Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2013

Người dân Dương Nội dùng 'hỏa công' đẩy lui lực lượng cướp đất

Hình ảnh
Toàn bộ Video dân Dương Nội kiên cường đẩy lui đợt phản công đa binh chủng (sáng 31/1) Cầu Nhật Tân - Như đã đưa tin, tình hình Dương Nội những ngày qua hết sức căng thẳng. Nhiều cuộc đụng độ đã bùng phát. Chính quyền tung mọi lực lượng nhằm đè bẹp người dân hòng chiếm đất. Nông dân kiên cường bám trụ, đẩy lùi nhiều mũi tiến tiến công. Đúng 9h30 sáng nay, ngày 31/1/2013, một cuộc tấn công phối hợp đa binh chủng đã được chính quyền phát động nhằm chiếm lĩnh cứ điểm mà dân Dương Nội đang cầm cự. Quan sát lực lượng chính quyền như sau: hơn 200 lính đủ các binh chủng hợp thành như công an, dân phòng, đầu gấu, thanh tra giao thông với vũ khí nóng, lạnh hiện đại. Ngay từ đầu, chiến sự đã diễn ra vô cùng ác liệt trong thế giành giật một mất một còn. Sau gần 1 tiếng đánh giáp lá cà với nông dân chỉ có trống kẻng, hoả công, phân thối thì lực lượng đa binh chủng của chính quyền đã buộc phải tháo chạy. Chiến thắng này của dân Dương Nội đã làm nức lòng dân oan mất đất trong những ngà

Phạm Duy và vết thương di tản

Nguyễn-Xuân Hoàng  30.01.2013 Rất nhiều ý kiến trái chiều về Phạm Duy khi ông còn sống. Trong một bài viết trên tạp chí Văn - số đặc biệt về Phạm Duy phát hành vào tháng Sáu & Bảy năm 2002, tôi đã đưa một cái nhìn về người nhạc sĩ đa tài, đa tình và đầy hệ lụy ấy. Tất nhiên bài viết đó đã đến tay ông, sau chuyến đi trình diễn Kiều 2 tại Minnesota. Một lần ngồi uống cà phê với ông ở quán Song Long, ông bất ngờ hỏi tôi là “cậu không thích con người của tôi hả? Tại sao?” Tôi đã không trả lời trực tiếp của ông. Tôi nói: “Bố già à, tôi rất thích nhạc của bố!” Và ngay lập tức ông đã đứng dậy xô ghế bỏ đi. Giờ đây sau ngày ông ra đi những ý kiến trái chiều về ông còn nổi lên mỗi lúc một đậm đặc hơn. Tôi chia sẻ cái nhìn của nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc mới đây trên VOA: “Tất cả những nghi ngờ, bất đồng hay bất mãn [rồi đây] sẽ dần dần chìm vào quên lãng. Con người thật của Phạm Duy sẽ không còn án ngữ trước khối lượng tác phẩm đồ sộ và nguy nga của Phạm Duy. Một lúc nào đó, nghĩ

Cái giá cho sự hoang toàng

Trần Vinh Dự 31.01.2013 Cách đây khoảng một năm, một chủ doanh nghiệp bất động sản tìm đến công ty tôi để nhờ tư vấn. Là một doanh nhân trẻ mới có 35 tuổi, anh ăn mặc sành điệu, đi xe BMW, và hút thuốc lá bằng tẩu làm từ ngà voi.  Công ty của anh có 1 dự án duy nhất, khoảng 2 hecta, nằm ở một quận ngoại thành của TPHCM và mới chỉ giải toả được khoảng một nửa. Anh đang có một khoản nợ ngân hàng khoảng 7 triệu USD, mỗi năm phải trả lãi khoảng 1,5 triệu USD. Khoản nợ này sẽ đáo hạn vào cuối năm 2012. Anh cần thêm khoảng 5 triệu USD nữa để giải toả phần còn lại trước khi có thể xây móng. Ở Việt Nam, các dự án BĐS cần phải xây xong móng thì mới bắt đầu bán được căn hộ.  Nếu Việt Nam vẫn như hồi năm 2007, anh sẽ nhanh chóng làm sạch dự án, vay thêm tiền, và làm móng. Khách hàng sẽ đổ dồn đến để đầu cơ. Anh sẽ nhanh chóng bán hết hàng, tậu cho mình một chiếc siêu xe, và xuất hiện trên các tạp chí với tư cách là doanh nhân thành đạt.  Thế nhưng câu chuyện năm 2012 đã khác. Những do

