Những trẻ em Việt Nam bị mất quyền sống
RFA
2018-06-28
2018-06-28
RFA
2018-06-28
Mỗi năm 2000 trẻ chết đuối
Tại buổi Lễ công bố chương trình hợp tác về phòng chống đuối nước cho trẻ em Việt Nam do Bộ LĐ-TB&XH, Quỹ từ thiện Bloomberg, Tổ chức Y tế thế giới và Tổ chức Vận động chính sách y tế toàn cầu tổ chức sáng 26/6 tại Hà Nội, bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho biết tử vong do đuối nước trẻ em ở Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực Đông Nam Á và cao gấp 10 lần các nước có thu nhập cao.
Bộ LĐ-TB&XH cho rằng nguyên nhân là do nhận thức của gia đình và xã hội về nguy cơ gây đuối nước trẻ em còn hạn chế; trẻ thiếu sự giám sát của cha mẹ; trẻ em chưa biết bơi và thiếu kỹ năng an toàn trong môi trường nước … Ngoài ra là thói quen tắm ở sông, suối của trẻ em và cả người lớn tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn.
Tuy nhiên theo một cô giáo không muốn nêu tên hiện mở trường mầm non tư thục ở Sài Gòn thì còn một nguyên nhân khác nữa, đó là thiếu phương tiện, cơ sở hạ tầng đi lại:
Hiện tại ở nhiều nơi, trẻ đi học mà còn đu dây qua suối thì rất không an toàn, đặc biệt mùa nước lớn, chảy xiết. - Một cô giáo ở Saigon
Hiện tại ở nhiều nơi, trẻ đi học mà còn đu dây qua suối thì rất không an toàn, đặc biệt mùa nước lớn, chảy xiết. -Một cô giáo ở Saigon
Hiện tại ở nhiều nơi, trẻ đi học mà còn đu dây qua suối thì rất không an toàn, đặc biệt mùa nước lớn, chảy xiết.
Chúng tôi liên lạc với một văn phòng Bảo vệ quyền trẻ em để hỏi về giải pháp nào bảo vệ trẻ em khỏi những tai nạn thương tâm từ nước, thì nhận được trả lời:
Xin lỗi mình không nắm vấn đề đó, mình không chuyên liên quan đến chuyện trẻ chết đuối, bạn có thể gọi cho đường dây nóng 111 nhé.
Nhằm giúp Việt Nam phòng chống đuối nước cho trẻ em, quỹ từ thiện Bloomberg đã tài trợ cho Việt Nam 2,4 triệu USD trong 2 năm đầu của chương trình 5 năm. Một phần trong chương trình sẽ là dạy bơi và kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em từ sáu tới mười lăm tuổi.
Tuy nhiên việc sử dụng những khoản tài trợ mà những tổ chức nước ngoài như Quỹ Bloomberg giúp cho Việt Nam như vừa nêu cũng là một vấn đề. Thực tế cho thấy đối tượng được giúp không nhận được đầy đủ khoản kinh phí dành cho.
Bà Võ Thị Cẩm Nhung, cựu cán bộ Ủy ban Dân số kế hoạch hóa gia đình và Bảo vệ bà mẹ, trẻ em tỉnh Khánh Hòa cho chúng tôi biết về tình trạng những khoản tiền thực tế mà trẻ em được thụ hưởng không còn bao nhiêu khi đi từ trung ương tới tỉnh rồi tới địa phương. Theo bà thì tình trạng hợp thức hóa hóa đơn chứng từ để quyết toán thì đầy ra. Chính vì vậy mà bây giờ người ta muốn tài trợ hay ủng hộ thì phải trực tiếp đi xuống tận nơi để giao cho người được thụ hưởng.
Khi bỏ tiền thì mình phải giám sát chứ không phải cứ quăng một cục một chờ nhận báo cáo rồi họ tiêu hết khoản tài trợ ấy đi. Thật sự mình thấy trong quá trình mình làm những công tác này thì nhiều khi kinh phí thì rót, thì tài trợ nhưng để đến tay người dùng thì không còn bao nhiêu hết.
