ĐIỂM BÁO PHÁP QUỐC NGÀY : 28/03/2022

Chiến tranh tại Ukraina và nguy cơ nạn đói trên thế giớiimage.pngẢnh minh họa: Thu hoạch lúa mì gần làng Tbilisskaya (Nga) ngày 21/07/2021. AP - Vitaly TimkivTrọng NghĩaCó hai chủ đề chính chia sẻ trang nhất các báo Pháp ra ngày hôm nay, 28/03/2022: Chiến dịch vận động cho cuộc bầu cử tổng thống Pháp ngày 10/04 chính thức mở ra và tình hình nóng bỏng tại Ukraina với các phóng sự từ chiến trường của đặc phái viên các báo, hay các bài phân tích về các hệ quả của cuộc chiến do Nga khởi động đối với Châu Âu và thế giới, đặc biệt là nguy cơ nạn đói bùng lên trên thế giới, đặc biệt là tại Châu Phi.Trong bài phân tích mang tựa đề “Dưới chiến tranh là nạn đói”, nhật báo Le Figaro cho rằng cuộc xâm lược Ukraina của Nga đã mở ra một “kỷ nguyên chiến lược” mới với sự trở lại của chiến tranh cường độ cao ở châu Âu, kéo theo sự đối đầu trực tiếp giữa các chế độ độc tài và các nền dân chủ.Đây cũng là một cú sốc lớn và kéo dài đối với nền kinh tế toàn cầu trên mọi mặt. Điều đáng ngại, theo tờ báo, là “nếu chiến tranh vẫn tập trung ở châu Âu, thì một cuộc khủng hoảng lương thực sẽ tỏa ra toàn cầu”.Vựa thóc Ukraina vừa không sản xuất, vừa không xuất khẩu được
image.pngLe Figaro giải thích: Cuộc tấn công vào Ukraina đã làm gián đoạn luồng giao thương về nông sản và làm tổn hại đến an ninh lương thực của nhiều nước. Lý do là Nga và Ukraina chiếm 29% lượng lúa mì xuất khẩu trên thế giới, 20% lượng ngô và lúa mạch, 80% dầu hướng dương và 35% hạt hướng dương. Nga cũng cung cấp 15% lượng phân đạm xuất khẩu trên thế giới toàn cầu.Xung đột làm giảm đáng kể tiềm năng nông nghiệp Ukraina và gây nguy hiểm cho vụ thu hoạch năm 2022, vì 30% diện tích đất canh tác nằm trong vùng chiến sự trong thời kỳ gieo cấy.Ngoài ra, giao thông của các cảng ở Biển Đen, nơi đảm bảo 30% lượng ngũ cốc vận chuyển, bị gián đoạn hoàn toàn, trong khi mạng lưới đường bộ và đường sắt bị phá hủy hoặc cắt đứt.Các quốc gia phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực thực phẩm đặc biệt có nguy cơ đối mặt với tình trạng thiếu hụt và thậm chí là nạn đói.Theo Le Figaro, tác động tàn phá sẽ rất lớn đối với cư dân các quốc gia phương nam, những nước phải nhập khẩu thực phẩm. Tại Ai Cập, giá thực phẩm đã tăng 17,5% kể từ tháng 2. Đây là một yếu tố đáng ngại vì tại Ai Cập, thực phẩm chiếm 44% ngân sách hộ gia đình (so với 15% ở châu Âu và 10% ở Hoa Kỳ). Các nước Tunisie và Liban đang bị thiếu bột mì và bột khoai mì. Ở Sudan cũng như ở vùng Sahel ở châu Phi, một nửa dân số đang bị nạn đói đe dọa.Tác động tàn phá với các nước nhập khẩu, vừa thiếu hàng, vừa bị giá cao
