Việt Nam: Những vụ khởi tố, bắt quan chức, doanh nghiệp năm 2022

 


Hình minh họa

Trong năm 2022, tại Việt Nam, nhiều cựu quan chức lẫn doanh nhân nổi tiếng bị truy tố, xét xử và phải nhận bản án.

Đại án Việt Á

Trong đại án Việt Á, Bộ Công an và công an cả nước đã khởi tố 26 vụ án, 94 bị can để làm rõ nhiều tội danh. Trong số các bị can, có 8 người là cựu lãnh đạo, quan chức thuộc Bộ Y tế, Bộ KH-CN.

Quá trình điều tra, Bộ Công an xác định bị can Phan Quốc Việt, cựu Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Việt Á, đã thu lãi 4.000 tỉ đồng và chi “bôi trơn” khoảng 800 tỉ đồng cho các đối tác để được cung ứng kit xét nghiệm.

Đến nay, Bộ Công an và công an cả nước đã khởi tố 26 vụ án, 94 bị can để làm rõ nhiều tội danh. Trong số các bị can, có 8 người là cựu lãnh đạo, quan chức thuộc Bộ Y tế, Bộ KH-CN.

 Quá trình điều tra, Bộ Công an xác định bị can Phan Quốc Việt, cựu Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Việt Á, đã thu lãi 4.000 tỉ đồng và chi “bôi trơn” khoảng 800 tỉ đồng cho các đối tác để được cung ứng kit xét nghiệm.

 Đại án Việt Á dẫn đến “cú ngã ngựa” của Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế - ông Nguyễn Thanh Long và cựu chủ tịch UBND TP Hà Nội - ông Chu Ngọc Anh.

Ông Long được cho là quan chức cao nhất của Bộ Y tế bị khởi tố trong vụ án nâng khống giá kit xét nghiệm COVID-19.

Theo đó, ngày 7/6, trung tướng Tô Ân Xô - chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an - cho biết Cơ quan cảnh sát điều tra (C03) Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam ông Nguyễn Thanh Long - cựu bộ trưởng Bộ Y tế.

Ông Long bị điều tra về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Cơ quan điều tra xác định ông Nguyễn Thanh Long đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái các quy định của pháp luật trong việc cấp số đăng ký lưu hành, hiệp thương giá và kiểm tra giá hiệp thương kit xét nghiệm COVID-19, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản Nhà nước.

Ông Chu Ngọc Anh cũng bị bắt vì những sai phạm liên quan đến vụ án Công ty Việt Á hối lộ các quan chức hàng trăm tỉ để thông đồng nâng khống giá kit xét nghiệm COVID-19.

Luật sư Nguyễn Chiến, đại biểu Quốc hội khoá 14, nói trên VOV: "CDC Bắc Giang nhận 'hoa hồng' 44 tỷ đồng trên tổng giá trị hợp đồng là 148 tỷ đồng, nghĩa là tới 30%, một con số không ai có thể ngờ. 'Ăn' ngay giữa lúc đồng bào cả nước hoạn nạn là hành vi không thể chấp nhận được".

Vào tháng Tám, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, chủ trì phiên họp của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, yêu cầu xử lý dứt điểm các vụ việc, vụ án liên quan đến Công ty Việt Á.

Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cơ quan giám sát kỷ luật của Đảng cũng nói rằng vụ án tại Công ty Việt Á "hết sức phức tạp".

Ngày 30/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam, lệnh khám xét đối với ông Nguyễn Văn Trịnh, về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, quy định tại Khoản 3 Điều 356 Bộ luật Hình sự.

Theo đó, ông Nguyễn Văn Trịnh, Trợ lý Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bị bắt vì cáo buộc ông này lợi dụng vị trí công tác can thiệp, tác động các đơn vị, cá nhân tại Bộ Y tế để Việt Á được cấp số đăng ký lưu hành kit test.

Chuyến bay giải cứu

Sau gần một năm khởi tố vụ án đưa, nhận hối lộ liên quan “chuyến bay giải cứu” tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam 37 người của 8 bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp.

Phần lớn trong đó số này có nhiều lãnh đạo thuộc các bộ, ngành và địa phương như Bộ Ngoại giao, Công an, Y tế, Văn phòng Chính phủ... Và cũng trong số đó, có những cán bộ cấp cao là thứ trưởng, cựu thứ trưởng… của Bộ Ngoại giao.

Cũng theo kết quả điều tra ban đầu của Công an, có tới gần 2.000 chuyến bay “giải cứu”. Có chuyến bay sau khi trừ các chi phí, số tiền “bỏ túi” lên đến vài tỉ đồng.

