Olympic Paris 2024 ngày 29-7: Mỹ trắng tay môn bơi lội -

 Thể thao

29/07/2024 14:00 GMT+7

1

Nghe đọc bài
1:38
1x

Dù được xem là cường quốc số một môn bơi lội nhưng Mỹ lại không giành được bất kỳ tấm HCV nào trong ngày thi đấu chính thức thứ 3 của Olympic Paris.

Các nữ kình ngư của Úc (trái) tiếp tục có ngày thi đấu tốt - Ảnh: REUTERS

Các nữ kình ngư của Úc (trái) tiếp tục có ngày thi đấu tốt - Ảnh: REUTERS

Môn bơi có 5 nội dung đấu chung kết trong ngày thi đấu 29-7 (giờ địa phương), và người Mỹ không thể giành được tấm HCV nào. Nhiều cái tên trẻ tuổi như McIntosh (Canada), Popovici (Romania) hay O'Callaghan đã giành chiến thắng đầy ấn tượng. 

Các môn thể thao khác cũng có nhiều diễn biến đáng chú ý trong ngày thi đấu này, như việc tuyển Nhật giành HCV thể dục dụng cụ nội dung đồng đội nam, Djokovic đánh bại Nadal ở quần vợt, hay chuỗi thành tích ấn tượng của Trung Quốc ở môn bắn súng (đoạt HCV bắn súng thứ 3)...

Cũng trong ngày thi đấu này, kình ngư Huy Hoàng và võ sĩ boxing Hà Thị Linh đã thi đấu không thành công. Trái lại, tay vợt cầu lông Nguyễn Thùy Linh có trận ra quân thuận lợi khi thắng chóng vánh đối thủ yếu nhất bảng Tiffany Ho.

Dưới đây là những diễn biến chính của ngày thi đấu

3h37, Kiếm sĩ người Hong Kong Cheung Ka Long trở thành người giành HCV cuối cùng trong ngày. Anh đánh bại Filippo Macchi (Ý) kịch tính với tỉ số 15-14 ở nội dung kiếm liễu đơn nam

3h, Kình ngư 20 tuổi người Úc Mollie O'Callaghan bất ngờ vượt mặt đàn chị Ariarne Titmus để giành HCV nội dung 200m tự do nữ. Cô thậm chí còn phá kỷ lục Olympic với thành tích 1 phút 53,27 giây. Kỷ lục cũ do Titmus thiết lập - 1 phút 53,5 giây.

Olympic Paris 2024 ngày 29-7: Mỹ trắng tay môn bơi lội- Ảnh 2.

Nguyễn Thùy Linh thi đấu trận đầu tiên ở Olympic - Ảnh: REUTERS

2h45,  Nguyễn Thùy Linh không gặp bất cứ khó khăn nào trong trận thắng chóng vánh Tiffany Ho (Úc) với tỉ số 21-6, 21-3. Trận thắng này giúp Thùy Linh có cùng điểm số với tay vợt hạng 11 thế giới người Mỹ Beiwen Zhang ở bảng K. Cô và Zhang sẽ phân định ngôi đầu trong trận đấu cuối cùng của bảng, diễn ra vào ngày 31-7 (giờ địa phương)

2h40, VĐV bơi Tatjana Smith người Nam Phi đã đoạt HCV 100m ếch với thành tích 1 phút 5,28 giây, nhanh hơn 0,26 giây so với VĐV người Trung Quốc Qianting Tang. 

2h30, VĐV người Ý Thomas Ceccon đã giành HCV 100m ngửa nam với thành tích 52 giây, vượt qua Jiayu Su (Trung Quốc) - 52,32 giây và Ryan Murphy (Mỹ) - 52,39 giây. 

2h, Kình ngư người Mỹ Regan Smith dẫn đầu bán kết nội dung 100m ngửa nữ với thời gian 57,97 giây, vượt mặt 2 đối thủ người Canada là Masse (58,82 giây) và Wilm (59,1 giây)

1h46, Kình ngư người Romania David Popovici đã giành HCV nội dung 200m tự do nam với thành tích 1 phút 44,72 giây. Thông số của anh chỉ hơn Matthew Richards (Anh) vỏn vẹn 0,02 giây

Olympic Paris 2024 ngày 29-7: Mỹ trắng tay môn bơi lội- Ảnh 3.

