Ukraine đổi tên đường, chuyển ngày lễ vì muốn đoạn tuyệt với Nga

Thế giới

30/07/2023 15:12 GMT+7
Nghe đọc bài
3:44
1x

Chính quyền Ukraine mới đây đã đổi tên đường, chuyển các ngày lễ quốc gia và đổi tên bức tượng Mẹ Tổ quốc - biểu tượng của thủ đô Kiev - nhằm cắt đứt mọi mối liên hệ văn hóa với Nga.

Bức tượng Mẹ Tổ quốc - biểu tượng của thủ đô Kiev và của Ukraine - sẽ được đổi tên thành Mẹ Ukraine - Ảnh: UKRINFORM

Bức tượng Mẹ Tổ quốc - biểu tượng của thủ đô Kiev và của Ukraine - sẽ được đổi tên thành Mẹ Ukraine - Ảnh: UKRINFORM

Đổi tên tượng đài Mẹ Tổ quốc thành Mẹ Ukraine

Theo Hãng thông tấn quốc gia Ukrinform (Ukraine) hôm 29-7, tượng đài Mẹ Tổ quốc ở thủ đô Kiev, Ukraine sẽ được đổi tên thành Mẹ Ukraine nhân Ngày Lập quốc 28-7 của nước này.

Bức tượng này được xây dựng từ thời Liên Xô, là biểu tượng của thủ đô Kiev nói riêng và  của Ukraine nói chung. Đặc biệt hơn, bức tượng Mẹ Tổ quốc là một trong số ít những bức tượng còn sót lại kể từ khi Ukraine rời khỏi khối Liên Xô.

"Chúng tôi đã tổ chức một cuộc họp hội đồng học thuật và đưa ra một số quyết định quan trọng, trong đó gồm cả việc đổi tên bức tượng Mẹ Tổ quốc thành Mẹ Ukraine", ông Yuriy Savchuk - tổng giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia Ukraine về Thế chiến II - nói với đài phát thanh Ukraine.

Ông Savchuk cũng hy vọng Bộ Văn hóa Ukraine sẽ thông qua quyết định đổi tên bức tượng của Hội đồng học thuật trước Ngày Quốc khánh Ukraine 24-8.

Trước đó, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Ukraine Oleksandr Tkachenko đã lên tiếng ủng hộ việc gỡ bỏ huy hiệu Liên Xô trên tấm khiên của bức tượng Mẹ Tổ quốc nói trên.

Thành phố Odessa quyết liệt "ly khai văn hóa" với Nga

Bức tượng nữ hoàng Catherine II cầm trên tay sắc lệnh thành lập Odessa vốn được đặt ở quảng trường trung tâm thành phố nay bị cất vào kho - Ảnh: THE GUARDIAN

Bức tượng nữ hoàng Catherine II cầm trên tay sắc lệnh thành lập Odessa vốn được đặt ở quảng trường trung tâm thành phố nay bị cất vào kho - Ảnh: THE GUARDIAN

Thành phố Odessa là một trong những thành phố có mối gắn kết về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật với nước Nga lớn nhất tại Ukraine. Tuy nhiên, người dân và chính quyền thành phố cảng này đang dần cắt đứt sợi dây liên kết lịch sử, văn hóa với Nga.

Trước sức ép của người dân, ông Gennadiy Trukhanov - thị trưởng thành phố Odessa - đã quyết định dỡ bỏ bức tượng nữ hoàng Catherine II khỏi khu vực trung tâm thành phố hồi năm 2022.

Theo tờ Guardian, quyết định này của chính quyền thành phố là điều không thể tưởng tượng được bởi nữ hoàng Catherine II chính là người thành lập nên thành phố cảng Odessa ngày nay.

Không những vậy, Ủy ban Hội đồng thành phố Odessa cũng tổ chức một số cuộc họp định kỳ nhằm thảo luận về việc đổi tên hàng loạt con đường, quảng trường và một số địa danh trong thành phố.

"Hiện có hơn 200 con phố được đặt tên theo các nhà văn, nhà thơ, Sa hoàng và nữ hoàng Nga" - ông Peter Obukhov, ủy viên hội đồng, nói với báo Guardian.

Đặc biệt, Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Odessa cũng đã gỡ bỏ các tác phẩm nghệ thuật Nga ra khỏi bảo tàng.

Ukraine dời cả ngày lễ lớn

Tổng thống Ukraine cũng vừa ký sắc lệnh dời ngày Giáng sinh từ 7-1 sang 25-12 như một cách cắt đứt ảnh hưởng văn hóa, tôn giáo với Nga - Ảnh: AP

Tổng thống Ukraine cũng vừa ký sắc lệnh dời ngày Giáng sinh từ 7-1 sang 25-12 như một cách cắt đứt ảnh hưởng văn hóa, tôn giáo với Nga - Ảnh: AP

Hôm 28-7 vừa qua, đạo luật chuyển một số ngày lễ quốc gia quan trọng từ lịch Julian sang lịch Gregorian đã được Quốc hội Ukraine thông qua và được Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ký phê duyệt, theo Hãng thông tấn quốc gia Ukrinform (Ukraine).

Như vậy, ngày Giáng sinh dời từ 7-1 sang 25-12, Ngày Lập quốc Ukraine từ 28-7 sang 15-7, Ngày tưởng nhớ những anh hùng vệ quốc Ukraine từ 14-10 sang 1-10.

Năm ngoái, Giáo hội Chính thống giáo Ukraine (OCU) cùng các giáo dân Chính thống giáo nước này đã tổ chức ăn mừng lễ Giáng sinh vào ngày 25-12 lần đầu tiên.

Việc thay đổi các ngày nghỉ lễ sẽ được áp dụng từ ngày 1-9 tới.

Phần lớn người dân theo Chính thống giáo phương Đông, một số quốc gia ở khu vực Đông Âu như Nga, Ukraine hay Ba Lan vẫn tổ chức các ngày lễ quốc gia và các hoạt động tôn giáo theo lịch Julian, tức chậm hơn 13 ngày so với lịch Gregorian hiện nay. 

Điển hình như năm mới tại các quốc gia sử dụng lịch Julian sẽ được tổ chức vào ngày 13-1 hằng năm thay vì ngày 1-1 như các nước khác.

Di sản văn hóa Ukraine: Những gì còn, mấtDi sản văn hóa Ukraine: Những gì còn, mất

TTCT - Dù điều không tránh khỏi đã đến, vẫn có những bức tranh được đưa đến nơi an toàn, thậm chí còn được trưng bày giữa châu Âu, như thông điệp khẳng định sức sống mạnh mẽ của một nền văn hóa lâu đời.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?