brooks trong việc thách thức kết quả bầu cử ngày càng nối dài với sự tham gia của nhiều nghị sĩ vừa đắc cử – những “gương mặt” mới của đảng Cộng hòa tại quốc hội Mỹ. Fox News ước tính danh sách này có thêm ít nhất 10 người.

Tổng thống Trump cho đến nay vẫn chưa công nhận chiến thắng của ông Biden và tuyên bố tiếp tục theo đuổi cuộc chiến pháp lý tại các tòa án bang và liên bang, mặc dù đại cử tri đoàn đã bỏ phiếu xác nhận ông Joe Biden là tổng thống đắc cử. Hơn 50 vụ kiện đã được phía ông Trump tiến hành ở nhiều bang, song kết quả vẫn không khả quan.  

  Thành Đạt – Theo Hill, Fox  

BIỂU TÌNH Washington 6/1: Đoàn lữ hành LỚN NHẤT lịch sử Mỹ đang TIẾN VỀ THỦ ĐÔ

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?