Những câu nói ấn tượng

Bùi Tín  31.01.2013 Những ngày đầu năm, các mạng thông tin tự do ở trong nước truyền đi những lời nói độc đáo của những con người bình thường trước tình hình hiện tại của đất nước. Những lời nói nổi bật ấy có giá trị như những câu châm ngôn sâu sắc, dễ hiểu, dễ nhớ, đi thẳng vào lòng người.    «Chín tháng tù, như một giấc ngủ trưa! Ra tù tôi quyết đấu tranh tiếp». Đây là câu nói của bà Trần Thị Hài, 62 tuổi, ở Bình Dương, tại phiên tòa tỉnh Bình Dương ngày 27/12/2012 sau khi bà bị tuyên án 9 tháng tù giam vì cái mà nhà cầm quyền gọi là «tội gây rối loạn trật tự trị an». Bà từng sát cánh cùng các chiến sỹ yêu nước chống bành trướng Bùi Minh Hằng và Phương Bích trong các cuộc tập trung xuống đường năm 2011 và tháng 9/2012. Mạng Dân Làm Báo truyền đi ảnh của bà chụp trước sứ quán Trung Quốc năm 2011 ở Hà Nội với vẻ mặt kiên nghị khi hô các khẩu hiệu:« Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam».      «Thưa cô, em không thể!» là câu nói của Lê Vũ Cát Đằng, nữ sinh viên năm thứ hai khoa

TS Nguyễn Quốc Quân trả lời RFA ngay khi về đến Mỹ

Hình ảnh
Chân Như, phóng viên RFA 2013-01-31 Sau hơn 9 tháng bị giam giữ tại Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân đã được chính quyền Việt Nam trả tự do và trục xuất khỏi Việt Nam vào ngày 30 tháng 1 năm 2013. AFP TS Nguyễn Quốc Quân (giữa) được chào đón tại sân bay quốc tế Los Angeles ở California vào ngày 30 tháng 01 năm 2013. Ngay sau khi TS Quân đặt chân trở về lại đến Hoa Kỳ vào lúc 7:25 phút tối giờ Cali, Chân Như của  Đài Á Châu Tự Do đã có cuộc phỏng vấn đặc biệt vói TS Nguyễn Quốc Quân, mời quý vị cùng theo dõi: Niềm vui không trọn vẹn Chân Như: Xin gửi lời chào đến TS Nguyễn Quốc Quân. Lời đầu tiên xin chúc mừng ông vừa được tự do sau nhiều tháng bị giam cầm dưới nhà tù của Đảng CSVN. Xin được hỏi thăm sức khỏe và tâm trạng của Tiến Sĩ hiện tại ra sao ạ? TS Nguyễn Quốc Quân: Vâng. Thì chắc là mọi người cũng đoán được, đã lâu rồi, và cũng rất là nhớ gia đình, nhớ bạn bè, cũng như nhớ cộng đồng ở những nơi sinh hoạt, cho nên khi về cũng tương đối bất ngờ. Cá nhân tôi đ

Nhật Bản: Chiến lược 'an ninh dân chủ kim cương' đối phó với Trung Quốc

Hình ảnh
Thủ tướng Shinzo Abe phát biểu trước Quốc Hội Nhật Bản. Reuters Lưu Tường Quang / Tú Anh Sau chiến lược « tái định vị » của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương và « hướng đông » của Ấn Độ, Nhật Bản thông báo chính sách « hướng nam » mà thủ tướng Shinzo Abe gọi là « Chiến lược An ninh Dân chủ Kim cương » tăng cường vòng vây án ngữ Trung Quốc. Sau nửa thế kỷ tự kềm trong chính sách hiếu hòa, Nhật Bản bắt đầu chuyển mình để đảm nhận vai trò của một đại cường kinh tế và quân sự. Trong thông điệp 31/01/2013 gửi Quốc hội, tân thủ tướng Shinzo Abe thông báo ông muốn « tu chính bản Hiến pháp » được soạn thảo dưới sức ép của Hoa Kỳ sau đệ nhị thế chiến, ngăn cấm Nhật Bản vĩnh viễn không được sử dụng đến chiến tranh. Tân thủ tướng Nhật mong muốn xây dựng một chiến lược địa chính trị mới « hướng nam » và được đặt tên là « An ninh Dân chủ Kim cương » liên kết tất cả những quốc gia từ Ấn Độ kéo dài xuống Đông Nam Á và đến tận Úc Tất cả những quốc gia này có cùng một mối quan ngại chung là b

VN 'đàn áp có hệ thống'

