Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2015

Điểm báo Pháp ngày 30-9-2015

Hình ảnh
Công nhân nhà máy Cafatex, Hậu Giang phân loại tôm xuất khẩu, 28/09/2015. REUTERS/Kham Thụy My Đăng ngày 30-09-2015 Ngoại lệ Việt Nam : Vẫn tăng trưởng khi kinh tế Trung Quốc chậm lại Nhật báo Les Echos hôm nay có bài viết mang tựa đề  « Trước tình trạng kinh tế Trung Quốc chậm lại, Việt Nam là một ngoại lệ » , trong bối cảnh các quốc gia Đông Nam Á chịu ảnh hưởng khác nhau trước sự sa sút của Trung Quốc. Tăng trưởng chậm của Trung Quốc liên tục được khẳng định, và đè nặng lên toàn khu vực. Michala Marcussen, kinh tế gia trưởng của ngân hàng Société Générale nhận định :  « Một số lãnh vực của kinh tế Trung Quốc đang hạ cánh cứng, nhưng khu vực dịch vụ thì tiến triển hợp lý. Tuy vậy chính sách kinh tế thay đổi bất thường, và đây sẽ là một sự hạ cánh vất vả ». Những nạn nhân bị thiệt hại nhiều nhất là Hồng Kông, Mông Cổ và Singapore, theo một nghiên cứu mới đây của Coface. Julien Marcilly, kinh tế gia trưởng Coface ghi nhận:  « Rủi ro từ các nước lớn mới nổi chuyển

Quan sát viên Châu Âu sẽ giám sát bầu cử Miến Điện

Hình ảnh
Theo RFI Anh Vũ Đăng ngày 30-09-2015  Sửa đổi ngày 30-09-2015 14:24 Lãnh tụ đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi vạn động tranh cử ở thành phố Kawhmu , lân cận Yangon, ngày 21/09/ 2015. REUTERS/Soe Zeya Tun Hôm qua, 29/09/2015, Liên Hiệp Châu Âu thông báo lần đầu tiên sẽ cử đông đảo quan sát viên đến Miến Điện theo dõi cuộc bầu cử Quốc hội vào ngày 8/11/2015, một mốc quan trọng để thẩm định tiến trình dân chủ hóa của nước này. Trong thông cáo ra hôm qua, lãnh đạo nghành Ngoại giao Châu Âu bà Federica Mogherini giải thích :  « Việc triển khai sứ nhiệm vụ quan sát cuộc tuyển cử này khẳng định cam kết liên tục của Liên Hiệp Châu Âu ủng hộ tiến trình chuyển tiếp dân chủ tại Miến Điện ». Bà Mogherini nhận định  « cuộc tuyển cử được tổ chức trong môi trường hòa bình sẽ giúp củng cố các cuộc cải cách không thể đảo ngược tại đất nước này ». Đoàn công tác với nòng cốt là 9 chuyên gia phân tích bầu cử đã đến tới Miến Điện. Đến sát ngày bầu cử sẽ có 62 quan sát viên được gửi tới

Berlin thắt chặt các điều kiện tị nạn tại Đức

Hình ảnh
Theo RFI Anh Vũ Đăng ngày 30-09-2015  Sửa đổi ngày 30-09-2015 16:36 Đám đông người nhập cư trước Bộ Xã hội ở Berlin, chờ đợi đăng ký ghi danh. Ảnh chụp ngày 21/09/2015. REUTERS/Fabrizio Bensch Sau khi rộng rãi đón hơn 200 nghìn người xin tị nạn, hôm 29/09/2015, chính phủ Đức đã thông qua một dự luật nhằm đối phó với làn sóng người tị nạn tiếp tục đổ vào nước này. Các biện pháp bổ sung một mặt giúp đỡ việc tiếp đón những người xin tị nạn đã vào Đức, mặt khác thắt chặt các quy định về quyền di trú tại Đức nhằm ngăn chặn làn sóng di dân mới. Công dân các nước vùng Balkan bị loại khỏi diện xin tị nạn. Thông tín viên Pascal Thibault tại Berlin tường trình : " Hỗ trợ cho chính quyền địa phương để lo tiếp đón người tị nạn, làm giảm bớt sức hấp dẫn của nước Đức với người nhập cư và thắt chặt quyền cư trú, đó là mục đích của dự luật được Hội đồng các bộ trưởng thông qua hôm qua. Từ nay đến tháng 11, chính phủ sẽ thúc đẩy để dự luật được áp dụng. Theo các biện pháp mới, Nh

