Truyền thông Nga: Người Nga tiếp cận tin tức về cuộc chiến Ukraine bằng cách nào?
- Vitaliy Shevchenko
- BBC Giám Sát
Những gì diễn ra trong nền truyền thông của Nga hiện nay là chưa từng có tiền lệ. Việc đưa tin ngày càng bị kiểm soát gắt gao, hầu hết tất cả các kênh truyền thông độc lập đều bị chặn hoặc hạn chế truy cập, hoặc chính họ tự kiểm duyệt nội dung của mình.
Mặc cho những hạn chế này, thông tin chưa qua kiểm duyệt ở Nga vẫn có thể tiếp cận được.
Đối với hầu hết người dân Nga, truyền hình vẫn là nguồn tin tức chính. Truyền hình bị Điện Kremlin kiểm soát chặt chẽ, tuyên truyền không ngừng nghỉ về cuộc chiến tranh.
Người dân Ukraine theo đó bị cho đã tự bắn phá các thành phố của mình, còn quân đội Nga được thể hiện như những người giải phóng.
Sự thật là phần lớn người Nga bật tivi để theo dõi tin tức trên truyền hình đồng nghĩa là họ ít nhất có khuynh hướng nghe theo thông điệp từ Điện Kremlin - và có thể tin vào điều đó.
Có nhiều ý kiến khác nhau trên báo chí, nhưng phần lớn thống nhất chặt chẽ với quan điểm của Điện Kremlin. Trung thành với đưa tin độc lập trong gần 29 năm qua, tờ Novaya Gazeta, đã bị đình chỉ hoạt động vào ngày 28/03 sau khi nhận được cảnh báo từ cơ quan giám sát truyền thông Roskomnadzor của Nga.
Trên mạng, hầu hết các trang tin tức độc lập đều bị chặn hoặc hạn chế, các mạng xã hội Facebook, Instagram và Twitter cũng vậy.
Nhưng điểm quan trọng nhất là tương đối dễ truy cập những trang bị chặn này.
Cho đến nay, bất kỳ người nào ở Nga am hiểu tương đối về máy tính và điện thoại thông minh đều quen thuộc với các công cụ như mạng riêng ảo (VPN) giúp xem các trang web mà không bị chặn.
Những công cụ này chưa bị xem là bất hợp phát ở Nga, và đã được hàng triệu người Nga sử dụng để truy cập các thông tin không bị kiểm duyệt.
Việc đưa tin về cuộc chiến lại là một vấn đề khác. Đầu tháng 3, Nga đã thông qua một điều luật quy định việc đăng tải "thông tin sai lệch" về những gì quân đội Nga đang thực hiện có thể bị phạt tới 15 năm tù giam.
Trên thực tế, điều này có nghĩa việc đăng tải bất kỳ thông tin nào mang tính thách thức đối với những tường thuật của Điện Kremlin về chiến dịch tại Ukraine sẽ bị trừng phạt. Truyền thông thậm chí còn bị cấm gọi đây là một "cuộc chiến tranh", có nghĩa là họ phải gọi đây là một "hoạt động quân sự đặc biệt".
Vì vậy, chỉ một số trong vài kênh truyền thông độc lập còn lại ở Nga bắt đầu tự kiểm duyệt nội dung.
Ví dụ, tờ Novaya Gazeta đã làm mờ tấm biển phản đối chiến tranh của nhà báo Nga Marina Ovsyannikova xuất hiện ngay giữa chương trình thời sự buổi tối của Kênh 1, kênh truyền hình nhà nước của Nga vào ngày 14/03.
Cuối Twitter tin, 1
BBC không chịu trách nhiệm về nội dung của các trang bên ngoài.
Tuy nhiên, có những kênh truyền thông độc lập của Nga vẫn hoạt động bất chấp các hạn chế của chính phủ.
Trong số đó nổi bật nhất là hai trang web Meduza và Mediazona - cả hai trang đều đã bị chặn ở Nga và bị chính phủ Nga dán mác "đặc vụ nước ngoài".
"Các người sẽ không khiến chúng tôi im lặng" - trang Meduza đưa ra một tuyên bố thách thức. "Chúng tôi cần các kênh truyền thông độc lập để chấm dứt cuộc chiến tranh này và sau đó cố gắng cải thiện cuộc sống ở Nga ít nhất là ở một mức độ nào đó."
Cả hai trang web đều hoạt động từ nước ngoài do những hạn chế trong nước Nga.
Xem thêm:
Putin yêu cầu Mariupol phải đầu hàng trước khi Nga ngừng bắn phá
Nhận xét
Đăng nhận xét