Ngày 28/1, những cá nhân ở Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao bị khởi tố, bắt tạm giam trong vụ án nhận hối lộ. Những người này gồm Nguyễn Thị Hương Lan, Cục trưởng lãnh sự; Đỗ Hoàng Tùng, Phó Cục Lãnh sự; Lê Tuấn Anh, Chánh Văn phòng Cục Lãnh sự; Lưu Tuấn Dũng, Phó phòng Bảo hộ công dân Cục Lãnh sự.

Đến ngày 25/3, Cơ quan An ninh điều tra của Bộ ra quyết định bổ sung quyết định khởi động vụ án nhận hối lộ xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao buộc tội danh mới là hối lộ. Ngay sau đó, Cơ quan An ninh điều tra khởi tố bị can, bắt tạm giam Hoàng Diệu Mơ, Tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại Du lịch và Dịch vụ hàng không An Bình.

Tiếp đến ngày 14/4, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam về tội nhận hối lộ đối với ông Tô Anh Dũng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; Phạm Trung Kiên, Chuyên viên Vụ trang thiết bị và Công trình y tế Bộ Y tế và Vũ Anh Tuấn, nguyên cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an.

BBC

Ngày 27/9, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an còn khởi tố và bắt tạm giam Nguyễn Thanh Hải, Vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế, Văn phòng Chính phủ về tội nhận hối lộ; Nguyễn Quang Linh, trợ lý Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh, về tội nhận hối lộ.

Đến những ngày đầu tháng 10, nhiều cán bộ Đại sứ quán cũng rơi vào vòng lao lý do liên quan vụ việc.

Cụ thể, cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Hồng Hà, nguyên cán bộ Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản về tội nhận hối lộ; bà Nguyễn Lê Ngọc Anh, nguyên cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia, về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Ngày 22/12 vừa qua, ông Chử Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam về tội nhận hối lộ. Ông Dũng được xác định có sai phạm liên quan đến vụ chuyến bay giải cứu. 

Cùng bị bắt về tội danh với ông Dũng còn có ông Vũ Hồng Nam, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản.

Diễn biến mới nhất về vụ việc, ngày 27/12, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư để xem xét, thi hành kỷ luật Ban Cán sự Đảng Bộ Ngoại giao và các ông: Bùi Thanh Sơn, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Kết quả, ông Bùi Thanh Sơn bị phê bình nghiêm khắc và Bộ Chính trị cho rằng, ông Sơn cùng chịu trách nhiệm về các vi phạm, khuyết điểm của Ban Cán sự Đảng Bộ Ngoại giao nhiệm kỳ 2016 - 2021.

BBC

Vụ AIC và bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn

UGC

NGUỒN HÌNH ẢNH,UGC

Chiều 28/12, ngày thứ 7 xét xử vụ án vi phạm đấu thầu, đưa nhận hối lộ xảy ra ở Đồng Nai, gây thiệt hại hơn 152 tỷ đồng. Theo đó, đại diện VKSND Hà Nội cho rằng bà Nhàn là người "chủ mưu, cầm đầu và đạo diễn" các vụ thông thầu.

VKS nhận định các vụ án thông thầu ở Bệnh viện đa khoa Đồng Nai được tổ chức tinh vi, phân vai đầy đủ dưới sự "chủ mưu, cầm đầu và đạo diễn" của bà Nhàn. Mỗi người được phân công trách nhiệm cụ thể với các quyền lợi, nghĩa vụ rõ ràng.

Theo đó, bà Nhàn sử dụng các mối quan hệ với lãnh đạo tỉnh, sở ngành ở Đồng Nai, bà Nhàn đã thắng 16 gói thầu trị giá hơn 665 tỷ đồng tại dự án xây dựng bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, thu lợi bất chính gần 150 tỷ đồng.

Nhiều quan chức Đồng Nai dính líu vụ việc như ông Phan Huy Anh Vũ, Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai, và bảy người khác là nhân viên của AIC và các công ty liên quan.

AIC cùng các đơn vị khác bị cáo buộc là "thông đồng, nâng khống giá" để trúng thầu, gây thiệt hại cho nhà nước khoảng 152 tỷ đồng.

Chiều 28/12, đại diện khẳng định AIC sẽ phải bồi thường 152 tỷ đồng thiệt hại trong vụ án, chứ không phải ba cá nhân là bà Nhàn, ông Trần Mạnh Hà và bà Hoàng Thị Thúy Nga ( đều là nguyên Phó Tổng giám đốc AIC) như VKS đề nghị.

