Quốc tế phản đối bản án dành cho bà Ngô Thị Tố Nhiên trước chuyến thăm Việt Nam của đại diện cấp cao EU

 Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC), Đại diện cấp cao của Liên minh Châu Âu (EU) về chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell Fontelles,

Liên minh Bảo vệ Khí hậu Việt Nam, Dự án 88 và một số tổ chức quốc tế khác mới đây ra thông cáo kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho bà Ngô Thị Tố Nhiên cùng những nhà hoạt động môi trường khác "đang bị giam giữ bất công".

Lời kêu gọi được đưa ra trước chuyến thăm chính thức Việt Nam của ông Josep Borrell Fontelles, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), Đại diện cấp cao của Liên minh Châu Âu (EU) về chính sách đối ngoại và an ninh, diễn ra từ ngày 29-31/7 - theo kế hoạch được phía Việt Nam thông báo.

Theo nguồn tin của Dự án 88 - một tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực vận động nhân quyền cho Việt Nam - bà Tố Nhiên bị tuyên 3,5 năm tù trong một phiên tòa bí mật hôm 27/6.

Thông tin về diễn biến phiên tòa và bản án đều không được chính quyền Việt Nam công bố cho công luận.

Chuyến thăm dự kiến của ông Josep Borrell Fontelle được thực hiện theo lời mời của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn.

Chuyến thăm Việt Nam của ông Josep Borrell Fontelle

Ông Josep Borrell dự lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hôm 25/7 tại Hà Nội

NGUỒN HÌNH ẢNH,JOSEP BORRELL X

Chụp lại hình ảnh,Ông Josep Borrell dự lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hôm 25/7 tại Hà Nội

Ông Josep Borrell đã đổi lịch trình để đến Việt Nam hôm 25/7 dự tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Sau đó, ông mới sang Lào, rồi quay trở lại Việt Nam để thực hiện chuyến thăm chính thức từ 29-31/7 như đã thông báo trước đó, theo Facebook chính thức của Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU).

Tài khoản X của ông Josep Borrell hôm 25/7 đăng chùm ảnh ông dự tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội.

Ông viết trên X:

"Với tư cách là đại diện cấp cao của EU, tôi xin gửi lời chia buồn tới nhân dân Việt Nam về sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

"Ông đã đóng góp đáng kể vào việc củng cố vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và thúc đẩy quan hệ đối tác chặt chẽ với Liên minh châu Âu."

Ông Josep Borrell tới Việt Nam để thảo luận về cách thúc đẩy hợp tác với Hà Nội trong các lĩnh vực bao gồm an ninh và phát triển bền vững.

Việt Nam là đối tác thương mại quan trọng của Liên minh châu Âu (EU), thu hút sự chú ý của các cường quốc toàn cầu vì nước này được hưởng lợi từ sự thay đổi trong chuỗi cung ứng của các công ty đa quốc gia do căng thẳng gia tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Ông Borrell sẽ thảo luận với các nhà chức trách Việt Nam về "cách thức tăng cường hơn nữa hợp tác EU-Việt Nam trong các lĩnh vực quan trọng vì sự phát triển bền vững và an ninh chung trong tương lai của chúng ta", đại sứ EU tại Việt Nam Julien Guerrier nói với Reuters.

EU và Việt Nam đã ký hiệp định thương mại tự do từ năm 2020, đưa Việt Nam lên vị trí đối tác thương mại hàng đầu của EU tại Đông Nam Á về hàng hóa.

Một số công ty EU đã có những đầu tư quan trọng vào Việt Nam, trong đó có công ty kỹ thuật Bosch của Đức, nhà sản xuất đồ chơi Lego của Đan Mạch, tập đoàn dược phẩm Sanofi của Pháp, nhà sản xuất xe máy Piaggio của Ý, nhà sản xuất giày Adidas có hàng chục nhà cung cấp tại Việt Nam.

Hà Nội cũng đã ký thỏa thuận Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) trị giá 15,5 tỷ đô la với G7 và các chính phủ khác để được nhận hàng tỷ đô la tiền quỹ của EU nhằm làm giảm sự phụ thuộc vào than và thúc đẩy năng lượng tái tạo.

Tuy nhiên, việc Việt Nam không lên án hành động leo thang quân sự của Nga tại Ukraine được một số nước EU coi là có lập trường quá thân Moscow.

Việc Việt Nam hoãn chuyến thăm Hà Nội của đặc phái viên về việc thực hiện lệnh trừng phạt của EU, David O'Sullivan, vào tháng năm đã khiến EU chỉ trích, coi đây là một sự ưu ái dành cho Nga.

Trước chuyến thăm Việt Nam của ông Josep Borrell, bên cạnh Dự án 88 và Liên minh Bảo vệ Khí hậu Việt Nam, Liên đoàn quốc tế nhân quyền (FIDH) và tổ chức thành viên - Ủy ban Nhân quyền Việt Nam VCHR) đã có thư ngỏ chung kêu gọi Việt Nam trả tự do lập tức cho các nhà hoạt động môi trường đang "bị giam giữ tùy tiện" trong đó bao gồm Đặng Đình Bách, Hoàng Thị Minh Hồng, Ngô Thị Tố Nhiên.

