Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2014

Chị Bùi Hằng đã ăn trở lại sau thời gian dài tuyệt thực, nhưng con trai chị lại bị bắt

Theo Dân Luận Nguyễn Trung Tôn Tác giả gửi cho Dân Luận Theo nguồn tin từ luật sư Trần Thu Nam cho biết thì sáng nay vào lúc 4h, luật sư cùng cháu Trần Bùi Trung con chị Bùi Minh Hằng từ Sài Gòn xuống trại giam An Bình tỉnh Đồng Tháp, để luật sư Nam tham gia buổi lấy cung của công an huyện Lấp Vò đối với chị Bùi Thị Minh Hằng. Khi hai người tới nơi thì đã 8h sáng, tuy nhiên chỉ m ình luật sư Nam được vào trại theo thủ tục dành cho luật sư bào chữa (cháu Trung phải đứng ngoài cổng trại). Sau khi kết thúc buổi lấy lời khai của công an đối với chị Bùi Thị Minh Hằng luật sư Nam ra công trại thì không thấy cháu Trung đâu, luật sư gọi điện thoại cho cháu không được nên đã hỏi thăm những người xung quanh khu vực đó thì được biết: Khi luật sư Nam vào trong thì cháu Trung đi vào khu nhà hành chính của trại giam để yêu cầu cho gặp mẹ thì bị gác cổng lôi ra ngoài, Sau đó Trung có gào "Mẹ ơi con Trung đây..." và Trung có đập đầu hoặc tay vào cổng trại, tiếp theo là

NATO : Tham vọng thì nhiều, sức chẳng bao nhiêu

Hình ảnh
Tổng thống Mỹ Obama gặp Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen tại Bruxelles 26/03/2014 - REUTERS /Eric Vidal Theo RFI Đức Tâm Thứ hai 31 Tháng Ba 2014        Cuộc khủng hoảng Ukraina với việc Matxcơva dùng sức ép quân sự, cho tổ chức trưng cầu dân ý để sáp nhập bán đảo Crimée vào Nga, đã làm cho Châu Âu lo ngại về an ninh. Ngày 26/03, tại Bruxelles, Tổng thống Mỹ Barack Obama và các lãnh đạo Châu Âu, đã tuyên bố tăng cường hợp tác bên trong Liên Minh Bắc Đại Tây Dương – NATO – và không để cho Nga chà đạp luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, thực tế quân sự tại Châu Âu trái ngược với các cam kết này. Từ hơn một thập niên qua, Hoa Kỳ, thành viên hùng mạnh nhất trong NATO, đã giảm đáng kể sự hiện diện quân sự của mình tại Châu Âu. Trong khi đó, do khó khăn kinh tế tri ền miên, các thành viên Châu Âu lại không gia tăng chi phí quân sự. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, vào thời điểm căng thẳng nhất, Hoa Kỳ có tới 400 ngàn binh sĩ hiện diện tại

Venezuela, một trong những quốc gia đắt đỏ nhất thế giới

Hình ảnh
Biểu tình, bạo động, một cảnh tượng diễn ra hầu như hàng ngày tại Caracas , thủ đô Venezuela, gần một tháng nay. Ảnh chụp ngày 07/03/2014. Reuters Theo RFI Thụy My Thứ bảy 29 Tháng Ba 2014       Venezuela, đất nước giàu tài nguyên dầu mỏ, nơi mà đồng đô la được đổi chác trên đường phố với giá cao gấp mười lần so với tỉ giá chính thức, có thể là một trong những nước đắt đỏ nhất thế giới. Hoặc là ngược lại, rẻ nhất thế giới, tùy theo khả năng sở hữu những đồng đô la Mỹ. Tại thị trường chợ đen hôm qua 28/03/2014, đô la được trao đổi với giá 67 đồng bolivar ăn một đô la, so với giá chính thức là 6,3 bolivar một đô la. Mặc cho một loạt biện pháp linh hoạt hóa việc kiểm soát giao dịch ngoại hối, trong đất nước đang rung chuyển bởi phong trào biểu tình chống đối chính phủ - chủ yếu do nền kinh tế èo uột, hình ảnh dòng người dài bất tận xếp hàng trước các quầy hàng hầu như trống rỗng đã trở nên chuyện dài thường nhật. Chẳng hạn, một lon nước ngọt có gaz bán t