Mỹ siết chặt hàng ngũ với khối dân chủ Châu Á

Hình ảnh
Theo RFI Trọng Nghĩa Đăng ngày 30-09-2015  Sửa đổi ngày 30-09-2015 17:28 Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và các đồng nhiệm Nhật Bản Fumio Kishida (T) và Hàn Quốc Yun Byung-se, trước cuộc họp 3 bên, ngày 29/09/2015. Reuters Dù bị cuốn hút vào các hồ sơ khác như Syria hay Ukraina, chính quyền Obama vẫn không quên thúc đẩy chính sách xoay trục qua vùng Châu Á-Thái Bình Dương, một trong những hướng chủ yếu của nền đối ngoại Mỹ hiện nay. Các hoạt động ngoại giao ráo riết bên lề khóa họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đang diễn ra cho thấy là Hoa Kỳ đang tăng cường quan hệ kinh tế và chiến lược với các nền dân chủ lớn ở Châu Á, đứng đầu là Nhật Bản và Ấn Độ, với mục tiêu được cho là nhằm đối phó với ảnh hưởng ngày càng mạnh của Trung Quốc, và mối đe dọa đến từ Bắc Triều Tiên. Hai sự kiện hiếm thấy liên quan đến quan hệ giữa Mỹ và Châu Á đã diễn ra gần như là đồng thời vào hôm qua, 29/09/2015 tại New York. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, đã cố gắng siết chặt hàng ngũ cùng với 2 đồng nhiệm Nhậ

Sự thật về nhiệm vụ tuần tra vì tự do hàng hải của Mỹ ở Biển Đông

Hình ảnh
Theo RFI Trọng Nghĩa Đăng ngày 30-09-2015  Sửa đổi ngày 30-09-2015 17:24 Công trình Trung Quốc đang xây dựng trên Đá Châu Viên (Cuarteron Reef) ở quần đảo Trường Sa (Biển Đông). @epa Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã ngang nhiên phá vỡ nguyên trạng Biển Đông, biến bãi ngầm và rạn san hô thành đảo nhân tạo, với ý đồ quân sự hóa khu vực, mà hệ quả sẽ là hạn chế quyền tự do qua lại của tàu thuyền và máy bay nước khác. Trước tình hình đó, chính quyền Mỹ đã nhiều lần lên tiếng đe dọa là sẽ cho hải quân thâm nhập vào bên trong vùng 12 hải lý của các đảo nhân tạo để cho thấy là Washington không chấp nhận các hành vi của Bắc Kinh. Theo báo mạng The Diplomat của Nhật Bản, các tuyên bố trên đây của Mỹ tuy nhiên đã bị hiểu sai là Mỹ muốn bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trong lúc thực ra là Hoa Kỳ chỉ chủ trương khẳng định quyền tự do hàng hải chính đáng của Mỹ chứ không muốn đi ngược lại nguyên tắc luôn tuyên bố là không thiên vị bên nào trong tranh chấp chủ quyền ở Bi

Mỹ-Ấn-Nhật kêu gọi bảo vệ quyền tự do trên biển « kể cả ở Biển Đông »

