Tin Biển Đông – 30/06/2018

Tin Biển Đông – 30/06/2018

Úc đổi mới đội tầu Hải Quân

để đối phó với Trung Quốc

Úc sẽ có chín chiến hạm mới lớp Hunter, thay thế cho chín chiến hạm lớp Anzac, nhằm hiện đại hóa đội tầu chiến phục vụ dự án hải quân đầy tham vọng của Canberra và đặc biệt là nhằm đối phó với Trung Quốc. Ngày 29/06/2018, tập đoàn BAE của Anh đã thắng thầu hợp đồng trị giá 22,6 tỉ euro.
Phát biểu trước báo giới, thủ tướng Úc Macolm Turnbull nhấn mạnh: « Đây là những chiến hạm chống ngầm tiên tiến nhất thế giới… và sẽ cung cấp cho lực lượng quốc phòng Úc khả năng răn đe cao nhất mà quân nhân trên thực địa cần đến trong giai đoạn bất ổn này ».
Vẫn theo thủ tướng Úc, « những chiến hạm mới có khả năng thực hiện độc lập hàng loạt chiến dịch hoặc trong khuôn khổ một nhóm tác chiến để hoạt động hiệu quả khắp khu vực ».
Theo AFP, chính phủ Úc tăng ngân sách quốc phòng vào lúc Trung Quốc giương oai trong khu vực bằng cách tăng cường hiện diện quân sự tại các vùng biển đang có tranh chấp, và Bắc Triều Tiên vẫn nằm trong vòng theo dõi sát sao.
Chín tầu chiến mới sẽ được lắp ráp tại thành phố Adelaide, phía nam nước Úc, theo mô hình chiến hạm Type 26 của Anh, dưới sự giám sát của công ty ASC Shipbuilding chuyên về công nghiệp quốc phòng. Chính phủ Úc cũng vui mừng vì sẽ tạo thêm được hơn 4.000 việc làm nhờ hợp đồng với BAE.
Tuần trước, Úc đã thông báo đầu tư 5,2 tỉ đô la để mua thiết bị bay không người lái của Mỹ nhằm mục đích quân sự và giám sát trên biển, trong đó có Biển Đông.

Nhật phản đối tàu khoan của Trung Quốc

 tại biển Hoa Đông

Nhật Bản đã phản đối Trung Quốc vì đưa một tàu khoan khí đốt vào hoạt động trong vùng biển tranh chấp Hoa Đông. Chính phủ Nhật Bản lên tiếng vào hôm thứ Sáu, ngày 29 tháng 6.
Nhật Bản và Trung Quốc đã đồng ý cùng nhau khai thác các mỏ khí trong khu vực này vào năm 2008 nhưng các cuộc đàm phán đã ngừng lại sau đó.
Bộ trưởng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nói tại một cuộc họp báo rằng thật đáng tiếc vì Trung Quốc tiếp tục khai thác đơn phương tại vùng biển này khi mà ranh giới hàng hải giữa Nhật Bản và Trung Quốc chưa được thống nhất.
Ông Suga nói Nhật Bản sẽ tiếp tục thúc giục Trung Quốc trở lại các cuộc đàm phán.
Mối quan hệ giữa hai quốc gia đã được cải thiện trong những năm gần đây sau khi căng thẳng xảy ra vào năm 2012, khi Nhật Bản quốc hữu hóa cụm đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông, nơi Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?