Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2015

Một đất nước khác trong đầu của giới trẻ Việt Nam

Hình ảnh
Bởi Sapphire 1.178 lượt đọc 31/05/2015 1 phản hồi Quỳnh Trần, Trần Huê chuyển ngữ Theo Diễn đàn Việt Nam 21 Chính thức là một nước độc đảng theo xã hội chủ nghĩa, nhưng thật ra là một xã hội hỗn loạn chạy theo đồng tiền – 40 năm sau ngày chiến tranh chấm dứt, Việt Nam đã trải qua bao thăng trầm. Ðất nước này phát triển theo hướng nào sẽ còn tùy vào sự chuyển đổi thế hệ sắp tới. Vào những ngày xuân ở Hà Nội hơi ẩm lạnh thấm vào quần áo đến nỗi mọi người cảm thấy co ro. Một cảm giác không diễn tả được, lưng chừng đâu đó giữa ấm và lạnh, giống như trong thành phố này, đất nước này, nói tóm lại tất cả đều không có gì nhất định cả. 25 năm trước đây, lúc tôi rời nơi chôn nhau cắt rốn, Việt Nam vẫn còn là một nước thời hậu chiến. Kể từ đó, cứ mỗi lần trở về quê hương, tôi có cảm tưởng như đến một đất nước khác, thấy phố phường lạ, những toà nhà mới, nếp suy nghĩ của mọi người cũng khác đi. Ðiều duy nhất còn lại là sự thay đổi không ngừng và sự

Dân Luận điểm tin thời sự Chủ Nhật ngày 31/5/2015

Hình ảnh
Theo Dân Luận Bởi Sapphire 1.605 lượt đọc 01/06/2015 0 phản hồi Dân Luận tổng hợp Dân Luận: Phần điểm tin sẽ được cập nhật thường xuyên từ 8h sáng tới 12h khuya mỗi ngày. Độc giả có thể gợi ý tin cần điểm cho Dân Luận bằng cách bấm vào đây: Gợi ý điểm tin . Chính trị - Xã hội - Muôn mặt nghị Đương (PLO): Từ phát ngôn nổi đình đám trong tuần: “Quy định quyền im lặng là diễn biến hòa bình, chống lại nhân dân” đọc lại những phát ngôn để phác họa chân dung một ông nghị. - “Quyền im lặng”: không nên vội vàng quy chụp (Tuổi trẻ): ai cũng biết rằng “quyền im lặng” là một trong các quyền con người, là một phần của quyền được bình đẳng trước tòa án, quyền được xét xử công bằng, quyền của con người khi bị tình nghi phạm tội và đang bị điều tra, truy tố, xét xử. - Gì cũng thu, dân sao chịu nổi? (Tiền Phong): ĐB Ngô Văn Minh (Quảng Nam) thì trăn trở trước đề xuất chuyển học phí, viện phí sang cơ chế giá thị trường. “Các nước tư bản miễn học phí,

Nỗi sợ hãi đang chuyển động

Hình ảnh
Theo RFA Nguyệt Quỳnh 2015-05-29                  Cô bé Ruby Bridges trên đường đến lớp năm 1960 tại New Orleans Files photo Những hình ảnh với gương mặt bê bết máu của các nhà hoạt động gần đây cho thấy sự đàn áp của công an nhắm vào họ đang gia tăng cuồng nộ! Tuy nhiên khác với trước đó, thái độ bình tĩnh, ý thức, sẵn sàng đối đầu của hầu hết các nạn nhân đã khiến người ta thấy rõ nỗi sợ hãi đang chuyển động. Nó đang chuyển dần từ những người bị hành hung, từ những người dân thấp cổ bé miệng sang những kẻ cầm quyền. Dù cảm thấy vô cùng bất nhẫn, tôi vẫn muốn minh hoạ sự chuyển động đó bằng một hình ảnh tươi đẹp và chợt nhớ đến những bước chân của em bé Ruby Bridges trên đường đến lớp năm 1960. Bố mẹ của Ruby đã ghi danh cho em học tại một trường tiểu học gần nhà dành cho các em da trắng. Khi ấy tại New Orleans sự kỳ thị màu da vẫn chưa được gỡ bỏ ở các trường học; và để phản đối sự có mặt của em, các giáo

Ai không cho thông qua Luật Biểu tình?

