Nghị sỹ Anh hỏi về tự do ở Việt Nam


Hà Mi


BBCVietnamese.com

Đọc những câu trả lời của những bọn lưỡi gổ nghe buồn nôn! HNĐB



Buổi thảo luận diễn ra tại Điện Westminster, trụ sở Quốc hội Anh


Sáng 23/1/2013 tại Quốc hội Anh đã diễn ra một cuộc trao đổi thảo luận thành viên Nhóm Nghị viện liên đảng về Việt Nam và đoàn cấp cao của chính phủ Việt Nam nhân chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.


Nhiều câu hỏi của các dân biểu đã được đưa ra cho phía Việt Nam liên quan tới tự do tôn giáo và truyền thông, cải tổ chính trị, tranh chấp biển Đông, quan liêu tham nhũng và trao đổi thương mại giữa hai quốc gia.


Tự do tôn giáo

Các bài liên quanBộ Công an VN đẩy mạnh hợp tác với AnhTổng bí thư Đảng CSVN gặp Giáo hoàngTBT Đảng CSVN nói về quan hệ với VaticanXem02:06
Chủ đề liên quanTôn giáo, Truyền thông - Báo chí, Đảng Cộng sản, Quan hệ Việt Anh
Mở đầu phần thảo luận dân biểu Anh Jonathan Eyal (RUSI) nói ông cho rằng có tự do tôn giáo tại Việt Nam vì tận mắt chứng kiến lễ cầu nguyện với sự tham dự của 800 người, nhưng những cải cách chính trị tại Việt Nam vẫn còn chậm.

Ông đặt câu hỏi trong bối cảnh Việt Nam chưa có đảng phái đối lập, liệu Việt Nam có thay đổi và từ bỏ chế độ độc đảng hay không.

Trước câu hỏi này, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Việt Nam đã có thay đổi lớn về nhân quyền. Các thay đổi chính trị mạnh mẽ được thực hiện bằng cách nâng cao vai trò của người dân.

“Tuy có một đảng nhưng vai trò của nhân dân là rất lớn và nó được thể hiện qua các hội đoàn.

“Việt Nam đang trong quá trình sửa đổi Hiến pháp, mà qua đó nhấn mạnh các quyền của con người, đồng thời khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong khuôn khổ pháp luật với các cơ quan tư pháp, hành pháp và lập pháp độc lập lẫn nhau,” ông Phúc nói.

Mặc dù cho rằng Việt Nam đã có tiến bộ về tự do tôn giáo nhưng một dân biểu Anh khác, ông Chris Ruane, vẫn đặt câu hỏi Việt Nam phải cần có những biện pháp gì để tăng thêm tự do tôn giáo tại nước này.

Thứ trưởng Bộ Công an, Trung tướng Tô Lâm, người đồng thời là Phó chủ nhiệm Ủy ban nhân quyền của chính phủ Việt Nam, nói "Việt Nam là một nước có tự do tôn giáo và điều đó được khẳng định trong Hiến Pháp".

Ông Tô Lâm cũng nói thêm ngoài ra cần phải đảm bảo bình đẳng giữa các tôn giáo để tránh xung đột tôn giáo như đã chứng kiến ở một số nước khác trên thế giới.

Ông cũng bày tỏ mong muốn Anh Quốc chia sẻ kinh nghiệm trong việc làm sao tránh xung đột tôn giáo.

Còn ông George Howard thì cho biết quan điểm của Anh Quốc là "luôn ủng hộ tự do truyền thông nhưng là truyền thông có trách nhiệm".

Blogger 'phạm pháp'

Phóng viên Hà Mi, BBC Việt Ngữ, đã đặt câu hỏi rằng làm sao hai nước Anh Việt có thể tiến lại gần nhau hơn khi có rất nhiều khác biệt trong tự do báo chí và truyền thông, nhất là qua các vụ bloggers ở Việt Nam bị đem ra xét xử trong thời gian qua.



"Việt Nam đã trải qua chiến tranh và có những thế lực phản động muốn lật đổ Việt Nam"
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói tự do báo chí và truyền thông có khác biệt giữa hai nước nhưng khẳng định "Việt Nam có tự do báo chí với số lượng 800 tờ báo chính thức và hàng ngàn blog cá nhân".

“Việt Nam đã trải qua chiến tranh và có những thế lực phản động muốn lật đổ Việt Nam, kết hợp giữa bên ngoài và bên trong để làm việc đó."

“Trong trường hợp rất ít đó thì phải xử lý để bảo vệ đất nước và đưa ra pháp luật xử lý, và số trường hợp bloggers như vậy là rất ít,” ông Phúc nói.

Nhận định về báo chí, ông Phúc nói thêm: “Hoan nghênh BBC đã có đóng góp đưa tin về Việt Nam.”

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, khẳng định “không có ai tại Việt Nam bị xử lý vì viết blog hay viết báo cả mà bị xử lý là vì đã vi phạm pháp luật và đã được xử lý công khai”.

