Kịch tính thương vụ Mobifone-AVG tại Việt Nam…
Cali Today
June 30, 2018
Ông Lê Nam Trà - Ảnh Mobifone-TTO
June 30, 2018
Việt Nam – Im lắng khoảng thời gian một, hai tháng ngắn ngủi thì có thể nói hôm nay ngày 30/6/2018, “lò ông Trọng” chính thức nhóm trở lại, hàng loạt quan chức và lãnh đạo của một số vụ sai phạm ở lĩnh vực kinh tế-tài chính nhận những hình thức kỷ luật, báo hiệu nguy cơ đối diện vòng lao lý đang ở phía trước…
“Lò ông Trọng”, tức là nói về chiến dịch chống tham nhũng do Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (CS Việt Nam) ông Nguyễn Phú Trọng khởi xướng tại Việt Nam trong thời gian qua. Thật vậy, hôm nay ngày 30/6/2018, báo chí Việt Nam trong đó có tờ Tuổi trẻ Onlines đã đồng loạt động đưa bản tin liên quan đến thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu ( gọi tắt là Công ty AVG), đây là thương vụ tạm gọi nôm na là thương vụ Mobifone- AVG và vụ sai phạm trong hoạt động kinh tế-tài chính xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư& phát triển Việt Nam (gọi tắt là BIDV)…
Trong khuôn khổ bài viết này, người viết đặc biệt quan tâm đến thương vụ Mobifone-AVG bởi diễn biến của nó nếu không có gì thay đổi theo suy đoán của dư luận thì sẽ có rất nhiều kịch tích về sau đối với giới báo đài-truyền thông Việt Nam.
Theo báo Tuổi trẻ Onlines thông tin cho dư luận được biết là chiều ngày 30/6, Ủy ban kiểm tra Trung ương Việt Nam phát thông báo nêu rõ trong kỳ họp 27, Uỷ ban Kiểm tra trung ương đã xem xét, kết luận thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Lê Nam Trà-nguyên ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối doanh nghiệp Trung ương, nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Mobifone.
Cùng khai trừ ra khỏi Đảng giống ông Trà còn có ông Phạm Đình Trọng -đảng ủy viên, Bí thư Chi bộ, vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông.
Đồng thời Thông báo của Ủy ban kiểm tra Trung ương Việt Nam còn nêu rõ việc thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức tất cả chức vụ trong Đảng đối với ông Cao Duy Hải, phó Bí thư Đảng ủy, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Tổng công ty Mobifone.
Thi hành kỷ luật Khiển trách đối với ông Phạm Hồng Hải, Ủy viên Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Thông tin -Truyền thông.
Riêng ông Nguyễn Bắc Son, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự Đảng, nguyên Bộ trưởng và ông Trương Minh Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin -Truyền thông, Ủy ban kiểm tra Trung ương Việt Nam đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật.
Cùng với nhiều vụ việc diễn ra có ảnh hưởng đến kinh tế-chính trị-xã hội ở Việt Nam thì thương vụ Mobifone-AVG cũng được Cali Today nói rất nhiều trong thời gian qua. Đây là một Thương vụ mua bán, chuyển nhượng có trị giá gần 9000 tỷ đồng trong đó theo Thanh tra Chính phủ Việt Nam kết luận đã có những sai phạm nghiêm trọng và rất nghiêm trọng của những cá nhân, tập thể dẫn tới nguy cơ thiệt hại vốn Nhà nước tại Mobifone khoảng hơn 7000 tỷ đồng. Trước tình hình này, Thanh tra Chính phủ Việt Nam tiến hành thanh tra toàn diện thương vụ Mobifone-AVG vào tháng 9/2016 và đến tháng 4/2017 thì kết thúc thanh tra.
Ngày 23/3/2018, Thanh tra Chính phủ đã công bố toàn văn kết luận thanh tra Thương vụ Mobifone-AVG dài 33 trang. Bộ Thông tin-Truyền thông nói sẽ nghiêm túc chấp hành Kết luận Thanh tra nhưng bản thân ông Lê Nam Trà từ Chủ tịch bị cho về Cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên Mobifone phát biểu tại buổi họp vẫn khẳng định Mobifone mua AVG thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, tâm điểm của dư luận quan tâm ở thương vụ không phải ở cá nhân ông Trà mà là chính ở cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin- Truyền thông ông Nguyễn Bắc Son và Bộ Trưởng Bộ Thông tin- Truyền thông ông Trương Minh Tuấn.
