Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2015

Tổ chức Nhà nước Hồi giáo chặt đầu cả phụ nữ

Hình ảnh
Theo RFI Trọng Nghĩa ngày 30-06-2015 16:01                  Thường dân chạy tỵ nạn khỏi Hasaka sau cuộc tấn công của tổ chức Nhà nước Hồi giáo vào thành phố này ngày 27/06/2015. Reuters Tính chất dã man của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Syria quả là không có giới hạn. Theo tin từ Đài Quan sát Nhân quyền Syria vào hôm nay, 30/06/2014, lần đầu tiên tổ chức thánh chiến cực đoan này đã chặt đầu hai người phụ nữ ở nước này, bị buộc tội là phù thủy. Theo hãng tin Anh Reuters, ông Rami Abdelrahman, Giám đốc Đài Quan sát Nhân quyền Syria, hai nạn nhân nói trên đã bị xử tử cùng với chồng, một người tại Dair az Zour ở miền Đông bắc Syria, và người kia ở Mayadine, một thị trấn ở miền Đông Nam. Trong thời gian qua, Tổ chức Nhà nước Hồi giáo đã khét tiếng với những vụ chặt đầu con tin hay kẻ thù người ngoại quốc, thường là cho quay video rồi tung lên mạng. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên mà họ hạ sát phụ nữ theo kiểu như vậy. Xét trên bình diện tội ác, thì cho đến nay, Tổ chức này hầu

Đảng

Hình ảnh
                                    Vũ Đông Hà (Danlambao) - Muốn cùng nhau đốt làng, phá xóm, tống tiền, cướp xế, cuỗm nhà, hôi của: l ập đảng cướp . Muốn quy tụ anh hùng hào kiệt, phất cờ khởi nghĩa, huy động nhân dân bỏ cũ làm mới, làm một cuộc đổi đời: lập đảng cách mạng . Muốn nắm chính quyền, lãnh đạo quốc gia, trị vì thiên hạ: lập đảng chính trị .  Muốn cùng nhau đốt làng, phá xóm, tống tiền, cướp xế, cuỗm nhà, hôi của, phất cờ khởi nghĩa, làm cắt mạng, cướp chính quyền và độc quyền cai trị: lập đảng cộng sản . Lập đảng và sinh hoạt đảng xưa cũ như chuyện những nàng Kiều. Phải biết chào hàng và biết ngủ với bất kỳ ai. Nhưng nó vẫn là một hiện tượng bình thường trong lịch sử sinh hoạt của con người.  Nó chỉ không bình thường khi tên gọi của nó là đảng cộng sản . Không bình thường khi nó vừa là đảng cướp vừa là đảng cắt mạng và vừa là đảng độc tài

Báo đảng Trung Quốc lại xuyên tạc “Việt Nam cất quân xâm lược Trường Sa”

Posted by adminbasam on 30/06/2015 GDVN Hồng Thủy 30-06-2015 (GDVN) – Chính thể có thể khác nhau, nhưng Tổ quốc Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đã thực thi đầy đủ… Thời báo Hoàn Cầu ngày 29/6 tiếp tục luận điệu chống phá Việt Nam quyết liệt, hòng mưu đồ hỗ trợ âm mưu bành trướng của Bắc Kinh biến Biển Đông thành ao nhà của họ. Một trong những cơ quan ngôn luận hàng đầu của đảng Cộng sản Trung Quốc không chỉ bôi nhọ Việt Nam mà còn xấc xược xúc phạm anh linh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một trong những tâm hồn biểu tượng thiêng liêng của người Việt khi giật tít hỗn láo: “Năm 1975 Võ Nguyên Giáp từng chỉ huy hải quân Bắc Việt xâm chiếm Trường Sa, Trung Quốc”. Thực tế là Thời báo Hoàn Cầu xuất bản lại bài bình luận xuyên tạc bôi nhọ Việt Nam có tiêu đề xấc xược không kém: “Việt Nam lật mặt: Năm 1956 Thủ tướng Việt Nam từng thừa nhận các đảo ở Biển Đông thuộc về Trung Quốc” do tờ Nhân Dân nhật báo và chính Thời báo Hoàn Cầu đ