Thông tin trái ngược về vụ tàu Việt Nam mất tích ở Trường Sa

Hình ảnh
Báo chí Việt Nam cho biết, đây không phải trường hợp đầu tiên tàu cá của ngư dân Việt Nam ‘bị khống chế, đe dọa, uy hiếp trên vùng biển chủ quyền khi đang khai thác’. VOA Tiếng Việt 31.03.2014 Báo chí Việt Nam hôm nay đưa tin một tàu đánh cá của Việt Nam chở 11 ngư dân đã bị mất tích ở quần đảo Trường Sa sau khi bị khống chế trong khi một cán bộ từ trung tâm cứu hạn hàng hải ở tỉnh Khánh Hòa nói tàu này bị bắt ‘chưa rõ lý do’. Truyền thông trong nước dẫn lời Đài Thông tin Duyên hải Việt Nam cho biết hôm 29/3 đã nhận được thông tin một tàu cá cùng 11 ngư dân của tỉnh Khánh Hoà đã bị 2 kẻ lạ mặt dùng súng tấn công trên vùng biển Trường Sa. Thuyền trưởng của một tàu cá cho biết khi đang đánh bắt cá tại khu vực bãi cạn thuộc vùng biển Đông hôm 26/3 thì nhận được tín hiệu cầu cứu từ một tàu cá khác về việc tàu này bị 2 người lạ cầm súng nhảy lên tàu khống chế. Sau đó, thuyền trưởng này đã không thể liên lạc với con tàu gặp nạn. Tin cho hay, Đà

Thủ tướng Thái tự bào chữa trong vụ án về chương trình trợ giá gạo

Hình ảnh
Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đến văn phòng Ủy ban chống tham nhũng ở tỉnh Nonthaburi, ngày 31/3/2014. Theo VOA 31.03.2014 Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã tự bào chữa trong vụ án liên quan tới chương trình trợ giá lúa gạo của chính phủ. Bà Yingluck đã phát biểu ngày hôm nay trước Ủy ban Quốc gia Chống tham nhũng, là cơ quan đã truy tố bà về tội sao nhãng trách vụ trong vụ án có thể dẫn tới chỗ bà bị loại khỏi chức vụ. Sau phiên tòa, một thành viên của ủy ban chống tham nhũng, ông Prasat Pongsivapai nói với báo chí rằng bà Yingluck đã nộp giấy tờ và trình bày một phát biểu ngắn để bênh vực cho bà. Ông cho biết bà Yingluck cũng yêu cầu ủy ban kêu thêm 10 nhân chứng và triển hạn thời hạn chót để luật sư của bà nộp thêm chứng cớ. Trong 2 năm qua, chính phủ Thái Lan đã trả hơn 20 tỉ đô la cho nông dân và những nhà máy xay lúa trong khuôn khổ của chương trình thu mua lúa gạo với giá cao hơn 50% giá quốc tế. Các nhà phân tích nói rằng chương

