Lễ hội Tịch điền thời xã hội chủ nghĩa!

RFA
2023.01.30

Lễ hội Tịch điền thời xã hội chủ nghĩa!Hình ảnh người nông dân và con trâu trên một cánh đồng ở ngoại thành Hà Nội.
 AFP

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn sáng mùng 7 Tết với người kéo cày mang mặt nạ nhà vua, thay cho hình ảnh chủ tịch nước mấy năm qua, gây nhiều bình luận trên mạng xã hội. Một số người cho rằng, việc đeo mặt nạ phản ánh tính hình thức, dối trá trong xã hội. 

Ông Ngọc Tân, nói với RFA quan điểm của ông, với tư cách một nông dân:

“Với tư cách là một nông dân, tôi không đồng ý chuyện đó. Bởi vì bản chất của người nông dân vốn chân chất, thật thà. Có sao làm vậy, nghĩ sao nói vậy chứ không bao giờ ném đá giấu tay như vậy. Tôi không biết dụng ý của ban tổ chức là gì, nhưng mang mặt nạ thì theo tôi, nó là một hình thức ‘ném đá giấu tay’”.

Theo sử sách, vào đầu xuân năm 987, vua Lê Đại Hành làm lễ tịch điền khai mở một mùa vụ mới với mong ước mưa thuận gió hòa, nhà nhà no đủ, đất nước phồn thịnh. Đó là lễ tịch điền đầu tiên ở Việt Nam được sử sách ghi nhận. Đến thời nhà Lý, lễ này được tổ chức long trọng hơn và là một trong những ngày hội chính của triều đình vào mùa Xuân. Theo nghi lễ, vua là người đầu tiên xuống ruộng cày.

Với tư cách là một nông dân, tôi không đồng ý chuyện đó. Bởi vì bản chất của người nông dân vốn chân chất, thật thà. Có sao làm vậy, nghĩ sao nói vậy chứ không bao giờ ném đá giấu tay như vậy. Tôi không biết dụng ý của ban tổ chức là gì, nhưng mang mặt nạ thì theo tôi, nó là một hình thức ‘ném đá giấu tay - Ông Ngọc Tân

Ông Liêu Thái, người tự nhận mình là một nông dân, nói với RFA suy nghĩ của ông:

“Tôi thấy lễ tịch điền năm nay tạm đúng với bản chất của nó nhưng vì người ta đã quen với cái giả nhiều quá rồi. Lộng giả thành chân thành ra người ta làm vậy. Họ quên rằng thời đại bây giờ không có vua. Ông tổng bí thư hay chủ tịch nước cũng không phải là vua. Nếu xem họ là vua thì nên lui về thời phong kiến mà sống vì quá lạc hậu, không thể tiến bộ được. Chắc chắn một điều như vậy.”

Những năm sau này, hình ảnh các ông cựu chủ tịch nước Trần Đại Quang lái máy cày, hay Nguyễn Xuân Phúc lội ruộng kéo cày được báo chí nhà nước loan tải như những hình ảnh đẹp. Trong khi đó, một số người lại cho rằng, hình ảnh này không phù hợp. Ông Liêu Thái nói với RFA quan điểm của ông:

“Lễ hội tịch điền nó gồm phần lễ và phần hội. Nó là hình thức sân khấu hóa tái hiện hình ảnh vua ngày xưa khai cày đầu năm. Nhiều năm trước họ làm với mục đích thu hút khách du lịch. Không biết từ đâu lãnh đạo lại ‘nhảy vô’ với vai trò ông vua như vậy.

Việc một vị lãnh đạo trong chế độ XHCN đứng ở vai trò của một ông vua ngày trước để khai mở lễ tịch điền, cày những đường cày đầu tiên của đất nước nó không hợp lý. Bởi thực tế, chúng ta đang sống trong thời đại XNCN, dù muốn hay không. Nó không phải thời phong kiến trung ương tập quyền mà ông vua thật sự phải bước ra khai hội.”

Mùa Xuân năm 2017, Chủ tịch nước lúc đó là ông Trần Đại Quang về cánh đồng xã Đọi Sơn (huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) dự lễ Tịch điền. Ông Quang phát biểu tại buổi lễ rằng, lễ Tịch điền là một hoạt động văn hóa du lịch, quảng bá hình ảnh, con người Hà Nam đổi mới, phát triển để đồng bào trong nước, du khách quốc tế, kiều bào ta ở nước ngoài biết đến các sản phẩm kinh tế, văn hóa, du lịch của Hà Nam, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.  