Không phải là không có những chương trình để tài trợ và giúp đỡ, nhưng rồi cuối cùng tự nhiên nó qua các khâu rồi nó đi đâu mất tiêu nên trẻ em vẫn luôn luôn thiếu thốn. Hiện tại bây giờ vẫn có những chỗ trẻ em phải đu dây, có những chỗ điều kiện trẻ em đi học không đến nơi đến chốn. Ngay cả chuyện tập bơi này cũng không phải là chương trình hoàn thiện vì không phải tất cả các trẻ em đều có điều kiện đến học bơi.
Quyền được học hành
Ngoài quyền được sống thì quyền được học hành của trẻ bình thường cũng như trẻ khuyết tật cũng là một điều đáng quan ngại trong xã hội khi mà nhiều trẻ em phải nghỉ học ở vùng sâu vùng xa, vùng núi do thiếu phương tiện đến trường cũng như cơ sở hạ tầng không an toàn.
Cô giáo không nêu tên cho chúng tôi biết “Riêng quyền học tập thì thấy vất vả rồi, vì có đủ trường, đủ giáo viên đâu. Ngay như một mảng nhỏ là trẻ khuyết tật thì cũng ko đủ trường và đội ngũ y tế, giáo dục để can thiệp, điều trị cho trẻ.
Cô giáo này nói thêm theo luật giáo dục và luật khuyết tật của Việt Nam thì trẻ khuyết tật vẫn được đi học nhưng không có đủ giáo viên và thiết bị hỗ trợ, nên việc học hoà nhập đó rất ít hiệu quả. Nếu cha mẹ trả cho giáo viên đi kèm và nhà trường cho phép giáo viên theo thì đỡ hơn. Các trường quốc tế, nếu chấp nhận trẻ thì sẽ làm tốt hơn, trẻ đó thường là rất khá, nhẹ, ít hành vi và gia đình có điều kiện, do phí cao lắm. Các tổ chức quốc tế có hỗ trợ các trung tâm trợ giúp trẻ tàn tật hay trường chuyên biệt của nhà nước. Chứ trường tư thì thường ko nhận được do quy mô nhỏ.
Riêng quyền học tập thì thấy vất vả rồi, vì có đủ trường, đủ giáo viên đâu. Ngay như một mảng nhỏ là trẻ khuyết tật thì cũng ko đủ trường và đội ngũ y tế, giáo dục để can thiệp, điều trị cho trẻ. -Một cô giáo ở saigon
Bà Võ thị Cẩm Nhung trở lại với tình trạng nhận thức về các quyền của trẻ em trong xã hội Việt Nam hiện nay:
Cái gì đã gọi là đầu tư cho trẻ thì đó là công tác xã hội mà đối tượng cần được bảo vệ và cần được quan tâm thì mọi người đều phải có trách nhiệm trong việc đó, và mọi người phải dồn tâm dồn sức vào. Đó là quan điểm của nình nhưng không hẳn ai cũng có quan điểm như thế. Cũng có những người lợi dụng những khoản tiền không được quản lý chặt chẽ, rồi có những cái lãng phí nhưng mình không thể nói là ai cũng có quan điểm như mình được. Mình đòi hỏi điều đó rất là khó trong một cái xã hội có quá nhiều vấn đề như hiện nay.
Bức ảnh cậu bé Syria chết đuối dạt vào bờ biển năm 2015 và bức ảnh bé gái 2 tuổi bị tách khỏi mẹ ở biên giới Hoa Kỳ năm 2018 từng gây chấn động dẫn đến thay đổi nhanh chóng trong hành động và chính sách liên quan tại Châu Âu và Hoa Kỳ. Trong khi đó nhan nhản những cảnh trẻ chết đuối hàng năm; hình ảnh trẻ đu dây qua sông, suối để đến trường; trẻ em nheo nhóc, đói khổ tại vùng núi, vùng sâu vùng xa … vẫn tiếp tục tồn tại ở Việt Nam.
Nhận xét
Đăng nhận xét