Tổng thống Pháp chọn tân thủ tướng

Hình ảnh
Ông Valls được cho là có sức hấp dẫn chính trị rộng khắp Theo BBC Cập nhật:  16:30 GMT - thứ hai, 31 tháng 3, 2014 Tổng thống Pháp Francois Hollande sẽ chỉ định Bộ trưởng Nội vụ Manuel Valls làm tân thủ tướng, các tường thuật nói. Đảng Xã hội cầm quyền của ông Hollande đang bị suy giảm uy tín nghiêm trọng sau các cuộc bầu cử địa phương, trong lúc phe bảo thủ và Mặt trận Dân tộc cực hữu (FN) thắng lớn. Ông Valls sẽ thay thế Thủ tướng Jean-Marc Ayrault, người mà văn phòng thủ tướng xác nhận sẽ từ chức trong hôm thứ Hai. Tổng thống Hollande, người đã bị sụt giảm nghiêm trọng uy tín, có bài diễn văn trước toàn quốc vào lúc 20.00 giờ địa phương (1800GMT). Các thăm dò dư luận cho thấy ông Valls, 51 tuổi, được lòng cử tri, kể cả những người thuộc cánh hữu. Vòng bầu cử cấp tỉnh thành thứ nhì hôm Chủ Nhật khiến Đảng Xã hội thua tại 150 thị thà

Dân Đài Loan biểu tình đòi hủy bỏ hiệp định thương mại với TQ

Hình ảnh
Sinh viên biểu tình mặc áo đen như một biểu tượng của điều mà họ gọi là sự hắc ám trong cách thức hoạt động của chính quyền của Tổng thống Mã Anh Cửu. Theo VOA Ralph Jennnings 31.03.2014 ÐÀI BẮC — Hơn 100.000 người biểu tình bên ngoài dinh Tổng thống Đài Loan hôm chủ nhật để đòi hủy bỏ một hiệp định thương mại với Trung Quốc. Nhưng những người biểu tình, hầu hết là người trẻ, dường như không lo ngại cho mấy về việc làm ăn mua bán với đối thủ chính trị ở Bắc Kinh, mà thật ra họ cảm thấy bất mãn về cách thức hoạt động của chính phủ của Tổng thống Mã Anh Cửu. Mời quí vị theo dõi thêm chi tiết qua bài tường thuật của thông tín viên Ralph Jennings của đài VOA tại Đài Bắc. Đoàn người biểu tình, được ước tính từ 100.000 đến 400.000 người, đã tràn ngập các đường phố và các trạm xe điện ở trung tâm thành phố Đài Bắc hôm chủ nhật. Họ mặc áo đen như một biểu tượng của điều mà họ gọi là sự hắc ám trong cách thức hoạt động của chính quyền. Họ đòi chính phủ của Tổng t

Nam-Bắc Hàn đọ súng sau tập trận

Hình ảnh
Vài giờ sau khi Hàn Quốc và Hoa Kỳ diễn tập đổ bộ quy mô lớn, hai miền Triều Tiên bắt đầu đọ súng ởvùng biên giới tranh chấp. Theo BBC Cập nhật:  14:31 GMT - thứ hai, 31 tháng 3, 2014 Media Player Xemmp4 Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem. Bấm vào đây để tải Flash Player mới nhất Mở bằng chương trình nghe nhìn khác Lực lượng Hải quân và Thủy quân lục chiến của Hàn Quốc và Hoa Kỳ diễn tập đổ bộ quy mô lớn trong cuộc tập trận chung thường niên. Cuộc diễn tập được thực hiện ở Pohang, vùng bờ biển của Hàn Quốc, theo kế hoạch sẽ kết thúc vào ngày 07/04. Chỉ vài giờ sau khi diễn ra tập trận, Bắc Hàn và Hàn Quốc bắt đầu đọ súng qua lại ở vùng biên giới tranh chấp. Hàn Quốc nói hai quốc gia đã bắn pháo kích ở vùng nước trải trên biên giới ở biển phía Đông. “Bắc Hàn bắn khoảng 500 phát... và khoảng 100 đạn trái phá đã rơi xuống vùng nước phía Nam biên giới,” còn Hàn Quốc sau đó bắ

