Tin khắp nơi – 27/06/2018


Tin khắp nơi – 27/06/2018








Báo TQ nói gì về chuyến thăm của Mattis?

Truyền thông nhà nước Trung Quốc ít tường thuật về chuyến thăm từ 26 đến 28/6 của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis.
Tính đến 05:00 giờ GMT ngày 27/6, Tân Hoa Xã, Nhân Dân Nhật Báo và Thời Báo Hoàn Cầu không đăng tin về sự kiện này.
Chỉ có một vài post về ông Mattis được hiển thị trên Weibo.
James Mattis: ‘Sẽ còn hậu quả cho Trung Quốc’
Bộ trưởng Mattis tới TQ ‘bàn hợp tác quân sự’
Bắc Kinh tấn công bình luận ‘vô trách nhiệm’ của Mỹ
Mỹ-Trung ‘không gây chiến tranh thương mại’
Một video được chia sẻ trên mạng xã hội này cho thấy ông Mattis rời khỏi máy bay tại sân bay Bắc Kinh vào ngày 26/6 và chỉ được quân đội nhân chưa xác định danh tính đón tiếp.
Ông Mattis sẽ gặp các lãnh đạo và giới chức quân sự Trung Quốc trong chuyến thăm. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ đến Trung Quốc kể từ năm 2014.
‘Dịu giọng’
Báo nhà nước Trung Quốc ghi nhận “sự dịu giọng” của ông Mattis trong ngày đầu tiên của chuyến thăm. Tin tức và bình luận trên website Observer Net suy đoán rằng tướng “diều hâu” Mattis có thể “dịu đi” thái độ cứng rắn đối với Trung Quốc vì Mỹ “công nhận ảnh hưởng quan trọng của Trung Quốc đối với Bắc Hàn”.
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng về giao thương Mỹ – Trung và tranh chấp Biển Đông. Nhưng phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lục Khảng hôm 26/6 cho biết, miễn là cả hai bên xử lý quan hệ song phương “đúng đắn”, “sẽ không có khó khăn nào không thể vượt qua”, kênh CCTV4 tường thuật.
Theo South China Morning Post, chính quyền Trung Quốc lệnh cho truyền thông hạn chế đề cập đến chính sách công nghiệp rầm rộ được nhà nước hậu thuẫn “Made in 2025″, tâm điểm của cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh.
Tờ báo trích dẫn ba nguồn từ báo giới đại lục nói họ nhận được chỉ thị này từ tháng 5/2016, thời điểm Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ Steven Mnuchin và phái đoàn Mỹ bắt đầu đàm phán thương mại với phái đoàn Trung Quốc do Phó Thủ tướng Lưu Hạc dẫn đầu.
Chính sách “Made in China 2025″ nhằm biến Trung Quốc thành siêu cường công nghệ bằng cách đẩy mạnh phát triển các sản phẩm nội địa trong 10 ngành công nghiệp – từ chất bán dẫn đến trí thông minh nhân tạo, dược phẩm và xe điện – với mục đích thúc đẩy nâng cấp công nghiệp, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này đang chậm lại.
TQ vui mừng trước việc Trump đổi ý về ZTE
TQ cảnh báo về chế tài trừng phạt của Mỹ
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung ‘bất phân thắng bại’
Daimler: ‘​​doanh số 2018 thấp hơn vì TQ áp thuế’
Bộ Khoa học – Công nghệ và Bộ Công nghiệp – Công nghệ thông tin Trung Quốc cũng không nhắc đến chính sách nêu trên trong cuộc họp báo về “công nghệ thông minh” ở Bắc Kinh hôm 26/6 và những tin tức về chủ đề này trên website Bộ Thương mại Trung Quốc đã giảm mạnh ba tháng qua, South China Morning Post viết.
Bắc Kinh sẽ cắt giảm thuế nhập khẩu đậu tương đối với một số nước châu Á-Thái Bình Dương từ ngày 1/7, Ủy ban Thuế quan Trung Quốc thông báo.
Thỏa thuận này có hiệu lực 5 ngày trước khi Hoa Kỳ áp mức thuế 25% trên hàng hóa trị giá 34 tỷ đôla nhập khẩu từ Trung Quốc. South China Morning Post nói Trung Quốc đang cố hô hào sự ủng hộ toàn cầu để chống lại “chủ nghĩa bảo hộ thương mại” và điều này tương phản hoàn toàn với sự trả đũa của Bắc Kinh với việc Washington áp thuế. Tuy nhiên, việc xóa bỏ thuế quan đối với 5 nước châu Á không tạo ra nhiều khác biệt vì không nước nào trong số này từng xuất khẩu đậu tương sang Trung Quốc trong năm qua.
Cùng thời điểm, bài xã luận của Thời Báo Hoàn Cầu đưa nhận định chiến tranh thương mại sẽ không chỉ làm tổn hại lợi ích của đối thủ của Mỹ, mà còn làm hại cho chính nước này. Tờ báo cũng nói quyết định của hãng Harley-Davidson về việc chuyển bớt sản xuất khỏi Mỹ để né thuế của EU là “rất kịch tính”.
Tờ báo nói thêm rằng nếu Mỹ bắt đầu thực thi kế hoạch đánh thuế hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu trị giá 34 tỷ đôla từ ngày 6/7, thì “từ một trận động đất nhỏ, tin đồn về một trận động đất lớn sẽ nổi lên và quan ngại sẽ tiếp tục lan rộng”.
Weibo nói gì về diễn viên 83 tuổi xin vào Đảng CS?
Trong một diễn biến khác, các thành viên mạng xã hội Weibo đang bàn cãi về quyết định xin vào đảng Cộng sản Trung Quốc của diễn viên Niu Ben, 83 tuổi.
Chủ tịch Tập Cận Bình viết thư đề ngày 25/6, ca ngợi nam diễn viên “làm gương” cho các đảng viên và giới văn nghệ sĩ về sự đóng góp vào công cuộc phát triển của nghệ thuật xã hội chủ nghĩa. Nhiều báo nhà nước đưa câu chuyện lên đầu bản tin hôm 27/6.
Tuy nhiên, những người dùng Weibo hoài nghi, đặt câu hỏi tại sao ông Niu Ben lại quyết định xin vào Đảng lúc cuối đời, và liệu ông làm đảng viên để trốn thuế thu nhập cá nhân hay không.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-44627409

17 tiểu bang kiện chính quyền Trump

Mười bảy tiểu bang Hoa Kỳ đồng loạt kiện chính quyền Trump về chính sách “tàn nhẫn và bất hợp pháp” gây ly tán cho các gia đình di dân không giấy tờ hợp lệ.
Tổng chưởng lý của đảng Dân Chủ từ các bang bao gồm Washington, New York và California đã khởi kiện.
Vụ kiện nhằm vào chính sách của chính quyền Trump từ chối không cho người tị nạn nhập cảnh tại biên giới Hoa Kỳ-Mexico.
Mỹ nới lỏng ‘không khoan nhượng’ với dân di cư
Trump ký lệnh ‘ngưng việc chia ly các gia đình’
Trong khi đó, Phó Tổng thống Mike Pence từng cảnh báo những người di cư không có giấy tờ đừng “mạo hiểm cuộc sống của con cái” bằng cách cố gắng nhập cảnh vào Hoa Kỳ bất hợp pháp.
Massachusetts, Delaware, Iowa, Illinois, Maryland, New Jersey, New Mexico, Bắc Carolina, Oregon, Pennsylvania, Rhode, Vermont, Virginia cùng với Quận Columbia là các tiểu bang khác kiện Tổng thống Donald Trump.
Đơn kiện gửi tới tòa án ở Seattle, Washington hôm thứ Ba 27/6 mô tả sắc lệnh của ông Trump ký ngày 20/6 ‘để các thành viên gia đình bên nhau’ là ‘ảo tưởng’.
Đây là vụ kiện đầu tiên của các bang tại Hoa Kỳ nhằm chống lại chính sách gây ly tán gia đình của ông Trump, cho rằng lệnh này chối bỏ quyền được xét xử theo luật của các gia đình nhập cư và quyền xin tị nạn.
Tuần trước, ông Trump kêu gọi thúc đẩy quá trình trục xuất, chỉ vài ngày sau khi ông ra lệnh tách trẻ em ra khỏi cha mẹ nhập cư bất hợp pháp tại khu vực biên giới Hoa Kỳ-Mexico.
Các bang tại Hoa Kỳ đang tìm kiếm một phán quyết của tòa án để đoàn tụ các gia đình và chấm dứt việc chia tách trẻ em khỏi cha mẹ, tuyên bố rằng điều này “trái với Hiến pháp”.
Đơn kiện hôm thứ Ba cho rằng lệnh của ông Trump không bắt buộc phải chấm dứt việc ly tán các gia đình và không nói gì tới việc đoàn tụ các gia đình đã bị ly tán.
Nó cũng gọi chính sách của Trump là “một sự khinh thường” đối với mối quan tâm của các tiểu bang trong việc duy trì tiêu chuẩn chăm sóc trẻ em và giữ gìn mối quan hệ cha mẹ-con cái.
Một thông cáo từ Bộ Trưởng Tư Pháp tiểu bang New York, bà Barbara Underwood, nói đến những tình cảnh trẻ em di cư đang được giữ tại các trung tâm ở New York đã phải điều trị trầm cảm, lo lắng và có hành vi tự sát.
“Bằng cách chia tách con cái khỏi cha mẹ và gửi chúng đi xa hàng trăm dặm, chính quyền Trump đã gây ra chấn thương không thể lường được cho những đứa trẻ này, trong khi làm hao mòn mối quan tâm căn bản của New York trong việc bảo vệ sức khỏe, an toàn, và phúc lợi của các em”, bà Underwood nói.Văn phòng Tái định cư Tị nạn (ORR) xác nhận rằng 2.047 trẻ em di cư hiện vẫn đang trong sự chăm sóc của tổ chức này.
Các trẻ em này đã được gửi đến các địa điểm khác nhau, như các trại tập trung, các khu lán trại dựng trên sa mạc hoặc các cơ sở chăm sóc xung quanh Hoa Kỳ.
ORR cho biết có 11.800 trẻ em có tên trong mạng lưới các cơ sở tạm trú của cơ quan này. Hầu hết các em qua biên giới mà không có cha mẹ hoặc người giám hộ đi cùng.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-44624877

