Chiến tranh Ukraine và an ninh châu Á

 Yuriko Koike  ,Đỗ Kim Thêm dịch

image.png
Lời người dịch: Để đối phó với sự đe dọa dùng vũ khí hạt nhân của Triều Tiên và khát vọng xâm lăng của Trung Quốc ở khu vực Thái Bình Dương và tái chiếm Đài Loan, Thủ tướng Fumio Kishida cho biết là Nhật Bản đang soạn thảo một chiến lược an ninh quốc gia mới và ngân sách sẽ được tăng gấp đôi trong những năm tới.
 
Theo kế hoạch này, Nhật Bản sẽ trang bị các loại vũ khí cần thiết cho một cuộc phản công, nhất là làm vô hiệu hoá các địa điểm tên lửa của đối phương ngay cả trước phát pháo. Dù không có tham vọng trở thành một cường quốc quân sự trong khu vực, nhưng Nhật Bản cho là chiến lược an ninh  năm 2013 không còn phù hợp trước tiềm năng xâm lăng của Trung Quốc và Triều Tiên. Để đạt mục tiêu này, Nhật Bản cần mua các loại vũ khí hiện đại của Mỹ.
 
Cùng lúc với diễn biến này là các cuộc xung đột trên bán đảo Triều Tiên đã trở nên nghiêm trọng hơn. Quân đội Bắc Hàn gia tăng liên tục việc thị uy bằng cách bắn nhiều tên lửa đạn đạo và sẽ còn tiếp tục các vụ thử nghiệm hạt nhân khác. Chính phủ Nam Hàn cũng phải lo đối phó tương tự như Nhật
 
Bài viết sau đây của  Yuriko Koike, Cựu Bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản, cho thấy, Cố Thủ tưng Nhật Bản Abe đã ý thức mối nguy cơ này, nhưng trở ngại chính cho đến nay vẫn còn là thiếu tinh thần hợp tác kiên quyết của Ấn Độ trong khuôn khổ Bộ Tứ. Trong khi chiến tranh Ukraine còn kéo dài, Trung Quốc không còn dè dặt để chờ chiến cuộc Ukraine kết thúc; ngược lại, càng nôn nóng hơn trong việc tiến chiếm Đài Loan. Ấn Độ tiếp tục sai lầm khi theo phe Nga và sẽ dễ bị tổn thương trước Trung Quốc hung hăng.
 
Trong thời gian tới, tình thế sẽ biến chuyển  khó đoán, nhất là tháí độ tham chiến của Mỹ trong khu vực. Sau đây là bản dịch.
 
*
Từ Hindu Kush đến Biển Đông và Bán đảo Triều Tiên, Ấn Độ-Thái Bình Dương không thiếu những mối đối nghịch lịch sử sâu đậm và những yêu sách sai lầm về chủ quyền mà nó có thể bùng nổ thành xung đột mà không cần cảnh báo. Các cấu trúc an ninh đa phương mới là khẩn thiết để thiết lập khả năng răn đe có ý nghĩa.
Cuộc chiến xâm lược của Nga chống Ukraine đã khiến người dân trên khắp khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương hỏi là liệu các vấn đề tiềm ẩn hoặc gây nhiều thương tổn rõ rệt ở đây có thể dẫn đến cuộc gây chiến công khai không. Sau phản ứng cuồng loạn của Trung Quốc đối với chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi vào tháng 8, câu trả lời dường như quá rõ ràng. Từ Hindu Kush đến Biển Đông và vĩ tuyến 38 của bán đảo Triều Tiên, khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương không thiếu những mối đối nghịch lịch sử sâu xa và những yêu sách sai lầm về chủ quyền mà nó có thể bùng nổ thành xung đột mà không cần cảnh báo.
Do đó, vấn đề thực sự mà các nhà lãnh đạo trên khắp Ấn Độ-Thái Bình Dương phải đối mặt là liệu khu vực này có thể xây dựng một cấu trúc hòa bình để ngăn chặn các tham vọng quốc gia hoặc các thù nghịch leo thang đến một cuộc gây chiến công khai không. Phần lớn của vấn đề sẽ phụ thuộc vào việc liệu các cường quốc dân chủ trong khu vực – Úc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ – có thể tạo ra loại niềm tin chiến lược cần thiết để khiến bất kỳ kẻ gây rối tiềm tàng nào của hòa bình phải suy nghĩ kỹ trước khi khởi động các thù nghịch không.
Nền tảng của Abe
 