Crimea và nguyên tắc đối ngoại của VN

Hình ảnh
Các lực lượng quân sự Nga hiện diện dày đặc tại Crimea Theo BBC Cập nhật:  09:55 GMT - thứ hai, 31 tháng 3, 2014 Ngày 17/3/2014, Quốc hội Cộng hòa tự trị Crimea và thành phố Sevastopol tuyên bố độc lập khỏi Ukraine và đệ đơn xin gia nhập Liên bang Nga. Theo đó, một hiệp ước cho phép Crimea sáp nhập vào Nga đã được Quốc hội Nga thông qua và sau đó được Tổng thống Nga Vladimir Putin phê chuẩn vào ngày 21/3. Hành động của Nga đã bị nhiều nước trên thế giới lên án và phản đối kịch liệt vì Nga đã vi phạm chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton hay Ngoại trưởng Canada John Baird thậm chí còn so sánh hành động nuốt chửng Crimea của Nga với việc Đức Quốc xã thôn tính Sudetenland của Tiệp Khắc ngay trước Thế chiến II với cùng một lý do là bảo vệ các kiều dân của mình sống ở các vùng đất đó. Quan điểm mập mờ của Việt Nam Tuy nhiên, ngày 21/3/2014, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết

Đàm phán về Ukraine ‘không tiến triển’

Hình ảnh
Mỹ và Nga vẫn còn rất khác biệt trên hồ sơ Ukraine Theo BBC Cập nhật: 04:34 GMT - thứ hai, 31 tháng 3, 2014  Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thông báo không có đột phá nào về vấn đề Ukraine sau nhiều giờ nói chuyện ‘chân thành’ với người tương nhiệm Nga Sergei Lavrov ở Paris hôm Chủ nhật ngày 30/3. Ông Kerry cho biết ông đã nói với ông Lavrov rằng Mỹ vẫn xem việc Nga chiếm vùng tự trị Crimea của Ukraine là ‘bất hợp pháp và không chính đáng’. Ông nói ông đã nhấn mạnh rằng bất kỳ quyết định nào về tương lai của Ukraine cũng cần phải có sự tham gia của chính quyền Kiev. ‘Liên bang và trung lập’ Trước đó, ông Lavrov đã đặt ra những yêu cầu về một nước Ukraine liên bang và trung lập. Phát biểu trước báo giới, ông Kerry nói: “Chúng tôi không chấp nhận một lộ trình đi tới mà không có sự tham gia của chính phủ hợp pháp của Ukraine.” Ông cũng nêu lên ‘mố

Thủ tướng Dmitri Medvedev thăm Crimea

Hình ảnh
Thủ tướng Dmitri Medvedev trong hình đến Sochi lần trước, nay ông là lãnh đạo cao nhất của Nga đến Crimea từ sau khủng hoảng lãnh thổ Theo BBC Cập nhật:  08:55 GMT - thứ hai, 31 tháng 3, 2014 Thủ tướng Liên bang Nga, ông Dmitri Medvedev vừa đến bán đảo Crimea trong chuyến thăm cao cấp nhất của một lãnh đạo từ Moscow kể từ khi Nga sáp nhập nước cộng hòa và vài tuần trước còn thuộc về Ukraine. Cùng thời gian, cho đến sáng 31/3/2014, các tin tức từ Paris cho hay hội đàm kéo dài 4 giờ liền giữa hai bộ trưởng ngoại giao Nga và Mỹ không đạt kết quả gì cụ thể. Phía Nga đưa ra đề nghị biến Ukraine thành một liên bang với các quyền gần như độc lập cho các vùng sát Nga ở phía Đông, điều Kiev hoàn toàn bác bỏ. Thủ tướng Dmitri Medvedev là lãnh đạo cao nhất của Liên bang Nga đến Crimea từ sau khủng hoảng lãnh thổ lớn nhất từ Chiến tranh Lạnh, làm dị

