Ukraine tung quân dự bị và khí tài hiện đại phản công đợt 2

 Thế giới

31/07/2023 06:19 GMT+7

Rút kinh nghiệm đợt phản công đầu tiên, quân đội Ukraine được cho vừa tung vào chiến trường phần lớn lực lượng dự bị cùng hầu hết các khí tài hiện đại để bắt đầu đợt phản công thứ hai.

Tổng thống Ukraine Zelensky đến thăm tiền đồn ở mặt trận Bakhmut ngày 29-7 - Ảnh: Văn phòng Tổng thống Ukraine

Tổng thống Ukraine Zelensky đến thăm tiền đồn ở mặt trận Bakhmut ngày 29-7 - Ảnh: Văn phòng Tổng thống Ukraine

Ở đợt phản công này, Ukraine được cho triển khai hơn một chục lữ đoàn được khối NATO huấn luyện cùng chín lữ đoàn tấn công hạng nhẹ của Lực lượng Cận vệ thuộc Bộ Nội vụ Ukraine.

Thay đổi chiến thuật, mở nhiều mặt trận

Các thông tin cho biết Ukraine còn điều chỉnh cách tiếp cận được ghi nhận tạo một số đột phá đối với phòng tuyến của Nga.

Thứ nhất, Ukraine áp dụng chiến thuật mới trên tiền tuyến. Ba yếu tố chính cản trở đà tiến quân của Ukraine từ phía Nga gồm mạng lưới công sự dày đặc các bãi mìn chống bộ binh với tổng diện tích gần 200.000km2, các chướng ngại vật tạo phòng tuyến "răng rồng" cản trở xe cơ giới và hệ thống pháo binh cường độ cao nhắm vào các đoàn xe tăng và xe bọc thép chở lính.

Do đó quân đội Ukraine đã thay đổi chiến thuật từ "đánh nhanh" bằng các đoàn xe cơ giới bọc thép như Bradley và xe tăng hộ tống sang "tiến chậm" với lực lượng công binh rà phá các bãi mìn đi trước và bộ binh tự di chuyển theo sau.

Để hỗ trợ bộ binh, phía Ukraine dùng đạn GMLRS từ các hệ thống pháo phản lực HIMARS và M270 tấn công các vị trí có pháo binh Nga và dùng đạn chùm 155mm DPICM để phá hủy số lượng lớn các chướng ngại "răng rồng" trên hệ thống công sự của Nga, đặc biệt ở khu vực tiền tuyến phía nam Orikhiv tại tỉnh Zaporizhzhia - nơi được cho có tuyến phòng thủ dày đặc nhất của Nga.

Thứ hai, Ukraine tăng cường tấn công ở hậu phương của Nga và các lãnh thổ Nga đang chiếm đóng. Ukraine thừa nhận vừa dùng tên lửa Storm Shadow tấn công cầu Chonhar - nối khu vực tỉnh Kherson và bán đảo Crimea - vào ngày 29-7 vì cho rằng đây là cây cầu vận chuyển vũ khí để tấn công Ukraine.

Ngoài ra, Nga tố Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công thủ đô Matxcơva các ngày 24 và 30-7. Sự xuất hiện các drone này đang dần tạo nên bầu không khí quan ngại lan rộng ở thủ đô của Nga ngay trước thềm cuộc bầu cử địa phương sắp diễn ra tháng 9 tới.

Thứ ba, Ukraine thúc đẩy các đối tác sớm thực hiện cam kết viện trợ quân sự. Nếu như trước đây đích thân Tổng thống Ukraine Zelensky phải liên tục viếng thăm các nước để vận động sự chuyển giao khí tài thì nay Chính phủ Ukraine đã tăng cường tương tác ở mọi cấp độ.

Tình hình chiến sự Nga - Ukraine (tới 29-7-2023) - Nguồn: Viện Nghiên cứu chiến tranh (ISW) - Dữ liệu: BẢO ANH - Đồ họa: N.KH.

Tình hình chiến sự Nga - Ukraine (tới 29-7-2023) - Nguồn: Viện Nghiên cứu chiến tranh (ISW) - Dữ liệu: BẢO ANH - Đồ họa: N.KH.


Khó khăn cho Nga

Dù cho đã tuyên bố bẻ gãy mọi hướng tấn công của Ukraine nhưng sự thay đổi cách tiếp cận của Ukraine dường như đang tạo ra cho phía Nga nhiều thế cờ bất lợi ở bên ngoài chiến trường.

Thứ nhất, sự gia tăng thiệt hại trong quân đội Nga đang dần để lộ những bất đồng trong chính giới cũng như dư luận nước này. Chỉ huy tiểu đoàn "Vostok" của Nga - Alexander Khodakovsky - tuyên bố rằng các lực lượng Ukraine có thể tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào các chỉ huy Nga và làm suy giảm khả năng chỉ huy và kiểm soát của Nga.

Thứ hai, quá trình vận động sự ủng hộ quốc tế dành cho Ukraine tiếp tục thúc đẩy. Song song với các thúc đẩy đối ngoại về quốc phòng, Chính phủ Ukraine cũng đang triển khai các hoạt động vận động sự ủng hộ ngoại giao của các quốc gia ở cả năm châu lục Á - Phi - Âu - Úc - Mỹ Latin với việc đưa Ngoại trưởng Dmytro Kuleba đi thuyết khách ở những nơi đó.

Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine Andriy Yermak vào ngày 29-7 đã tổ chức cuộc gặp với các đại diện ngoại giao của gần 60 quốc gia và tổ chức quốc tế ở Ukraine vào quá trình thực hiện Công thức hòa bình của Tổng thống Zelensky.

Đây là cuộc họp để chuẩn bị cho cuộc đàm phán về khôi phục hòa bình ở Ukraine sắp được tổ chức tại thành phố Jeddah của Saudi Arabia vào tháng 8 với hơn 30 quốc gia được mời tham dự.

Nhìn chung, các nỗ lực nhằm thay đổi chiến thuật trên chiến trường cũng như tăng cường hoạt động đối ngoại với tất cả các quốc gia quan tâm đến vấn đề Ukraine đã tạo nên một vị thế mới của chính quyền Zelensky.

Trong bối cảnh phía Nga đang xử lý vấn đề tái triển khai lực lượng Wagner, các thiệt hại được ghi nhận ở đợt phản công thứ hai này của Ukraine không chỉ khiến Nga thêm khó khăn trên chiến trường mà còn gặp bất lợi về dư luận.

Với quyết định sử dụng tối đa lực lượng dự trữ cả về quân sự lẫn ngoại giao, cục diện "được ăn cả, ngã về không" của Ukraine dường như đang tạo nên những biến chuyển đáng kể.

Ukraine dùng rocket, đạn dược Triều Tiên chưa rõ nguồn gốc để tấn công NgaUkraine dùng rocket, đạn dược Triều Tiên chưa rõ nguồn gốc để tấn công Nga

Theo báo Financial Times, Ukraine đang triển khai một số rocket do Triều Tiên sản xuất trong cuộc xung đột với Nga. Tuy nhiên, hiện chưa rõ nguồn gốc số rocket này từ đâu.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?