Khi theo đuổi mục tiêu này, khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương đã thoái bộ bởi một trong những thảm kịch nghiêm trọng về chính trị và con người trong năm 2022: cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo bị một độc thủ mưu sát. Thủ tướng Abe đã trải qua chín năm trong hai nhiệm kỳ thủ tướng, và một năm còn lại sau khi ông nghỉ hưu, ông đang suy ngẫm về các loại liên minh, hiệp ước và cấu trúc thể chế cần thiết để cung cấp các tiền đồn hướng dẫn và trụ cột canh phòng thuộc phạm vi  năng động tất yếu trong châu Á mà nó có thể được mang tới một cách bình yên. Ông nhận ra rằng châu Á gần như không có các tổ chức và liên minh đa phương dày đặc như châu Âu, và các cơ chế như thế là nền tảng để duy trì hòa bình và thịnh vượng.
Hành sử dựa trên nhận thức này, ông Abe đã trở thành kiến trúc sư của hai cấu trúc quan trọng, người ta hy vọng rằng nó sẽ trở thành nền tảng xây dựng của một nền hòa bình ổn định cho khu vực liên Ấn Độ-Thái Bình Dương: Đối thoại về nền An ninh Bốn bên ("Bộ Tứ"), một nhóm gồm Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ, và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (The Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership CPTPP), tổ chức kế thừa Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (the Trans-Pacific Partnership, TPP) sau khi Donald Trump, theo chủ trương cô lập, đánh sập TPP ngay từ đầu nhiệm kỳ tổng thống. CPTPP hiện nay quy tụ được 11 quốc gia thuộc vành đai Thái Bình Dương, Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Úc, Brunei, Singapore, Malaysia, Việt Nam và Nhật Bản, trong khối thương mại lớn nhất thế giới.
Bằng cách khởi động Bộ Tứ và cứu vãn TPP, ông Abe đã giúp tạo ra hai thể chế có tiềm năng thiết lập các quy tắc về con đường cho toàn khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Bộ Tứ đang dẫn đường về an ninh bằng cách đào sâu thêm mối quan hệ giữa bốn thành viên chủ yếu, mỗi thành viên cũng đang tăng cường các mối quan hệ đối tác chiến lược khác, chẳng hạn như quan hệ đối tác giữa Mỹ và Hàn Quốc, Ấn Độ và Việt Nam, và Úc và một Indonesia tự hào không liên kết. Cũng không định hình như nhiều mối quan hệ an ninh này, Bộ Tứ dù sao cũng đang giúp tạo ra một mạng lưới các quốc gia quyết tâm duy trì hòa bình và an ninh cho toàn khu vực. Và các mối quan hệ khác, chẳng hạn như các cuộc thao diễn hỗn hợp về quân sự thường xuyên mà Nhật Bản và Ấn Độ hiện nay đang tổ chức với Việt Nam, là đặc điểm khác hơn nhưng không thể định hình.
Khi dẫn đầu CPTPP, ông Abe hiểu rằng, các nhà lãnh đạo châu Á có thể tự hành xử một cách có hiệu quả ngay cả khi Mỹ chọn việc đứng bên lề. Ông và các nhà lãnh đạo châu Á khác, những người đã ký CPTPP hiểu rằng, nó sẽ ngăn cản Trung Quốc đạt được sự thống trị kinh tế áp đảo ở châu Á thông qua thỏa thuận thương mại của riêng mình, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (the Regional Comprehensive Economic Partnership, RCEP). Hiện nay, CPTPP đã bước sang năm thứ tư, đang tạo ra vô số cơ hội cho các nhà lãnh đạo khu vực hợp tác một cách liên tục, tập thể.
Mối liên kết yếu nhất
 