Nghi án hối lộ 80 triệu yên và những phát ngôn ẤN TƯỢNG

Hình ảnh
TTXVA Published on March 30, 2014 · Mới đây, một tờ báo lớn của Nhật đã đưa thông tin về việc Công ty Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) thừa nhận hối lộ 80 triệu yen cho quan chức cơ quan quản lý dự án đường sắt Việt Nam để được trúng thầu. Ngay lập tức, những người liên quan đã lên tiếng, dư luận cũng dấy lên nhiều luồng ý kiến. Hãy cùng điểm lại một vài phát ngôn ấn tượng xung quanh vụ việc chấn động này. 1. “Xử lý nghiêm, bất kỳ đó là ai” “Bộ Giao thông vận tải sẽ khẩn trương kiểm tra, làm rõ những vấn đề báo chí nêu và xử lý nghiêm khắc những vi phạm, bất kể người đó là ai”, đây được coi như lời cam kết mạnh mẽ của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng trong cuộc họp với các cơ quan, đơn vị có liên quan đến Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 ngay sau khi nhận được thông tin JTC tố hối lộ đăng tải trên báo Nhật. Cũng ngay sau phát ngôn này, vị tư lệnh ngành giao thông cũng đã có một loạt động thái được đánh giá rất là quyết liệt (Đọc tiếp tại đây). 2.

Có thể cười sau khi tra tấn đến chết người dân sao?

Hình ảnh
Một bị cáo cười tươi ngay tại phiên xử vụ án ông Ngô Thanh Kiều bị công an Phú Yên đánh chết Theo Dân Luận                                                                                                                                      Hà Văn Thịnh Nền “dân chủ” của ta hiện nay có không ít những phiên tòa diễn ra như những vở kịch rẻ hề! Trắng trợn và tàn nhẫn đến mức người dân chỉ còn biết cúi mặt khóc ròng trong đớn đau, nhục nhã. Một trong những phiên tòa đó vừa được… diễn ở thành phố Tuy Hòa, Phú Yên. 5 bị cáo – là 5 sĩ quan công an, hành hạ, tra tấn người dân từ sáng đến tối, gây nên cái chết tức tưởi của nạn nhân Ngô Thanh Kiều, chỉ “bị” Viện KSND TP Tuy Hòa đề nghị “hình phạt” một án tù, còn lại là… án treo(!)? Mạng người dân nhỏ hơn con sâu, cái kiến, thậm chí bị coi như cỏ rác đã là chuyện thường ngày. Nhìn bức ảnh (BBC, 19:27 GMT, 29.3.2014) một trong những bị cáo NHĂN NHỞ cười như trêu ngươi, thách thức dư luận, công lý, không một lương tri nào có thể chấp nh

Đừng để thiên hạ nhìn mình là kẻ cắp

Hình ảnh
TTXVA Published on March 30, 2014 Nữ tiếp viên của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam bị cảnh sát Nhật Bản tạm giam vì liên quan đến vận chuyển hàng trộm cắp. Báo chí Nhật Bản đưa tin, người Nhật xem tin này như một sự kiện nóng. Và tất nhiên, tin “xấu” sẽ lan nhanh. Nhiều người biết đến tiếp viên của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam tiếp tay cho kẻ cắp. Vụ này có phải là hy hữu không? Đáng tiếc là không. Bởi vì có không ít trường hợp người Việt Nam đi ra nước ngoài hoặc sinh sống ở nước ngoài là kẻ cắp. Công nhân xuất khẩu lao động Việt Nam ở các nước cũng có không ít thói hư tật xấu như bài bạc, rượu chè, trộm cắp, bỏ trốn. Nước sở tại không thể chịu được phải có những đợt đóng cửa, tạm thời không nhập khẩu lao động Việt Nam. Công chức ngành đường sắt Việt Nam vừa bị báo chí Nhật Bản đưa tin nhận hối lộ hơn 16 tỉ đồng. Đây là trường hợp thứ hai, trước đây cũng có một quan chức từng nhận hối lộ và bị xử tù. Đây cũng là một dạng ăn cắp, nhưng không phải ăn cắp vặt. Ti