Quan tòa: ‘không được cách ly cha mẹ với con’

Một thẩm phán liên bang hôm 27/6 ra phán quyết rằng nhân viên di trú Mỹ không còn được phép tách rời cha mẹ di dân với con cái họ khi những gia đình này bị câu lưu về tội vượt biên từ Mexico và nhập cảnh bất hợp pháp vào Hoa Kỳ. Phán quyết của quan tòa này cũng buộc giới hữu trách đoàn tụ những gia đình đã bị cách ly trước đây.
Hơn 2.300 trẻ di dân đã bị tách ly khỏi cha mẹ sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump bắt đầu áp dụng chính sách “không khoan nhượng” từ đầu tháng 5, và tiến hành truy tố tất cả những người trưởng thành vượt biên bất hợp pháp, kể cả những người mang theo trẻ nhỏ.
Thẩm phán Dana Makoto Sabraw nói:
“Những dữ kiện trưng ra trước tòa thể hiện những cách phản ứng tủy tiện của chính phủ để giải quyết một tình trạng hỗn loạn do bản thân chính quyền tạo ra.”
nội trong vòng 14 ngày tính từ ngày ra phán quyết, chính phủ phải đoàn tụ cha mẹ với con cái dưới 5 tuổi, trẻ em từ 5 tuổi trở lên phải được đoàn tụ với cha mẹ trong vòng 30 ngày
Thẩm phán liên bang Dana Sabraw
Thẩm phán liên bang Sabraw nói những gì xảy ra đi ngược lại với những nguyên tắc cai trị có chừng mực, là tâm điểm của khái niệm pháp trị được ghi khắc trong Hiến pháp Mỹ.”
Ông Sabraw ra lệnh cho chính phủ là nội trong vòng 14 ngày tính từ ngày ra phán quyết, chính phủ phải đoàn tụ cha mẹ với con cái dưới 5 tuổi, trẻ em từ 5 tuổi trở lên phải được đoàn tụ với cha mẹ trong vòng 30 ngày, tính từ ngày ra phán quyết.
Quyết định của thẩm phán Sabraw có thể buộc chính quyền Tổng thống Trump phải nhanh chóng giải quyết tình trạng hỗn loạn do lệnh của Tổng thống gây ra, và các cơ quan chính phủ phải hành động tức thời để đoàn tụ các gia đình bị ly tán.
Chính phủ Tổng thống Trump có thể kháng cáo, chống phán quyết của thẩm phán Sabraw.
Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) là một tổ chức phi đảng phái, vô vụ lợi có nhiệm vụ bảo vệ và gìn giữ “các quyền và tự do cá nhân đảm bảo cho mọi người dân theo Hiến pháp và pháp luật Hoa Kỳ”, đã khiếu kiện thay mặt một người mẹ và cô con gái 6 tuổi bị cách ly sau khi tới Mỹ vào tháng 11 năm ngoái để xin tị nạn và thoát chiến dịch bức hại tôn giáo ở Cộng hòa Dân chủ Congo.
Hai mẹ con đã được đoàn tụ hồi tháng Ba, và ACLU đang lập hồ sơ để giúp nhiều nhóm di dân khác.
Tổng thống Trump hôm 20/6 ra sắc lệnh chấm dứt biện pháp cách ly các gia đình, nhưng chính quyền của ông chưa đoàn tụ được khoảng 2.000 trẻ em với cha mẹ
https://www.voatiengviet.com/a/quan-toa-khong-duoc-cach-ly-cha-me-voi-con/4456858.html

Bầu sơ bộ Đảng Dân chủ:

Dân biểu lão thành bị đánh bại

Cả cánh tả của đảng Dân chủ và Tổng thống Trump của đảng Cộng hòa đều tuyên bố thắng lợi lớn trong các cuộc bầu cử diễn ra hôm thứ Ba 26/6, khi cử tri tại 7 tiểu bang Hoa Kỳ bầu chọn các ứng cử viên trong đảng ra dự tranh trong cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11 năm nay, mà kết quả sẽ quyết định đảng nào sẽ chiếm được quyền kiểm soát Quốc hội.
Đưa tin này, hãng tin Reuters cho biết Dân biểu Mỹ Joseph Crowley, một thành viên cao cấp của Đảng Dân chủ được xem là một trong những người có triển vọng trở thành lãnh đạo tương lai của Đảng Dân chủ ở Hạ viện, đã thất bại trong nỗ lực vận động để duy trì chiếc ghế của ông. Thất bại bất ngờ này đã gây kinh ngạc và nêu bật những xung đột về ý thức hệ sẽ là yếu tố định đoạt trong các cuộc bầu cử giữa kỳ năm nay.
Trong một đơn vị bầu cử được cho là an toàn trong tay Đảng Dân chủ ở thành phố New York, cô Alexandria Ocasio-Cortez, 28 tuổi, lần đầu tiên ra ứng cử, đã đánh bại ông Crowley, dân biểu đương nhiệm đã 10 lần đắc cử và là nhân vật đứng hạng Tư trong danh sách các lãnh đạo Đảng Dân chủ tại Hạ viện.
Các nhà phân tích chính trị xem chiến thắng của cô Ocasio-Cortez hôm qua là kết quả bất ngờ lớn nhất kể từ khi một lãnh đạo cốt cán của Đảng Cộng hoà Eric Cantor thất cử vào năm 2014 trước đối thủ là một giáo sư khuynh hữu ít người biết đến, ông Dave Brat, người được nhóm Tea Party hậu thuẫn.
“Đây là một dấu hiệu báo trước cho cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11 năm nay và hệ quả của các cuộc bầu cử đó rong những năm sắp tới”.
Joshua Henne, chiến lược gia của Đảng Dân chủ
Kết quả cuộc bầu cử ở New York được coi như đã bỏ thêm củi vào lò trong cuộc cạnh tranh nội bộ giữa cánh Dân chủ truyền thống do bà Nancy Pelosi dẫn đầu bấy lâu nay, và một cánh thiên tả hơn trong cùng đảng, được truyền cảm hứng từ cuộc vận động của ông Bernie Sanders để được Đảng Dân chủ chọn làm ứng cử viên đại diện trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016. Cô Ocasio-Cortez là một trong những người trong ban tổ chức chiến dịch vận động của ông Sanders.
Ông Joshua Henne, chiến lược gia của Đảng Dân chủ nhận định:
“Đây là một dấu hiệu báo trước cho cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11 năm nay và hệ quả của các cuộc bầu cử đó rong những năm sắp tới”.
Ông Henne nói kết quả bầu cử lần này làm ông liên tưởng tới những thay đổi vô cùng lớn trong nội bộ Đảng Cộng hoà từ 4 năm về trước tới bây giờ, sau khi ông Eric Cantor, thuộc cánh truyền thống Đảng Cộng hoà- bị đánh bại, báo hiệu sự nổi lên của cánh hữu trong Đảng Cộng hoà.
Ông cho rằng kết quả cuộc bầu cử trong Đảng Dân chủ lần này cũng sẽ có ý nghĩa lớn lao tương tự trong nội bộ đảng này. Ông Crowley tuyên bố sẽ hỗ trợ cô Ocasio-Cortez trong cuộc tổng tuyển cử:
“Chính quyền của ông Trump là mối đe dọa đối với tất cả những lý tưởng mà chúng ta từng tranh đấu bấy lâu nay tại đây, ở khu vực Queens và Bronx, và nếu chúng ta không giành lại được quyền kiểm soát Hạ viện vào tháng 11 này, thì chúng ta sẽ đánh mất cả đất nước thương yêu của chúng ta.”
Bên Đảng Cộng hoà, hai thành viên được Tổng thống Trump ủng hộ đã thắng thế trong các cuộc tranh cử sơ bộ Đảng Cộng hoà vào tối thứ ba 26/6, và một lần nữa nêu bật tầm ảnh hưởng của ông Trump trong thành phần cử tri của Đảng Cộng hoà.
Tại quận hạt Staten Island của thành phố New York, dân biểu đương nhiệm Dan Donovan dễ dàng đánh bại ông Michael Grimm, người mà ông thay thế tại Quốc hội đã từ chức ba năm về trước sau khi nhận tội gian lận thuế.
Đêm thứ Ba, TT Trump chúc mừng ông Donovan qua một thông điệp Twitter: “New York, và rất nhiều bạn của tôi trên Đảo Staten, đã bầu cho một người mà họ luôn tự hào.”
Ông Grimm, cựu nhân viên điều tra của FBI khét tiếng là người từng đe dọa sẽ xô ngã một phóng viên truyền hình ra khỏi một ban công, tự coi là một ủng hộ viên trung kiên của ông Trump trong một chiến dịch vận động gay gắt, trong đó hai ứng viên Đảng Cộng hoà không ngớt dùng những lời lẽ nặng nề xúc phạm nhau.
Ông Grimm nói “cuộc săn lùng phù thủy” là động lực đã thúc đẩy ông, lặp lại quan điểm của ông Trump về cuộc điều tra vào những liên hệ có thể có giữa ban vận động tranh cử của ông với nước Nga.
Staten Island được xem là một đơn vị có thể về tay đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11.
Cử tri ở các bang Colorado, Maryland, Mississippi, New York, Oklahoma, South Carolina và Utah đã chọn các ứng cử viên cho cuộc bầu cử giữa kỳ ngày 6 tháng 11. Cuộc bầu cử này sẽ quyết định liệu đảng Cộng hòa có duy trì được quyền kiểm soát tại lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ hay không.
Đảng Dân chủ cần chiếm thêm 23 trong số 435 ghế để nắm quyền kiểm soát Hạ viện, nếu thành công, phe Dân chủ có thể cản trở một số chương trình nghị sự của ông Trump, và mở ra những cơ hội mới để điều tra chính quyền Trump. Họ sẽ phải chiếm thêm hai ghế phụ trội để nắm quyền tại Thượng viện.
https://www.voatiengviet.com/a/bau-so-bo-dang-dan-chu-dan-bieu-lao-thanh-bi-danh-bai/4456657.html

Mỹ hoàn tất điều nghiên về thuế quan

với xe nhập từ EU

Tổng thống Donald Trump ngày thứ Ba 26/6 nói chính phủ đã hoàn tất cuộc nghiên cứu về việc tăng thuế nhập khẩu đánh vào các loại xe của Liên hiệp Châu Âu và cho biết ông sẽ hành động sớm.
Hôm thứ Sáu 15/6, ông Trump dọa áp thuế 20% lên tất cả xe lắp ráp tại EU nhập vào Mỹ, một tháng sau khi chính quyền ông mở cuộc điều tra về việc ô tô nhập khẩu có phải là một mối đe dọa an ninh quốc gia hay không.
Liên minh của các nhà sản xuất ô tô, một tổ chức đại diện cho General Motors Co, Toyota Motor Corp, Volkswagen AG (VOWG_p.DE) và những nhà sản xuất ô tô chính khác sẽ đệ trình khuyến cáo cảnh báo là thuế 25% đánh vào các xe chở khách nhập khẩu sẽ làm cho các người tiêu dùng Mỹ tốn thêm 45 tỉ đô la mỗi năm, tức là 5.800 đô la mỗi chiếc xe, nữ phát ngôn viên Gloria Bergquist nói.
Bộ Thương mại không trả lời yêu cầu bình luận.
Vào ngày thứ Bảy 23/6, một giới chức cao cấp của Ủy ban châu Âu khuyến cáo EU sẽ đáp trả bất cứ động thái nào của Mỹ nâng thuế quan đánh vào ô tô do khối này sản xuất.
Bộ Thương mại Mỹ có thời hạn chót vào tháng 2/2019 để điều tra xem việc nhập khẩu ô tô và các bộ phận thay thế có là mối nguy cho an ninh quốc gia của Mỹ hay không.
Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross ngày thứ Năm 21/6 nói mục tiêu của Bộ là kết thúc cuộc điều tra vào cuối tháng 7 hay tháng 8.
Hiện nay Hoa Kỳ áp đặt thuế xuất 2,5% lên các xe chở khách nhập khẩu từ EU và 25% lên các xe tải nhỏ nhập khẩu. EU áp thuế 10% lên các xe sản xuất từ Mỹ.
https://www.voatiengviet.com/a/my-hoan-tat-dieu-nghien-ve-thue-quan-voi-xe-nhap-tu-eu/4456360.html

Tranh cãi về việc Google

ngưng đối tác với Ngũ Giác Đài

Một cựu viên chức cao cấp Bộ Quốc phòng Mỹ nêu nghi vấn về quyết định của Google không tái tục đối tác với Ngũ Giác Đài.
“Tôi tin là các nhân viên Google đã tạo ra sự độc hại về đạo đức cho chính họ,” cựu Thứ trưởng Quốc phòng Bob Work tuyên bố ngày thứ Ba 26/6.
Google trước đây trong tháng loan báo sẽ không tái tục hợp đồng cho Dự án Maven sau khi 13 nhân viên từ chức và hơn 4.600 nhân viên ký kiến nghị phản đối không muốn công việc của họ được sử dụng cho chiến tranh.
Dự án Maven tìm cách sử dụng trí tuệ nhân tạo hay AI để giúp phát hiện và nhận diện các hình ảnh do máy bay không người lái chụp được.
Nhiều nhân viên Google chống lại dự án nêu lên nguyên tắc của Google là đảm bảo những sản phẩm của công ty không được sử dụng để gây hại. Tuy nhiên ông Work, phục vụ trong tư cách Thứ trưởng Bộ Quốc phòng từ năm 2014 cho đến tháng 7 năm 2017, mô tả suy nghĩ của Google là thiển cận. “Có thể là dự án này cuối cùng là nổ súng, nhưng cũng dễ dàng cứu mạng sống” ông nói với cử tọa tại một hội nghị thượng đỉnh về công nghệ quốc phòng tại Washington.
Ông Work cũng mô tả Google là đạo đức giả vì công ty vẫn giao dịch với những nước khác như Trung Quốc chẳng hạn. “Google đã mở một trung tâm trí tuệ nhân tạo tại Trung Quốc,” ông nói. “Bất cứ những chuyện gì xảy ra tại trung tâm trí tuệ nhân tạo ở Trung Quốc thì cũng vào tay chính phủ Trung Quốc và cuối cùng vào tay quân đội Trung Quốc.”
Dự án Maven của Ngũ Giác Đài được chấp thuận vào năm 2016 dưới sự giám sát của ông Work với ngân sách sơ khởi là 70 triệu đô la. Các giới chức Google nói với nhân viên là công ty thu lợi không đến 10 triệu đô la, dù thỏa thuận này có đưa đến những công việc thêm nữa.
Các giới chức quân đội hiện nay từ chối không bình luận về quyết định của Google không tái tục hợp đồng, giải thích là công ty công nghệ khổng lồ này không phải là người nhận hợp đồng chính.
Trong khi từ chối bình luận trực tiếp về Google và Dự án Maven, giám đốc điều hành của Hội đồng Cách tân Quốc phòng Josh Marcuse, nói hy vọng là cuối cùng việc cứu xét về đạo đức sẽ khiến các công ty công nghệ làm việc với quân đội.
Tuy nhiên các chuyên gia nói vấn đề đạo đức và kinh doanh sẽ tiếp tục theo đuổi Google và những công ty công nghệ lớn khác được mời làm việc với Ngũ Giác Đài.
https://www.voatiengviet.com/a/tranh-cai-ve-viec-google-ngung-doi-tac-voi-ngu-giac-dai/4456347.html