McIntosh hạnh phúc sau chiến thắng thuyết phục - Ảnh: REUTERS

1h40, Kình ngư 17 tuổi người Canada Summer McIntosh đã xuất sắc giành HCV 400m hỗn hợp cá nhân nữ với thông số 4 phút 27,71 giây, bỏ xa người về nhì là Katie Grimes (Mỹ) - 4 phút 33,4 giây.

Olympic Paris 2024 ngày 29-7: Mỹ trắng tay môn bơi lội- Ảnh 4.

Các chàng trai Nhật Bản ăn mừng tấm HCV thể dục dụng cụ - Ảnh: REUTERS

1h20, Nhật Bản giành HCV thể dục dụng cụ nội dung đồng đội nam với tổng điểm 259,594. Trung Quốc về nhì với điểm số kém sít sao là 259,062, còn Mỹ giành HCĐ.

22h30, Hàn Quốc giành HCV bắn cung nội dung đồng đội nam sau khi thắng Pháp 5-1 ở chung kết. Đây là HCV bắn cung thứ 2 của Hàn Quốc ở môn bắn cung. 

20h36, Nadal dừng bước tại vòng 2 đơn nam môn quần vợt Olympic Paris 2024. Anh để thua trước Novak Djokovic chỉ sau 2 ván với các tỉ số 6-1, 6-4.

Với trận thua này, Nadal chỉ còn hy vọng ở nội dung đánh đôi. Tại Olympic 2024, người đánh cặp với anh là Carlos Alcaraz.

Olympic Paris 2024 ngày 29-7: Mỹ trắng tay môn bơi lội- Ảnh 5.

Nadal không thể vượt qua Novak Djokovic tại Olympic 2024 - Ảnh: REUTERS

19h22, Mỹ bất ngờ có thêm HCV tại Olympic... 2008. Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) hôm 29-7 thông báo sẽ trao HCV Olympic 2008 môn trượt băng nghệ thuật cho đội tuyển Mỹ, vì trước đó nhà vô địch người Nga Kamila Valieva bị phát hiện dương tính với chất cấm.

Sự kiện trao huy chương này sẽ diễn ra ngay tại Olympic Paris 2024.

17h40, Trung Quốc có được HCV thứ 5 nhờ môn bắn súng. Tại nội dung 10m súng hơi nam, Lihao Sheng đoạt HCV với số điểm 252,2, phá lỷ lục Thế vận hội. Hiện xạ thủ này cũng đang nắm giữ kỉ lục thế giới với 254,5 điểm.

HCB thuộc về Victor Lindgren (Thụy Điển) và HCĐ thuộc về Miran Miricic (Croatia).

Với 5 HCV thì đến lúc này, Trung Quốc đã vươn lên đứng đầu bảng tổng sắp.

Olympic Paris 2024 ngày 29-7: Mỹ trắng tay môn bơi lội- Ảnh 6.

Xạ thủ Lihao Sheng giành tấm HCV nội dung 10m súng trường hơi - Ảnh: REUTERS


17h14, Huy Hoàng chỉ đứng hạng 28/31 tại vòng loại 800m tự do. Anh sẽ không có vé tham dự chung kết.

Olympic Paris 2024 ngày 29-7: Mỹ trắng tay môn bơi lội- Ảnh 7.

Nguyễn Huy Hoàng thi đấu không tốt ở nội dung 800m tự do - Ảnh: GETTY

16h42, Huy Hoàng kết thúc phần thi vòng loại nội dung 800m tự do môn bơi. Anh thi đấu ở nhóm 1 và về đích ở vị trí thứ 5 với thời gian 8 phút 08,39 giây. Thành tích kém hơn khá xa so với khi anh thi đấu tại Asiad 19 vào năm 2023, khi anh có được thành tích 7 phút 51,44 giây,

Hiện các nhóm tiếp theo vẫn đang tranh tài, nhưng cơ hội có vé vào chung kết của Huy Hoàng là không cao.

16h41, Trung Quốc giành HCV môn nhảy cầu nội dung đôi nam cầu cứng 10m. Vương quốc Anh giành HCB và Canada giành HCĐ.

Như vậy, Trung Quốc đã có 4 HCV và tạm thời vươn lên dẫn đầu bảng tổng sắp.