Hơn 100.000 người biểu tình tại Đài Bắc đòi hủy hiệp định với Bắc Kinh

Hình ảnh
Một trong nhiều khẩu hiệu của người biểu tình trước Phủ Tổng thống Đài Loan ngày 30/03/2014 : "Chúng tôi không có một Đài Loan khác để bán". REUTERS/Patrick Lin Theo RFI Trọng Thành Chủ nhật 30/3/2014 Tại Đài Bắc, cả trăm nghìn người lại xuống đường vào hôm nay 30/03/2014 để gây áp lực buộc Tổng thống Mã Anh Cửu phải rút hiệp định thương mại với Trung Quốc. Biểu tình đã tiếp diễn gần hai tuần sau cuộc tấn công chiếm lĩnh nhà Quốc hội của sinh viên. Những người biểu tình giương cao các biểu ngữ chính : «  Bảo vệ nền dân chủ  » và «  Rút lại hiệp định thương mại về các dịch vụ  ». Đoàn biểu tình hướng về Phủ Tổng thống, dưới sự canh chừng của 3.500 cảnh sát. Theo con số ước tính của cảnh sát, khoảng 116.000 người tham gia biểu tình. Ban tổ chức đưa ra con số 500.000 người xuống đường hôm nay. Lực lượng biểu tình yêu cầu chính quyền đình lại hiệp định thương mại về các dịch vụ và mọi thỏa thuận khác hay các đàm phán với Trung Quốc đang diễn

Việt Nam : Hai dân oan Dương Nội cắn lưỡi « tự tử » trong trại tạm giam ?

Hình ảnh
Các chòi canh giữ đất của người dân Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội. Facebook Theo RFI Thụy My Chủ nhật 30 Tháng Ba 2014        Tối qua 29/03/2014, gia đình hai ông Trần Văn Miên và Trần Văn Sang, dân oan đấu tranh đòi đất ở phường Dương Nội quận Hà Đông, Hà Nội, bị bắt cách đây ba ngày lúc đang đi trên đường, đã được công an thông báo là hai người này đã cắn lưỡi tự tử trong trại tạm giam. Hàng trăm người dân Dương Nội đến công an quận Hà Đông yêu cầu cho biết sự việc thì lại có thêm ba người bị bắt đi. Điều đáng chú ý là cả hai ông Trần Văn Miên (sinh 1959, ở tổ dân phố Trung Bình) và ông Trần Văn Sang (sinh 1975, tổ dân phố Quyết Tiến) hồi đầu năm khi bị triệu tập lên công an đã viết giấy ủy quyền cho thân nhân, ghi rõ là trước khi đi họ vẫn khỏe mạnh, minh mẫn và không có ý định tự tử. Trả lời RFI Việt ngữ vào lúc 19 giờ tối qua, tức 1 giờ sáng Việt Nam ngày 30/03/2014, bà Cấn Thị Thêu, ở tổ dân phố Trung Bình phường Dương Nội kể lại sơ qua tình hình:

Vì sao người dân không thiện cảm với công an?

Hình ảnh
Công an ngăn chặn người dân biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội hôm 22/7/2012. AFP PHOTO An Nhiên, thông tín viên RFA 2014-03-30 Tại Việt Nam, trong mắt của người dân hiện nay, hình ảnh công an nhân dân là những người hách dịch, tham nhũng, quan liêu, vô văn hóa, vô đạo đức, ưa gây khó khăn phiền hà, làm cho đất nước không phát triển. Sự thật ra sao? Người dân có cái nhìn tiêu cực? Chức năng của Công an nhân dân là đại diện cho người dân để bảo vệ an ninh – trị an, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời giúp dân khi cần đến họ. Tại Việt Nam có hai loại công an mà người dân phải thường xuyên gặp hằng ngày đó là công an khu vực và công an giao thông. Người dân nói rằng chạy xe ra đường gặp công an giao thông, về nhà thì gặp công an khu vực, với những phiền hà mà công an nói chung gây ra. Tuy nhiên, hầu như đa số công an luôn cho mình là đúng khi làm bất cứ việc gì với người dân,