Luật sư của Trump tìm cách ‘bảo vệ’ tài liệu bị tịch thu

Ông Michael Cohen, luật sư cá nhân lâu năm của Tổng thống Donald Trump, đang tìm cách ngăn các công tố viên duyệt lại khoảng 12.000 hồ sơ trong số hơn 4 triệu tài liệu bị nhà chức trách tịch thu trong khuôn khổ của cuộc điều tra hình sự.
Luật sư của ông Cohen nói trong một đơn đệ nạp Tòa án liên bang Manhattan ngày thứ Hai 25/6 là họ đã kết thúc việc duyệt xét lại các hồ sơ và kết luận là “có hơn 12.061 hồ sơ” được bảo vệ tránh việc duyệt xét của các công tố viên vì là những tài liệu có tính cách riêng tư giữa luật sư và thân chủ được luật pháp bảo vệ hay là những việc về luật pháp để chuẩn bị cho vụ kiện.
Một chuyên viên đặc biệt được Tòa án chỉ định, cựu thẩm phán liên bang Barbara Jones, sẽ duyệt xét lại khiếu nại của ông Cohen. Thẩm phán Liên bang Kimba Wood phải đưa ra chuẩn nhận cuối cùng về quyết định của thẩm phán Jones.
Nhà và văn phòng của ông Cohan bị lục soát vào tháng 4 năm nay trong khuôn khổ của một cuộc điều tra của các công tố viên liên bang ở Manhattan về những giao dịch kinh doanh của ông Cohen. Ông chưa bị truy tố về bất cứ tội phạm nào. Cuộc điều tra này phát xuất một phần do đề nghị của Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller, người đang điều tra về việc liệu cuộc vận động tranh cử của ông Trump vào năm 2016 có thông đồng với Nga hay không.
Ông Trump phủ nhận có bất cứ sự thông đồng nào và Nga cũng bác bỏ việc can thiệp vào cuộc bầu cử.
Các luật sư của ông Trump cũng đang duyệt xét lại một số tài liệu bị tịch thu từ ông Cohen để xác định xem những tài liệu này được bảo vệ về quyền riêng tư giữa luật sư và thân chủ hay không.
Các tài liệu tịch thu được từ cuộc lục soát bao gồm tin tức từ 13 điện thoại di động và iPad, 20 máy móc khác gồm máy vi tính xách tay, ổ cứng bên ngoài và ổ cứng di động và những bộ phận lưu trữ khác, tài liệu viết, theo như đơn của các luật sư ông Cohen đệ nạp ngày 25/6
https://www.voatiengviet.com/a/luat-su-cua-trump-tim-cach-bao-ve-tai-lieu-bi-tich-thu/4456331.html

Trump: Có thể bảo vệ công nghệ Mỹ

 trước sự thâu tóm của TQ

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Ba 26/6 nói rằng có thể giữ không cho công nghệ Mỹ bị Trung Quốc thâu tóm thông qua ủy ban CFIUS chuyên trách việc xem xét các thương vụ nước ngoài mua lại công ty Mỹ, nhưng biện pháp cuối cùng vẫn đang được nghiên cứu.
Phát biểu trên của Tổng thống Trump với các phóng viên ở Nhà Trắng dường như ủng hộ cách làm của Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin trong cuộc tranh cãi nội bộ căng thẳng về những hạn chế đầu tư nhằm vào các công ty Trung Quốc – sử dụng các công cụ trong một dự luật đang chờ được phê chuẩn để tăng cường xem xét an ninh do Ủy ban đầu tư nước ngoài vào Mỹ (CFIUS) thực hiện.
Mnuchin và cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro hôm thứ Hai ngày 25/6 đã đưa ra những tín hiệu không nhất quán về hạn chế đầu tư Trung Quốc. Ông Mnuchin nói rằng các biện pháp này sẽ áp dụng đối với ‘tất cả các quốc gia tìm cách đánh cắp công nghệ của chúng ta’ còn ông Navarro thì nói rằng chúng chỉ nhằm đích danh vào Trung Quốc.
Khi được hỏi về dự luật đang chờ được thông qua tại một cuộc gặp với các nhà lập Đảng Cộng hòa, ông Trump nói: “Chúng ta có công nghệ tốt nhất trên thế giới. Người ta sao chép chúng. Họ ăn cắp chúng, nhưng chúng ta có những nhà khoa học tài giỏi, chúng ta có những bộ óc tài giỏi và chúng ta phải bảo vệ điều đó và đó là điều mà chúng ta đang làm. Và điều đó có thể được thực hiện thông qua CFIUS.”
Dự luật do Thượng viện thông qua sẽ củng cố quyền hành của CFIUS, cho phép cơ quan này xem xét việc chuyển nhượng cổ phần thiểu số trong các công ty có liên quan đến công nghệ và cơ sở hạ tầng quan trọng. Nó cũng cho phép xem xét việc mua hay cho thuê những tài sản gần những khu vực và cơ sở nhạy cảm của Chính phủ Mỹ.
Dự luật này, vẫn còn chờ được Hạ viện thông qua, cũng tạo ra một quy trình liên cơ quan do Bộ Thương mại đứng đầu để kiểm soát việc chuyển nhượng sở hữu trí tuệ ra bên ngoài sau khi một công ty Mỹ bị mua lại với tập trung vào những công nghệ mới nổi.
Những hạn chế đầu tư nhằm vào Trung Quốc đang chờ được thông qua là một phần trong nỗ lực của chính quyền ông Trump nhằm gây sức ép để Bắc Kinh thay đổi các chính sách chuyển giao và tài trợ công nghệ của họ nhằm để xây dựng những ngành công nghệ cao để cạnh tranh với Mỹ.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-c%C3%B3-th%E1%BB%83-b%E1%BA%A3o-v%E1%BB%87-c%C3%B4ng-ngh%E1%BB%87-m%E1%BB%B9-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-s%E1%BB%B1-th%C3%A2u-t%C3%B3m-c%E1%BB%A7a-tq/4455938.html

Hạ viện Mỹ thông qua

dự luật kiểm soát đầu tư nước ngoài

Hạ viện Mỹ hôm thứ Ba ngày 26/6 đã thông qua một dự luật nhằm thắt chặt các quy định về đầu tư nước ngoài vốn được thúc đẩy bởi những quan ngại của cả hai đảng về nỗ lực của Trung Quốc muốn chiếm đoạt công nghệ Mỹ.
Hạ viện do Đảng Cộng hòa kiểm soát đã thông qua dự luật với tỷ lệ 400 phiếu thuận và 2 phiếu chống.
Dự luật này là một trong số một loạt những biện pháp mà chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang xem xét để đối phó với điều mà họ xem là ‘những hoạt động thương mại và sở hữu trí tuệ không công bằng của Trung Quốc’.
Các biện pháp khác bao gồm áp thuế lên các mặt hàng từ nhôm cho đến xe hơi, và nỗ lực ngăn chăn sự khuếch trương trên thị trường Mỹ của các tập đoàn viễn thông Trung Quốc như Huawei và ZTE.
Dự luật của Hạ viện, và một bản nữa của Thượng viện, là nhằm giải quyết những lo lắng rằng các công ty Trung Quốc, nhiều công ty trong số này có quan hệ với Chính phủ Trung Quốc, đã tìm cách mua các nhà sản xuất chất bán dẫn và các công ty công nghệ khác của Mỹ. Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cũng lo sợ Mỹ đánh mất ưu thế công nghệ trên chiến trường trong tương lai.
Ủy ban Đầu tư Nước ngoài của Mỹ (CFIUS) hiện đang xem xét các khoản đầu tư nước ngoài có liên quan đến mong muốn kiểm soát các công ty Mỹ. Có một số biện pháp liên quan đến CFIUS đã được đưa lên Quốc hội và hiện chưa rõ là dự luật nào sẽ được cả Thượng viện lẫn Hạ viện thông qua trước khi được chuyển đến Tổng thống Donald Trump ký thành luật hay phủ quyết.
Dự luật mà Hạ viện thông qua hôm thứ Ba sẽ cho phép CFIUS mở rộng xem xét các cổ phần thiểu số trong các công ty Mỹ. Dự luật này cũng tập trung vào những khoản đầu vốn có thể làm lộ những thông tin nhạy cảm về công nghệ Mỹ cho các chính phủ nước ngoài hay tiết lộ những thông tin về cơ sở hạ tầng quan trọng như hệ thống viễn thông.
https://www.voatiengviet.com/a/h%E1%BA%A1-vi%E1%BB%87n-m%E1%BB%B9-th%C3%B4ng-qua-d%E1%BB%B1-lu%E1%BA%ADt-ki%E1%BB%83m-so%C3%A1t-%C4%91%E1%BA%A7u-t%C6%B0-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-ngo%C3%A0i/4455937.html