Thông báo của Ủy ban kiểm tra Trung ương chiều ngày 30/6, có nói bản thân ông Son và ông Tuấn là đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật. Vậy câu hỏi đặt ra là cơ quan nào có thẩm quyền xem xét, kỷ luật ông Son và ông Tuấn? Câu trả cũng không hề khó đó là hiện nay chỉ có Ban bí thư Trung ương Đảng CS Việt Nam và Bộ Chinh trị CS Việt Nam là hai cơ quan đủ thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật ông Son và ông Tuấn.
Thêm một hỏi mà dư luận quan tâm thương vụ Mobifone-AVG đặt ra nữa là hình thức kỷ luật đối với ông Son và ông Tuấn là ở mức nào? Cụ thể ở đây là ông Trương Minh Tuấn với Chức danh Bộ trưởng Bộ Thông tin-Truyền thông liệu với những sai phạm nghiêm trọng có bị cách chức hay là chỉ nhận một hình thức cảnh cáo rồi vẫn giữ nguyên chức vụ cho đến hết nhiệm kỳ?
Cần phải nhắc đến sự kiện ngay sau khi Thanh tra Chính phủ Việt Nam công bố kết luận thanh tra những sai phạm trong thương vụ Mobifone-AVG thì Bộ Thông tin- Truyền thông, người đứng đầu là ông Trương Minh Tuấn, với quyền lực “tư lệnh ngành” đã đồng loạt cho nhiều tờ báo đăng tải Thông cáo báo chí của Bộ Thông tin-Truyền thông nói về thương vụ Mobifone-AVG và cho rằng kết luận của Thanh tra Chính phủ là không phản ánh đúng sự thật. Một sự phản kháng quyết liệt được xem là của ông Trương Minh Tuấn nói riêng và Bộ Thông tin- Truyền thông nói chung khi sử dụng công cụ quản lý của mình để nhằm mục đích bảo vệ bản thân.
Tuy nhiên, sự phản kháng của ông Tuấn và Bộ Thông tin- Truyền thông chỉ kéo dài khoảng mấy tiếng đồng hồ rồi sau đó phải thất thủ bởi vì Chính phủ, Ban Bí thư Trung ương, Bộ Chính trị Việt Nam…nhanh chóng can thiệp nên đồng loạt các báo đăng tải Thông cáo của Bộ Thông tin-Truyền thông về thương vụ Mobifone-AVG phải hạ xuống.
Sự thất thủ của Bộ Thông tin-Truyền thông, ông Trương Minh Tuấn và cũng của cả ông Cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son ở thương vụ Mobifone-AVG còn có ở khía cạnh báo đài Việt Nam. Bởi Bộ Thông tin- Truyền thông là cơ quan quản lý trực tiếp báo đài Việt Nam, ông Tuấn và ông Son là những người cấp lãnh đạo những người làm truyền thông, nhà báo ở Việt Nam vậy nhưng qua thương vụ Mobifone-AVG dư luận thấy sự bảo vệ của báo đài Việt Nam đối với Bộ Thông tin- Truyền thông, ông Tuấn và ông Son hầu như khá ít, thậm chí có những tờ báo còn cho đăng bài viết của những tác giả vạch trần trụi những sai phạm trong thương vụ Mobifone-AVG. Dĩ nhiên báo đài phải đưa vụ việc theo đúng quy định của pháp luật nhưng liệu có mấy cá nhân, báo đài dám công khai không ủng hộ “tư lệnh ngành” và cơ quan quản lý mình nếu không có một “sức mạnh” lớn hơn ông Tuấn và Bộ Thông tin-Truyền thông chống lưng? Đừng quên,Việt Nam hiện không có tự do báo chí.
Vậy thì dư luận quan tâm thương vụ Mobifone-AVG có quyền đặt thêm một tình huống gay cấn rằng; nếu ông Trương Minh Tuấn vượt ải, chỉ bị kỷ luật nhẹ và vẫn tại vị chức danh Bộ trưởng Bộ Thông tin-Truyền thông cho đến hết nhiệm kỳ thì liệu rằng có toan tính cá nhân là giải quyết “ân oán tình thù” với những nhà báo, báo đài không bảo vệ mình hay là không? Người viết dự đoán sẽ có rất nhiều kịch tích về sau này đối với giới báo đài-truyền thông Việt Nam/.
QUÊ HƯƠNG.
Nhận xét
Đăng nhận xét