Hình ảnh
Theo RFA Người dân phản đối Trung quốc đưa giàn khoan 981 vao lãnh hải việt Nam AFP < Một số ĐBQH vừa hối thúc thông qua Luật Biểu tình, để người dân có điều kiện bày tỏ tâm tư, nguyện vọng trong bối cảnh Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của VN. Ai hay thế lực nào đã làm cho Luật Biểu tình bị trì hoãn quá nhiều lần? Quyền tự do biểu tình là một trong những quyền của công dân đã được quy định trong Hiến pháp Việt nam từ 1946 cho đến nay, ở đó đều quy định công dân Việt Nam có quyền tự do biểu tình. 70 năm Luật Biểu tình vẫn chưa thành luật Tuy nhiên, tính đến nay đã gần 70 năm Luật Biểu tình vẫn chưa được thể chế thành luật, với nguyên nhân đã bị trì hoàn nhiều lần, với nhiều lý do khác nhau. Cuối cùng vẫn không được trình Quốc hội để xem xét và thông qua. Đánh giá về ý nghĩa và sự cần thiết phải có của Luật Biểu tình, LS. Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhận định: “Quyền tự do biểu tình đã được quy định trong Hiến ph

Mỹ lên án hoạt động xây đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông

Hình ảnh
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter phát biểu tại Đối thoại Shangri-la ở Singapore, 30/5/2015.   Theo VOA 30.05.2015 Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter nói rằng hoạt động xây đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông “hoàn toàn không phù hợp với luật pháp quốc tế” và Hoa Kỳ chống đối “bất kỳ mưu toan nào nhằm quân sự hoá” những phần đất có tranh chấp. Phát biểu tại một cuộc hội thảo an ninh cấp cao ở Singapore ngày hôm nay, Bộ trưởng Carter nói rằng Hoa Kỳ rất đỗi quan tâm về qui mô của hoạt động xây đảo của Trung Quốc và về việc các đảo nhân tạo này có thể bị quân sự hoá thêm nữa. Ông nói với các giới chức quân sự của các nước Á châu Thái Bình Dương tham dự diễn đàn an ninh có tên Đối thoại Shangri-La rằng tuy các nước khác có yêu sách chủ quyền trong khu vực đã thiết lập tiền đồn ở quần đảo Trường Sa, nhưng Trung Quốc đã đi xa hơn và nhanh hơn bất kỳ nước khác và đã lấp biển để có được 800 héc ta đất chỉ trong vòng 18 tháng. Ông cũng nói rõ

Thứ trưởng Quốc phòng VN nói gì với đô đốc Trung Quốc?

Hình ảnh
      Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam nói rằng nếu đúng là Trung Quốc đã đặt hai khẩu pháo tự hành trên đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông thì đó là một diễn biến đáng lo ngại.     Theo VOA 31.05.2015 Người dẫn đầu đoàn quân sự Việt Nam tại Đối thoại Shangri-La nói với trưởng đoàn Trung Quốc rằng Bắc Kinh “cần hành xử đúng với luật pháp quốc tế, không làm tổn hại đến lợi ích và mối quan hệ của nhân dân hai nước” trong vấn đề biển Đông. Theo báo chí trong nước, trong cuộc gặp hôm 30/5 với với Đô đốc Tôn Kiến Quốc, Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, ông Nguyễn Chí Vịnh cũng “bày tỏ quan ngại về hành động xây dựng trái phép của Trung Quốc trên các đảo đá tại Trường Sa”, và nói rằng “đây là lo ngại chung của nhân dân Việt Nam”. Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc dẫn lời ông Tôn bày tỏ hy vọng rằng phía “Việt Nam cần hiểu rõ hơn động cơ của những nước ngoài khu vực đang tìm cách can thiệp vào vấn đề Biển Đông”. Ngoài ra, quan chức

Biểu tình phản đối và ủng hộ vẽ biếm họa Tiên tri Muhammad ở Mỹ

Hình ảnh
Cuộc biểu tình tại Phoenix được gọi là một cuộc thi vẽ biếm họa về Tiên tri Muhammad và kết thúc không có vụ bắt giữ hay bạo động nào.   Theo VOA 31.05.2015 Cảnh sát tách những người biểu tình chống Hồi Giáo khỏi những người biểu tình bênh vực quyền tôn giáo bên ngoài một trung tâm cộng đồng Hồi Giáo tại bang Arizona, miền tây nam nước Mỹ. Cuộc biểu tình tại Phoenix được gọi là một cuộc thi vẽ biếm họa về Tiên tri Muhammad và kết thúc không có vụ bắt giữ hay bạo động nào. Những người tổ chức-những người đi xe gắn máy phân khối lớn mà cảnh sát lo ngại  sẽ được vũ trang-nói cuộc tập họp được tổ chức để đáp ứng với một sự kiện xảy ra trước đây trong tháng trong đó hai tay súng nổ súng bắn vào một cuộc thi tương tự tại Texas nơi các họa sĩ biếm họa vẽ hình Tiên tri Hồi Giáo. Cả 2 tay súng đều thiệt mạng sau một cuộc đọ súng ngắn ngủi. Một nhân viên cảnh sát bị thương. Một trong những tay súng là người thường xuyên thờ phượng tại một n