Trump-Putin có thể gặp nhau ở Phần Lan

Helsinki, thủ đô Phần Lan, đang được cân nhắc làm nơi họp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin, một giới chức cao cấp Mỹ cho biết ngày thứ Ba 26/6.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cuối tuần qua nói có phần chắc ông Trump sẽ gặp người tương nhiệm Nga “trong một tương lai không xa” tiếp theo chuyến đi thăm Moscow trong tuần này của cố vấn an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc John Bolton.
Một giới chức cao cấp Mỹ phát biểu với điều kiện ẩn danh nói trong khi Helsinki sẽ là nơi được lựa chọn, nhưng quyết định cuối cùng tùy thuộc và kết quả các cuộc thảo luận của ông Bolton với người Nga.
Thủ đô Áo Vienna cũng đã được thảo luận như là một địa điểm có thể họp thượng đỉnh, nhưng các giới chức nói ý kiến này đã bị bỏ.
Tổng thống Phần Lan, Sauli Niinistö, viết một tin ngắn trên Twitter để trả lời câu hỏi về họp thượng đỉnh: “Phần Lan luôn luôn sẵn sàng phục vụ tốt nếu được yêu cầu.”
Cuộc gặp Trump-Putin được nhiều người mong đợi sẽ diễn ra sau hội nghị thượng đỉnh NATO trong hai ngày 11-12 tháng 7 tại Brussels mà ông Trump dự trù tham dự. Ông Trump cũng sẽ đi thăm London để thảo luận với Thủ tướng Anh Theresa May về chuyến đi này.
Ông Trump trước đây đã nói ông muốn có những quan hệ tốt đẹp hơn với Nga. Lần cuối cùng ông gặp ông Putin tại Việt Nam vào tháng 11 năm ngoái bên lề một hội nghị châu Á-Thái Bình Dương.
Cuộc điều tra về cáo buộc Nga dính líu đến cuộc bầu cử Mỹ năm 2016 đang phủ bóng lên nhiệm kỳ Tổng thống của ông Trump. Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller đang điều tra xem liệu cuộc vận động tranh cử Tổng thống năm 2016 của ông Trump có thông đồng với Nga hay không.
Moscow bác bỏ việc can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ và ông Trump cũng phủ nhận có bất cứ sự thông đồng nào.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-putin-co-the-gap-nhau-tai-phan-lan/4455943.html

Phó Tổng thống Pence: Chớ tới Mỹ bất hợp pháp

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence trong chuyến dừng chân đầu tiên tại Châu Mỹ La Tinh ngày thứ Ba 26/6 nói nếu người dân Trung Mỹ nghĩ rằng “không thể đến Mỹ hợp pháp, thì đừng đến Mỹ thì hơn.”
Trước đó, một phụ tá Tòa Bạch Ốc nói với các phóng viên là ông Pence sẽ gặp Tổng thống Guatemala và Honduras và Phó Tổng thống Honduras vào ngày thứ Năm 28/6 tại Guatemala để thảo luận về vấn đề di dân tại biên giới phía nam nước Mỹ.
Ông Pence sẽ tham dự những cuộc thảo luận về di dân của Bộ trưởng An ninh Nội địa Kirstjen Nielsen.
Cuộc họp sẽ diễn ra một tuần sau một sắc lệnh bất thình lình của Tổng thống Donald Trump chấm dứt chia cắt các gia đình vượt biên giới Mỹ bất hợp pháp. Việc chia cắt này đã khiến thế giới lên án.
Tại thành phố Brasilia, ông Pence kêu gọi “Hỡi người dân Trung Mỹ, tôi có một thông điệp cho các bạn. Đừng liều bỏ mạng sống của các bạn hay mạng sống của con cháu bằng cách đến Mỹ bằng những con đường do bọn buôn lậu ma túy, bọn buôn người điều hành. Nếu bạn không thể đến một cách hợp pháp thì tốt nhất đừng đến.”
Ngày thứ Ba 26/6 ông Pence gặp Tổng thống Brazil Michel Temer. Trong một tuyên bố chung, hai nhà lãnh đạo cho biết đã thảo luận nhiều về tình hình Venezuela nơi những cuộc khủng hoảng về chính trị và kinh tế đã khiến hàng triệu người Venezuela phải rời bỏ quê hương trong những năm gần đây.
Hai ông Pence và Temer cũng thảo luận về phương cách củng cố thương mại và những quan hệ kinh doanh giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Mỹ.
Vào ngày thứ Tư 27/6, ông Pence sẽ đi thăm thành phố Manaus của Brazil trong rừng nhiệt đới Amazon, nơi ông sẽ gặp di dân Venezuela, trước khi đến Ecuador.
https://www.voatiengviet.com/a/pho-tong-thong-pence-cho-toi-my-bat-hop-phap/4455894.html

Mỹ bóp nghẹt kinh tế Iran

Tú Anh
Hoa Kỳ yêu cầu tất cả các nước trên thế giới ngưng mua dầu hỏa của Iran trễ nhất là từ ngày 04/11/2018, nếu không muốn bị trừng phạt. Một viên chức cao cấp của bộ Ngoại Giao Mỹ vừa đi một vòng châu Á và châu Âu để thúc giục các đối tác theo con đường duy nhất : bỏ Iran là điều kiện để chơi với Mỹ.
Sau quyết định rút bỏ hiệp định hạt nhân 2015, nước Mỹ của Donald Trump tiến hành chiến lược bóp nghẹt kinh tế Iran. Trong cuộc trao đổi với báo chí tại Washington ngày 26/06/2018, một nhà ngoại giao Mỹ mà AFP không cho biết danh tính, khẳng định « vì an ninh quốc gia, Hoa Kỳ cảnh báo các đối tác là phải ngưng nhập khẩu dầu hỏa Iran một cách « tuyệt đối » chậm lắm là vào ngày 04 tháng 11 tới» . Nhà ngoại giao này cho biết đã đi một vòng châu Âu và châu Á và sẽ trao đổi với Ấn Độ và Trung Quốc để đưa ra yêu cầu tương tự .
Thời điểm này là đúng sáu tháng theo kỳ hạn mà tổng thống Donald Trump tuyên bố khi thông báo quyết định rút khỏi hiệp định hạt nhân được chính quyền Barack Obama ký với Iran vào năm 2015.
Vào ngày 08/05, Donald Trump thông báo quyết định « xé » hiệp định mà ông cho là thiếu hiệu quả ngăn chận Iran chế tạo bom hạt nhân. Cùng lúc tổng thống Mỹ tái lập những biện pháp trừng phạt trực tiếp Iran và các nhà đầu tư, xí nghiệp quốc tế tiếp tục kinh doanh với Iran. Các công ty này có từ 90 ngày đến 180 ngày để rút khỏi thị trường Iran nếu muốn được tiếp tục buôn bán với Mỹ. Chỉ riêng nước Pháp, các công ty lớn như Peugeot, Renault, Total chọn giải pháp này vì không có hy vọng gì thuyết phục được Mỹ đặc cách. Washington cho biết « không dung thứ » một lĩnh vực nào.
Áp lực của Mỹ dường như đạt được hiệu quả trông thấy. Theo viên chức Mỹ nói trên, con số xí nghiệp quốc tế bỏ Iran « không ngờ nhiều như vậy ».
Iran mới là « kẻ thù nguy hiểm số một »
Câu hỏi then chốt là vì sao Washington muốn bóp nghẹt kinh tế Iran ?
Theo lập luận của Washington, Iran là thủ phạm gây rối loạn tình hình Trung Cận Đông qua các tổ chức võ trang thuộc hệ phái Shia như lực lượng dân quân Hồi giáo ở Irak, tổ chức Hezbollah ở Liban, tổ chức Hamas ở Gaza và trực tiếp tham chiến ở Syria, ủng hộ triệt để lãnh đạo Bachar Al Assad qua lực lượng vệ binh cách mạng do tướng Kacem Soleimani chỉ huy. Cũng chính Iran đòi « xóa sổ » Israel và kêu gọi lật đổ vương triều Ả Rập Xê Út, hai đồng minh của Mỹ trong khu vực.
Nếu dựa vào tuyên bố của tổng thống Donald Trump muốn « làm thay đổi chế độ chính trị » ở Iran thì rõ ràng không phải Nga, Trung Quốc hay Bắc Triều Tiên mà chính Iran mới là kẻ thù nguy hiểm số một.
Theo Mediapart, chiến lược của Washington xoay chung quanh bốn trục trong đó « bóp nghẹt kinh tế » chỉ là một : vô hiệu hóa tiến công của Iran về biên giới Israel, cắt đứt dưỡng khí kinh tế, ủng hộ các phong trào đối lập và thúc đẩy thành lập « trục » Israel- Ả Rập Xê Út.
Gây thêm khó khăn
Chưa có thể dự báo kế hoạch này sẽ đạt hiệu quả đến đâu ? Tuy nhiên, với một nền kinh tế mong manh vì nhiều thập niên cấm vận, tỉ lệ thất nghiệp cao, đời sống dân chúng khó khăn, tiền mất giá, thì sự kiện Teheran tập trung nhân lực, tài lực vào cuộc chiến ở Syria, ủng hộ các tổ chức Hồi Giáo Shia ở Irak, Liban… là nguyên nhân gây bất bình trong dân chúng với những cuộc biểu tình phản kháng từ cuối năm 2017 và cuộc đình công của tiểu thương Iran đang diễn ra.
Được đặt câu hỏi về cuộc đình công của tiểu thương Iran, từng làm cho chế độ vương quyền Iran sụp đổ vào năm 1978, viên chức ngoại giao Mỹ nói trên thẩm định : dân chúng quá mệt mỏi và bất bình thái độ của chính quyền cũng như tình trạng tham ô làm giàu của thành phần chỉ huy Vệ binh cách mạng và giáo quyền. Bản thân ngoại trưởng Mike Pompeo cũng gửi nhiều thông điệp trên mạng nhấn mạnh đến « các cuộc biểu tình ngày càng nhiều tố cáo đời sống khó khăn, tệ nạn bất công xã hội và tham ô ».
Sau khi chận nguồn đầu tư, chiến thuật bóp nghẹt kinh tế bước sang giai đoạn hai : cắt nguồn ngoại tệ từ dầu hỏa.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180627-washington-bop-nghet-kinh-te-iran