image.pngNhật báo La Croix cũng dành một hồ sơ dài cho nguy cơ thế giới, đặc biệt là châu Phi bị đói kém vì cuộc chiến tranh Ukraina.Trong bài “Hành tinh lúa mì đang sôi sục”, La Croix cũng nêu bật số liệu Nga và Ukraina chiếm 30% xuất khẩu lúa mì thế giới. Nỗi lo thiếu hụt khiến giá lúa mì bùng nổ, khiến các nước nghèo bị lệ thuộc nặng nhất càng dễ bị tác hại.Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến trước cửa ngõ châu Âu, hành tinh ngũ cốc đã rơi vào tình trạng hỗn loạn khi đối mặt với nguy cơ thiếu hụt lúa mì từ Nga và Ukraina, nhất là trong bối cảnh thế giới ngày càng sử dụng thêm nhiều lúa mì. Theo ông Sébastien Abis, nhà nghiên cứu tại Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược (Iris) của Pháp: “Mỗi năm, chúng ta tiêu thụ 800 triệu tấn lúa mì, so với vỏn vẹn 600 triệu khoảng 20 năm trước đây. Trong số 800 triệu tấn đó, một phần tư đến từ thương mại quốc tế, trong khi con số này chỉ chiếm 15% vào đầu những năm 2000”.Vấn đề là nếu lúa mì bây giờ được tiêu thụ ở khắp mọi nơi, thì việc sản xuất lại đòi hỏi điều kiện khí hậu đặc biệt, khiến cho không phải nơi nào cũng trồng được. Theo ông Pierre Blanc, giảng viên trường Nông Nghiệp Bordeaux Sciences Agro: “85% lúa mì trên thế giới do  khoảng mười quốc gia sản xuất. Do đó, khả năng cung cấp cho những quốc gia cần đến trở thành một vấn đề chiến lược, cả về thương mại lẫn chính trị.Theo La Croix, các kho thóc chính của thế giới hiện nay là Nga (khoảng 33 triệu tấn xuất khẩu vào năm 2021), Liên Hiệp Châu Âu (32 triệu, trong đó có khoảng 20 triệu từ Pháp), Ukraina (24 triệu), sau đó là Hoa Kỳ và Úc (23 triệu tấn)…Và hiện nay, có hơn 20 quốc gia phụ thuộc vào lúa mì của Ukraina hoặc Nga với hơn 50% lượng nhập khẩu của họ. Đây là trường hợp của Somalia, 100%, Sudan (75%), hay thậm chí là Ai Cập, với hơn 80%, cũng là nước nhập khẩu lúa mì lớn nhất thế giới.Câu hỏi từng được đặt ra là uộc chiến ở Ukraina có thể dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống lương thực toàn cầu hay không ? Hôm 14/03, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đã nói lên nỗi lo sợ về một "cơn lốc của nạn đói". Trong ngắn hạn, toàn bộ câu hỏi đặt ra là liệu lượng dự trữ sẵn có có đủ trong khi chờ vụ thu hoạch tiếp theo vào mùa hè này hay không.Một vấn đề khác đáng lo ngại là giá cả tăng vọt. Trước khi khủng hoảng nổ ra, giá 1 tấn lúa mì biến chuyển từ 180 đến 220 euro. Giờ đây, giá này đã tăng vọt lên thành 400 euro.Le Figaro: Kharkov kiên cường dưới bom đạn Nga
image.pngNhư nói ở trên, chủ đề quan trọng được báo chí Pháp hôm nay khai thác là tình hình nóng bỏng tại Ukraina. Le Figaro đã dành tựa lớn trang nhất cho cuộc kháng cự mạnh mẽ của người Ukraina và ghi nhận: “Kharkov kiên cường dưới bom đạn của Nga”.Le Figaro đã cử đặc phái viên của mình đến tận thành phố lớn thứ hai của Ukraina để tìm hiểu về cuộc sống của những con người Kharkov đã không bỏ chạy mà đã chấp nhận ở lại một thành phố bị bom đạn Nga biến thành đống hoang tàn đổ nát sau một tháng tấn công, nhưng vẫn không rơi vào tay quân xâm lược.Ngoài cuộc kháng chiến đáng ca ngợi của người Ukraina tại Kharkov, Le Figaro cũng chú ý đến tình hình tại Lviv, ở miền tây Ukraina, vừa bị Nga oanh kích dữ dội cuối tuần qua.  