Hình ảnh
Theo RFI Trọng Nghĩa Đăng ngày 30-09-2015  Sửa đổi ngày 30-09-2015 13:53 Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (G) bắt tay đồng nhiệm Ấn Độ Sushma Swaraj (P) và Nhật Bản Fumio Kishida, trong cuộc gặp ba bên tại New York, 29/09/2015 REUTERS/Darren Ornitz Bên lề khóa họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đang diễn ra tại New York, vào hôm qua, 29/09/2015, Ngoại trưởng ba nước Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản đã tổ chức một cuộc họp tay ba đầu tiên. Trọng tâm cuộc họp là thảo luận về cách thức tăng cường hợp tác giữa ba nước duy trì an ninh hàng hải ở vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương. Tình hình ở Biển Đông được ba nước đặc biệt nhấn mạnh. Trong bản thông cáo báo chí được phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ công bố sau cuộc họp, ba Ngoại trưởng Sushima Swaraj của Ấn Độ, Fumio Kishida của Nhật và John Kerry của Mỹ đã nhấn mạnh trên tầm quan trọng của luật pháp quốc tế và nhu cầu giải quyết hòa bình các tranh chấp. Một điểm rất đáng chú ý trong bản thông cáo là ba Ngoại trưởng Ấn, Nhật và Mỹ đã nêu bật mối quan n

Tùy Bút Võ Phiến – Rụp Rụp

Hình ảnh
Theo RFA blog Wed, 09/30/2015 - 07:28 — tuongnangtien Võ Phiến (1925 - 2015) L.T.Đ:  Từ California, nhà văn  Phạm Xuân Đài  vừa cho biết một tin buồn: “ Võ Phiến đã qua đời vào lúc 7 giờ tối ngày 28 tháng Chín, 2015, tại Advanced Rehab Center of Tustin, Santa Ana, thọ 90 tuổi... Nhà văn Võ Phiến là một tác giả quan trọng của văn học Việt Nam từ thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Trước 1975 ông là công chức thuộc bộ Thông Tin của Miền Nam, và đã cộng tác với tạp chí Bách Khoa cho đến 1975 với bút danh Tràng Thiên (một bút danh chung cho nhiều tác giả, nhưng từ sau 1965 hầu như chỉ dành cho một mình ông). Ông sang Hoa Kỳ từ 1975 và làm việc cho tòa Hành Chánh quận Los Angeles, California cho đến ngày về hưu. Tại hải ngoại, ông vẫn tiếp tục viết sách và cộng tác với các tạp chí văn học. Từ cuối thập niên 1970 ông đã chủ trương tờ Văn Học Nghệ Thuật, là tiền thân của tạp chí Văn Học sau này. Võ Phiến là một tác giả đa dạng. Ông viết truyện ngắn, truyện dài, tạp luận, tùy bút, lý luận v

Từ một người vừa nằm xuống, lan man nghĩ về một nền văn học đã qua…

Theo RFA blog Wed, 09/30/2015 - 17:17 — songchi Song Chi. Nghe tin nhà văn Võ Phiến vừa qua đời trên đất Mỹ. Một trong những nhà văn lớn nhất của văn học miền Nam 1954-1975 mà tôi, thuộc thế hệ sinh sau đẻ muộn, chỉ được biết đến qua một phần những tác phẩm của ông nhưng chưa bao giờ được gặp mặt. Từ một con người vừa nằm xuống, bỗng dưng nhớ lại những kỷ niệm của riêng mình về một nền văn học đã bị tiêu hủy, bị đánh giá không đúng, bị bưng bít hoặc tảng lờ coi như không từng hiện hữu trong suốt mấy mươi năm qua-văn học miền Nam 1954-1975. Hầu như ngay lập tức sau khi “giải phóng” Sài Gòn và miền Nam, một trong những việc làm đầu tiên của nhà cầm quyền mới là ra lệnh tịch thu, đốt, xé, thủ tiêu từ sách báo, băng đĩa nhạc… của chế độ cũ, mà họ gọi bằng đủ thứ từ ngữ miệt thị là “tàn dư độc hại, sản phẩm lai căng, đồi trụy” của chế độ tay sai bán nước. Thôi thì nhà nào cũng cố mà vơ vét mọi thứ ấn phẩm của VNCH đem nộp lên phường xã, hoặc đem xé, đốt cho bằng hết. Nhưng chỉ một thờ