Ảnh vệ tinh :

Bắc Triều Tiên vẫn nâng cấp một cơ sở hạt nhân

Trọng Nghĩa
Bình Nhưỡng vẫn nâng cấp cơ sở nghiên cứu hạt nhân cho dù đã cam kết phi hạt nhân hóa bán đảo tại thượng đỉnh thượng đỉnh Singapore. Theo hãng tin Pháp AFP vào hôm nay, 27/06/2018, trang mạng Mỹ chuyên về Bắc Triều Tiên 38° Bắc đã cho biết như trên.
Theo nguồn tin trên, hình ảnh vệ tinh gần đây, cho thấy nhiều hoạt động ở trung tâm hạt nhân Yongbyon, cơ sở hạt nhân chính của Bắc Triều Tiên, trong đó có những công trình xây dựng về hạ tầng cơ sở.
« Hình ảnh vệ tinh ngày 21/06 cho thấy hạ tầng cơ sở trung tâm nghiên cứu của Yongbyon tiếp tục được cải thiện ở mức độ nhanh chóng.»
Ngoài ra, trang mạng 38° Bắc cũng ghi nhận các hoạt động được tiếp tục ở nhà máy làm giàu uranium, cũng như việc xuất hiện một số cơ sở mới, trong đó có một văn phòng kỹ thuật (ingénierie) và một hành lang dẫn đến một tòa nhà bên trong chứa một lò phản ứng hạt nhân.
Tuy nhiên nguồn tin tên rất thận trọng, xác định rằng « không nên xem những hoạt động này có liên quan đến những lời hứa phi hạt nhân hóa của Bắc Triều Tiên », vì « như thông lệ, những ê kíp đặc trách hạt nhân vẫn làm công việc của họ trong khi chờ đợi lệnh của Bình Nhưỡng.»
Hãng tin Pháp cũng nhắc lại là khái niệm phi hạt nhân hóa bán đảo chưa được định nghĩa rõ ràng, vẫn còn rất mơ hồ. Cuộc gặp thượng đỉnh cũng không đưa ra một lịch trình cụ thể nào để tháo gỡ kho vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180627-anh-ve-tinh-bac-trieu-tien-van-nang-cap-mot-co-so-hat-nhan

Hạ viện Australia thông qua

Dự luật chống can thiệp chính trị từ nước ngoài

Hạ viện Australia, vào ngày 26/06/18, thông qua Dự thảo Luật chống can thiệp chính trị từ nước ngoài và gián điệp công nghiệp được xem là tội phạm nước ngoài ở Úc.
Hai dự thảo luật vừa nêu dự định được Thượng viện Úc thông qua vào ngày 28 tháng 6 tới đây với sự ủng hộ của Đảng Lao Động đối lập.
Những cá nhân vận động hành lang cho các chính phủ nước ngoài sẽ được ghi vào sổ đăng ký công khai. Đây là một bước nhằm minh bạch hóa hơn tình trạng ảnh hưởng nước ngoài đến chính trị Úc.
Hai dự thảo luật được đề xuất hồi tháng 12 năm ngoái và trở thành nguyên nhân chính tạo ra căng thẳng trong mối quan hệ giữa Australia với Trung Quốc, mặc dù Chính phủ Úc khẳng định dự luật này không nhắm đến một quốc gia cụ thể nào.
Hai dự luật quy định thêm 38 tội danh mới cùng với các tội danh đã được quy định trước đậy,  trong đó bao gồm tội đánh cắp bí mật thương mại trong tư cách đại diện chính phủ nước ngoài, có thể bị phạt tù lên tới 15 năm; hay một người tham gia vào hoạt động bí mật hoặc lừa đảo để gây ảnh hưởng đến chính trị hoặc chính phủ, chẳng hạn như tổ chức một cuộc biểu tình, mà không tiết lộ họ đang hoạt động thay mặt cho một chính phủ nước ngoài thì có thể phạm một loạt các tội phạm can thiệp nước ngoài, bị phạt tù từ 10 đến 20 năm.
Hai dự thảo luật vừa được Hạ Viện Úc thông qua được đánh giá có những cải tổ chống hoạt động gián điệp đáng kể nhất tại Úc kể từ thập niên 70 thế kỷ trước.
Truyền thông Australia loan tin rằng hai dự thảo luật vừa nêu là hệ quả từ kết quả cuộc điều tra do Thủ tướng Malcolm Turnbull yêu cầu thực hiện vào năm 2016. Qua đó phát hiện Đảng Cộng Sản Trung Quốc nỗ lực tạo ảnh hưởng đến chính sách của Úc, dàn xếp với các đảng phái chính trị và len lỏi vào tất cả các cấp trong chính quyền Canberra trong cả một thập nhiên. Tuy nhiên, Chính phủ Canberra không bình luận gì về tin tức này.
Trung Quốc từng phản đối tuyên bố của Thủ tướng Malcolm Turnbull về việc cấm sự can thiệp nước ngoài vào hệ thống chính trị nước Úc.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/australia-to-ban-covert-foreign-interference-in-politics-06262018141830.html