Hình ảnh
Blogger Điếu Cày nói mình vô tội trong phiên tòa ngày 28/12/2012 Phúc trình của tổ chức Human Rights Watch (HRW) nói chính phủ Việt Nam "đàn áp một cách có hệ thống các quyền tự do ngôn luận, lập hội và nhóm họp ôn hòa và trấn áp những người lên tiếng chất vấn chính sách nhà nước" . Bấm Tài liệu thường niên về tình hình nhân quyền thế giới của tổ chức đặt trụ sở ở New York vừa công bố hôm 31/1. HRW cáo buộc Việt Nam "tùy tiện bắt bớ các nhà hoạt động, giam giữ biệt lập trong thời gian dài, không cho họ gặp gỡ gia đình hoặc tiếp cận với các nguồn trợ giúp pháp lý, tra tấn và truy tố họ ra trước các tòa án bị chính trị tác động". Họ bị "áp đặt các mức án tù thật nặng với các tội danh mơ hồ về xâm phạm an ninh quốc gia". Đấu đá phe phái HRW cho rằng "Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tranh nhau giành quyền kiểm soát bộ máy kinh tế chính trị, dẫn đến một cuộc tranh giành quyền

9 tháng tù như một giấc ngủ trưa

Hình ảnh
Người Bình Dương (Danlambao) - Câu nói đầy khí khái của bà khiến người viết cảm phục: "9 tháng tù như một giấc ngủ trưa". Vẫn biết thân phận mình là “dã tràng se cát biển Đông. Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì”, nhưng có biết bao người dân oan đi khiếu kiện, biết bao nhà tranh đấu, trí thức bị tù đày. Tương lai cuộc đời của họ đã bị vùi lấp trong bóng tối trong ngục tù cộng sản. Trong số họ, có những người đàn bà dân oan đã mất hết tài sản, ruộng vườn nhà cửa phải sống lang thang, rày đây mai đó. Họ đi khiếu kiện đi hết năm nầy sang năm khác nhưng chẳng được gì ngoài những cú đấm đá của công an và có nhiều người phải vào tù đếm lịch. Người phụ nữ mà tôi muốn kể cho bạn nghe câu chuyện đáng buồn là bà Trần Thị Hài, một dân oan Bình Dương đã đi kiện trên 12 năm, giờ đang ngồi tù lần thứ 2 với bản án oan khiên trong phiên tòa phúc thẩm ngày 27 tháng 12 năm 2012 vừa qua. Cư dân mạng trong gần năm năm qua đã lưu truyền tấm hình của một người phụ nữ cao lớn, cánh tay

Thiếu tướng côn an Lê Văn Cương và vũ điệu Thành Đô

Hình ảnh
Cho tới giờ phút này, tên tướng gia nô Lê Văn Cương vẫn còn phát biểu những lời bưng bô, nịnh bợ Trung Cộng một cách hèn hạ thì họa mất nước sẽ khó tránh, nếu không sớm dẹp đảng CSVN. BTBS CTV Danlambao - Vũ rằng: "Trong cuộc trường chinh kháng chiến chống Pháp 1945- 1954, rồi sau đó là kháng chiến trường kỳ chống Mỹ đến năm 1975, chúng ta được Đảng và nhân dân Trung Quốc ủng hộ rất tuyệt vời, cả về vật chất, tinh thần, chính trị, an ninh, văn hóa… Nhân dân Việt Nam sẽ không bao giờ quên ân tình này..." Và múa rằng: "có 2 điều chúng ta luôn nói công khai: thứ nhất, Việt Nam không bao giờ kích động tinh thần dân tộc chủ nghĩa chống Trung Quốc. Và thứ hai, Việt Nam không kéo bè kéo cánh, liên kết với bất kỳ quốc gia nào để chống Trung Quốc." Trả lời phóng viên lề đảng về việc Philippines khởi kiện Trung Quốc ra tòa án trọng tài Liên hiệp quốc, ông đảng viên cộng sản Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược, Bộ Công an đã múa may điệu vũ Thành Đ

Việt Nam thuộc 10 nước có nền tự do báo chí tồi tệ nhất thế giới

Hình ảnh
Trà Mi-VOA  30.01.2013 WASHINGTON, D.C. — Việt Nam tiếp tục đứng thứ 172/179 quốc gia được đánh giá trên bảng xếp hạng về Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới 2013 do tổ chức Phóng Viên Không Biên giới (RSF) thực hiện. Tổ chức bảo vệ nhân quyền có trụ sở tại Pháp này nhận xét rằng tình hình tự do báo chí tại Việt Nam đang ngày càng xuống cấp trầm trọng và Việt Nam từ vị trí thứ ba đã nhảy lên hàng thứ hai trong danh sách các nước cầm tù nhiều cư dân mạng nhất trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Trong cuộc trao đổi với Trà Mi Ban Việt ngữ, ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong tổ chức RSF, cho biết: Việt Nam hiện là nước thứ hai trên thế giới có số cư dân mạng bị cầm tù nhiều nhất, chỉ sau Trung Quốc. Đối chiếu trên tỷ lệ dân số, thì Việt Nam là nhà tù lớn nhất thế giới đối với cư dân mạng...Việt Nam hiện có 34 cư dân mạng bị cầm tù và ít nhất 12 blogger hay công dân mạng đã bị tuyên phạt với các bản án lên tới mức cao nhất 13 năm tù...  Benj

