'Hàng trăm ngàn người bị ép vào đường dây lừa đảo ở Đông Nam Á'
31 tháng 8 2023
Một báo cáo của Liên Hiệp Quốc ước tính rằng hàng trăm ngàn người khắp thế giới đã bị buôn bán sang Đông Nam Á để vận hành các đường dây lừa đảo online.
Ít nhất 120.000 người ở Myanmar, và khoảng 100.000 người ở Cambodia, đã bị ép làm việc tại các đường dây lừa đảo này.
Hầu hết các nạn nhân là nam giới từ châu Á, nhưng một số đến từ các châu lục khác như châu Phi và Mỹ La tinh.
Trong khi vấn nạn này đã tồn tại từ lâu, các báo cáo của Liên Hiệp Quốc là các nghiên cứu toàn diện đầu tiên trên quy mô này.
Khi các đợt phong tỏa do đại dịch khiến hàng triệu người mắc kẹt trong nhà và chủ yếu dành thời gian trên mạng, họ trở thành đối tượng sẵn sàng cho những kẻ lừa đảo trực tuyến, theo báo cáo.
Theo truyền thống, những đối tượng bị bọn tội phạm nhắm tới là những người học thức thấp đang tuyệt vọng muốn kiếm tiền nhanh. Tuy nhiên, hiện chúng chuyển sang cả các nạn nhân có nghề nghiệp chuyên môn, có bằng cấp đại học hoặc thậm chí sau đại học.
Nhiều trong số các địa điểm nơi các nạn nhân bị ép vào đường dây tội phạm mạng nằm trong các khu vực nơi chính quyền và luật pháp yếu kém, và có tranh chấp quyền lực, theo báo cáo.
"Trong khi tiếp tục kêu gọi công bằng cho những người bị lừa vào đường dây tội phạm online, chúng ta cần không quên rằng hiện tượng phức tạp này có hai nhóm nạn nhân," Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Volker Türk, nói.
Liên Hiệp Quốc ước tính rằng các trung tâm lừa đảo này tạo ra doanh thu hàng triệu USD mỗi năm. Hàng loạt hãng tin trong đó có BBC đã đăng các phóng sự về những người trở thành nạn nhân của mạng lưới tội phạm này.
Họ thường bị lừa bởi các quảng cáo 'việc nhẹ, lương cao', sau đó bị lừa sang Cambodia, Myanmar và Thái Lan.
Ngay khi họ tới nơi, họ bị giam và ép làm việc trong các trung tâm lừa đảo online. Những người không chịu hợp tác sẽ phải đối mặt với các đe dọa về an toàn. Nhiều người bị tra tấn hoặc phải chịu các cách đối xử vô nhân đạo.
Một số mạng lưới lừa đảo cũng nhắm đến những người đang tìm kiếm tình yêu - trong cái thường được biết đến như lừa đảo 'mổ lợn'. Trong một vụ việc đau lòng vào năm ngoái, một thanh niên Malaysia 25 tuổi đã bị tra tấn đến chết sau khi tới Bangkok để gặp một 'bạn gái' mà anh ta chỉ mói nói chuyện trên mạng.
Thật vậy, anh ta bị bán sang Myanmar và bị ép làm việc cho các công ty có liên quan tới lừa đảo online.
Trong một trong những cuộc gọi cuối cùng cho cha mẹ, anh nói anh bị đánh do bị cho là giả vờ ốm. Anh chết sau khi nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt trong một tháng.
Các luật hiện có ở nhiều quốc gi Đông Nam Á thường không phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và phần lớn không đáp ứng được với các hoạt động lừa đảo trực tuyến đã phát triển từ thời đại dịch, theo Liên Hiệp Quốc.
Pia Oberoi, cố vấn cấp cao về người di cư tại Văn phòng Quyền con người của Liên Hiệp Quốc, nói nhiều trường hợp không được báo cáo bởi vì nạn nhân đối mặt với 'sự kỳ thị và xất hổ' vì công việc mà họ bị lừa tham gia.
Báo cáo nói thêm rằng một các thức phản ứng phù hợp nên 'không chỉ giải quyết các tội phạm có tổ chức hoặc thực thi kiểm soát biên giời," mầ cần cung cấp sự bảo vệ và công bằng cho những nạn nhân buôn người.
Ông Türk kêu gọi các chính phủ nên cương quyết trấn áp mạng lưới tội phạm này.
"Tất cả các nước chịu ảnh hưởng cần huy động ý chí trính trị để củng cố nhân quyền, cải thiện quản trị và pháp quyền, bao gồm thông qua các nỗ lực lâu dài, nghiêm túc để giải quyết tham nhũng," ông nói.
Nhận xét
Đăng nhận xét