Nhật - Việt họp bàn chống tham nhũng

Hình ảnh
Nghi án hối lộ cho dự án đường sắt Hà Nội bị báo chí Nhật nêu lên trước Theo BBC Cập nhật:  10:03 GMT - chủ nhật, 30 tháng 3, 2014 Nhật Bản và Việt Nam lần đầu tiên sẽ có cuộc họp bàn về chống tiêu cực trong sử dụng vốn vay của Nhật, sau cáo buộc tham nhũng trong ngành đường sắt. Cuộc họp Ủy ban hỗn hợp Việt – Nhật lần thứ 1 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào sáng ngày 03/4 do một Thứ trưởng giao thông Việt Nam và Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đồng chủ trì. Thông cáo của Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam nói cuộc họp sẽ “trao đổi thông tin và thảo luận những biện pháp phòng chống trong thời gian tới”. Thông tin được đưa ra sau khi Thứ trưởng giao thông Nguyễn Ngọc Đông kết thúc chuyến công tác tại Nhật Bản, nhưng không biết cụ thể quan chức Việt Nam nào có nhận hối lộ của Nhật hay không. Ông Đông sang Nhật từ 25 đến 28/3, làm việc với các cơ quan của Nhật quanh thông tin trên báo Nhật rằng Công ty Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC

Ngoại trưởng Mỹ - Nga thảo luận hồ sơ Ukraina tại Paris

Hình ảnh
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (P) và đồng nhiệm Nga Serguei Lavrov trong cuộc gặp tại sứ quán Mỹ ở Luân Đôn, Anh Quốc, ngày 14/03/2014 REUTERS TheoRFI Đức Tâm Chủ nhật 30/3/2014 Trong cuộc điện đàm hôm thứ Sáu, 28/03/2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã quyết định giao cho các Ngoại trưởng của mình thảo luận, tìm kiếm một giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng Ukraina. Do vậy, chiều nay, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và đồng nhiệm Nga Serguei Lavrov gặp nhau tại Paris. Từ Washington, thông tín viên RFI Jean Louis Pourtet tường trình : « Hôm qua, sau khi điện đàm với đồng nhiệm Nga, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, đang trên đường từ Cận Đông trở về Washington, đã cho chuyên cơ đổi hướng bay sang Paris. Tại đây, vào tối nay, hai Ngoại trưởng có các cuộc thảo luận về hồ sơ Ukraina. Sau cuộc điện đàm với ông Kerry, ông Lavrov, đã tuyên bố trong một cuộc trả lời phỏng vấn, rằng Matxcơva không hề có ý định xâm chiếm các vùng khác của

Thái Lan bầu cử Thượng viện

Hình ảnh
Người biểu tình chống chính phủ Thái Lan tập trung trước bức tượng của Vua Chulalongkorn tại Bangkok, ngày 29/3/2014. Theo VOA 30.03.2014 Cử tri Thái Lan hôm nay đi bỏ phiếu để bầu các nhà lập pháp cho thượng viện quốc hội. Cuộc bầu cử này được xem như một cuộc thăm dò công luận đối với chính phủ đang bị vây hãm của Thủ tướng Yingluck Shinawatra. Cuộc bầu cử diễn ra một ngày sau khi hàng chục ngàn người biểu tình chiếm đường phố ở thủ đô Bangkok, đòi thủ tướng Yingluck từ chức. Cuộc đầu phiếu hôm nay diễn ra mà không bị gián đoạn, khác với cuộc bầu cử hạ viện hồi tháng trước. Cuộc bầu cử hạ viện bị phe đối lập tẩy chay và cuối cùng đã bị Tòa Bảo hiến Thái Lan vô hiệu hóa. Nếu các lực lượng chống chính phủ chiếm được đa số ở thượng viện, họ sẽ dễ dàng truất phế bà Yinluck hơn một khi bà bị luận tội. Bà Yingluck bị cáo buộc đã làm ngơ với những tố cáo tham nhũng liên quan đến chương trình trợ giá lúa gạo của chính phủ của bà đã khiến cho đất n