Việt Nam chỉ còn chọn một trong hai con đường

Posted by adminbasam on 30/06/2015 Thiện Tùng 29-06-2015 Để đến nước nầy mà thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh nói tỉnh bơ: “Càng căng thì phải càng độc lập tự chủ”. “Càng căng thì không bao giờ để bị kéo vào những liên minh với nước nầy để chống lại nước khác”. Một câu nói buông xuôi, xa rời thực tế, chỉ có giá trị an ủi. Nhìn thực trạng, VN có “độc lập, tự chủ” đâu mà giữ?! Nếu đã độc lập tự chủ sao thời gian qua phải khổ công tính chuyện “thoát Trung”? Hãy nhìn trên đất liền, biển, đảo Việt Nam, như tầm ăn dâu, Trung Quốc đang gậm nhấm cùng khắp. Việt Nam đang lệ thuộc Trung Quốc về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Họ luôn giở giọng kẻ cả, xem Việt Nam như thuộc địa hay chư hầu của họ – thật tủi hổ. Nếu chỉ nói “không liên minh liên kết với nước nầy để chống nước khác” là sự khờ khiệu, Trung Quốc đang cười hiếp mắt về câu nói nầy. Không thể nói thế, phài nói “Không liên minh với nước nầy để chống nước khác với điều kiện nước khác đừng ỷ mạnh ăn hiếp tôi”. Trung Q

. Nhà văn ở đâu giữa quyền lực và công cụ?

Posted by adminbasam on 30/06/2015 Blog RFA Nguyễn Thị Từ Huy 29-06-2015 Hôm nay tình cờ đọc được văn bản tuyên bố ra khỏi Hội Nhà văn Việt Nam (HNVVN) của Ý Nhi, tự nhiên muốn viết truyện ngắn. Vậy là có truyện này mua vui cho độc giả. Chắc cũng mua vui được vài phút. Một truyện ngắn, như các « nhà nghiên cứu hàn lâm » ở Việt Nam thường nói, phá vỡ ranh giới thể loại : pha trộn hư cấu, huyễn tưởng, và nghị luận, đồng thời mang màu sắc hiện thực huyền ảo trần trụi. Cái đơn của Ý Nhi thật tuyệt. Trong số gần cả ngàn hội viên của HNVVN, cũng có vài nhà văn. Hãy đọc lý do ra khỏi Hội của Ý Nhi: Kính gửi Ban Chấp Hành Hội Nhà Văn Việt Nam Thưa quý ban, Tôi tên là Hoàng Thị Ý Nhi, cán bộ Nhà xuất bản Hội Nhà văn, hội viên Hội Nhà văn, kính trình bày quý ban việc sau : Tôi đề nghị được ra khỏi Hội Nhà văn vì không tín nhiệm Tổng Thư ký. Một nhà thơ ở Hà Nội nói với tôi : Hữu Thỉnh là một con Biến hình trùng . Tôi thấy nhận xét này rất thâm thúy, vừa chính xác vừa có tính gây c

Tướng Trung Quốc về tuần tra Biển Đông : Mỹ thì được, Nhật thì không

Hình ảnh
Theo RFI ngày 30-06-2015 11:53                 Trọng Nghĩa   Đá Vành Khăn mà Trung Quốc đang bồi đắp. Ảnh chụp từ một phi cơ quân sự của Philippines ngày 11/05/2015. Reuters   Trung Quốc không che giấu phản ứng cay cú sau khi Tokyo không ngần ngại tham gia tập trận cùng với Philippines tại Biển Đông, ngay gần khu vực mà Bắc Kinh đòi chủ quyền. Theo hãng truyền hình Mỹ NBC ngày 29/06/2015, một viên tướng Trung Quốc nổi tiếng là diều hâu vừa nhấn mạnh : không thể chấp nhận việc Nhật Bản tuần tra trên Biển Đông, cho dù có thể chấp nhận Mỹ. Theo đài NBC, Tướng Chu Thành Hổ, Giáo sư về chiến lược tại Đại học Quốc phòng Trung Quốc, đã giải thích thái độ bên trọng bên khinh của ông bằng sự kiện Mỹ đã hiện diện từ lâu đời về mặt quân sự ở Đông Nam Á : « Hoa Kỳ đã từng có căn cứ quân sự ở Đông Nam Á, như ở Philippines và cả tại Việt Nam, đồng thời cũng có hợp tác quân sự với Singapore. Sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Biển Đông do đó là điều có thể chấp nhận được đối với Trung Quốc

