Báo cáo của Mỹ về buôn người: Việt Nam giữ nguyên vị trí
VOA
28/06/2018
Bản phúc trình mô tả Việt Nam là nơi xuất phát và ở một cấp độ ít hơn là điểm đến của những nạn nhân buôn người, trong đó có trẻ em, vốn bị ép buộc làm việc hay buôn bán tình dục. Ngoài ra, bản phúc trình cũng nêu lên các vấn nạn ở các công ty đưa lao động ra nước ngoài làm việc. Đó là không giúp đỡ người lao động khi họ báo về các trường hợp bị bóc lột, bị đòi chi phí quá cao khiến người lao động lâm vào cảnh nợ nần.
28/06/2018
Bản phúc trình mô tả Việt Nam là nơi xuất phát và ở một cấp độ ít hơn là điểm đến của những nạn nhân buôn người, trong đó có trẻ em, vốn bị ép buộc làm việc hay buôn bán tình dục. Ngoài ra, bản phúc trình cũng nêu lên các vấn nạn ở các công ty đưa lao động ra nước ngoài làm việc. Đó là không giúp đỡ người lao động khi họ báo về các trường hợp bị bóc lột, bị đòi chi phí quá cao khiến người lao động lâm vào cảnh nợ nần.
Những nạn nhân xuất khẩu lao động của Việt Nam bị ép buộc làm việc trong những công trình xây dựng, đánh cá, làm nông, khai khoáng, chế tạo và khai thác gỗ chủ yếu ở những nước như Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc, Lào, Angola, Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Nhật Bản. Ngoài ra, bản phúc trình cũng lưu ý tình trạng người Việt Nam bị đưa lậu sang Anh và Ireland để làm việc trong các nông trại trồng cần sa.
Phúc trình đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam bao gồm: xây dựng đội ngũ và đào tạo cho các quan chức về việc thực thi các hướng dẫn của Bộ Luật Hình sự; truy tố quyết liệt tất cả hình thức buôn người và trừng phạt những kẻ buôn người kể cả những quan chức cấu kết; tăng cường giám sát các công ty xuất khẩu lao động và ra những quy định cấm các công ty này đòi phí người lao động; cải thiện sự hợp tác liên cơ quan để thực hiện hiệu quả kế hoạch hành động quốc gia về chống buôn người và dành đủ nguồn lực cho kế hoạch này; xây dựng các chương trình giảm sự kỳ thị đối với các nạn nhân và thúc đẩy những nạn nhân hồi hương tái hòa nhập vào xã hội; hướng các biện pháp nâng cao nhận thức về phòng chống buôn người đến những địa phương và những khu vực dễ bị tổn thương và cho phép kiểm chứng độc lập để đảm bảo rằng không còn hình thức lao động cưỡng bức tại các trung tâm cai nghiện ma túy; mở rộng đào tạo cho các viên chức lãnh sự làm việc ở nước ngoài về quyền lợi của người lao động và các chuẩn mực lao động quốc tế.
Trong bản phúc trình năm nay, do cuộc khủng hoảng người tỵ nạn Rohingya ở bang Rakhine, Myanmar đã gia nhập nhóm nước bậc ba cùng với Trung Quốc, Syria, Nam Sudan – tức là những nước hành động ít nhất để đấu tranh với nạn buôn người.
Bản phúc trình cho rằng các chiến dịch an ninh của chính phủ Myanmar đã khiến ‘hàng trăm ngàn người Rohingya và các sắc dân khác phải rời bỏ nhà cửa – nhiều người trong số này bị bóc lột ở Myanmar, Bangladesh và những nơi khác trên thế giới.”
Ba thang bậc từ 1 đến 3 được Bộ Ngoại giao Mỹ đánh giá các quốc gia trên thế giới đã đối phó với tình trạng buôn người hiệu quả như thế nào. Trước khi bị hạ xuống bậc 3 thì các nước sẽ được đưa vào ‘danh sách theo dõi’. Nếu nước nào ở trong danh sách theo dõi trên hai năm mà không có cải thiện thì đương nhiên sẽ bị hạ xuống bậc ba.
Những quốc gia thuộc bậc 3 có thể bị những chế tài phi thương mại do Mỹ áp đặt và sẽ bị các hạn chế hỗ trợ từ Mỹ nhưng điều này có thể được Tổng thống Mỹ đảo ngược.
Bản phúc trình buôn người này được công bố vào lúc chính quyền Mỹ đang đối mặt với sự lên án của cộng đồng quốc tế về việc chia cắt trẻ em di dân với bố mẹ ở biên giới. Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng buôn người là tội ác liên quan đến bóc lột cá nhân trong khi việc đưa lậu di dân vào một nước là ‘tội ác chống lại một quốc gia’.
Trong tổng số 183 quốc gia được đánh giá, có 30 nước đã có đủ tiến bộ để được thăng lên một bậc trong khi 19 nước bị hạ bậc.
Nhận xét
Đăng nhận xét