16h20, tại vòng 16 hạng cân 60kg nữ, VĐV Việt Nam Hà Thị Linh đã không thể vượt qua đối thủ mạnh Wenlu Yang. Tỉ số trận này là 5-0 nghiêng về võ sĩ Trung Quốc.

Olympic Paris 2024 ngày 29-7: Mỹ trắng tay môn bơi lội- Ảnh 8.

Hà Thị Linh (xanh) dừng bước tại Olympic 2024 sau thất bại trước Wenlu Yang - Ảnh: AFP

15h11, Hàn Quốc sở hữu tấm HCV đầu tiên trong ngày. Tại chung kết 10m súng ngắn hơi nữ, Hyojin Ban giành chiến thắng sau màn so tài căng thẳng với đối thủ Trung Quốc Yuting Huang.

Người giành HCĐ là xạ thủ Thụy Sĩ Audrey Gogniat.

Hiện tại, Hàn Quốc đã có tổng cộng 4 HCV Olympic Paris 2024

Olympic Paris 2024 ngày 29-7: Mỹ trắng tay môn bơi lội- Ảnh 9.

Nữ xạ thủ Hyojin Ban thi đấu chung kết 10m súng trường hơi nữ - Ảnh: AFP

14h31, Ban tổ chức Olympic Paris 2024 thông báo tiếp tục hủy buổi tập môn bơi dành cho các VĐV ba môn phối hợp (triathlon) vào ngày 29-7. Đây là lần thứ 2 điều này xảy ra với lý do sông Seine gặp ô nhiễm do mưa liên tục.

Đáng nói, nội dung ba môn phối hợp nam sẽ diễn ra vào lúc 13h ngày 30-7 (giờ VN), trong khi sông Seine chính là địa điểm phục vụ cho môn bơi. Tuy nhiên theo chia sẻ từ một số đội, ban tổ chức vẫn tự tin tổ chức sự kiện này theo đúng lịch trình.

Olympic Paris 2024 ngày 29-7: Mỹ trắng tay môn bơi lội- Ảnh 10.

Lịch thi đấu Olympic 2024 ngày 29-7, 30-7: Đáng chú ý nhất vẫn là bơi lội - Đồ họa: AN BÌNH

Rạng sáng 30-7, môn bơi lội Olympic 2024 sẽ diễn ra 5 nội dung chung kết gồm: 400m hỗn hợp cá nhân nữ, 200m tự do nam, 100m ngửa nam, 100m ếch nữ và 200m tự do nữ.

Đây là những nội dung khá danh giá ở môn bơi, hứa hẹn hấp dẫn khi là thế mạnh của các đoàn thể thao như Mỹ, Úc, Trung Quốc...

Tại Olympic 2024, môn bơi lội có 37 bộ huy chương. Mỹ và Úc sẽ cạnh tranh nhau quyết liệt vì cả hai cùng là cường quốc bơi lội thế giới.

Ở Olympic 2020, Mỹ dẫn đầu toàn đoàn môn bơi lội với 11 HCV, 10 HCB và 9 HCĐ. Úc đứng thứ 2 với 9 HCV, 3 HCB và 9 HCĐ. Tuy nhiên, đoàn thể thao Mỹ được cho là đã mất khá nhiều huy chương vàng vào tay Úc.

Tại Olympic Paris 2024 này, đoàn Mỹ quyết tâm giành nhiều HCV để khẳng định vị thế.

Ở ngày thi đấu thứ 3, các cổ động viên cũng có thể theo dõi nhiều môn thể thao khác như bóng bàn, bóng chuyền nữ, bắn cung...

Bên cạnh đó, sẽ còn có cuộc so tài rất được chờ đợi ở môn quần vợt giữa Novak Djokovic và Rafael Nadal. Họ đều là những huyền thoại với vô số danh hiệu. Đáng tiếc khi cả hai lại phải chạm trán nhau khá sớm tại Olympic 2024.

Ban tổ chức Olympic 2024 xin lỗi vì màn trình diễn gây tranh cãi ở lễ khai mạcBan tổ chức Olympic 2024 xin lỗi vì màn trình diễn gây tranh cãi ở lễ khai mạc

Ban tổ chức Olympic Paris 2024 phải đối mặt một chuỗi khủng hoảng truyền thông liên quan lễ khai mạc diễn ra vào rạng sáng 27-7 (giờ Việt Nam).

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?