Tướng Vịnh nói các blogger bị bắt vì vi phạm luật pháp chứ không phải vì viết blog, và ông mong BBC cũng như các cơ quan truyền thông khác đến Việt Nam làm việc với các cơ quan pháp luật của Việt Nam để hiểu và biết đầy đủ thông tin.


An ninh Biển Đông

Các dân biểu Anh cũng đặt câu hỏi về vấn đề an ninh và những tranh chấp tại Biển Đông với Trung Quốc, liệu Anh Quốc đóng vai trò như thế nào trong việc giải quyết tranh chấp tại đây.

Theo Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh thì quan hệ Việt Nam – Trung Quốc là quan hệ láng giềng về cơ bản là tốt đẹp và có nhiều tiến bộ trong những năm qua “tuy nhiên còn tồn tại tranh chấp chủ quyền Biển Đông”.

Ông Vịnh cho biết Việt Nam luôn “chủ trương giải quyết tranh chấp trên cơ sở các biện pháp hòa bình và quốc tế minh bạch nhưng sẽ không nhân nhượng chủ quyền lãnh thổ liên quan đến vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý đã được khẳng định của Việt Nam”.

"Anh Quốc luôn ủng hộ tự do truyền thông nhưng là truyền thông có trách nhiệm"

Dân biểu George Howard

Ông Vịnh nhấn mạnh đây là khu vực giàu tài nguyên, là tuyến vận tải hàng hải quốc tế nhộn nhịp thứ hai trên thế giới và nó cũng có lợi ích của Anh Quốc và của toàn thế giới.

“Bảo vệ chủ quyền cũng là bảo vệ quyền lợi của tất cả các nước trên phương diện tự do đi lại, tự do vận tải,” ông Vịnh nói và đặt câu hỏi về quan điểm của chính phía Anh Quốc trong việc bảo vệ tự do đi lại tại khu vực này.

Phía Anh Quốc cho biết đã có tranh cãi tại Quốc hội Anh về chủ đề này và phía Anh sẽ chia sẻ những kinh nghiệm với Việt Nam về luật biển.

Tuy nhiên dân biểu Anh Jonathan Eyal nêu lên thực tế rằng mặc dùng ủng hộ tự do giao thông hòa bình của tàu hải quân trên biển nhưng chắc chắn quan điểm của Việt Nam sẽ khác với Trung Quốc, cũng như Anh Quốc khác với Hoa Kỳ về tự do giao thông biển.

Anh đồng ý với quan điểm của Việt Nam là "về nguyên tắc thì sự hiện diện của tàu chiến trên biển đều là không tốt".


Đầu tư thương mại

Các dân biểu Anh tỏ ý quan ngại về tình trạng mất cân bằng thương mại giữa Anh Quốc và Việt Nam mặc dù “vui mừng về tăng trưởng thương mại giữa hai nước nhưng nghiêng về có lợi cho Việt Nam” và muốn biết giải pháp của Việt Nam để cân bằng cán cân thương mại đó.

Một quan ngại khác từ phía các dân biểu Anh (Tiến sỹ Kathryn Vagneur, RUSI, một nhà đầu tư nước ngoài) về tình trạng quan liêu, tham nhũng và quản lý không có hiệu quả tại Việt Nam và mong muốn có biện pháp giảm bớt tình trạng này.

“Đúng là Việt Nam còn quan liêu, tham nhũng,” Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.

Ông nhắc lại cuối năm 2011, Ban chấp hành Đảng Cộng sản Việt Nam đã có Nghị quyết 4 để chống quan liêu, xa rời dân và “nghị quyết đã được nhân dân ủng hộ” đồng thời đang tiến hành tái cơ cấu đầu tư và đẩy mạnh cổ phần hóa các công ty nhà nước.

Theo Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh, xuất nhập khẩu giữa hai nước còn thấp (dưới ba tỷ đôla Mỹ) và đúng là xuất khẩu của Việt Nam gần gấp ba lần của Anh, nhưng ông tin rằng muốn cân bằng cán cân thương mại giữa hai nước thì Anh cần tăng đầu tư FDI nhiều hơn và đó là giải pháp có hiệu quả đã thực hiện với nhiều nước khác.

Tới dự buổi trao đổi có Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bộ trưởng bộ Kế hoạch Đầu tư Bùi Quangh Vinh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và Thứ trưởng Bộ Công an, Trung tướng Tô Lâm và Đại sứ Việt Nam tại Anh Quốc, Vũ Quang Minh cùng các thành viên cao cấp khác.

Về phía Anh Quốc phiên thảo luận do dân biểu George Howard chủ trì tại Điện Westminster là trụ sở Quốc hội với sự tham gia Đại sứ Anh tại Việt Nam, Antony Stokes, và cựu Bộ trưởng Tư pháp Jack Straw cùng một số nhân vật khác

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?