Các tổ chức nhân quyền kêu gọi phóng thích blogger Lê Anh Hùng

Hình ảnh
Trà Mi-VOA  30.01.2013 Đài Quan sát bảo vệ các Nhà bảo vệ Nhân quyền, tổ chức liên đới với Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) và Tổ chức Thế giới Chống Tra Tấn (OMCT) và Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam có trụ sở tại Pháp đồng lên tiếng về vụ blogger Lê Anh Hùng bị bắt đưa vào trại tâm thần sau khi viết bài tố cáo tiêu cực của quan chức nhà nước. Blogger Lê Anh Hùng bị đưa vào Trung tâm Bảo trợ Xã hội số 2 ở Ứng Hòa, Hà Nội hôm 24/1 trong lúc đang làm việc tại một công ty ở Hưng Yên. Trường hợp của blogger Lê Anh Hùng là vụ mới nhất trong hàng loạt các vụ việc vi phạm nhân quyền mà chúng tôi quan sát chặt chẽ...Việt Nam dùng nhiều hình thức khác nhau để bắt giam những ai sử dụng quyền tự do ngôn luận của công dân cổ xúy cho nhân quyền trên mạng internet.  Tổng thư ký Tổ chức Thế giới Chống Tra Tấn Gerald Staberock . Trong thỉnh nguyện thư gửi Chủ tịch nước, Thủ tướng, và Tổng bí Thư đảng cộng sản Việt Nam, các tổ chức này bày tỏ quan ngại trước trường hợp giam

Trung Quốc sẽ gặp khó khăn qua vụ kiện của Philippines

Hình ảnh
RFA-30-01-2013 Mới mở đầu năm 2013, tình hình biển Đông vẫn tiếp tục căng thẳng, nhất là sau vụ Philippines quyết định đưa tranh chấp biển Đông ra tòa án quốc tế theo quy định của Công ước Liên hiệp quốc về luật biển năm 1982. Source UNCLOS Bản đồ cho thấy vùng biển Trung Quốc muốn làm chủ (theo vạch màu đỏ) Các học giả Philippines cho rằng bằng việc làm này, Philippines đã đặt Trung Quốc vào một tình thế khó khi phải giải thích về lập trường của mình trong tranh chấp này trước một Tổ chức đa quốc gia. Việt Hà có bài tổng hợp và tường trình. Philippines quyết định đưa TQ ra toà án quốc tế Hôm 22 tháng giêng, chính phủ Philippines chính thức thông báo nước này quyết định kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế theo Công ước Liên hiệp quốc về luật biển năm 1982 nhằm tìm giải pháp hòa bình cho vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông giữa hai nước. Đây là một bước đi đã được nhiều chuyên gia dự đoán từ trước nhưng chỉ chưa biết vào lúc nào. Thời điểm mà Philippines đưa ra quy

Người dân Dương Nội "Thà hy sinh chứ không chịu mất đất"

Hình ảnh
Mặc Lâm, biên tập viên RFA 2013-01-30 Hơn nửa tháng qua người dân Dương Nội đã không còn nhường bước trước sức mạnh của lực lượng cưỡng chế. Họ cùng nhau ra khu đất mà nhà nước sẽ trưng thu, dựng lều trại tại đây và sẵn sàng chết trên mảnh đất của gia tộc mình. Photo courtesy of infonet.vn Người dân Dương Nội cuốn giẻ, tẩm xăng để đốt chủ đầu tư nếu thi công dự án trên phần đất ruộng của họ Đã quá thất vọng với chính quyền ... Mặc Lâm được một người trong cuộc là chị Cấn Thị Thêu kể lại cuộc tranh đấu đất đầy gian khổ có khi dẫn đến cái chết của người Dương Nội, trước tiên chị Thêu cho biết: Chị Cấn Thị Thêu : Dạ, báo cáo với bác là ruộng đấy bị họ ủi phá thu hồi vào tháng 3 năm 2010. Khi mà họ ủi phá cánh đồng lúa thì họ ủi phá cả mồ mả của cha ông bà con lên. Trong suốt mấy năm trời chị em khiếu kiện từ cấp quận cho đến cấp thành phố, cấp trung ương nhưng đến bây giờ thì họ lại dự kiến thu hồi ngày 17 tháng 1 vừa rồi. Thế là từ ngày 11 chị em đã chuẩn bị tinh thần,