Do đã phong toả hơn 107 tỷ đồng của AIC tại các tài khoản ngân hàng và nếu cần, nhà chức trách có thể phong toả thêm để phục vụ bồi thường. Tuy nhiên, theo VKS, đây là vụ án hình sự nên trách nhiệm bồi thường thuộc về những người gây ra hành vi trái pháp luật. Bởi thế, bà Nhàn phải bồi thường 2/3 thiệt hại; hai phó tổng AIC Hà và Nga bồi thường 1/3.

Trước đó, ngày 18/08/2022, tờ VnExpress thông tin Cựu giám đốc AIC Group, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn cùng bảy người bị khởi tố sai phạm liên quan đấu thầu thiết bị y tế tại Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh.Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) đã "khởi tố, bắt tạm giam ba cán bộ Sở Y tế Quảng Ninh là Hoàng Đình Sơn, cựu phó giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình y tế; Phạm Ngọc Dũng, cựu chuyên viên phòng Kế hoạch - Tài chính; Nguyễn Quý Thịnh, chuyên viên phòng Kế hoạch - Tài chính.

Phiên tòa cũng tranh luận về vấn đề "bỏ trốn". Theo đó, luật sư bào chữa cho rằng, "nhiều bị cáo bị quy kết bỏ trốn là không đúng", do họ đã xuất cảnh từ khi vụ án chưa khởi tố. Luật sư đề nghị tạm đình chỉ điều tra bị can hoặc gỡ lệnh truy nã với những bị cáo này.

Cũng trong cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hồi 18/11, bài phát biểu kết luận được đăng toàn văn trên trang Tuổi Trẻ Online dài độ 4.000 chữ có đến ba lần nhắc đến vụ án bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn và AIC, được coi là vụ án "trọng điểm".

Vạn Thịnh Phát và bà Trương Mỹ Lan

Kết quả điều tra ban đầu xác định các bà Trương Mỹ Lan đã có hành vi gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu trái quy định của pháp luật để chiếm đoạt hàng nghìn tỉ đồng của người dân trong thời gian 2018 - 2019.

Cơ quan điều tra cũng khởi tố, bắt tạm giam các bị can khác với cùng tội danh:

  • Trương Huệ Vân (cháu của bà Trương Mỹ Lan, vợ ca sĩ Thanh Bùi) - tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn quản lý Bất động sản Windsor;
  • Nguyễn Phương Hồng - trợ lý Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát;
  • Hồ Bửu Phương - nguyên chủ tịch hội đồng quản trị Công ty CP Chứng khoán Tân Việt, nguyên phó tổng giám đốc phụ trách tài chính Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
UGC

NGUỒN HÌNH ẢNH,UGC

Chiều 19/12, lãnh đạo Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) cho biết đến nay đã khởi tố hai vụ án và 27 bị can. Cơ quan cảnh sát điều tra đang tập trung điều tra, xem xét xử lý triệt để sai phạm trên tinh thần thượng tôn pháp luật, không có vùng cấm, không ngoại lệ.

Cơ quan điều tra cũng tập trung thu hồi triệt để tài sản đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bị hại.

Một trong ba bị can bị bắt giam nói trên có bà Nguyễn Phương Hồng (sinh năm 1984), trợ lý Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, thành viên Hội đồng quản trị của Ngân hàng SCB đã qua đời, được cho là “đột tử”.

Tuy nhiên người phát ngôn Bộ Công an, không giải thích hoàn cảnh tử vong, địa điểm cũng như danh tính những người này.

Trước đó, hôm 7/10, báo Tuổi Trẻ đưa tin ông Nguyễn Tiến Thành - chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty CP Chứng khoán Tân Việt, thành viên HĐQT độc lập tại Ngân hàng SCB "vừa qua đời do đột quỵ".

Ông Thành là chồng của bà Tống Thị Thanh Hoàng, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

"Trong quá trình tố tụng có bị can và một số người liên quan qua đời do đột tử. Điều này tất nhiên sẽ gây thêm khó khăn cho quá trình điều tra. Tuy nhiên, với quyết tâm của lực lượng thực thi pháp luật, điều này không gây ảnh hưởng, vụ việc chắc chắn sẽ được làm rõ, làm đúng pháp luật, đảm bảo đúng người đúng tội," Người phát ngôn Bộ Công an giải thích.

BBC

Tuy nhiên, về cái chết của bị can Hồng, tối ngày 10/10, các trang Pháp luật TP HCM, Vietnamnet, Vietstock, Viez,.. từng đưa tin về cái chết của bà này nhưng chỉ sau vài giờ sau các báo này đồng loạt xoá tin.

Tướng Xô được truyền thông Việt Nam dẫn lời mô tả vụ án xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Đầu tư An Đông và bị can là bà Trương Mỹ Lan cùng đồng phạm là "vụ án rất khó với lực lượng thực thi pháp luật".

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?

Xứ Sở Hận Thù