Tập Cận Bình củng cố quyền lực trong năm 2022 đầy biến động

 

REUTERS/Tingshu Wang/

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS/TINGSHU WANG

Tập Cận Bình đã củng cố được nhiệm kỳ lãnh đạo thứ ba mang tính lịch sử hồi tháng Mười.

Ông nổi lên như thành một nhà thống trị quyền lực nhất của Trung Quốc kể từ thời Mao Trạch Đông, được hỗ trợ bởi một Ban Thường vụ Bộ Chính trị với đầy những đồng minh và không có người kế nhiệm nào thách thức ông ta, theo Reuters..

Đó là một điểm nhấn hiếm hoi đối với Tập Cận Bình vào năm 2022, một năm đầy biến động với các cuộc biểu tình xuống đường vô tiền khoáng hậu, tiếp nối là sự đảo ngược đột ngột chính sách Zero-Covid của ông và tình trạng lây nhiễm virus corona đang hoành hành khắp quốc gia đông dân nhất thế giới này.

Trong khi sự vỡ mộng về chính sách Zero-Covid và sức tàn phá của nó đối với nền kinh tế lớn thứ hai đã không làm gián đoạn quá trình trị vì 5 năm nữa của ông Tập với tư cách là Tổng bí thư của Đảng Cộng sản cầm quyền, thì năm 2022 là một năm khủng hoảng trong lẫn ngoài nước đối với vị lãnh đạo 69 tuổi. 

Nền kinh tế Trung Quốc đang ở mức tăng trưởng khoảng 3% vào năm 2022, thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu chính thức là khoảng 5,5%, do dịch COVID-19 đã kìm hãm mức tiêu dùng và làm gián đoạn chuỗi cung ứng, trong khi khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản tiếp tục đè nặng.

Mối quan hệ của Bắc Kinh với phương Tây ngày càng xấu đi, càng tồi tệ hơn vì mối quan hệ đối tác "không giới hạn" của Tập Cận Bình với Moscow diễn ra ngay trước khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng Hai, cũng như căng thẳng gia tăng đối với Đài Loan - hòn đảo được Mỹ hậu thuẫn, mà Trung Quốc vốn coi là một phần lãnh thổ của mình.

REUTERS/Thomas Peter

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS/THOMAS PETER

Chuyến đi nước ngoài đầu tiên của ông Tập kể từ khi bắt đầu đại dịch là khi ông gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng Chín. Vào tháng 11, ông gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Indonesia khi cả hai bên đều tìm cách bình ổn mối quan hệ.

Sau đó, những người biểu tình ở các thành phố trên khắp Trung Quốc đã xuống đường phản đối ba năm kiểm soát hà khắc Covid-19, vốn là một chính sách đặc trưng của Tập Cận Bình. Những cuộc biểu tình lan rộng như vậy là lần đầu tiên ở Trung Quốc kể từ năm 1989.

Trong một sự đảo ngược tình thế bất ngờ, vào đầu tháng 12, Trung Quốc đã dỡ bỏ hầu hết các biện pháp kiểm soát Covid khi các ca nhiễm ở các thành phố bao gồm cả Bắc Kinh gia tăng, bất chấp cảnh báo từ các chuyên gia toàn cầu về việc không đủ vaccine tiêm phủ và hệ thống y tế không được chuẩn bị để ứng phó với sự bùng dịch.

Vì sao quan trọng?

Trong nhiều thập kỷ, Trung Quốc là động cơ tăng trưởng kinh tế chính của thế giới cũng như là trụ cột trong chuỗi cung ứng công nghiệp. Suy thoái kinh tế kéo dài hoặc gián đoạn hậu cần mới, cho dù là do Coivd hay căng thẳng địa chính trị, sẽ có tác động đến toàn cầu.

Ông Tập tiếp tục củng cố quyền lực của mình trong một quá trình bắt đầu khi ông mới nhậm chức cách đây một thập kỷ, sự tập trung quyền lực đã đẩy Trung Quốc theo hướng độc tài hơn và những nhà chỉ trích cảnh báo sẽ làm tăng nguy cơ mắc sai lầm trong chính sách.

Ngay sau Đại hội Đảng Cộng sản vào tháng 10, giới đầu tư toàn cầu đã bán tháo tài sản Trung Quốc và đồng nhân dân tệ đã tụt xuống mức yếu nhất trong gần 15 năm qua bởi các lo ngại rằng an ninh và ý thức hệ sẽ ngày càng lấn át tăng trưởng và lấn át sự hạ nhiệt căng thẳng quốc tế trong nhiệm kỳ thứ ba của ông Tập.

REUTERS/Kevin Lamarque

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS/KEVIN LAMARQUE

Nó có ý nghĩa gì cho năm 2023?

Kể từ đại hội, Trung Quốc đã đảo ngược chính sách Zero-Covid và cho biết họ sẽ tập trung vào việc ổn định nền kinh tế trị giá 17 nghìn tỷ USD vào năm 2023.

Quản lý các ca lây nhiễm đang tràn lan với rất ít "khả năng miễn dịch cộng đồng” là thách thức cấp bách nhất đối với ông Tập, liên quan tới sức khỏe cộng đồng cũng như sự ổn định xã hội và nền kinh tế.

Các chuyên gia cảnh báo rằng Trung Quốc, nơi sinh sống của 1,4 tỷ người, có thể có một triệu ca tử vong liên quan đến Covid trong năm tới.

Tại cuộc họp quốc hội thường niên vào tháng Ba, Trung Quốc sẽ hoàn tất quá trình chuyển đổi lãnh đạo, với Bí thư thành ủy Thượng Hải Lý Cường, một đồng minh thân cận của ông Tập, sẵn sàng thay thế ông Lý Khắc Cường đã nghỉ hưu để lên làm thủ tướng, chịu trách nhiệm quản lý nền kinh tế.

Ngân hàng Thế giới kỳ vọng việc mở cửa trở lại nền kinh tế Trung Quốc sẽ nâng mức tăng trưởng lên 4,3% vào năm 2023 từ mức dự báo 2,7% cho năm hiện tại.

Về mặt ngoại giao, Tập Cận Bình dường như đang cố gắng hạ nhiệt một số căng thẳng khiến quan hệ với phương Tây ngày càng trở nên tồi tệ, ngay cả khi Bắc Kinh cố gắng củng cố vị thế của mình như một đối trọng với trật tự hậu Thế chiến thứ hai vốn do Hoa Kỳ dẫn dắt, với sự tiếp cận như chuyến thăm gần đây của ông Tập tới Ả Rập Saudi.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?

Xứ Sở Hận Thù