Cựu chiến binh Trung Quốc

biểu tình phản đối hưu bổng thấp

Các cựu chiến binh ở Trung Quốc xuống đường biểu tình phản đối chế độ lương hưu ít ỏi, mặc dù Chủ tịch Tập Cận Bình thường xuyên xuất hiện trên truyền thông ca ngợi quân đội, kêu gọi Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa là chìa khóa của quyền lực toàn cầu đang gia tăng của đất nước.
Hồi tuần rồi, có hơn một ngàn cựu chiến binh khắp Trung Quốc tập trung biểu tình trước văn phòng chính phủ tại thành phố Trấn Giang, tỉnh Giang Tô. Trong suốt 4 ngày, các cựu chiến binh chiếm đóng một quảng trường và cả một con đường. Họ ca hát và hô khẩu hiệu, yêu cầu chính quyền trả lời về việc côn đồ do chính quyền thuê đã đánh một cựu chiến binh, sau khi người này ký thỉnh nguyện thư đòi hỏi các quyền lợi tốt hơn cho những người lính hồi hưu.
Cảnh sát địa phương sử dụng bạo lực để giải tán cuộc biểu tình vào buổi sáng ngày Chủ Nhật 24 tháng 6. Quang cảnh các lực lượng chức năng và những xe bọc thép xuất hiện đầy đường ở Trấn Giang càng làm trầm trọng thêm mối bất hòa giữa chính phủ Bắc Kinh với các cựu chiến binh.
Các cựu chiến binh ở Trung Quốc yêu cầu chính phủ gia tăng công ăn việc làm, lương hưu và dịch vụ chăm sóc y tế cho họ trong nhiều thập niên qua. Chính phủ Trung ương Bắc Kinh chỉ đạo chính quyền địa phương tạo công ăn việc làm cũng như tăng lương hưu cho các cựu chiến binh; thế nhưng vấn đề là không có nguồn quỹ cung cấp để thực hiện.
Bộ Các vấn đề Cựu chiến binh Trung Quốc được thành lập vào tháng Ba năm 2018. Mặc dù vậy, các cựu chiến binh than phiền Bộ này không có đủ thẩm quyền để thiết lập bất kỳ quy định, chính sách gì cho họ.
Hãng thông tấn AP dẫn nguồn từ những nhà hoạt động dân chủ cho biết các cựu chiến binh Trung Quốc đã biểu tình ít nhất hai lần trong vài tháng gần đây, sau khi vụ việc côn đồ do chính quyền thuê hành hung cựu chiến binh xảy ra.
Các cuộc biểu tình vừa nêu được giới chuyên gia nhận định là một thách thức chính trị đối với Chủ tịch Tập Cận Bình.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/large-army-veteran-protests-in-china-pose-challenge-for-xi-06262018140705.html

Malaysia : Cựu thủ tướng Najib

bị tịch thu tài sản 250 triệu đôla

Tú Anh
Tài sản của cựu thủ tướng Malaysia Najib Razak, bị tịch thu trong khuôn khổ cuộc điều tra biển thủ công quỹ, lên đến 250 triệu đôla, theo thông báo của cảnh sát .
Trong cuộc họp báo hôm nay 27/06/2018, tại Kuala Lumpur, giám đốc cảnh sát tài chính Malaysia Amar Singh cho biết tổng cộng hai đợt khám sóat, tổng số tài sản của vợ chồng cựu thủ tướng Najib Razak bị tịch biên là hơn một tỷ ringgit, tức khoảng 250 triệu đôla.
Ngoài bất động sản còn có tiền mặt khoảng 30 triệu đôla gồm 26 loại tiền tệ, 12.000 nữ trang trong đợt khám xét thứ nhất.
Trong đợt thứ hai, tài sản bị tịch biên gồm 1.400 xâu chuổi, 2.200 chiếc nhẩn, 567 ví tay hạng sang, 423 đồng hồ đeo tay đắt tiền….
Najib Razak lãnh đạo chính phủ Malaysia 9 năm từ năm 2009 đến 2018.
Nhà cựu lãnh đạo tiếp tục bác bỏ mọi cáo buộc biển thủ hơn 800 triệu đôla của Ngân hàng phát triển quốc gia gọi tắt là 1MDB.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180627-malaysia-cuu-thu-tuong-najib-bi-tich-thu-tai-san-250-trieu-dola

World Cup: Bốn cặp đấu mong đợi ngày 27/6

Ngày thứ Tư 27/6 trên các sân cỏ World Cup Nga 2018 ở bảng E và F, theo giờ địa phương, sẽ diễn ra bốn cặp đấu mà kết quả đang được giới hâm mộ bóng đá khắp nơi mong đợi.
Ở bảng F, trận đấu được chờ đợi sẽ là giữa Hàn Quốc và Đức, đây là trận cầu mà nếu muốn chắc suất đi tiếp, Đức cần một trận thắng với tỷ số khá tốt, trong khi cần xem kết quả của trận cầu còn lại diễn ra cùng ngày, cùng giờ.
Đó là trận đọ sức giữa đội đầu bảng Mexico đã ghi tên mình vào vòng 16 đội và Thụy Điển, đội có cùng 3 điểm ngang với tuyển Đức. Tương tự, Thụy Điển cũng cần một chiến thắng như kiểu của Đức để chắc chắn hơn trong định đoạt số phận.
Giới quan sát cũng nói về giả thuyết sẽ có ba đội bóng cùng nhận được sáu điểm sau ba trận đấu ở vòng bảng này, và khi đó đội nào có hiệu số bàn thắng trên bàn thua tốt hơn, sẽ có khả năng đi tiếp cao hơn.
World Cup: cuộc đọ sức cuối ở bảng D
Peru hạ Úc 2-0, Pháp hòa Đan Mạch 0-0
Lượt cuối Bảng A, B: kịch tính đến phút chót
Tại bảng E, đội đầu bảng Brazil hiện có trong tay 4 điểm, nếu vượt qua Serbia cùng với tỷ số tốt, sẽ thêm chắc chân ở ngôi đầu bảng và vào vòng sau.
Tuy nhiên, Serbia là một đối thủ không hoàn toàn dễ chơi, hiện họ đang có 3 điểm và rất khát khao một trận thắng để ghi tên mình vào vòng 16 đội.
Đội nhì bảng Thụy Sỹ, cùng có 4 điểm như Brazil, tranh tài cùng Costa Rica, đội bóng hiện chưa có điểm nào và đứng đội sổ ở bảng này sau hai trận ra quân.
BBC Game: Đoán đội vô địch World Cup 2018
Anh thắng đậm Panama, đoạt vé vào vòng 16 đội
World Cup: Cách mạng ‘thay máu’ của tuyển Anh
Trước giờ bóng lăn
Trong trận Hàn Quốc gặp Đức trên sân Kazan, thủ quân Ki Sung-yueng sẽ không thể ra sân do bị chấn thương ở bắp chân.
Huấn luyện viên Shin Tae-yong biết rằng đội bóng của ông cần chiến thắng nên được cho là đã chọn một đội hình tấn công.
Tuyển Đức không có hậu vệ Jerome Boateng do nhận thẻ đỏ ở trận gặp Thụy Điển, nhưng trung vệ Mats Hummels đã kịp bình phục sau chấn thương ở cổ.
Tuy nhiên, tiền vệ Sebastian Rudy đã bị loại khỏi đội hình sau một phẫu thuật nhỏ ở mũi qua một pha va chạm cũng trong trận Đức gặp Thụy Điển.
VAR, Ronaldo, Messi và bóng đá châu Âu
Uruguay đứng đầu bảng A sau khi hạ Nga 3-0
Ở cặp đấu Brazil gặp Serbia trên sân Otkrytie ở bảng E, các cầu thủ Nam Mỹ được mong đợi sẽ ra quân với đội hình không đổi như trong trận thắng 2-0 trước Costa Rica, khi mà Coutinho và Neymar đều ghi bàn thắng ở các phút bù giờ.
Một tổn thất là Danilo không thể tham gia thi đấu do bị chấn thương ở đùi, còn Douglas Costa bị chấn thương gân kheo.
Bên phía Serbia, sáu cầu thủ đã nhận thẻ vàng và họ sẽ bị treo giò nếu lại bị thẻ vàng và nếu lọt vào vòng 16 đội.
Nhưng huấn luyện viên Mladen Krstajic được cho là sẽ vẫn gắn bó với đội hình một của ông.
Cả hai đội đều có cơ hội đứng đầu bảng E, đứng thứ hai hoặc bị loại.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-44632041

World Cup 2018:

Những hành vi kỳ quặc của Maradona

Fernando DuartePhóng viên BBC World Service từ Moscow
Lionel Messi có thể được châm chước nếu anh ấy cảm thấy phiền muộn.
Sau khi “chèo lái” con thuyền Albiceleste xuất sắc vượt qua Nigeria để tiếp tục ước mơ World Cup, và bản thân ghi bàn thắng trong chiến công, thì các thông tin về trận đấu của Messi đã bị vùi lấp bởi hàng loạt các tin tức về một nhân vật mà mọi người luôn đem ra so sánh với anh.
Lần này không phải là Cristiano Ronaldo, mà là về một cầu thủ đã nghỉ hưu: Diego Maradona.
World Cup: Bốn cặp đấu mong đợi ngày 27/6
World Cup: cuộc đọ sức cuối ở bảng D
World Cup: Messi, thiên tài sinh nhầm thời
Chiêu trò tai quái
Cái tên Maradona luôn xuất hiện trên mặt báo vì những hành vi quái gở gây tranh cãi của mình.
Maradona làm lu mờ Messi ở Nga, nhưng phần lớn là vì các lý do không hay.
Trong chiến thắng gay cấn của Argentina tại St Petersburg, vị cựu ngôi sao này đã tở thành tâm điểm của những tay săn ảnh.
Trước khi trận đấu bắt đầu, chiều theo mong muốn của các fan, Maradona đã cầm một lá cờ in hình ông được trang hoàng như một vị thánh.
Ngay sau đó ông ăn mừng bàn thắng mở tỷ số của Messi như một “gã điên” và cũng chính trong hiệp một đó người ta đã ghi lại được cảnh ông đang ngáy trên khán đài.
Các cung bậc cảm xúc của ông lên đỉnh điểm với cảm giác vỡ òa nhẹ nhõm, rồi lại tức giận khi mà Marcos Rojo ghi bàn thắng quyết định ở phút 85 cho Albiceleste.
Trong màn ăn mừng của mình, Maradona đã giơ cả hai ngón tay thối của mình về phía các khán giả xung quanh ông.
Đố vui World Cup 2018: nhìn hình xăm đoán cầu thủ
Uruguay đứng đầu bảng A sau khi hạ Nga 3-0
Cử chỉ này của Maradona gây bão trên cộng đồng mạng, nhưng mọi việc vẫn chưa dừng lại ở đó – hình ảnh Maradona được dìu khỏi ghế cùng tin đồn ông được đưa tới bệnh viện tràn lan trên truyền thông.
Trong những năm đầu thế kỷ 21, huyền thoại người Argentina đã rất nhiều lần phải vào viện trong trạng thái sức khỏe kém do lạm dụng ma túy và đồ uống có cồn.
Thật may mắn hơn là lần này, mọi việc không quá nghiêm trọng và như ông nói thì ông đã được các nhân viên cứu thương điều trị ngay tại sân vận động.
‘Ông ta thích là người bị châm biếm’
Lời kể của Jon Smith, cựu đại diện của Maradona, với BBC có lẽ giúp chúng ta hiểu hơn vì sao Maradona lại có những hành động kỳ quặc như vậy.
“Khi tôi còn làm việc với ông ấy trong những thập niên 80 và 90, ông ấy thường rất năng động. Nhưng vấn đề của ông ấy bây giờ là ông ấy không ngủ được. Vì thế ông ấy dùng thuốc ngủ. Nếu ông ấy còn dùng thêm các chất kích thích khác trong ngày, như rượu, thì điều đó có tác động đến ông ấy”.
“Ông ấy đôi khi thích thú với việc mình bị châm biếm. Tôi hiểu vì sao người ta lại chỉ trích ông ấy nhưng trong thâm tâm ông ấy là một người nồng hậu, luôn biết quan tâm đến người khác.”
“Tôi chỉ mong rằng ông ấy sẽ không làm gì đó ngu ngốc quá mức và sẽ không có điều gì ngớ ngẩn xảy ra một ngày nào đó. Ông ấy chính là hiện thân của việc tận hưởng cuộc sống,” ông Smith nói.
Luôn là tâm điểm của báo giới
Trước khi xảy ra sự kiện ở St Petersburg, một sự kiện gây tranh cãi khác cũng xảy ra: vào ngày 16/06, Maradona cũng dự khán trận mở màn của Argentina với Iceland và ông đã bị ghi lại hình ảnh hút thuốc trong khu vực cấm hút thuốc của sân vận động.
Ông cũng gây tranh cãi vì một hành động phân biệt chủng tộc với các fan hâm mộ Hàn Quốc, những người gọi tên ông. Sau khi gửi một nụ hôn gió và vẫy tay với họ, Maradona được cho là đã lấy tay kéo cho mắt bé lại nhằm chế nhạo các cổ động viên châu Á.
Trong thất bại 0-3 của Argentina trước Croatia, ông đã sụt sùi khóc trong khu vực VIP trước khi liên lạc với Liên đoàn bóng đá Argentina và đòi được gặp các cầu thủ trước trận đấu quyết định với Nigeria.
Không rõ yêu cầu của ông có được chấp thuận hay không, nhưng nhiều người đã đoán rằng Messi chắc đã không mặn mà với một buổi “lên dây cót” tinh thần như vậy.
Hai biểu tượng song hành
Messi luôn luôn được nhắc rằng Maradona đã vô địch World Cup với Argentina năm 1986, còn những gì tốt nhất anh từng làm được là tiến tới trận chung kết năm 2014. Nhưng thực ra mối liên hệ giữa hai người còn có nguồn gốc cá nhân hơn.
Mối quan hệ của Messi với vị tiền bối của mình trở nên chua chát hơn sau giải đấu năm 2010.
Đó là khoảng thời gian Maradona ngồi trên băng ghế huấn luyện của Argentina và hành trình của họ đã bị chặn đứng sau thất bại thê thảm 4-0 trước Đức ở vòng tứ kết.
Maradona đã bị sa thải và nói với báo giới rằng Messi đã làm ông thất vọng.
Khi Messi được nhận danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất World Cup bốn năm sau đó, Maradona cho rằng điều đó là “không xứng đáng”.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 2016, Messi phát biểu rằng anh và Maradona chưa hề nói chuyện lại với nhau kể từ năm 2010.
“Ông ấy có cuộc sống riêng của ông ta và tôi cũng vậy. Dù chúng tôi không nói chuyện với nhau nhưng mối quan hệ giữa chúng tôi vẫn tốt đẹp”.
Người hâm mộ Argentina giờ đây chỉ mong rằng mối quan hệ này sẽ không ảnh hưởng đến trận đấu quan trọng với Pháp tại vòng 1/16 sẽ diễn ra sau đây chỉ vài ngày.
https://www.bbc.com/vietnamese/sport-44628020

World Cup 2018 : Messi vẫn còn sống đây

Tú Anh
Trận Achentina- Nigeria nghẹt thở, trận Pháp- Đan Mạch tẻ nhạt là kết luận của giới mộ điệu bóng đá ngày thứ 13 Cúp Thế Giới. Nhờ quả banh phục hồi tinh thần của Messi, đội tuyển Achentina tiếp tục cuộc phiêu lưu, sẽ gặp đội banh Pháp, đang gây thất vọng, ở vòng 1 trên 8.
Cú nhận banh tuyệt vời, bình tĩnh lừa thêm bốn bước trước khi tung vào lưới Nigeria, vua làm bàn Messi đã đưa đội Achentina từ đáy địa ngục lên cổng thiên đường trong hiệp một trước khi bị đối thủ gỡ hoà sau cú phạt đền penalty. Gần cuối hiệp hai, Achentina mới thật sự được « giải phóng » nhờ cú đá vũ bão của Rojo.
« Họ chơi kém, phòng thủ yếu, tấn công vụng về nhưng họ vào vòng một trên tám với Pháp » . Đó là bình luận chung của giới mộ điệu, sau khi tiếng còi kết thúc trận đấu đầy biến động thăng trầm, giữa đội banh Nam Mỹ hai lần vô địch thế giới với đội tuyển châu Phi Nigeria ngày hôm qua.
Đội banh Pháp mới là « đối tượng » bị phê phán nhiều nhất. Bị khán giả huýt sáo, bị các chuyên gia chỉ trích là « tệ quá » có lẽ hơi oan. Kết quả 0-0 với Đan Mạch là chuyện có thể đoán được. Cả hai đều đủ điểm qua vòng loại nên đấu dưỡng chân. Huấn luyện viên Didier Deschamps đã báo trước và lập lại sau trận hòa: Chúng tôi đạt được mục tiêu, và đó mới là điều quan trọng.
Ngoài hai tiền đạo Griezmann và Giroud, huấn luyện viên Pháp áp dụng chiến thuật « dĩ dật đãi lao » cho thủ môn chính và những ngôi sao khác « dưỡng sức » chờ Achentina, theo dự đoán. Đội Đan Mạch may mắn hơn, cho dù áp dụng cùng chiến thuật « dưỡng chân » nhưng khán giả Bắc Âu vui vẻ hân hoan không một chút trách móc là « đá nhàm ».
Hôm nay, ngày thứ 14, mọi cặp mắt nhìn về Brazil và Đức.
Cả Seleçao và Mannschaft đều phải noi gương Achentina, nếu muốn tiếp tục cuộc phiêu lưu. Đội Brazil, trong nhóm E, gặp đối thủ khó nuốt là Serbia cũng tranh vào vòng trong. Trong khi đó, đội tuyển Đức ở nhóm F, chạm trán với đội banh Hàn Quốc. Đội Đức phải thắng ít nhất 2-0 nhưng coi chừng vô địch châu Á ; cho dù bị loại, nhưng vì danh dự sẽ không để lấn áp.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180627-world-cup-2018-messi-van-con-song-day

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?