Đến mùa Xuân năm 2022, Chủ tịch nước lúc đó là ông Nguyễn Xuân Phúc thực hiện nghi thức xuống đồng, cày ruộng đầu năm trong lễ hội Tịch điền trong bộ quần áo nâu. Ông Phúc nêu rõ: “Đảng, Nhà nước luôn khuyến khích và đề cao sự phát triển của nông nghiệp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.”

Hình ảnh con trâu vẽ vằn vện như con cọp với người cầm cày là Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cũng bị dư luận cho là giả dối và hình thức, không thích hợp với chủ trương hiện đại hóa nông nghiệp nhiều năm qua.

Nhà văn Nguyên Ngọc từng nói về căn bệnh giả dối trong xã hội: “Tôi cho rằng căn bệnh nặng nhất, chí tử nhất, toàn diện nhất của xã hội ta hiện nay là bệnh giả dối. Chính cái giả dối tràn lan khiến người ta không còn thật sự tin vào bất cứ điều gì nữa. Câu hỏi thường trực bây giờ: Tốt để làm gì? Sạch để làm gì? Quên mình để làm gì? Xả thân chống lại cái xấu, cái giả để làm gì? Liệu rồi có ai, có cơ chế nào bảo vệ những nỗ lực đạo đức đó không? Hay thậm chí bị cả cơ chế quật đánh lại như vẫn thấy không hề ít?”

Một nhà báo không muốn nêu tên nói với RFA quan điểm của ông khi để lãnh đạo khai lễ Tịch điền:

“Theo tôi, lễ tịch điền mà có lãnh đạo như chủ tịch nước xen vô như vậy là có mục đích điều hướng tâm thức của người dân. Họ muốn cho dân nghĩ rằng vẫn đang sống trong thời đại có vua. Vua là người đang cày những đường cày đầu tiên.

Khi lãnh đạo kéo những đường cày đầu tiên nó gieo rắc ý thức phục tùng của thần dân trước các nhà lãnh đạo của thời hiện đại. Nó có yếu tố chính trị trong đó. Nó làm cho người dân sống ở thế kỷ 21 vẫn mang cái tâm thức của thế kỷ 20, thậm chí thế kỷ 19. Vẫn sống theo cách phục tùng của một thần dân trước một ông vua.

Với hình ảnh một chủ tịch nước đi cày trong lễ tịch điền nó mang hình ảnh một ông vua. Nó nửa thật nửa giả rất nguy hiểm. Nó là cái trò ngu dân một cách rất tinh tế.”

Lễ hội Tịch Điền được bắt đầu trở lại từ năm 2009. Một năm sau, Chủ tịch nước lúc đó là ông Nguyễn Minh Triết đã mặc áo nông dân, cầm cày thực hiện nghi lễ. Sau đó nữa là ông Trương Tấn sang, cũng với vai trò Chủ tịch nước đã cầm cày theo trâu xới những vết cày đầu tiên để khai mạc lễ hội. Trong bài diễn văn, ông Sang đã tôn vinh ý nghĩa của lễ hội và mong muốn UBND tỉnh Hà Nam tiếp tục phát huy tinh thần này trong các kế hoạch kinh tế du lịch của tỉnh.

Khi lãnh đạo kéo những đường cày đầu tiên nó gieo rắc ý thức phục tùng của thần dân trước các nhà lãnh đạo của thời hiện đại. Nó có yếu tố chính trị trong đó. Nó làm cho người dân sống ở thế kỷ 21 vẫn mang cái tâm thức của thế kỷ 20, thậm chí thế kỷ 19. Vẫn sống theo cách phục tùng của một thần dân trước một ông vua. - Một nhà báo

Riêng năm nay, do chỉ vài ngày trước Tết, Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc đã đột ngột từ chức. Bà Võ Thị Ánh Xuân - Phó chủ tịch nước được Quốc hội thông báo sẽ đảm nhận quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch mới.

Người thay ông Phúc đọc lời chúc Tết đầu năm là Tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng. Người kéo cày trong lễ Tịch điền được nói là một cụ ông 70 tuổi. Cụ này đeo mặt nạ, mặc áo long bào vào vai vua Lê Đại Hành.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?