Châu Âu và Liên Hiệp Quốc lên án Thái Lan bắt bớ sinh viên

Hình ảnh
Theo RFI ngày 30-06-2015 14:21                 Trọng Nghĩa   Thủ tướng Thái Lan, tướng Prayuth Chan-Ocha, trong cuộc gặp đại diện Hiệp hội danh nhân Thái -Châu Âu, Bắc Kinh, 27/08/2014 REUTERS Ngày 30/06/2015, Liên Hiệp Châu Âu và Liên Hiệp Quốc đồng lên án chính quyền Thái Lan về vụ bắt giữ 14 sinh viên vào tuần trước. Các thanh niên này đã bị bắt giam ngày 26/06 vừa qua, một hôm sau khi họ biểu tình ôn hòa đòi chấm dứt chế độ quân sự. Trong một động thái hiếm hoi, văn phòng đại diện Liên Hiệp Châu Âu tại Bangkok đã ra thông cáo bày tỏ thái độ quan ngại trước các diễn biến xấu tại Thái Lan. Theo Liên Hiệp Châu Âu : « Việc bắt giữ 14 sinh viên trên cơ sở những cáo buộc nhắm vào hoạt động biểu tình ôn hòa của họ là một diễn biến đáng lo ngại. » Phủ Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR) cũng lên tiếng kêu gọi Thái Lan « bãi bỏ các cáo buộc » đối với 14 thanh niên biểu tình. Nhóm 14 sinh viên này đã tham gia một cuộc biểu tình kêu gọi chấm dứt chế độ quân sự đương thời tạ

AIIB, công cụ mới của Trung Quốc để bành trướng ảnh hưởng

Hình ảnh
Theo RFI   Thanh Phương ngày 30-06-2015 17:45                 Chủ tịch Trung Quốc chụp hình lưu niệm với các đại biểu dự lễ ký kết thành lập ngân hàng AIIB tại Bắc Kinh ngày 29/06/2015. Reuters Ngày 29/06/2015, tại Bắc Kinh, đại diện của 50 quốc gia, trong đó có cả các nước châu Âu như Pháp, Đức và Anh, đã ký hiệp định chính thức thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á AIIB, một ngân hàng được thành lập theo sáng kiến của Trung Quốc, quốc gia sẽ có trọng lượng áp đảo trong định chế tài chính mới này. Nước đầu tiên ký vào hiệp định này chính là Úc, đồng minh thân cận của Hoa Kỳ, tiếp theo sau là 49 quốc gia khác. Từ đây đến cuối năm sẽ có thêm 7 quốc gia khác chính thức tham gia ngân hàng AIIB, như vậy là ngân hàng này sẽ có tổng cộng 57 thành viên, nhưng sẽ không có hai nền kinh tế hàng đầu và hạng ba thế giới là Hoa Kỳ và Nhật Bản. Với số vốn pháp định dự trù lên tới 100 tỷ đôla, trong đó có 20% sẽ được các nước thành viên đóng góp trong giai đoạn đầu, ngân hàng AI

Trung Quốc lại đòi Nhật Bản tránh xa Biển Đông

Hình ảnh
Theo RFI ngày 30-06-2015 13:29                 Trọng Nghĩa   Tổng thống Philippines Aquino họp báo chung với thủ tướng Nhật Abe ngày 04/06 tại Tokyo. Reuters Sau cuộc tập trận song phương Nhật Bản-Philippines tai Biển Đông, Bắc Kinh liên tục nã pháo vào Tokyo. Động thái mới nhất diễn ra ngày 29/06/2015, khi nhân vật số bốn trong chính quyền Trung Quốc lên tiếng đòi Nhật Bản tránh xa hồ sơ Biển Đông. Cùng lúc, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra thông cáo yêu cầu Tokyo thận trọng khi xử lý các vấn đề an ninh, cũng như Biển Đông. Theo hãng tin Nhật Bản Kyodo, nhân cuộc tiếp xúc với một phái đoàn nghị sĩ Nhật Bản ghé thăm Bắc Kinh, ông Du Chính Thanh (Yu Zhengsheng) Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, đã cho rằng vấn đề Biển Đông « hoàn toàn không có liên quan gì đến Nhật Bản ». Đối với nhân vật trên danh nghĩa là lãnh đạo đứng hàng thứ tư trong guồng máy lãnh đạo Bắc Kinh, việc Nhật Bản cùng với