Lviv bị tấn công vì là ngõ chuyển vận viện trợ phương TâyTrong bài “Ở miền tây Ukraina, hành lang hẹp để chuyển vận vũ khí phương Tây”, tờ báo Pháp ghi nhận là Nga thường xuyên bắn phá o khu vực gần biên giới Ba Lan nơi trung chuyển viện trợ của phương Tây cho Ukraina.Kể từ khi bắt đầu chiến tranh, khu vực này đã bị bắn phá hai lần, lần đầu tiên vào ngày 13 tháng 3, khi hai chục tên lửa tầm xa, được bắn từ Nga, theo Lầu Năm Góc, đã rơi xuống căn cứ quân sự Yavoriv, rất sát biên giới Ba Lan, khiến hơn 35 người thiệt mạng. Bốn ngày sau, một xưởng sửa chữa máy bay liền kề với sân bay của thành phố bị phá hủy.Theo quan điểm của Nga, việc tấn công vào các cơ sở hạ tầng này là điều hiển nhiên. Khu vực Lviv đã trở thành một trung tâm nhân đạo và quân sự, với số lượng thiết bị từ Ba Lan chuyển vào Ukraina ngày càng tăng do việc Hungary và Rumani đã từ chối cho mượn lãnh thổ của họ cho các hoạt động như vậy.Một nguồn tin an ninh châu Âu nêu bật: “Người Mỹ đã chậm hành động, nhưng một khi họ bắt tay vào việc, khối lượng viện trợ đã tăng một cách rất ấn tượng, tương đương với cả một cầu không vận thực sự”.Les Echos: Thách thức mới cho Châu Âu là tái võ trangCũng liên quan đến cuộc chiến Ukraina, nhưng dưới lăng kính hệ quả, nhật báo kinh tế Pháp Les Echos nêu bật trong hàng tựa lớn trang nhất : “Châu Âu: Thách thức của việc tái vũ trang”.Theo tờ báo, cuộc chiến ở Ukraina đang thúc đẩy các nước Liên Âu xây dựng một châu Âu thực sự có năng lực về phòng thủ. Để làm được điều này, các nhà sản xuất vũ khí và các quốc gia phải học cách hợp tác. Đối với Les Echos, từ drone, vệ tinh, cho đến tàu sân bay, chiến đấu cơ… các ưu tiên rất nhiều.Pháp: Cuộc bầu cử tổng thống sẽ bị tỷ lệ vắng mặt kỷ lục
image.pngChủ đề bầu cử tổng thống Pháp đã được ba tờ La Croix, Le Monde và Libération nêu bật trong tựa lớn trang nhất, và được các báo còn lại dành cho nhiều bài vở bên trong. Nhìn chung, báo giới Pháp đều tỏ ý lo ngại trước nguy cơ cử tri lơ là phòng phiếu.Hàng tựa lớn của tờ báo thiên tả Libération đã nêu bật nỗi lo ngại chung khi ghi nhận: “Vắng mặt tối đa, động viên toàn diện”. Theo tờ báo, vào cuối tuần qua, dù ở Marseille, Toulouse hay Paris, các ứng cử viên chủ chốt trong cuộc bầu cử tổng thống sắp diễn ra đều nỗ lực vận động những người còn do dự tích cực tham gia cuộc bỏ phiếu.Nguy cơ cử tri không đi bầu, theo Libération là có thật, vì theo một cuộc thăm dò dư luân của hãng BVA-Orange được công bố vào tuần trước, có thể có đến gần một phần ba cử tri Pháp - chính xác là 29% - tẩy chay cuộc bầu cử tổng thống ngày 10/04 tới đây, tương tự như tỷ lệ vắng mặt kỷ lục năm 2002 là 28,4%.Về lý do khiến cho cử tri lơ là cuộc bỏ phiếu, trả lời báo Libération, nhà phân tích chính trị Pháp Bruno Cautrès cho rằng một trong những lý do là việc kết quả như đã được an bài trước, đó là tổng thống mãn nhiệm Emmanuel Macron sẽ tái đắc cử, đúng theo những dự báo liên tiếp của các viện thăm dò trong thời gian gần đây.Cho dù vậy, Libération cũng ghi nhận là bản thân ứng cử viên Macron và những người thân cận với ông vẫn không cảm thấy yên tâm. Tờ báo nhấn mạnh tuyên bố thường được nghe thấy gần đây của chính ông Macron theo đó thì “Chưa có gì là ngã ngũ cả”. Libération tự hỏi: “Liệu đây là nỗi lo ngại thực sự trước một sự cố có thể xảy ra khi bỏ phiếu, hay là một chiến lược nhằm động viên cử tri ủng hộ mình?”Nỗi lo ngại của Macron, ứng cử viên sáng giá nhấtThái độ lo lắng của ứng cử viên - đương kim tổng thống đã được Le Monde nêu bật thành tựa lớn trang nhất: “Macron: Những rủi ro của một chiến dịch tranh cử không có động lực”.