Lần đầu sau 5 năm 'lạnh nhạt' Anh cử Bộ trưởng Ngoại giao James Cleverly thăm TQ

 30 tháng 8 2023, 15:59 +07

James Cleverly

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS

Chụp lại hình ảnh,

Bộ trưởng Ngoại giao James Cleverly nói ông sẽ nêu vấn đề nhân quyền khi gặp các lãnh đạo TQ

Bộ trưởng Ngoại giao James Cleverly đã bắt đầu chuyến thăm tới Bắc Kinh bằng cuộc hội đàm Anh-Trung với Phó Chủ tịch Trung Quốc, ông Hàn Chính.

Đây là lần đầu tiên từ 5 năm, một ngoại trưởng Anh tới thăm Bắc Kinh, sự kiện đánh dấu thay đổi trong chính sách về Trung Quốc của Anh.

Ông Cleverly nhấn mạnh tại cuộc gặp với ông Hàn Chính rằng "trao đổi trực tiếp" là cách tốt nhất để hai nước "tránh hiểu lầm".

Hai phái trong cùng đảng Bảo thủ nghĩ khác nhau về TQ

Nhưng trước khi ông Cleverly tới Trung Quốc, một số nghị sĩ Hạ viện trong đảng Bảo thủ của Anh lên tiếng chỉ trích chính phủ (thuộc bên hành pháp) là "không có một chính sách liền lạc về Trung Quốc".

Cựu Chủ tịch đảng Bảo thủ, Sir Iain Duncan Smith, người mang quan điểm phê phán Bắc Kinh về nhân quyền, nói chuyến thăm của Bộ trưởng Cleverly là bước "xuống thang" nhằm làm hài lòng Bắc Kinh.

Ông Cleverly thì nêu quan điểm mang tính thực tiễn rằng "không thể có giải pháp cho vấn đề toàn cầu lớn nào, từ biến đổi khí hậu đến chống đại dịch, từ bất ổn kinh tế tới chống phổ biến vũ khí hạt nhân, mà có thể tìm ra nếu thiếu Trung Quốc".

Ngoài ra, ông cũng cho rằng Trung Quốc cần có trách nhiệm thực hiện những cam kết quốc tế của mình.

Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Anh tuy thế đã phê phán chính phủ về cách tiếp cận Trung Quốc.

Trong một báo cáo về quan hệ với Trung Quốc, Ủy ban này gọi Trung Quốc "là mối đe dọa" với Anh.

Thế nhưng, năm ngoái, Thủ tướng Rishi Sunak đồng ý rằng "kỷ nguyên vàng" (golden era) trong quan hệ Anh-Trung đã qua, nhưng Trung Quốc "không phải là mối đe dọa".

Theresa May with Xi Jinping in 2018

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Năm 2018, thủ tướng Theresa May thăm Bắc Kinh, nhưng kể từ đó, quan hệ hai bên lạnh nhạt hẳn đi

Tuy cùng một đảng nhưng cách nhìn của ông Cleverly và các dân biểu Hạ viện về Trung Quốc đang rất khác nhau.

Một cựu thủ tướng Anh, bà Liz Truss, cũng thuộc đảng Bảo thủ, thì không chỉ công khai chỉ trích Trung Quốc về vấn đề Tân Cương, nhân quyền mà còn sang thăm Đài Loan gần đây để ủng hộ phe dân chủ tại đây, bất chấp thái độ của Bắc Kinh.

Năm 2018 thủ tướng Theresa May đại diện cho chính phủ Anh thăm Trung Quốc và là quan chức cao cấp cuối cùng thăm nước này.

Nhưng kể từ đó tới nay, chính giới Anh phải suy tính về cách tiếp cận của họ với Trung Quốc, nhất là sau khi an ninh do Trung Quốc chỉ đạo trấn áp nặng tay các đòi hỏi dân sự tại Hong Kong, thuộc địa cũ của Anh.

Sự trái ngược quan điểm hai bên về an ninh mạng, tự do truyền thông, vấn đề Hong Kong được báo chí Anh liên tục nhắc tới.

Bản thân ông Cleverly đã nói ông sẽ nêu vấn đề nhân quyền với lãnh đạo Trung Quốc và yêu cầu họ tăng sức ép để Nga chấm dứt cuộc xâm lăng Ukraine.

An ninh mạng và cuộc chiến của Nga ở Ukraine là những phần khác trong nghị trình hội đàm của Bộ trưởng Anh với Phó Chủ tịch Trung Quốc trong Đại lễ đường Nhân dân hôm thứ Tư 30/08.

Ông Cleverly cũng gặp Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị cùng thời gian ở thăm TQ.

Liz Truss shakes the hand of Taiwan's Foreign Minister Joseph Wu

NGUỒN HÌNH ẢNH,SHUTTERSTOCK

Chụp lại hình ảnh,

Ngoại trưởng Đài Loan Joseph Wu (Ngô Chiêu Nhiếp) ra sân bay đón cựu thủ tướng Anh, bà Liz Truss, tới thăm hòn đảo hồi tháng 5/2023

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?