Thư ngỏ cũng kêu gọi Việt Nam tôn trọng cam kết bảo vệ nhân quyền như một yếu tố thiết yếu trong quan hệ với EU, bao gồm Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA), và trả tự do cho tất cả những người bị giam giữ tại Việt Nam vì "đã thực hiện các quyền cơ bản của con người một cách ôn hòa".

Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC), Đại diện cấp cao của Liên minh Châu Âu (EU) về chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell Fontelles

NGUỒN HÌNH ẢNH,JOSEP BORRELL FONTELLES X

Chụp lại hình ảnh,Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC), Đại diện cấp cao của Liên minh Châu Âu (EU) về chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell Fontelles, viếng và ghi sổ tang tại tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hôm 25/7 tại Hà Nội

Nhìn lại vụ việc bà Tố Nhiên

Bà Ngô Thị Tố Nhiên là cựu Giám đốc điều hành của Tổ chức Sáng kiến ​​chuyển đổi năng lượng Việt Nam (VIETSE) - đã bị đóng cửa sau khi bà bị bắt vào tháng 9/2023.

Thời điểm bị bắt, công an nói bà Nhiên “trộm cắp, mua bán, bán hoặc hủy hoại tài liệu con dấu của cơ quan, tổ chức nhà nước” theo Điều 342 Bộ luật hình sự.

Hai công chức thuộc công ty điện lực nhà nước EVN được VIETSE thuê làm cố vấn—Lê Quốc Anh và Dương Việt Đức—cũng bị bắt và bị buộc tội theo Điều 342.

Cả hai đều bị tuyên án tù, các nguồn tin cho Dự án 88 biết.

Vào thời điểm bị bắt, bà Tố Nhiên, ông Anh và Đức đang sử dụng các tài liệu quy hoạch điện từ EVN để tìm hiểu tiềm năng tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo vào lưới điện của Việt Nam.

Bà Tố Nhiên có hơn 15 năm kinh nghiệm làm tư vấn độc lập cho các dự án năng lượng do Ngân hàng Thế giới, EU, Liên Hiệp Quốc, ADB, Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ.

Các hoạt động chuyên môn của bà tập trung vào kinh tế năng lượng, mô hình năng lượng, chính sách năng lượng và đánh giá các công nghệ năng lượng carbon thấp.

Bà đã tham gia xây dựng bản đồ tiềm năng năng lượng tái tạo cho Việt Nam và xây dựng chính sách năng lượng tái tạo.

Trong những năm gần đây, nhiều tổ chức phi chính phủ làm việc trong các lĩnh vực môi trường và năng lượng tại Việt Nam cũng đã bị đóng cửa hoặc bị hạn chế hoạt động.

Nhiều người là lãnh đạo các tổ chức này bị bắt tù, trong đó bao gồm: Ngụy Thị KhanhĐặng Đình BáchHoàng Thị Minh HồngMai Phan Lợi và Bạch Hùng Dương, với cáo buộc "trốn thuế" - phán quyết mà mà các nhà hoạt động nhân quyền quốc tế mô tả là "có động cơ chính trị".

Đến nay mới chỉ có bà Ngụy Thị Khanh và ông Mai Phan Lợi được trả tự do.

Liên minh Bảo vệ Khí hậu Việt Nam cũng kêu gọi chính phủ Việt Nam để xã hội dân sự được tham gia tự do và an toàn vào việc giám sát và ra quyết định trong suốt quá trình lập kế hoạch và thực hiện JETP; xây dựng các nguyên tắc rõ ràng về "chuyển đổi công bằng" cho JETP, dựa trên một quá trình có sự tham gia rộng rãi và phù hợp với các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế của chính phủ và các bên liên quan trong doanh nghiệp cũng như các cam kết về chính sách bảo vệ của các tổ chức tài chính.

Việt Nam 'giảm' điện than ra sao?

Vào tháng 6/2023, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã yêu cầu các cơ quan chính phủ tăng sản lượng than và khí đốt để giải quyết hiệu quả tình trạng thiếu điện tiềm ẩn trong tương lai.

Do việc khôi phục sản xuất toàn bộ tại các nhà máy điện chạy bằng than, lượng than nhập khẩu trong năm 2023 cao hơn 61% so với năm 2022.

Ngoài ra, trong hai tháng đầu năm 2024, sản lượng khai thác than trong nước đã cao hơn 3,3% so với năm 2023.

Việt Nam còn rục rịch tái khởi động dự án nhà máy Sông Hậu 2 công suất 2,1 GW vào hồi tháng 7/2024.

Chỉ cho tới khi quốc tế vào cuộc, đặc biệt là việc Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay sẽ "giám sát chặt" các báo cáo về khả năng xây dựng và vận hành thêm nhà máy than của Việt Nam thì chính phủ nước này mới thông báo chính thức dừng dự án.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Tim đập nhanh gấp 3 lần bình thường, người phụ nữ trẻ phải đi cấp cứu