Sự hợp tác như vậy phải được nuôi dưỡng hơn thế nữa. Một bài học chủ yếu trong việc xây dựng các cấu trúc bền vững về hòa bình và an ninh trong kỷ nguyên hậu Đệ nhị Thế chiến là sự đoàn kết giữa các quốc gia tham gia là cần thiết. Tinh thần đoàn kết vững chắc trong khối NATO đã can ngăn, ít nhất là cho đến nay, Tổng thống Nga Vladimir Putin mở rộng cuộc chiến của mình ra ngoài Ukraine. Ý nghĩa về nền an toàn mà khối NATO mang lại cho các thành viên là đã thuyết phục thậm chí được Thụy Điển và Phần Lan – những quốc gia có lịch sử trung lập lâu đời –  tìm kiếm tư cách thành viên trong liên minh.
Tất nhiên, sự đoàn kết sẽ dễ xây dựng hơn để khi các vấn đề là về kinh tế, hoặc khi có một mối đe dọa sống còn thuộc loại mà châu Âu phải đối mặt khi khối NATO được  thành lập ở cao điểm của Chiến tranh Lạnh. Ít ai sẽ ngạc nhiên khi thấy CPTPP đã được thông qua và thực hiện suôn sẻ như vậy, ngay cả khi không có Hoa Kỳ chính thức cho phép.
Ngược lại, một cảm giác thực sự về tinh thần đoàn kết đang thiếu trong Bộ Tứ, thể hiện qua phản ứng chớp nhoáng của Ấn Độ đối với cuộc chiến ở Ukraine. Từ khi giành được độc lập vào năm 1947, Ấn Độ từ lâu đã nghĩ rằng họ có thể đảm bảo an ninh  thông qua việc phi liên kết và các nỗ lực song phương. Trong khi các  cuộc xâm nhập thường xuyên của Trung Quốc vào lãnh thổ Ấn Độ ở dãy Hy Mã Lạp Sơn, cùng với mối quan hệ bền chặt của Thủ tướng Abe với Thủ tướng Narendra Modi, đã giúp thuyết phục Ấn Độ rằng, họ không còn có thể đảm bảo an ninh bằng cách đơn phương hành động. Modi, giống như hầu hết những đồng bào của ông, đã cảm thấy khó khăn để phá vỡ những thói quen xưa cũ.
Hơn nữa, một yếu tố chính trong chiến lược an ninh quốc gia của Ấn Độ từ lâu đã phụ thuộc nặng nề về thiết bị quân sự và đào tạo của Nga. Một di sản từ những năm mà Mỹ đã gắn vận mệnh khu vực của mình với Pakistan, tình trạng phụ thuộc này từ lâu đã có ý nghĩa đối với Ấn Độ. Liên Xô sẵn sàng ủng hộ Ấn Độ trong cuộc chiến giành độc lập Bangladesh năm 1971, cung cấp cho nước này máy bay chiến đấu hiện đại và gây áp lực ngoại giao lên Trung Quốc của Mao Trạch Đông sau khi nước này xâm lược Ấn Độ năm 1962.
Là một đại biểu tự do có chân trong cả hai phe Chiến tranh Lạnh, Ấn Độ hình dung rằng, về mặt an ninh, họ đang sống trong thế giới tốt nhất có thể. Nhưng thời thế đã thay đổi, và sự phụ thuộc trước đây của Ấn Độ vào Nga hiện nay đang kéo nước này về phía sai lầm của lịch sử và làm tăng tính dễ bị tổn thương trước một Trung Quốc hung hăng.
Ở Nhật Bản, từ lâu, chúng tôi đã hiểu về vai trò quan trọng mà Ấn Độ có thể và nên đóng trong việc tạo ra một khuôn khổ cho hòa bình và an ninh bao gồm Ấn Độ và Thái Bình Dương. Với tư cách là Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, tôi đã đến thăm Ấn Độ vào năm 2007 khi hạt giống của cuộc thao diễn hải quân hỗn hợp đầu tiên của hai nước được gieo trồng. Mối quan hệ kể từ đó đã nở rộ thành một hình thức hợp tác quân sự và tình báo năng động hơn bao giờ hết.
Khi Bộ Tứ cố thủ trở thành tổ chức an ninh hàng đầu châu Á, người ta hy vọng rằng, Ấn Độ sẽ nhận ra rằng việc duy trì khoảng cách bình đẳng giữa các đối tác của các thành viên trong Bộ Tứ và Nga không còn là một chính sách khả thi, đặc biệt là hiện nay khi Nga đang ngày càng  trở thành một quốc gia chư hầu của Trung Quốc. Trong một cuộc xung đột giữa Ấn Độ và Trung Quốc, người Ấn không nên ngạc nhiên nếu Trung Quốc thuyết phục Nga để ngừng cung cấp cho Ấn về khí tài quân sự, năng lượng hoặc các mặt hàng nhập khẩu quan trọng khác. Không có chính phủ Ấn Độ nào phải sẵn sàng chịu đựng rủi ro không kham nổi trong tương lai.
