Huawei có thể rời thị trường điện thoại thông minh vì hết chip - https://bacaytruc.com

 

LiênNguồnViết LuậnNgày đăng: 2022-12-31


VOA hôm 30/12 đưa tin rằng, theo báo cáo mới nhất do tổ chức nghiên cứu Counterpoint Research công bố, gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei đã cạn kiệt kho chip cao cấp dùng để sản xuất điện thoại thông minh và có thể buộc phải rút khỏi thị trường điện thoại thông minh toàn cầu.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cũng chỉ ra rằng Huawei đã mở ra một chiến trường khác đó là xem xét các dịch vụ đám mây 5G và năng lượng ít carbon, tuy nhiên, mạng 5G của Huawei có thể vẫn thu hút sự chú ý của Hoa Kỳ và tiếp tục bị chèn ép.
Counterpoint Research gần đây đã công bố một báo cáo cho biết sau khi kiểm tra và so sánh dữ liệu bán hàng, người ta thấy rằng Huawei đã hết sạch chip cao cấp do nhà máy sản xuất vi mạch HiSilicon sản xuất.
Theo báo cáo, thị phần của dòng chip điện thoại thông minh Kirin của HiSilicon trên thị trường ứng dụng toàn cầu đã giảm từ 3% trong quý 2 năm ngoái xuống 0% trong quý 3 năm nay.
Bị hạn chế bởi lệnh cấm của Hoa Kỳ, tập đoàn chế tạo chất bán dẫn TSMC của Đài Loan và Samsung của Hàn Quốc cùng các nhà sản xuất cao cấp khác không thể tiếp tục sản xuất cho Huawei. Còn chip Kirin được sử dụng trong điện thoại di động 5G cao cấp của Huawei do HiSilicon sản xuất có thể đã chết.
Kể từ khi Huawei và HiSilicon bị đưa vào danh sách đen thương mại của Hoa Kỳ vào năm 2019, họ đã khẩn trương tích trữ chip trong hơn một năm và đã hết hàng sau hơn hai năm chèo chống.
Sing Tao Daily hôm 30/142 đưa tin rằng, Từ Trực Quân, chủ tịch luân phiên của Huawei, đã có bài phát biểu mừng năm mới 2023. Tại đây ông không đề cập đến kế hoạch phát triển thị trường và kinh doanh điện thoại thông minh mà nói về số hóa và lượng carbon thấp trong môi trường vĩ mô không chắc chắn ở tương lai là những hướng đi và cơ hội nhất định của ngành.
Ông cho biết trong 10 năm tới, Huawei sẽ tạo ra các giải pháp số hóa, trí tuệ hóa, ít carbon và nền tảng mạng công nghiệp. Dự kiến doanh thu năm nay sẽ đạt 636,9 tỷ NDT, phù hợp với kỳ vọng. Huawei sẽ “vượt qua mọi khó khăn trở ngại và tồn tại với chất lượng.”
Ông Lý Thành Đông, một nhà phân tích ngành công nghiệp điện tử ở Bắc Kinh và là người sáng lập tổ chức Dolphin Think Tank, nói với VOA rằng, mỗi khi Huawei gặp khủng hoảng, sức chiến đấu của đội ngũ sẽ được cải thiện, cấu trúc đội nhóm sẽ được điều chỉnh lại và tìm thấy chiến tuyến mới. Do đó, công nghệ 5G đang được triển khai cho các dịch vụ đám mây trên ô tô thông minh và bến cảng.
Ông cho biết thị trường điện thoại di động toàn cầu chỉ có quy mô 400 tỷ USD nhưng năng lượng là thị trường rộng lớn trị giá 10 nghìn tỷ USD, Huawei có thể thất bại trong lĩnh vực điện thoại di động nhưng hãng rất lạc quan về các cơ hội kinh doanh mới. Đặc biệt trong công nghệ mạng 5G, Huawei có nhiều bằng sáng chế nhất.
Tuy nhiên, ông Lý Thành Đông cho rằng truyền thông mạng vẫn là lĩnh vực Mỹ quan tâm nên Mỹ không thể từ bỏ việc trấn áp Huawei trên chiến trường này.
Tô Dực Hào, trợ lý giáo sư tại Khoa Khoa học Chính trị tại Đại học Quốc gia Đài Loan, đã chỉ ra trong một cuộc phỏng vấn rằng, liệu Hoa Kỳ có nới lỏng vòng vây đối với Huawei hay không phụ thuộc vào việc liệu Huawei có còn đe dọa đến lợi ích địa chính trị của Hoa Kỳ trong tương lai hay không.
Huệ Liên
----------------
Bộ Ngoại giao Mỹ lên tiếng sau cuộc điện đàm giữa ông Putin và ông Tập


Tổng thống Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Reuter đưa tin, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 30/12 cho biết Washington lo ngại việc Trung Quốc nối lại quan hệ với Nga, sau khi Tổng thống Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tổ chức một cuộc họp video.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói: “Bắc Kinh tuyên bố trung lập, nhưng hành vi của họ cho thấy rõ ràng rằng họ vẫn đang đầu tư vào mối quan hệ chặt chẽ với Nga”. Ngoài ra, Washington cũng đang “theo dõi chặt chẽ các hoạt động của Bắc Kinh”.
Tuần trước, Nga và Trung Quốc đã tổ chức các cuộc tập trận hải quân chung, mà Tổng tham mưu trưởng Liên bang Nga, Tướng Valery Gerasimov, gọi đây là phản ứng đối với “sự tích cực xây dựng sức mạnh quân sự của Mỹ” ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tuần trước, TT Putin chủ trì việc phát hiện mỏ khí đốt ở Siberia, được thiết kế để thúc đẩy xuất khẩu năng lượng của Nga sang Trung Quốc.
Trong những năm gần đây, Bắc Kinh và Moscow đã tìm thấy tiếng nói chung khi cả hai cảm thấy khó chịu với sự thống trị toàn cầu của Hoa Kỳ. TT Putin và Tập Cận Bình coi Washington là một trở ngại cho tham vọng địa chính trị và kinh tế của họ và tìm cách thiết lập các mối quan hệ “không biên giới” như một đối trọng với ưu thế quốc tế của Mỹ. Đặc biệt, Nga xích lại gần Trung Quốc hơn sau khi Matxcơva gánh đòn trừng phạt nặng nề vì xâm lược Ukraina.
Liên Thành
----------

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?

Xứ Sở Hận Thù