Điểm báo Pháp ngày 30-6-2015

Hình ảnh
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường sau khi hội kiếntổng thống Pháp François Hollande tại điện Elysée ngày 30/06/2015. Reuters     Theo RFI Thu Hằng ngày 30-06-2015 16:59        Lý Khắc Cường dưới bóng của nhân vật số 1 Trung Quốc   Thủ tướng Lý Khắc Cường bắt đầu chuyến công du Pháp từ hôm qua, sau khi tham dự cuộc họp thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu-Trung Quốc. Sáng nay, thủ tướng Lý Khắc Cường được thủ tướng nước chủ nhà tiếp đón tại điện Invalides và ăn trưa với tổng thống François Hollande. Chưa bao giờ một người đứng đầu chính phủ Trung Quốc lại được long trọng tiếp đón như vậy tại Pháp. Tờ Le Monde phác họa chân dung nhân vật số hai của Trung Quốc trong bài : « Thủ tướng Lý Khắc Cường dưới bóng của nhân vật số 1 Trung Quốc ». Bài báo dẫn lại một nguồn tin ngoại giao Pháp cho biết lễ đón tiếp được tiến hành gần như đón một nguyên thủ quốc gia. Thực vậy, dù bị cái bóng của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đè nặng từ khi cả hai nhậm chức từ tháng 03/2013, thủ tướ

Cơ cấu lại nợ Hy Lạp, một chủ đề kiêng kỵ trong các cuộc đàm phán

Hình ảnh
Theo RFI Đức Tâm   ngày 26-06-2015 13:59                                               Giấm đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế Christine Lagarde (trái) và Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp, Yanis Varoufakis, tại Bruxelles ngày 25/06/2015. REUTERS/Philippe Wojazer Trong các cuộc đàm phán đầy khó khăn hiện nay giữa Hy Lạp và các chủ nợ tại Bruxelles, có một chủ đề được coi là « kiêng kỵ » : Cơ cấu lại nợ của Hy Lạp. Các chuyên gia kinh tế nhấn mạnh : Cho dù trước mắt, sự « sống còn » của Hy Lạp không phụ thuộc vào vấn đề này, nhưng về lâu dài, đây là hồ sơ không thể tránh né. Từ nhiều tuần qua, vấn đề nợ của Hy Lạp bị gạt xuống hàng thứ yếu trong các cuộc thương lượng giữa Athens và các đối tác như Ủy ban Châu Âu, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (BCE), các nước thành viên khu vực đồng Euro và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF). Bởi vì tình hình khẩn cấp hiện nay là Hy Lạp, đến cuối tháng Sáu này, phải thanh toán hơn 1,5 tỷ euro cho IMF và đến 20/07/2015, sẽ phải trả một khoản nợ lớn cho B

Qua bài học Achentina, Hy Lạp không hoàn toàn tuyệt vọng

Hình ảnh
Theo RFI Tú Anh    ngày 30-06-2015 15:05                                               Người dân Hy Lạp nay chỉ được rút tối đa 60 euro từ các máy rút tiền tự động. Ảnh chụp ngày 30/06/2015 tại Athens. Reuters Hy Lạp một chân đã ra khỏi vùng euro bước vào tương lai u ám : ngân hàng đóng cửa, người dân xếp hàng trước các máy tự động để rút tiền không được quá 60 euro. Hình ảnh hoảng loạn này đã từng xảy ra cách nay 15 năm về trước tại Achentina khi quốc gia Nam Mỹ này bị phá sản. Liệu Hy Lạp có cơ may nào để hồi sinh như Achentina ? Kể từ tuần này, Hy Lạp phải làm quen với trải nghiệm của Achentina sau khi chính phủ Alexis Tsipras ban hành chính sách kiểm soát nguồn tiền tệ, để tránh cho hệ thống ngân hàng và tài chính sụp đổ. Người dân đổ xô rút tiền, bị giới hạn 60 euro mỗi ngày và mua nhu yếu phẩm tích trữ, hy vọng qua được ngày nào đỡ ngày nấy. Năm 2001, ở Nam Mỹ, người dân Achentina cũng gặp tình trạng khủng hoảng tương tự : tài khoản ngân hàng bị phong