Washington Post: Cảnh sát Mỹ bắn chết trung bình 2 người mỗi ngày

Hình ảnh
    Báo Washington Post cho biết tổng cộng những vụ cảnh sát nổ súng gây chết người cao gấp đôi tỉ lệ nổ súng mà chính phủ liên bang thống kê được trong thập niên qua.   Theo VOA 31.05.2015 Một nhật báo lớn của Hoa Kỳ nói rằng cảnh sát Mỹ gây thiệt mạng trung bình hơn 2 người mỗi ngày trong năm 2015. Nhật báo Washington Post cho biết 385 người đã thiệt mạng trên cả nước do cảnh sát gây ra trong 5 tháng đầu của năm 2015. Báo này nói, với "tốc độ" đó, đến cuối năm nay cảnh sát sẽ nổ súng làm thiệt mạng gần 1.000 người. Tờ Washington Post tìm hiểu số liệu về những vụ gây thiệt mạng này vào lúc đang diễn ra tranh cãi căng thẳng về việc các lực lượng thực thi luật pháp sử dụng vũ lực gây chết người. Báo này cho biết tổng cộng những vụ cảnh sát nổ súng gây chết người cao gấp đôi tỉ lệ nổ súng mà chính phủ liên bang thống kê được trong thập niên qua. Các cơ quan cảnh sát không bị yêu cầu phải báo cáo những vụ nổ súng gây

EU nổi giận về lệnh cấm đi lại của Nga

Hình ảnh
Cựu phó thủ tướng Anh Nick Clegg được biết có tên trong danh sách cấm đi lại của Nga   Theo BBC 31 tháng 5 2015 Liên hiệp Âu châu phản ứng giận dữ về việc Nga ban lệnh cấm nhập cảnh đối với 89 chính trị gia, quan chức và quan chức quân sự của châu Âu. Trong số những người bị cấm được cho là có cả tổng thư ký Hội đồng EU, Uwe Corsepius, và cựu Phó thủ tướng Anh, Nick Clegg. Nga đã chia sẻ danh sách này sau khi các nhà ngoại giao đã có một số lần đưa ra yêu cầu, EU nói. EU gọi lệnh cấm là "hoàn toàn tùy tiện và không thỏa đáng", và nói đã không hề có lời giải thích nào được đưa ra về quyết định đó. Nhiều người trong danh sách bị cấm là những người chỉ trích mạnh mẽ Điện Kremlin, và một số người đã bị Nga từ chối trong những tháng gần đây. EU nói tổ chức này đã lặp đi lặp lại yêu cầu cung cấp danh sách những người bị cấm, nhưng đã không nhận được gì cho tới tận bây giờ. Tôi tự hào chứ không sợ hãi và điều này [có tên trong da

Trung Quốc biện hộ việc xây đảo nhân tạo

Hình ảnh
Theo BBC Hồng Nga tường thuật từ Đối thoại Shangri-La, Singapore 31 tháng 5 2015 Chia sẻ Đô đốc Tôn Kiến Quốc tỏ thái độ kín đáo và dè dặt Trưởng đoàn Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La 2015 nói hoạt động xây đảo nhân tạo của nước này là 'hợp pháp và phải chăng'. Ngày thứ hai của diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-La ở Singapore là bài phát biểu của trưởng đoàn Trung Quốc, Đô đốc Tôn Kiến Quốc. Ông Tôn kêu gọi thay đổi "tâm lý thời chiến tranh lạnh", ông nói các nước cần được đối xử công bằng và phải đạt tình thế các bên cùng có lợi. Bài phát biểu chủ đề "Củng cố trật tự khu vực ở châu Á - Thái Bình Dương” được cho là giải thích cho chính sách an ninh của Trung Quốc hiện tại. Đô đốc Tôn Kiến Quốc ca ngợi nước ông là hợp tác, xây dựng, đóng góp tích cực cho hoà bình thế giới. Ông cũng biện minh cho các hoạt động xây đảo nhân tạo của Trung Quốc mà quốc tế đang đồng thanh chỉ trích. 'Đú