Đối với Le Monde, bị cuộc chiến ở Ukraina làm cho phân tâm, nguyên thủ quốc gia Pháp hiện đang phải cố gắng rất nhiều để hòa nhập vào cuộc sống hàng ngày của người Pháp, hai tuần trước cuộc bầu cử tổng thống.Điều đáng lo ngại là cương lĩnh tranh cử mà ông Macron công bố hôm 17 tháng 3 không những không tạo ra một đông lực nào cho chiến dịch vận động tranh cử của ông, mà lại còn làm dấy lên nhiều tranh cãi, đặc biệt trên hồ sơ Tiền Trợ Cấp RSA cho những người lợi tức thấp và kế hoạch nâng tuổi hưu pháp định lên mức 65 tuổi.Theo Le Monde, các tranh cãi bùng lên đang khiến cho một số người ủng hộ ông Macron lo lắng trong bối cảnh hai đối thủ nặng ký của ông trong cuộc bầu cử là ứng cử viên cực hữu Marine Le Pen và cực tả Jean-Luc Mélenchon đang vươn lên trong các cuộc thăm dò ý kiến.La Croix: Cú sốc của các cương lĩnh tranh cửNhật báo Công Giáo La Croix cũng dành trang nhất cho cuộc bầu cử tổng thống Pháp, nhưng có cái nhìn toàn diện hơn và ghi nhận: “Cú sốc của các chương trình tranh cử”.Theo tờ báo, với việc chiến dịch tranh cử tổng thống Pháp chính thức mở ra hôm nay, độc giả cần hiểu rõ hơn về các chương trình hành động của các ứng cử viên. Trên cơ sở đó, La Croix đã thiết lập một bảng so sánh cương lĩnh của 8 ứng cử viên chủ chốt, và sẽ lần lượt phân tích từng điểm một, khởi đầu bằng đề xuất liên quan đến vấn đề nhập cư.Vấn đề này, theo La Croix, đang bị cuộc chiến tranh Ukraina tác động.Le Figaro: “Sức sống của nền dân chủ”Dù không nêu lên thành tựa lớn trang nhất, nhưng nhật báo thiên hữu Pháp Le Figaro đã dành bài xã luận của mình cho cuộc vận động tranh cử bắt đầu bước vào giai đoạn nước rút, và không ngần ngại ca ngợi trong hàng tựa: “Sức sống của nền dân chủ”.Theo tờ báo, vào lúc tỷ lệ cử tri vắng mặt cực lớn có thể đánh dấu vòng đầu tiên của cuộc bầu cử tổng thống trong 13 ngày tới đây, chắc hẳn là các ứng cử viên đã muốn phản bác kết quả của các cuộc thăm dò dư luận bằng cách cho thấy là từ quảng trường Trocadero ở Paris cho đến Bãi Prado ở Marseille, họ vẫn thu hút được đám đông, làm rộ lên những tràng pháo tay và vẫn khơi dậy hy vọng cho những ngày mai tươi sáng khác.”Le Figaro không che giấu thái độ vui mừng, khi ghi nhận rằng: “Sau nhiều tháng vận động gay go và trải qua những thời điểm trồi sụt, các ứng cử viên đều chứng tỏ quyết tâm muốn thuyết phục cử tri."

Đối với tờ báo, đây quả là đoạn đua nước rút trước vòng đầu tiên của cuộc bầu cử, trong bối cảnh “các cuộc thăm dò dư luận đang thu hẹp khoảng cách giữa Emmanuel Macron và Marine Le Pen, cho thấy khó khăn của Valérie Pécresse và Éric Zemmour trong việc vươn lên, vào lúc mà Jean-Luc Mélenchon đang có thêm một động lực nhỏ”.  

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?