Ông Lê Thanh Tùng được ra tù trước thời hạn

Hình ảnh
Ông Lê Thanh Tùng thường giúp dân oan soạn thảo các loại đơn từ (2010). File photo Theo RFA Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok 2015-06-30      Tù nhân chính trị Lê Thanh Tùng hôm qua 29 tháng 6 được cho về nhà từ Trại giam Yên Định Thanh Hóa 5 tháng / trước khi mãn án tù 4 năm về tội danh tuyên truyền chống Nhà nước theo điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam. Vào chiều ngày 30 tháng 6, ông Lê Thanh Tùng cho biết việc được thông báo đặc xá và công an đưa về nhà tại thị trấn Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội: “ Trước đó 19 ngày họ có thông báo cho tôi làm giấy cam kết khi về địa phương chấp hành hiến pháp và pháp luật. Họ nói tôi được đặc xá kỳ này. Thế rồi hôm qua, sáng họ làm việc với tôi và đến chiều họ đưa tôi về ngay. Đến đêm hôm qua lúc 10 giờ mới về tới nhà.” Một nhà hoạt động ở Hà Nội, ông Nguyễn Khắc Toàn, đưa ra nhận định về việc tù nhân chính trị Lê Thanh Tùng được trả tự do trước thời hạn như sau: “ Tôi cũng nhận định có lẽ họ thả Lê

Luật mới có tạo nên một thị trường bất động sản tốt hay không?

Hình ảnh
Theo RFA Kính Hòa, phóng viên RFA 2015-06-30         Người ngoại quốc được mua nhà ở Việt Nam sẽ khiến thị trường bất động sản sôi động hơn Web: Kiến thức bất động sản < Bắt đầu từ ngày 1/7/2015, luật mới về sỡ hữu bất động sản ở Việt nam có hiệu lực, theo đó người nước ngoài và người Việt ở nước ngoài có quyền sở hữu những căn hộ và nhà ở ở Việt nam. Đạo luật này có ảnh hưởng gì tới thị trường bất động sản Việt nam, hay có tạo nên một làn sóng người Việt trở về quê hương sinh sống hay không? Sau đây là ghi nhận của Kính Hòa những ý kiến của các chuyên gia và một số doanh nhân liên quan đến vấn đề này. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, một chuyên gia kinh tế trong nước nói rằng thị trường bất động sản ở Việt nam trong thời gian qua bị đóng băng, liên quan nhiều đến sai phạm của ngành ngân hàng cho nên: “ Vì vậy việc thu hút thêm nhu cầu có khả năng thanh toán và nguồn vốn thực vào lĩnh vực bất động sản, là một điều rất là c

Rừng Trường Sơn đang kêu cứu

Hình ảnh
Theo RFA Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam 2015-06-30        Hàng quán như thế này đầy rẫy hai bên đường Hồ-Chí-Minh RFA < Rừng Trường Sơn cách đây chưa đầy ba năm còn rậm rạp, dày ken những gốc cổ thụ bây giờ hiện ra trước mắt chúng tôi là những đồi trọc và cây con chưa tới nửa tuổi. Chúng tôi tiếp tục đi dọc đường mòn Hồ Chí Minh, một cảnh tưỡng tiêu điều hiện ra trước mắt, không còn những cánh rừng cổ thụ như cách đây ba năm mà thay vào đó là những nông trường và những đồi cây mới mọc liu phiu, chưa chắc đã trụ qua được mùa nắng hạn và gió Lào này. Còn đâu chuyện “hạt muối bỏ biển” Có thể nói rằng với tốc độ khai thác kinh hồn bạt vía mà cho đến hiện tại, không thể nói được là ai đã biến núi rừng Trường Sơn thành đất trống đồi trọc, hầu như toàn bộ các loại danh mộc trên tuyến đường Trường Sơn đã biến mất. Rừng cũng đã trơ trọi, thay vào đó là hàng ngàn ngôi nhà mới mọc và hàng triệu lô đất đợi người mua