Các kiến trúc sư của Ấn Độ hiện đại, từ Mahatma Gandhi và Jawaharlal Nehru đến Bhimrao Ramji Ambedkar, coi độc lập dân tộc là một chiến thắng về đạo đức và văn hóa, cũng như một chiến thắng chính trị. Ngày nay, với việc Trung Quốc tuyên bố về chủ quyền ở nhiều tỉnh của Ấn Độ, việc nhấn mạnh vào nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ ở khắp mọi nơi là cách duy nhất để Ấn Độ đảm bảo rằng biên giới của họ sẽ luôn được tôn trọng. Nguyên tắc đó hiện đang được thử nghiệm ở Ukraine. Nếu ông Abe vẫn còn sống, tôi không nghi ngờ rằng ông ấy sẽ âm thầm thuyết phục Modi nhận ra những gì đang bị đe dọa và Ấn Độ trong đối tác của Bộ Tứ hoàn toàn chấp nhận .
Làm rõ những trở ngại cuối cùng
Những thói quen xưa cũ cũng đang gây nguy hiểm cho an ninh trên bán đảo Triều Tiên. Gần tám thập niên sau khi Chiến tranh Thái Bình Dương kết thúc, những tranh chấp về lịch sử vẫn thường cản trở sự hợp tác an ninh hiệu quả giữa các chính phủ Hàn Quốc và Nhật Bản, bất chấp nỗ lực không ngừng của nhà độc tài Triều Tiên Kim Jong-un trong việc phát triển kho vũ khí hạt nhân.
Trong nhiều thập niên, Mỹ đã cố dùng nhiều thời gian để thu hẹp sự chia rẽ này. Nhưng, cuối cùng, chỉ có Hàn Quốc và Nhật Bản mới có thể làm được điều đó. Họ phải nhận ra rằng, sự khác biệt của họ phai mờ khi so với mối đe dọa an ninh rất thực tế mà cả hai phải đối mặt từ tham vọng bá quyền khu vực của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và chế độ bất hảo của Kim Jong-un. Thật đáng khích lệ khi thấy rằng cả hai nước hiện nay đang tham gia chặt chẽ trong việc hỗ trợ cho Ukraine (bằng cách cung cấp cả vũ khí và tình báo). Chúng ta hãy hy vọng rằng, cuộc chiến sẽ thuyết phục các nhà lãnh đạo chính trị của cả hai nước từ bỏ các cuộc tranh luận lịch sử vô bổ và bắt đầu tập trung vào các sáng kiến an ninh quốc gia hỗn hợp.
Các cường quốc vĩ đại và đầy tham vọng ghê tởm một khoảng trống địa chính trị. Putin coi sự cô lập của Ukraine bên ngoài khối NATO và Liên minh châu Âu chỉ là một khoảng trống cần được khai thác. Ở châu Á, việc cho phép Trung Quốc đưa ra những đòi hỏi hiếu chiến hơn bao giờ hết của các nước láng giềng không có liên minh, đặc biệt là ở Biển Đông, đã tạo ra một động lực tương tự. Và ở Nam Thái Bình Dương, các nền dân chủ của các quốc đảo nhỏ đã không quan tâm, việc này khuyến khích cho Trung Quốc thực hiện những chuyện gian ác về quân sự.
May mắn thay, cuộc tìm kiếm về tình đoàn kết và an ninh ngày nay đang bắt đầu lấp đầy khoảng trống bằng thể chế của khu vực theo cách sẽ tăng cường an ninh của các quốc gia lớn và nhỏ. Sự thống nhất khu vực đang phát triển này có nghĩa là bất kỳ cường quốc nào tìm cách đơn phương thay đổi bản đồ châu Á sẽ chắc chắn gặp phải sự phản đối kiên quyết và thống nhất.
 
Đỗ Kim Thêm dịch
(Tác giả Yuriko Koike, Đô trưởng Tokyo, từng là Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, cố vấn an ninh quốc gia và thành viên của Quốc hội).

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?