Chuyển đến nội dung chính

Lý do tiêm kích F-16 tới Ukraine nhưng không thể hoạt động gần quân đội Nga

 THẾ GIỚI

Minh Thu

Xem các bài viết của tác giả

Khi có mặt ở Ukraine, tiêm kích F-16 cũng không thể được sử dụng trên tiền tuyến do năng lực phòng không của quân đội Nga đã được cải thiện.

Dẫn lời các quan chức Ukraine và phương Tây, tờ Washington Post cho hay không chỉ có quá ít phi công Ukraine được đào tạo lái tiêm kích F-16, năng lực phòng không của Nga còn ngăn cản các máy bay này hoạt động trên tiền tuyến. 

Một số nước châu Âu đã tham gia vào chương trình đào tạo phi công Ukraine lái F-16 bao gồm đào tạo ngôn ngữ ở Anh. Tuy nhiên, dự án này chỉ giới hạn số lượng phi công được đào tạo, và quá trình diễn ra chậm trễ.  

F 16 ukraine.jpg
Tiêm kích F-16 của Mỹ. Ảnh: TWZ

Các quan chức chia sẻ với Washington Post, Ukraine sẽ chỉ nhận được một phi đội F-16 trong năm nay tức khoảng 20 chiếc. Con số này ít hơn nhiều so với mong đợi của chính quyền Kiev. Ngoài ra, chỉ có 6 phi công Ukraine đã được các thành viên NATO huấn luyện để điều khiển F-16. Theo dự kiến, những chiếc F-16 đầu tiên sẽ được chuyển giao cho Kiev vào tháng 8.

Fighterbomber, kênh Telegram chuyên về hàng không, cho rằng với 6 phi công, Ukraine sẽ chỉ có thể triển khai 2 máy bay chiến đấu cùng lúc vì "phi công không thể làm việc cả ngày lẫn đêm”. 

Trong hai năm bùng nổ xung đột, Ukraine liên tục đề nghị được nhận F-16 từ các nước phương Tây để đối phó với sự thống trị bầu trời của Nga. Tổng cộng, Đan Mạch, Hà Lan, Na Uy và Bỉ đã hứa cung cấp 80 F-16 cho Ukraine.

Song Tổng thống Volodymyr Zelensky và các chỉ huy Ukraine phàn nàn rằng giống như các cam kết hỗ trợ vũ khí khác, số lượng F-16 được nhận là quá ít và quá muộn. Họ nhấn mạnh, những chiếc F-16 cuối cùng cũng sẽ đến Ukraine, nhưng chúng không thể “thay đổi cuộc chơi” như mong đợi.

Thậm chí, theo các chỉ huy Ukraine, khi F-16 tới Ukraine, các máy bay cũng sẽ được triển khai với mục đích phòng thủ, do Nga vẫn nắm ưu thế kiểm soát bầu trời, và đã thiết lập các hệ thống phòng không trên khắp chiến tuyến, khiến việc điều động F-16 đối mặt với nhiều rủi ro.

Nói với Washington Post, một quan chức Ukraine thừa nhận “chúng tôi sẽ không điều F-16 quá gần người Nga” do mối đe dọa từ lực lượng phòng không đối phương. 

Ngoài ra, quá trình triển khai F-16 cần đường băng dài, sạch sẽ, không có đá hoặc mảnh vụn. Nhưng trong những tuần qua, Nga đã ném bom và tàn phá những căn cứ ở Ukraine được cho là phù hợp nhất để triển khai F-16.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?